Luận văn: Giải pháp triển khai kinh doanh của CTY Giống cây

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp triển khai kinh doanh của CTY Giống cây hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Giống cây trồng trung ương trên thị trường lúa gạo dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

4.1. Xác định mục tiêu, phạm vi kinh doanh

4.1.1. Mục tiêu chiến lược kinh doanh Luận văn: Giải pháp triển khai kinh doanh của CTY Giống cây

Để phù hợp với tầm nhìn trở thành tập đoàn cung cấp các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững hàng đầu Việt Nam hoạt động kinh doanh nông sản theo hướng tập trung phát triển các dòng sản phẩm thương hiệu, phát triển các dòng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm hữu cơ, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa cao cấp và hướng đến xuất khẩu, Công ty có thể xác định mục tiêu trong mảng kinh doanh gạo như sau:

Mục tiêu dài hạn: Trong 5 năm, đến năm 2023, trở thành Công ty đứng trong top 10 doanh nghiệp trong nước có doanh thu tiêu thụ nội địa lớn nhất đồng thời mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng xuất khẩu các mặt hàng gạo chất lượng cao, gạo hữu cơ, gạo japonica góp phần vào sự tăng trưởng bền vững của Tập đoàn Vinaseed.

Mục tiêu tài chính: Với các nguyên nhân như: Thị phần sản lượng gạo tiêu thụ của Công ty chỉ chiếm 0.04% tổng sản lượng tiêu thụ cả nước trong khi nhu cầu trong nước còn là rất lớn hơn 22 triệu tấn; Tốc độ tăng trưởng mảng kinh doanh gạo của Công ty lớn khi năm 2017 mức tăng trưởng doanh thu đạt 248% so với cùng kỳ và 160% so với kế hoạch, mức độ tăng trưởng sản lượng đạt 132% so với cùng kỳ và 115% so với kế hoạch; Tình hình công nợ có xu hướng tăng mạnh từ mức 11%/doanh thu năm 2016 lên mức 32%/doanh thu năm 2017; Sự phát triển mảng kinh doanh gạo hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của mảng kinh doanh giống, Công ty có thể chọn mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm tới như sau:

  • Tăng trưởng doanh thu đạt 40% – 60%/năm;
  • Tăng trưởng sản lượng: 20 – 30%/năm;
  • Tỷ lệ công nợ: nhỏ hơn 15% – 20% trên doanh thu của năm;

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh

4.1.2. Phạm vi kinh doanh Luận văn: Giải pháp triển khai kinh doanh của CTY Giống cây

Với chiến lược tập trung vào các dòng sản phẩm thương hiệu, chất lượng, sản phẩm hữu cơ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước hướng đến xuất khẩu và để thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra, Công ty có thể xác định phạm vi kinh doanh của mình như sau:

Phạm vi địa lý

Dựa vào các yếu tố như: chiến lược, mục tiêu của Công ty là tập trung vào thị trường nội địa, hướng đến xuất khẩu; nhu cầu mua gạo cao của khách hàng ở các thành phố, khu công nghiệp; Các nền kinh tế châu Á, châu Phi có nhu cầu cao đối các mặt hàng gạo và điểm mạnh của Công ty ở thị trường phía Bắc, Công ty có thể lựa chọn phạm vi địa lý kinh doanh như sau:

  • Khu vực châu Á, châu Phi như Trung Quốc, Hông Kông, Nhật Bản, Philippin, …
  • Các thành phố, khu công nghiệp ở Việt Nam – trước mắt là các tỉnh phía Bắc.

Phạm vi Phân khúc khách hàng:

Dựa vào các yếu tố như: Chiến lược phát triển sản phẩm thương hiệu; sự đa dạng các dòng sản phẩm gạo của Công ty; hệ thống kênh phân phối hiện tại; nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm gạo chất lượng, an toàn và để phù hợp với phạm vi địa lý kinh doanh đã được xác định trên, Công ty có thể lựa chọn phạm phân khúc khách hàng kinh doanh như sau:

  • Các gia đình có thu nhập cao và trung bình (thu nhập >15 triệu đồng/tháng);
  • Các Trường học lớn, học tập trung (>50 giáo viên, học sinh);
  • Các Trường học tư nhân (10- 50 giáo viên, học sinh);
  • Các doanh nghiệp nấu cơm trưa cho nhân viên (>50 nhân viên);
  • Các cơ quan nhà nước, địa phương;
  • Các nhà hàng, khách sạn, trung tâm tổ chức tiệc cưới sang trọng;
  • Bếp ăn tập thể, nhà hàng, quán ăn bình dân;
  • Doanh nghiệp nước ngoài.
  • Phạm vi sản phẩm và dịch vụ

Dựa vào cơ cấu sản phẩm hiện tại; chiến lược, mục tiêu phát triển vào các dòng sản phẩm thương hiệu; đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài và để nhất quán với phạm vi địa lý và phạm vi phân khúc khách hàng đã lựa chọn ở trên, Công ty có thể lựa chọn phạm vi sản phẩm dịch vụ như sau:

Sản phẩm kinh doanh chính:

  • Gạo thương hiệu, độc quyền, an toàn, đóng gói 5kg; 10kg; 25kg;
  • Gạo tẻ chất lượng cao có độ dẻo, trắng, thơm, đậm vị cao và an toàn, đóng gói 5kg; 10kg; 25kg;
  • Gạo tẻ chất lượng trung bình có độ dẻo, thơm trung bình, độ trắng, đậm vị cao và an toàn, đóng gói 5kg; 10kg; 25kg; 50kg.
  • Gạo nếp chất lượng cao, an toàn đóng gói 1kg; 2 kg.
  • Gạo lứt, hữu cơ cho người ăn kiêng và an toàn, đóng gói 1kg; 2kg;
  • Gạo Japonica (gạo tròn) đóng gói 2kg; 25kg; 50kg.
  • Sản phẩm kinh doanh phụ: Gạo xá chất lượng trung bình, đóng gói 25kg; 50kg.

4.2. Lựa chọn chiến lược kinh doanh

4.2.1. Phân tích SWOT Luận văn: Giải pháp triển khai kinh doanh của CTY Giống cây

Dựa trên ma trận IFAS, EFAS phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đã được tiến hành trong chương 3, ta sắp xếp thứ tự từ trên xuống dưới theo thứ tự điểm số của các yếu tố như bảng…. Yếu tố có điểm số cao sẽ được ưu tiên và sắp xếp lên trên và đánh số thứ tự lớn dần. Ví dụ như yếu tố điểm mạnh là “nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm” có điểm cao nhất được đánh số S1, sau đó là yếu tố “Thương hiệu công ty uy tín” đánh số S2, ….

Dựa trên nguyên tắc lựa chọn chiến lược kinh doanh đã đề ra trong chương 1 và dựa trên các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đã liệt kê trong Bảng 3.2 và 3.3, ta tiến hành xác định được các chiến lược sau:

Chiến lược S/O:

Chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm thương hiệu mới: thông qua việc hợp tác nghiên cứu và sản xuất gạo chất lượng, gạo hữu cơ, an toàn vệ sinh thực phẩm và có giá trị gia tăng cao với các đối tác nước ngoài, các hợp tác xã. Chiến lược này giúp Công ty tận dụng được các điểm mạnh S1,2,3,5,6 và các cơ hội O1,3,4,6,7,8,9.

Chiến lược tập trung giảm thiểu chi phí sản xuất, kinh doanh: Thông qua việc mở rộng quy mô, hoạt động sản xuất các sản phẩm chất lượng cao hiện tại; tập trung cải tiến quy trình, áp dụng công nghệ số vào quản lý sản xuất, chế biến và kinh doanh nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chiến lược này giúp Công ty tận dụng được các điểm mạnh S1,3,4,5,6 và các cơ hội O1,4,5,7,8,9.

Chiến lược mở rộng thị trường nội địa, hướng tới xuất khẩu: Thông qua việc tập trung quản lý chất lượng các sản phẩm gạo; kinh doanh các mặt hàng gạo chất lượng, an toàn cho các khách hàng khu vực thành thị, khu công nghiệp và xuất khẩu ra các nước châu Á, châu Phi. Đồng thời, tập trung cải tiến, mở rộng các hoạt động marketing, giới thiệu sản phẩm. Chiến lược này giúp Công ty tận dụng được các điểm mạnh S1,2,4,5,7,8 và các cơ hội O2,3,4,5,7,8,9.

Chiến lược W/O:

Chiến lược cải thiện chất lượng sản phẩm và năng lực quản lý: Thông qua việc tái cơ cấu lại tổ chức, nguồn lực; đào tạo nâng cao kỹ năng sản xuất, chế biến, quản lý và kinh doanh; đầu tư nâng cao năng lực vận chuyển theo hướng đảm bảo chất lượng, độ an toàn của gạo. Chiến lược này giúp Công ty cải thiện được các điểm yếu W1,3,4,6,7 và tận dụng được các cơ hội O1,3,4,5,7,8,9

Chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm thương hiệu mới: thông qua việc hợp tác đầu tư vào nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm gạo thương hiệu, độc quyền có chất lượng cao và an toàn. Chiến lược này giúp Công ty cải thiện được điểm yếu W4,5 và tận dụng được các cơ hội O3,4,6,7,8,9 Luận văn: Giải pháp triển khai kinh doanh của CTY Giống cây

Chiến lược mở rộng thị trường nội địa, hướng tới xuất khẩu: Thông qua việc cơ cấu lại nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, nâng cao kỹ năng quản lý và kinh doanh; tập trung cải tiến, mở rộng hoạt động marketing, giới thiệu sản phẩm tại các thành phố, khu công nghiệp và xuất khẩu. Chiến lược này giúp Công ty cải thiện được điểm yếu W1,2,6,7,8 và tận dụng được cơ hộ O2,3,5,7,8,9.

Chiến lược S/T:

Chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm thương hiệu mới: thông qua việc hợp tác đầu tư vào nghiên cứu và sản xuất gạo thương hiệu, độc quyền có chất lượng cao, gạo hữu cơ, gạo đảm bảo an toàn về sinh thực phẩm có giá trị gia tăng cao với các HTX trong nước và đối tác nước ngoài. Chiến lược này giúp Công ty tận dụng được các điểm mạnh S1,3,5,6,7 và hạn chế các thách thức T1,2,3,4,5,7.

Chiến lược cải thiện hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tập trung vào thị trường phía bắc: Thông qua việc tập trung cải thiện hiệu quả quản lý chất lượng, năng lực quản lý kinh doanh; đầu tư nâng cao năng lực vận chuyển theo hướng đảm bảo chất lượng, độ an toàn của gạo. Chiến lược này giúp Công ty tận dụng được các điểm mạnh S2,4,7,8 và hạn chế các thách thức T2,3,4,5,6,8,9.

Chiến lược W/T:

Chiến lược cải thiện chất lượng sản phẩm và năng lực quản lý: Thông qua việc tái cơ cấu lại tổ chức, nguồn lực; đào tạo nâng cao kỹ năng sản xuất, chế biến, quản lý và kinh doanh theo hướng đảm bảo chất lượng, độ an toàn của gạo. Chiến lựợc này giúp Công ty cải thiện được các điểm yếu W1,3,4 và hạn chế được các thách thức T2,3,4,5,7.

Chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm thương hiệu mới: thông qua việc hợp tác đầu tư vào nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm gạo thương hiệu, độc quyền có chất lượng cao và an toàn. Chiến lược này giúp Công ty cải thiện được điểm yếu W4,5 và hạn chế các điểm yếu T1,2,3,4,5,7.

Chiến lược mở rộng thị trường nội địa: Thông qua việc cơ cấu lại nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, nâng cao kỹ năng quản lý và kinh doanh; tập trung cải tiến, mở rộng hoạt động marketing, giới thiệu sản phẩm tại các thành phố, khu công nghiệp và xuất khẩu. Chiến lược này giúp Công ty cải thiện được điểm yếu W1,2,6,7,8 và hạn chế các điểm yếu T1,2,3,4,6,8,9.

Bảng 4.1: Phân tích SWOT môi trường kinh doanh của Vinaseed trên thị trường lúa gạo

Từ các phân tích trong ma trận SWOT, ta chọn ra được 5 chiến lược như sau:

  • Chiến lược mở rộng thị trường tập trung vào nội địa, hướng tới xuất khẩu;
  • Chiến lược cải thiện chất lượng sản phẩm và năng lực quản lý;
  • Chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm thương hiệu mới.
  • Chiến lược tập trung giảm thiểu chi phí sản xuất, kinh doanh;
  • Chiến lược cải thiện hiệu quả sản xuất, kinh doanh; tập trung vào thị trường phía Bắc.

Các chiến lược này sẽ được đánh giá và lựa chọn bởi ma trận QSMP. Từ đó lựa chọn ra được một chiến lược hoặc 1 nhóm chiến lược hợp lý nhất.

4.2.2. Áp dụng Ma trận QSPM lựa chọn chiến lược cấp kinh doanh Luận văn: Giải pháp triển khai kinh doanh của CTY Giống cây

Để xây dựng ma trân QSPM đánh giá, lựa chọn các chiến lược, ta thực hiện các bước sau:

Bước 1, Phân nhóm chiến lược

Dựa trên các phân tích lựa chọn chiến lược từ công cụ ma trân SWOT, ta chia các chiến lược thành các 3 nhóm chiến lược sau:

Chiến lược 1: Chiến lược giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là chiến lược cạnh tranh bằng chi phí thấp, công ty thực hiện bằng các chiến lược sau:

  • Chiến lược tập trung giảm thiểu chi phí sản xuất, kinh doanh;
  • Chiến lược cải thiện hiệu quả sản xuất, kinh doanh; tập trung vào thị trường phía Bắc.

Chiến lược 2: Chiến lược tập trung phát triển, mở rộng thị trường. Đây là chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa từ việc ưu tiên mở rộng hoạt động marketing, giới thiệu sản phẩm, đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm, năng lực quản lý. Công ty thực hiện bằng các chiến lược sau:

  • Chiến lược mở rộng thị trường tập trung vào nội địa, hướng tới xuất khẩu;
  • Chiến lược cải thiện chất lượng sản phẩm và năng lực quản lý;
  • Chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm thương hiệu mới.
  • Chiến lược 3: Chiến lược tập trung đa dạng hóa sản phẩm. Đây là chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa từ việc ưu tiên đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm, khả năng quản lý và mở rộng hoạt động marketing, giới thiệu sản phẩm. Công ty thực hiện bằng các chiến lược sau:
  • Chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm thương hiệu mới;
  • Chiến lược cải thiện chất lượng sản phẩm và năng lực quản lý;
  • Chiến lược mở rộng thị trường tập trung vào nội địa, hướng tới xuất khẩu.

Trong 3 nhóm chiến lược trên thì chiến lược 1 tách biệt và mâu thuẫn với chiến lược 2 và 3. Công ty không thể vừa giảm thiểu chi phí sản xuất, kinh doanh lại vừa mở rộng thị trường, cải tiến chất lượng sản phẩm và nghiên cứu phát triển sản phẩm. Trong đó, chiến lược 2 và 3 có sự đồng nhất khi 2 chiến lược này chỉ khác biệt ở việc ưu tiên cho hoạt động mở rộng thị trường hay đa dạng hóa sản phẩm. Nên công ty chỉ cần lựa chọn 1 chiến lược phù hợp nhất. Luận văn: Giải pháp triển khai kinh doanh của CTY Giống cây

Bước 2, ta tiến hành đánh giá mức độ tác động của các yếu tố điểm mạnh,

điểm yếu lên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với tác động của các cơ hội và thách thức. Điểm tác động sẽ được đánh giá trong khoảng từ 1-4, 1 là ít tác động nhất và 4 là tác động mạnh nhất. Khi đó ta có điểm mức độ tác động (Pi) như bảng….

Bước 3, ta chấm điểm mức độ ảnh hưởng của các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với 3 nhóm chiến lược ở trên. Điểm ảnh hưởng của các yếu tố được chấm trong khoản từ 1-4, 1 là ít ảnh hưởng nhất và 4 là ảnh hưởng mạnh nhất, nếu yếu tố đó không ảnh hưởng thì không chấm điểm cho yếu tố đó. Từ đó ta có được điểm ảnh hưởng (ASi) như bảng…

Bước 4, ta tính tổng điểm tác động và ảnh hưởng của mỗi yếu tố lên các nhóm chiến lược bằng cách nhân Pi với ASi, khi đó ta được điểm hấp dẫn TASi.

Bước 5, ta tính tổng điểm hấp dẫn của mỗi nhóm chiến lược và so sánh với các nhóm chiến lược khác.

Thực hiện 5 bước trên, ta xây dựng được bảng phân tích, lựa chọn chiến lược như Bảng 4.2.

Bảng 4.2: Ma trận QSPM – lựa chọn chiến lược kinh doanh cho Vinaseed trên thị trường lúa gạo

Theo kết quả phân tích từ ma trân QSPM trên, ta có thể thấy Công ty nên ưu tiên hàng đầu thực hiện nhóm chiến lược tập trung phát triển, mở rộng thị trường kinh doanh. Theo đó, Công ty có thể phát huy được các ưu thế về thương hiệu uy tín, trình độ nguồn nhân sự và khả năng tổ chức sản xuất để phát triển hoạt động kinh doanh, mở rộng hợp tác sản xuất trên các cánh đồng lớn. Đồng thời, Công ty sẽ tận dụng các cơ hội từ việc nhu cầu tiêu dùng trong nước tập trung tại các thành phố, khu công nghiệp về sản phẩm gạo chất lượng, độ an toàn cao. Ngoài ra, Công ty sẽ hạn chế được thách thức từ đối thủ cạnh tranh và khách hàng tại thị trường Việt Nam. Để thực hiện thành công nhóm chiến lược tập trung phát triển, mở rộng thị trường, Công ty phải tiến hành các chiến lược theo thứ tự ưu tiên sau:

  • Chiến lược mở rộng thị trường tập trung vào nội địa, hướng tới xuất khẩu;
  • Chiến lược cải thiện chất lượng sản phẩm và năng lực quản lý;
  • Chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm thương hiệu mới.

4.3. Các giải pháp triển khai chiến lược Luận văn: Giải pháp triển khai kinh doanh của CTY Giống cây

Để thực hiện thành công các mục tiêu và chiến lược đã lựa trọn ở phần 4.1 và 4.2, Công ty cần đề ra các giải pháp đồng bộ để mở rộng thị trường, song song với đó là việc cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực quản lý và phát triển các sản phẩm mới. Dựa trên khung lý thuyết đã được trình bày trong chương 1, tôi xin đề xuất Công ty một số giải pháp sau:

4.3.1. Lựa chọn chuỗi giá trị

Lựa chọn chuỗi giá trị hợp lý là giải pháp đầu tiên Công ty cần phải thực hiện. Việc lựa chọn được một chuỗi giá trị, hoạt động hợp lý sẽ giúp Công ty nâng cao lợi thế cạnh tranh, tập trung nguồn lực thực hiện chiến lược đề ra. Để lựa chọn chuỗi giá trị, ta phân tích chuỗi giá trị cũ của Công ty và lựa chọn các hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh.

a. Hoạt động sản xuất, thu mua nguyên liệu và chế biến bảo quản gạo

Hiện nay, Công ty đang hoạt động sản xuất, thu mua giống trải khắp mọi vùng miền trên cả nước. Điều này là góp phần giúp Công ty nâng cao hoạt động sản xuất, thu mua gạo được thuận lợi, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Ngoài ra, xu hướng tăng hiệu quả sản xuất từ các cánh đồng mẫu lớn sẽ giúp Công ty giảm chi phí khi tăng quy mô sản xuất. Hoạt động sản xuất sẽ vẫn là mũi nhọn của Công ty khi tận dụng được nguồn nhân sự kinh nghiệm, quy mô sản xuất lúa gạo trên cả nước và kiểm soát chất lượng, độ an toàn của lúa gạo từ những công đoạn đầu tiên. Luận văn: Giải pháp triển khai kinh doanh của CTY Giống cây

Về hoạt động chế biến, Công ty đang sở hữu 1 nhà máy xay xát gạo tại KCN Đồng Văn, tỉnh Hà Nam để phục vụ thị trường phía Bắc. Công suất của nhà máy đủ khả năng cung cấp sản lượng các sản phẩm gạo cho Công ty tại thị trường phía Bắc và xuất khẩu. Nếu mở rộng ra thị trường phía Nam và phát triển hoạt động xuất khẩu, Công ty có thể thuê nhà máy xay xát, đánh bóng bên ngoài để giảm chi phí đầu tư. Tuy nhiên với tiềm lực tài chính mạnh và nhu cầu phát triển kinh doanh mạnh, Công ty có thể đầu tư thêm nhà máy xay xát, đánh bóng gạo tại phía Nam nhằm tăng cường hoạt động chế biến khi nhu cầu kinh doanh tăng cao.

b. Hoạt động phân phối gạo

Hiện nay, Công ty chỉ sở hữu 1 xe tải 15 tấn, 2 xe tải 3,5 tấn. Số xe này chưa đủ phương tiện và khá vất vả trong công tác vận chuyển gạo và giao cho khách hàng (bao gồm cả bốc lên, bốc xuống). Cho thấy năng lực tự vận chuyển, giao hàng của công ty là khá kém. Trong khi đó, do đặc thù gạo là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày nên để đáp ứng được tiêu chí “dễ dàng tìm kiếm” cho khách hàng thì gạo nên được phân phối bởi hệ thống các kênh phân phối thực phẩm như siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch phủ khắp thị trường phía Bắc cũng như cả nước. Qua phân tích, Công ty không nên tham gia vào hoạt động phân phối gạo mà nên thuê doanh nghiệp, hệ thống vận chuyển, phân phối bên ngoài để bán sản phẩm tới khách hàng.

c. Hoạt động marketing, bán hàng và dịch vụ sau bán hàng

Với đặc thù là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực giống cây trồng, đặc biệt là lúa gạo, Công ty có nhiều thuận lợi trong các hoạt động marketing. Khách hàng dễ dàng tin tưởng vào sản phẩm dựa trên thượng hiệu, uy tín của Công ty. Đồng thời, với hoạt động sản xuất, thu mua trực tiếp phủ khắp cả nước thì Công ty sẽ dễ dàng tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng về sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh và truy suất nguồn gốc (yếu tố được quan tâm nhất hiện nay đối với thực phẩm). Chính vì thế, để đảm bảo phát huy hết ưu thế và tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, Công ty vẫn sẽ tự tiến hành các hoạt động marketing, bán hàng và dịch vụ không thể thiếu là dịch vụ sau bán hàng.

Dựa trên các phân tích trên, chuỗi giá trị sản xuất, kinh doanh gạo của Công ty nên chọn như Hình 4.1, bao gồm:

  • Các hoạt sơ cấp: Sản xuất, thu mua thóc lúa -> Chế biến, bảo quản gạo các loại -> Marketing, bán hàng -> Dịch vụ sau bán hàng.
  • Các hoạt động bổ trợ bao gồm: quản trị nhân sự, mua sắm vật tư, máy móc thiết bị và quản lý máy móc, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị. Công ty nên đi thuê ngoài hoạt động vận chuyển, phân phối gạo đến tay khách hàng.

4.3.2. Xây dựng bản đồ chiến lược Luận văn: Giải pháp triển khai kinh doanh của CTY Giống cây

Giải pháp thứ hai là xây dựng bản đồ chiến lược kinh doanh lúa gạo. Bản đồ chiến lược sẽ là công cụ trực quan giúp Công ty xác định được các mục tiêu trọng tâm trong quá trình thực hiện chiến lược đã lựa chọn ở trên. Việc xây dựng bản đồ chiến lược được thực hiện từng bước cẩn thận, qua hệ thống đánh giá từ lãnh đạo cấp cao và các cấp quản lý. Dựa theo các bước xây dựng bản đồ chiến lược, tôi phân tích các yếu tố của bản đồ chiến lược như sau:

Yếu tố tài chính: Để đảm bảo thực hiện thành công chiến lược tập trung mở rộng, phát triển thị trường, hoàn thành mục tiêu đề ra thì Công ty sẽ tập trung vào 2 yếu tố là tăng trưởng doanh thu và cải thiện hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Trong đó, yếu tố tăng trưởng doanh thu là mục tiêu chủ đạo và được xác định thông qua tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận từ thị trường mới, từ sản phẩm mới và tăng chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng cho khách hàng. Yếu tố này sẽ được hỗ trợ bởi các yếu tố trong quy trình nội bộ như: Tăng cường, phát triển các hoạt động marketing đa dạng; nghiên cứu, phát triển sản phẩm độc quyền, chất lượng cao; Cải thiện hoạt động quản lý, đánh giá chất lượng sản phẩm. Yếu tố cải thiện hiệu quả được thể hiện qua yêu cầu giảm thiểu chi phí, khai thác hiệu quả tài sản của Công ty và được hỗ trợ bởi các yếu tố trong quy trình nội bộ như Tăng quy mô sản xuất, cải thiện Quy trình chế biến, bảo quản sản phẩm.

Yếu tố Khách hàng: Dựa trên nhu cầu của các khách hàng, Công ty sẽ hướng đến việc mang tới cho khách hàng sản phẩm chất lượng với độ an toàn cao (sản phẩm tươi – sản phẩm mới sản xuất), đảm bảo phát triển một thương hiệu uy tín trong mắt khách hàng. Đối với khách hàng phân phối, Vinaseed sẽ tập trung thực hiện hai nhiệm vụ là cung cấp hàng đúng theo yêu cầu về chất lượng, số lượng và thời gian giao hàng, đồng thời tạo một mối quan hệ thân thiện, nhiệt tình trên tinh thần hợp tác để hướng tới phục vụ khách hàng phân phối. Đối với khách hàng tiêu dùng, Vinaseed sẽ đặt tiêu chí phát triển hệ thống phân phối để khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm của Công ty mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời tiêu chí sự yêu thích, lựa chọn của khách hàng cũng là một tiêu chí Công ty cần hướng đến và đánh giá thường xuyên.

Yếu tố Quy trình nội bộ: Để hỗ trợ cho các Yếu tố tài chính và các yếu tố khách hàng và thực hiện thành công chiến lược tập trung, phát triển dựa trên các chiến lược mở rộng thị trường nội địa, hướng đến xuất khẩu; chiến lược cải thiện chất lượng sản phẩm, năng lực quản lý; chiến lược nghiên cứ phát triển sản phẩm thương hiệu mới, Vinaseed nên tập trung vào các hoạt động sau: Hoạt động phát triển nghiên cứu sản phẩm độc quyền, chất lượng cao; Hoạt động cải thiện quản lý chất lượng sản phẩm, năng lực vận chuyển để đem lại giá trị gia tăng cao hơn cho khách hàng. Ngoài ra, tăng cường và đa dạng các hoạt động marketing nhằm mở rộng sang các thị trường mới, đồng thời giữ vững được khách hàng cũ. Cùng với đó, mở rộng quy mô sản xuất, cải thiện khả năng chế biến, bảo quản nhằm khai thác hiệu quả tài sản của công ty và giảm thiểu chi phí không cần thiết. Cuối cùng là cải thiện hoạt động quản lý công nợ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Luận văn: Giải pháp triển khai kinh doanh của CTY Giống cây

Yếu tố học tập và phát triển: Để hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tài chính, hỗ trợ yếu tố khách hàng, quy trình nội bộ, Vinaseed cần đội ngũ nhân sự chủ động trong công việc, hỗ trợ nhau và đặc biệt là có hiệu quả làm việc cao. Các tiêu chí này được tập trung phát triển, cải thiện thông qua các nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể sau: Công ty phải tạo được môi trường làm việc tốt, thúc đẩy ý thức chủ động học hỏi, phát triển kiến thức và kỹ năng làm việc, cùng với việc xác định mục tiêu công việc rõ ràng để tiến hành đánh giá công bằng dẫn đến tạo động lực, cải thiện thái độ làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả. Ngoài ra, để cải thiện, hoàn thành các nhiệm vụ, yêu cầu trên, Công ty phải minh bạch các quy trình nội bộ, sử dụng công nghệ để cải thiện việc kết nối thông tin sản xuất và kinh doanh.

Từ các phân tích, ta xây dựng bản đồ chiến lược cho hoạt động kinh doanh trên thị trường lúa gạo của Vinaseed như Hình 4.2.

Ngoài các giải pháp tổng quát trên, doanh nghiệp tiến hành xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng, chỉ số KPI và các giải pháp chức năng để kiểm soát việc thực hiên chiến lược. Việc xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng, chỉ số KPI nhằm lượng hóa cụ thể chi tiết các mục tiêu cần đạt được, các giải pháp chức năng giúp công ty xác định các chương trình cụ thể cho các hoạt động như marketing, nghiên cứu thị trường, quản lý sản xuất, …. Các giải pháp đó sẽ giúp công ty xây dựng được các hoạt động, ngân sách cần thiết để thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra.

KẾT LUẬN

Đề tài Luận văn thạc sỹ: “Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Giống cây trồng trung ương trên thị trường lúa gạo” đã dựa trên các cơ sở lý thuyết xây dựng chiến lược kinh doanh hiện đại và tình hình sản xuất, kinh doanh trên thị trường lúa gạo của Vinaseed để phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của Công ty. Từ đó, Luận văn xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty trên thị trường lúa gạo. Bằng ma trận IFAS và ma trận EFAS, Luận văn đã chỉ ra được các điểm mạnh của Công ty nổi trội hơn các điểm yếu và Công ty gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn các cơ hội có được.

Dựa vào chiến lược cấp công ty của Vinaseed, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trên thị trường lúa gạo, Luận văn đã xây dựng được các mục tiêu chiến lược tổng quát đến năm 2023, mục tiêu tài chính hàng năm và phạm vi kinh doanh. Và từ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức được phân tích ở hai ma trân IFAS và ma trận EFAS, Luận văn đã sử dụng ma trận SWOT để xây dựng được các chiến lược kinh doanh và tiến hành lựa chọn được một chiến lược kinh doanh bằng ma trận QSPM đó là: “Chiến lược tập trung, phát triển, mở rộng thị trường” bao gồm các chiến lược:

  • Chiến lược mở rộng thị trường tập trung vào nội địa, hướng tới xuất khẩu: Thông qua việc tập trung cải tiến, mở rộng các hoạt động marketing, giới thiệu sản phẩm; kinh doanh các mặt hàng gạo chất lượng, an toàn cho các khách hàng khu vực thành thị, khu công nghiệp và xuất khẩu ra các nước châu Á, châu Phi. Đồng thời, tập trung quản lý chất lượng các sản phẩm gạo và cơ cấu lại nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, nâng cao kỹ năng quản lý và kinh doanh
  • Chiến lược cải thiện chất lượng sản phẩm và năng lực quản lý: Thông qua việc tái cơ cấu lại tổ chức, nguồn lực; đào tạo nâng cao kỹ năng sản xuất, chế biến, quản lý và kinh doanh; đầu tư nâng cao năng lực vận chuyển theo hướng đảm bảo chất lượng, độ an toàn của gạo.
  • Chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm thương hiệu mới: thông qua việc hợp tác nghiên cứu và sản xuất gạo thương hiệu, độc quyền có chất lượng, gạo hữu cơ, an toàn về sinh thực phẩm và có giá trị gia tăng cao với các đối tác nước ngoài, các hợp tác xã.

Đồng thời, Luận văn đã đưa ra được các giải pháp về lựa chọn chuỗi giá trị hợp lý cho Công ty có thể áp dụng và giải pháp về bản đồ chiến lược giúp công ty có cái nhìn tổng quát về chiến lược đã lựa chọn và các mục tiêu trọng tâm để thực hiện thành công chiến lược.

Do hạn chế về kiến thức cũng như là dung lượng, Luận văn chưa đưa ra được các hoạt động cần thiết để Công ty thực hiện thành công chiến lược đề ra. Tuy nhiên, với mục tiêu, phạm vi kinh doanh, chiến lược kinh doanh đã lựa chọn và các giải pháp đề ra, Công ty đã có được khung chiến lược tổng quát quan trọng. Từ đó, Công ty có thể dễ dàng tiến tới xây dựng Thẻ điểm cân bằng, các chỉ số KPI và các hoạt động chức năng trọng tâm để kiểm soát việc thực hiện chiến lược trong tương lại. Luận văn: Giải pháp triển khai kinh doanh của CTY Giống cây

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Luận văn: Chiến lược kinh doanh của CTY cổ phần Giống cây

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x