Luận văn: Giải pháp thống kê cấu trúc vốn tại các Cty y tế

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp thống kê cấu trúc vốn tại các Cty y tế hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành dược phẩm y tế niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình

4.1.1 Thống kê mô tả biến phụ thuộc

Nhìn vào bảng 4.1, ta thấy:

Chỉ số LEV của các doanh nghiệp niêm yết đã được khảo sát trên Sàn Giao dịch chứng khoán Việt Nam đạt trung bình là 0.3857 (38.57%). Chỉ số cao nhất là 76% và mức thấp nhất là 8% với độ lệch chuẩn là 1.6891. Khoảng cách giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất LEV là 68%, điều này cho thấy sự đa dạng về cấu trúc vốn giữa các doanh nghiệp.

4.1.2 Thống kê mô tả các biến độc lập Luận văn: Giải pháp thống kê cấu trúc vốn tại các Cty y tế

Các số liệu đã được thu thập, tính toán và thể hiện ở phụ lục 3 được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả như sau:

Nhìn vào bảng 4.2, ta thấy:

Khả năng sinh lời (PRO) là 2.11 , tỷ lệ này tương đối thấp, thậm chí có doanh nghiệp khả năng sinh lời còn bị âm -12.85. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Dược phẩm y tế mặc dù luôn chiếm vị thế và tăng trưởng nhưng khả năng sinh lời thì luôn biến động .

Cơ cấu tài sản cố định trong các doanh nghiệp được phân bố không đồng đều nhau trong tổng tài sản. Có doanh nghiệp, giá trị tài sản cố định là dưới 0.1% nhưng cũng có doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định đạt 81% và trung bình là 22.59%.

Biến quy mô doanh nghiệp có sự khác biệt rất lớn, nhỏ nhất là 26 tỷ (10 10.43), lớn nhất là 6.918 tỷ (10 15.84) và giá trị trung bình là 882 tỷ (10 11.9456). Điều này cho thấy quy mô doanh nghiệp là rất đa dạng.

Tấm chắn thuế phi nợ có sự khác biệt lớn nhất ở mức 90% và nhỏ nhất là 1%, trung bình là 32.16%, có nghĩa là có Doanh nghiệp sử dụng lợi ích từ tấm chắn thuế phi nợ cũng rất khác biệt nhau do cơ cấu tài sản hữu hình phân bố không đồng đều nhau.

Tốc độ tăng trưởng trung bình ở mức 11%, tăng trưởng cao nhất là 31%, và có các doanh nghiệp tăng trưởng âm ở mức -12% .

Rủi ro kinh doanh không có khác biệt lớn giữa các doanh nghiệp trung bình là 3%, lớn nhất 15% và nhỏ nhất là 0.1%

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán

4.2 Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình

Tương quan Pearson thể hiện mối liên hệ giữa các cặp biến. Nghiên cứu dùng kiểm định Pearson để kiểm tra mối quan hệ giữa tất cả các biến có được bao gồm 1 biến phụ thuộc và 6 biến độc lập. Nếu giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này càng có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ.

Theo lý thuyết, nếu sự tương quan giữa các biến độc lập không vượt quá 0.5 và những sự tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập lớn hơn các sự tương quan giữa các biến độc lập thì xem như không có sự bội tương quan giữa các biến độc lập.

Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình

Qua bảng ma trận tương quan giữa các biến được trình bày ở bảng 4.3, ta thấy:

  • Cấu trúc vốn LEV tương quan ý nghĩa với các biến độc lập ở mức độ tương đối. Biến PRO, TANG, NONDTS có mối quan hệ ngược chiều, còn lại các biến khác đều có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc. Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập dao động từ .326 đến .586. Theo tác giả Hoàng Trọng, mối tương quan này là trung bình. Trên thực tế, với mức ý nghĩa 5%, giả thuyết hệ số tương quan của tổng thể bằng 0 bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là trong tổng thể, tồn tại mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc LEV với các biến độc lập
  • Giữa các biến độc lập, hệ số tương quan dao động từ .008 đến .149 nên trong tổng thể với mức ý nghĩa 5%, có tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập. Tuy nhiên, hệ số này là nhỏ hơn 0.5 nên cũng không đáng ngại vì chỉ khi nó lớn hơn 0.5 mới cần phải kiểm tra lại. Vấn đề này sẽ được xem xét kỹ lưỡng vai trò của các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Ngoài ra, sự tương quan giữa các biến độc lập nhỏ hơn sự tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập thì có thể coi như không có sự bội tương quan giữa các biến độc lập.

4.3 Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

4.3.1 Phân tích mô hình lần 1 Luận văn: Giải pháp thống kê cấu trúc vốn tại các Cty y tế

4.3.1.1 Mô hình lần 1

Phương trình hồi quy tuyến tính biểu diễn mối quan hệ giữa 6 yếu tố tác động (biến độc lập) đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết (biến phụ thuộc) có dạng như sau:

LEV=β12 PRO+β3TANG+β4SIZE+β5NONDTS+β6GRO+β7VOL+εit

4.3.1.2 Kiểm định mô hình lần 1

Nghiên cứu thực hiện chạy mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp đưa vào một lượt (phương pháp Enter), đây là phương pháp mà phần mềm SPSS 20.0 sẽ xử lý cùng một lúc tất cả các biến độc lập sẽ đưa vào mô hình:

Biến độc lập: VOL, PRO, NONDTS, TANG, GRO, SIZE

Biến phụ thuộc: LEV5

Bảng 4.5: Các thông số thống kê trong mô hình hồi quy trình phương pháp Enter Coefficientsa

Trong bảng 4.4 và bảng 4.5, ta thấy các hệ số VIF của tất cả các biến đều nhỏ hơn 5 chứng tỏ mô hình không bị đa cộng tuyến. Đồng thời giá trị của thống kê D (Durbin-Watson) bằng 2.177 – giá trị này nằm trong khoảng từ 1 đến 3, chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến.

Ngoài ra, khi xét tstat và tα/2 của các biến để đo độ tin cậy thì các biến độc lập: PRO, TANG, NONDTS, GRO, VOL đều đạt yêu cầu do tstat > tα/2(6,63) = 1.998341 (nhỏ nhất là 2.160) và các giá trị Sig. của các biến này đều thể hiện độ tin cậy khá cao, đều < 0.05 (lớn nhất là 0.035). Tuy nhiên, biến SIZE lại không đạt ở cả hai tiêu chuẩn: tstat < tα/2(6,63) = 1.998341 và Sig. của biến này là .112> 0.05, thể hiện độ tin cậy kém. Do đó, biến SIZE sẽ bị oại ra khỏi mô hình để phân tích mô hình hồi quy đa biến lần sau.

4.3.2 Phân tích mô hình các lần tiếp theo Luận văn: Giải pháp thống kê cấu trúc vốn tại các Cty y tế

4.3.2.1 Cách loại bỏ biến và mô hình lần cuối

Thông qua việc kiểm định mô hình lần 1, biến SIZE không đạt yêu cầu ở cả hai tiêu chuẩn: tstat và Sig. Do đó biến này bị loại ra khỏi mô hình trong lần chạy sau.

Sau khi tiến hành loại bỏ lần lượt biến SIZE nhận thấy các biến còn lại đều đạt yêu cầu ở cả 2 tiêu chuẩn tstat và Sig. Do vậy, phương trình hồi quy tuyến tính biểu diễn mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đấn cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp niêm yết có dạng như sau:

LEV=β12 PRO+β3TANG+β5NONDTS+β6GRO+β7VOL+εit

Ta tiếp tục sử dụng phương pháp đưa vào một lượt (Enter) để phân tích hồi quy giữa biến phụ thuộc (LEV) và các biến độc lập như sau:

4.3.2.2 Kiểm định mô hình hồi quy lần cuối Luận văn: Giải pháp thống kê cấu trúc vốn tại các Cty y tế

Để kiểm định mô hình hồi quy, ta lần lượt đi kiểm tra các giả định sau:

  • Phương sai của sai số (phần dư) không đổi.
  • Các phần dư có phân phối chuẩn.
  • Không có mối tương quan giữa các biến độc lập.
  • Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình.

Theo Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008), nếu các giả định này bị vi phạm thì các ước lượng không đáng tin cậy nữa.

Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) hông đổi

Để kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi, ta sử dụng đồ thị phân tán của phần dư đã được chuẩn hóa (Standardized Residual). Hình 4.1 cho thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục O (là quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi không đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của phần dư không đổi.

Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn

Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như sử dụng sai mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích… (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Biểu đồ tần số (Histogram, P-P plot) của các phần dư (đã được chuẩn hóa) được sử dụng để kiểm tra giả định này.

Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa

Kết quả từ biểu đồ tần số P-P plot cho thấy các điểm quan sát phân tán xung quanh đường chéo kỳ vọng cho thấy giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Kết quả từ biểu đồ tần số Histogram của phần dư cũng cho thấy, phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình Mean lệch với 0 vì số quan sát khá lớn, độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.963 gần bằng 1). Một đường cong phân phối chuẩn đặt chồng lên biểu đồ tần số và đường cong này phân bố gần như là đều ở hai bên. Điều này có nghĩa là giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Ngoài ra, kiểm định Durbin Watson = 2.122 (bảng 4.7) trong khoảng [1 < D < 3 nên không có hiện tượng tự tương quan của các phần dư (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Ma trận tương quan

Trước khi đi vào phân tích hồi qui ta cần xem xét sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Bảng ma trận tương quan cho thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc LEV là tương đối, biến VOL, GRO tương quan cùng chiều còn các biến khác là ngược chiều.

Hệ số tương quan của biến phụ thuộc với từng biến độc lập dao động từ 0.326 đến 0.586. Trên thực tế, với mức ý nghĩa 5%, giả thuyết hệ số tương quan của tổng thể bằng 0 bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là trong tổng thể, tồn tại mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc LEV với các biến độc lập. Xét mối tương quan giữa các biến độc lập, hệ số dao động từ .008 đến .048 nên trong tổng thể, với mức ý nghĩa 5% thì có tồn tại mối tương quan yếu giữa các biến độc lập.

Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình lần cuối

Bảng 4.7 cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0.745 > 0.5, do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Giá trị R2 hiệu chỉnh của mô hình sau là .512 lớn hơn giá trị R2 hiệu chỉnh của mô hình đầu là .511 chứng tỏ việc loại biến SIZE là hợp lý.

Ngoài ra, giá trị hệ số R2 là 0.555, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 55,5%. Nói cách khác, mô hình hồi quy này giải thích được 55.5% cấu trúc vốn, các phần còn lại là do sai số và các yếu tố khác.

Hệ số F sau khi đổi là 14.724 lớn hơn F0.05(5,64) = 2.358318 và giá trị Sig. rất nhỏ (< 0.05) nên hàm có độ tin cậy cao. Điều này có ý nghĩa là các biến độc lập trong mô hình có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc, tức là sự kết hợp của các biến độc lập có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc.

Khi xét tstat và tα/2 của các biến để đo độ tin cậy thì các biến độc lập PRO, TANG, NONDTS, GRO, VOL đều đạt yêu cầu do có tstat>tα/2(5,64) = 1,99773 (nhỏ nhất là 2.042) và các giá trị Sig. đều < 0.05 (lớn nhất là 0.046) nên thể hiện độ tin cậy khá cao. Ngoài ra, vì hệ số R2 = 0.555 < 0.8 và hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 5 (lớn nhất là 1.041) và hệ số Tolerance đều > 0.5 (nhỏ nhất là 0.961) cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra (Hoàng Trọng – Chu Mộng Ngọc, 2008).

4.3.3 Kết quả nghiên cứu và bàn luận về kết quả nghiên cứu Luận văn: Giải pháp thống kê cấu trúc vốn tại các Cty y tế

4.3.3.1 Kết quả nghiên cứu

Căn cứ vào bảng 4.8, từ thông số thống kê trong mô hình hồi qui, phương trình hồi qui tuyến tính đa biến của các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn LEV của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm y tế niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán Việt Nam như sau:

LEV = -0.568*PRO + 0.324*GRO + 0.229*VOL – 0.163*NONDTS – 0.151*TANG Tóm lại, thông qua kết quả kiểm định mô hình lý thuyết chính thức mà cụ thể là kết quả hồi quy tuyến tính đa biến, ta có mô hình lý thuyết chính thức điều chỉnh như sau:

Cấu trúc vốn LEV

Hình 4.4: Mô hình lý thuyết chính thức về cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán Việt Nam

4.3.3.2 Bàn luận về kết quả nghiên cứu Luận văn: Giải pháp thống kê cấu trúc vốn tại các Cty y tế

Kết quả nghiên cứu cho thấy giả thuyết SIZE được nêu ra bị bác bỏ. Cụ thể: SIZE: Doanh nghiệp có quy m càng ớn th có nhu cầu vay vốn càng cao Điều này được giải thích như sau: Các doanh nghiệp Dược phẩm y tế khi sử

dụng nợ vay thì thường e ngại các vấn đề như thủ tục rườm rà, lãi suất cao và điều quan trọng là các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn hay không . Cho nên, quy mô không có ý nghĩa trong nghiên cứu.

Cũng theo kết quả nghiên cứu cho thấy các giả thuyết PRO, TANG, NONDTS, GRO, VOL được chấp nhận. Cụ thể:

Các doanh nghiệp có khả năng sinh lời càng cao thì càng ít sử dụng nợ vay. Điều này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng ưu tiên sử dụng nguồn vốn theo trật tự: lợi nhuận giữ lại, nguồn vốn vay, phát hành cổ phiếu. Các doanh nghiệp hoạt động tốt sẽ ít cần đến nguồn vốn vay từ bên ngoài. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả của Huang, Samuel and Frank Song (2002), Phạm Tiến Minh và Nguyễn Tiến Dũng (2015), Bùi Mạnh Dương, 2013 ,Lê

Văn Tỉnh, 2014, Nguyễn Thị Như Quỳnh (2014) ,Titman và Wessels (1988) GRO: Doanh nghiệp có c hội tăng tr ởng cao sẽ sử dụng tỷ lệ nợ vay càng nhiều

Kết quả này ủng hộ lý thuyết trật tự phân hạng , doanh nghiệp tăng trưởng tốt đồng nghĩa với việc có nhu cầu vay vốn nhiều, khi lợi nhuận giữ lại không đủ để đáp ứng doanh nghiệp sẽ ưu tiên lựa chọn vốn vay để tăng tỷ lệ nợ .

Điều này phù hợp với kết quả của Phạm Tiến Minh và Nguyễn Tiến Dũng (2015), Nguyễn Thị Như Quỳnh (2014) . Nhưng với nghiên cứu Titman và Wessels (1988) thì biến này không có ý nghĩa

VOL: Rủi ro kinh doanh có mối quan hệ đồng biến với tỷ lệ nợ vay 

Kết quả trái với giả thuyết tác giả kỳ vọng, điều này có thể giải thích như sau:

Các doanh nghiệp Dược phẩm y tế Việt Nam hầu hết xuất thân từ các Doanh nghiệp Nhà nước và hoạt động kinh doanh cũng thường được sự trợ giúp của Nhà nước. Do đó việc tài trợ nợ vay sẽ được lợi thế hơn các ngành khác . Kết quả này tương đồng với kết quả Bùi Mạnh Dương (2013), Nguyễn Thị Như

Quỳnh (2014) . Trong khi đó Phạm Tiến Minh và Nguyễn Tiến Dũng (2015) có kết quả ngược lại

NONDTS: Tấm chắn thuế phi nợ trong quan nghịch biến với tỷ lệ nợ

Tấm chắn thuế phi nợ là sản phẩm thay thế cho các lợi ích về thuế không phải từ việc vay nợ, khoản giảm trừ này từ chi phí khấu hao của tài sản cố định . Với hệ số tác động ngược chiều -0.163 lên tỷ lệ nợ vay có nghĩa là khi 1 đơn vị tấm chắn thuế phi nợ sẽ tác động làm giảm tổng nợ là -0.163 đơn vị.

Điều này giải thích tài sản cố định các doanh nghiệp Dược hình thành một phần nhỏ do tài trợ bằng nợ vay còn lại là tài trợ bằng nguồn khác . Doanh nghiệp có tấm chắn thuế phi nợ cao sẽ sử dụng ít nợ. Tuy nhiên các nghiên cứu khác cũng chỉ ra kết quả khác nhau Titman và Wessels (1988) , không có ý nghĩa, Huang, Samuel and Frank Song (2002) chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa tấm chắn thuế phi nợ với tỷ lệ nợ vay

Kết quả cho thấy mối tương quan nghịch biến giữa tài sản với tỷ lệ nợ vay. Hiện nay các doanh nghiệp Dược phẩm Việt Nam có tỷ lệ nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, điều này cho thấy công nghệ sản xuất trong nước còn thấp nên các doanh nghiệp Dược ít đầu tư vào máy móc thiết bị tài sản, mà chủ yếu là ở hàng tồn kho, khoản phải thu chưa thu được trong khi đó vẫn phải vay nợ để tài trợ cho các hoạt động này. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Lê Văn Tỉnh (2014). Tuy nhiên nghiên cứu Phạm Tiến Minh và Nguyễn Tiến

Kết luận chương 4

Trong chương 4, tác giả đã sử dụng kỹ thuật thống kê mô tả, ma trận hệ số tương quan và mô hình hồi quy tuyến tính bội được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn.

Qua việc phân tích ma trận hệ số tương quan và việc loại biến không đạt yêu cầu, mô hình cuối cùng cho ta thấy được rằng các yếu tố: Khả năng sinh ời, tài sản hữu, c hội tăng tr ởng, rủi ro kinh doanh, tấm chắn thuế phi nợ có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn và không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập, nhân tố quy m doanh nghiệp không có ý nghĩa nghiên cứu . Kết quả nghiên cứu như sau:

  • Nhân tố khả năng sinh lời (PRO) tác động ngược chiều đến cấu trúc vốn ở mức -0.568
  • Nhân tố cơ hội tăng trưởng (GRO) tác động thuận chiều ở mức 0.324
  • Nhân tố rủi ro kinh doanh (VOL) tác động thuận chiều ở mức 0.229
  • Nhân tố tấm chắn thuế phi nợ (NONDTS) tác động ngược chiều ở mức – 0.163
  • Nhân tố tài sản hữu hình (TANG) tác động ngược chiều ở mức -0.151

Từ kết quả trên, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị giải pháp giúp các nhà quản trị xây dựng một cấu trúc vốn hợp nhằm nâng cao giá trị cho doanh nghiệp mình .

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Luận văn này đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm y tế niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2010-2014 và chỉ ra mức độ tác động của các nhân tốn. Cụ thể , các nhân tố tác động như sau: khả năng sinh lời,tấm chắn thuế phi nợ và tài sản hữu hình có mối tương quan nghịch biến với tỷ lệ nợ vay; cơ hội tăng trưởng và rủi ro kinh doanh tương quan đồng biến và nhân tố quy mô doanh nghiệp không có ý nghĩa đến cấu trúc vốn.

Từ đó đề ra các giải pháp, khuyến nghị giúp doanh nghiệp Dược lựa chọn một cấu trúc vốn hợp lý

5.2 Những giải pháp đề xuất về cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành Dược phẩm y tế Việt Nam Luận văn: Giải pháp thống kê cấu trúc vốn tại các Cty y tế

Dựa trên thực trạng và kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành Dược phẩm y tế niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, kết quả cho thấy các công ty ngành Dược sử dụng cấu trúc vốn vẫn chưa hiệu quả và còn mất cân đối khi sử dụng nợ vay , đã gây khó khăn cho các công ty khi xây dựng chiến lược phát triển dài hạn mà nhu cầu sử dụng vốn cần phải ổn định lâu dài và có hiệu quả. Vì vậy đề tài đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:

5.2.1 Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ vay,có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao thường sẽ có khả năng tạo ra dòng tiền tự do lớn và có được nhiều nguồn quỹ có thể sẵn sàng sử dụng một cách chủ động thông qua lợi nhuận giữ lại này . Các doanh nghiệp hoạt động dựa trên vốn tự có rất tự tin và mạnh dạn trong các hoạt động đầu tư của mình. Vì vậy các doanh nghiệp Dược phẩm y tế nên chú trọng việc kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu vào, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng, tận dụng nguồn lực sẵn có trong nước đầu tư vào các loại thuốc đặc trị để giảm nhập khẩu, chắc chắn sẽ nâng cao khả năng sinh lời. Bởi vì Dược phẩm là sản phẩm không thể thay thế được, nên nguồn doanh thu luôn ổn định và tăng cao, việc giảm chi phí sẽ giúp tăng khả năng sinh lời cao.

5.2.2 Tài sản hữu hình

Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối tương quan nghịch biến giữa tài sản hữu hình và tỷ lệ nợ vay . Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không ủng hộ với lý thuyết đánh đổi, điều này có nghĩa là các yêu cầu và các điều khoản vay vốn hiện nay được xem xét chặt chẽ, các doanh nghiệp e ngại thủ tục rườm rà, sử dụng nợ vay có thể dẫn đến chi phí lãi vay làm kiệt quệ tài chính. Giải pháp cho các Doanh nghiệp Dược phẩm y tế hiện nay cần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận để ưu tiên tận dụng nguồn vốn nội bộ nhằm giảm chi phí lãi vay. Về lâu dài doanh nghiệp có thể dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư cho các dự án khả thi và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để nghiên cứu đa dạng thêm nhiều sản phẩm đặc trị cao.

5.2.3 Tấm chắn thuế phi nợ Luận văn: Giải pháp thống kê cấu trúc vốn tại các Cty y tế

Tấm chắn thuế phi nợ là sản phẩm thay thế cho các lợi ích về thuế khi các doanh nghiệp không sử dụng tài trợ bằng nợ vay. Nghiên cứu chỉ ra tương quan ngược chiều giữa tấm chắn thuế phi nợ và tỷ lệ nợ vay , điều này có nghĩa là doanh nghiệp ít sử dụng nợ vay để đầu tư cho tài sản . Tuy nhiên , về chiến lược phát triển lâu dài, cần trang bị những máy móc tài sản để phục vụ hoạt động kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể tận dụng lợi ích từ tấm chắn thuế phi nợ mang lại để đầu tư cho tài sản máy móc cần thiết.

5.2.4 Cơ hội tăng trưởng

Biến cơ hội tăng trưởng có quan hệ thuận chiều với cơ cấu vốn. Có nghĩa là các doanh nghiệp ngành Dược phẩm y tế niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam sử dụng nhiều nợ phục vụ cho mục đích tăng trưởng của mình cũng như doanh nghiệp càng có nhiều tăng trưởng thì khả năng vay càng cao . Điều này phù hợp với thực tế, khi các ngân hàng xét duyệt tín dụng , mục đích và hiệu quả sử dụng vốn luôn là mối quan tâm hàng đầu . Nếu doanh nghiệp chứng minh được hiệu quả sử dụng vốn tốt , có nhiều cơ hội tăng trưởng trong dài hạn thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ được tiếp cận tín dụng.

5.2.5 Rủi ro kinh doanh

Rủi ro luôn là một vấn đề thách thức cho doanh nghiệp khi tìm kiếm cơ hội cho mình . Những dự án càng rủi ro càng mang lại lợi nhuận cao, vì thế các doanh nghiệp thường thích mạo hiểm với những dự án này, lúc này nhu cầu về vốn vay để đầu tư cho dự án càng cao. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần kiểm soát và giảm thiểu rủi ro bằng cách xây dựng hệ thống và quy trình kiểm soát và đánh giá hoạt động chặt chẽ, phát triển đội ngũ nhân viên có năng lực có tầm nhìn. Giải pháp cho doanh nghiệp là nâng cao trình độ nhân viên, xây dựng một hệ thống kiểm soát và đánh giá chiến lược theo quy trình chặt chẽ đề ra. Tất cả các doanh nghiệp có rủi ro cao cần chủ động làm việc với chủ nợ đưa ra lộ trình giảm nợ cụ thể để tránh rủi ro phá sản do không thể thanh toán đúng hạn . Kiểm soát rủi ro tỷ giá và rủ ro lãi suất bằng các công cụ tài chính nhằm cải thiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp và tạo ra dòng tiền ổn định hơn .

5.2.6 Xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu. Luận văn: Giải pháp thống kê cấu trúc vốn tại các Cty y tế

Doanh nghiệp muốn hoạt động ổn định lâu dài, khả năng sinh lời cao phải đặc biệt quan tâm đến cơ cấu vốn hợp lý, cần phân tích và rà soát tình hình tài chính đã xảy ra và trong hiện tại, đồng thời dự báo kế hoạch tài chính trong tương lai , xác định cơ cấu vốn hợp lý và lựa chọn các giải pháp thực hiện để đạt được cơ cấu vốn tối ưu nhất. Tổ chức thực hiện và luôn kiểm tra đánh giá để điều chỉnh cơ cấu vốn kịp thời . Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần có phương pháp đo lường và cảnh báo sớm tình trạng kiệt quệ tài chính để có những biện pháp đối phó kịp thời tránh rơi vào tình trạng khó khăn.

5.3 Kết quả đạt được

Về mặt lý thuyết: Xác định được cấu trúc vốn doanh nghiệp bao gồm mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay thể hiện bằng chỉ tiêu tỷ suất nợ, phát hiện những ưu điểm cũng như hạn chế khi lựa chọn cấu trúc vốn về sử dụng vốn chủ sở hữu hay vay nợ , đây chính là lý do hình thành các quan điểm khác nhau trong các lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại.

Đề tài cũng đã hệ thống được một số lý thuyết về cấu trúc vốn, những nguyên tắc xây dựng cấu trúc vốn, đồng thời tìm hiểu xem các yếu tố tác động đến doanh nghiệp về mặt lý luận

Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu này đã xác định các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Dược phẩm y tế , đồng thời đo lường mức tác động của từng nhân tố, chỉ ra mối tương quan cũng như tác động nào có ý nghĩa và không có ý nghĩa đến cấu trúc vốn .

Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp ngành Dược phẩm y tế niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giúp các nhà quả trị xem xét khi xây dựng cấu trúc vốn .

5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài. Luận văn: Giải pháp thống kê cấu trúc vốn tại các Cty y tế

Do thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế nhất định:

Đề tài chỉ thu thập nghiên cứu số liệu của 70 doanh nghiệp ngành

Dược phẩm y tế niêm yết trên sàn chứng khoán, chiếm tỷ trọng nhỏ so với các doanh nghiệp Dược phẩm y tế đang niêm yết trên thị trường chứng khoán.Vì vậy, số lượng mẫu chưa mang tính đại diện cao, và giai đoạn 5 năm từ 2010 đến 2014 khoảng thời gian chưa đủ lớn để đánh giá quá trình hoạt động.

Tính minh bạch và chất lượng thông tin báo cáo tài chính hiện nay chưa được đảm bảo, các doanh nghiệp có thể công bố thông tin sai lệch so với thực tế hoạt động nhằm đạt được những mục đích khác nhau

Một số nhân tố tác động còn chưa được đề cập: tính thanh khoản, thuế tỷ lệ sở hữu vốn của nhà nước, tỷ lệ sở hữu vốn của ban quản trị, đặc điểm riêng của sản phẩm, nhân tố ngành, và các nhân tố bên ngoài: chính sách Nhà nước, tỷ giá, lạm phá,…

Nghiên cứu này chỉ sử dụng tỷ lệ tổng nợ để đo lường biến phụ thuộc, chưa phân tích đến tỷ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn.

Kết luận của đề tài nghiên cứu chỉ mang tính khái quát tương đối và chỉ đúng trên phạm vi mà đề tài đang tiến hành nghiên cứu

Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Từ những hạn chế nêu trên, tác giả đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

  • Mở rộng quy mô nghiên cứu nhiều doanh nghiệp ngành Dược phẩm y tế niêm yết trên sàn chứng khoán hơn , giúp việc chọn mẫu sẽ có tính đại diện hơn, mở rộng thêm quy mô mẫu nhằm giảm sai số do kích thước mẫu nhỏ.
  • Tìm cách tiếp cận các nguồn dữ liệu chính thống và chính xác hơn bắt nguồn từ nội bộ doanh nghiệp làm cho kết quả mang tính chính xác và đại diện cao hạn chế các sai số của thu thập dữ liệu
  • Do hạn chế về khả năng thu thập số liệu nên tác giả không thể đưa hết tất cả các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn , trong tương lai nghiên cứu có thể mở rộng thêm các nhân tố khác và đặc biệt là các nhân tố bên ngoài tác động đến cấu trúc vốn như: lạm phát, tỷ giá, chính sách của Nhà nước đối với ngành Dược phẩm y tế,…
  • Và nghiên cứu mở rộng thêm biến phụ thuộc : tỷ lệ nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ dài hạn để có cái nhìn chi tiết hơn về cách thức hoạch định cấu trúc vốn trong ngắn hạn và dài của doanh nghiệp

Kết luận chương 5

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đề xuất những giải pháp kiến nghị cụ thể cho từng nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Dược phẩm y tế niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam: giải pháp cho khả năng sinh lời, giải pháp về tài sản hữu hình, về cơ hội tăng trưởng, tấm chắn thuế phi nợ, rủi ro kinh doanh

Qua đó, chương 5 cũng đã hệ thống lại những kết quả đạt được về mặt lý thuyết, về mặt thực tiễn trong nghiên cứu. Đồng thời, cũng nêu lên những hạn chế trong quá trình nghiên cứu, từ những hạn chế đó, tác giả cũng đề xuất mở rộng hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm giúp cho những nghiên cứu trong tương lai được hoàn thiện hơn Luận văn: Giải pháp thống kê cấu trúc vốn tại các Cty y tế

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Cấu trúc vốn của các Cty ngành dược phẩm y tế

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x