Luận văn: Thực trạng nghiên cứu tại các Cty dược phẩm y tế

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng nghiên cứu tại các Cty dược phẩm y tế hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành dược phẩm y tế niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.1 Quy trình bài nghiên cứu được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Thu thập dữ liệu BCTC của các công ty ngành dược phẩm y tế từ năm 2010 đến 2014

Bước 2: Tập hợp và xử lý số liệu bằng các phương pháp tính toán căn bản để tính các chỉ số đo lường các biến độc lập và các biến phụ thuộc, mã hóa và kết xuất dữ liệu vào phần mềm SPSS 20.0 để chạy kết quả

Bước 3: Xử lý dữ liệu bằng các mô hình nghiên cứu

Bước 4: Đọc kết quả nghiên cứu

Các mục tiêu nghiên cứu

Tổng quan các nghiên cứu trước, cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn

Thiết kế mô hình định lượng

Thu thập và xử lý số liệu bằng SPSS 20.0

Kết quả nghiên cứu

Kết luận và kiến nghị

Hình 3.1 Sơ đồ trình tự nghiên cứu

Quy mô mẫu: Kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với các nhà nghiên cứu . Trong đó, Gorsuch (1983) và Kline (1979) đề nghị con số đó là 100 còn Guilford (1954) cho rằng con số đó là 200; Comray và Lee (1992) thì không đưa ra một con số cố định mà đưa ra các con số khác nhau với nhận định tương ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời; trong khi Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5 số biến cần quan sát

Trên cơ sở lý luận Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), tác giả đã xác định quy mô mẫu là 70 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam..

Phương pháp chọn mẫu : Tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên từ các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán

3.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu: Luận văn: Thực trạng nghiên cứu tại các Cty dược phẩm y tế

Từ các lý thuyết được nêu ở chương 2 và dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước, kết hợp với thực trạng phát triển cũng như đặc điểm của các công ty ngành Dược phẩm y tế niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, đề tài đã lựa chọn và phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn: Khả năng sinh lời, tài sản hữu hình, quy mô công ty, tấm chắn thuế phi nợ, cơ hội tăng trưởng, rủi ro kinh doanh. Các nhân tố khác như: thuế suất, cấu trúc sở hữu vốn, biến giả ngành, tỷ lệ nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ dài hạn,… không có tác động hoặc tác động không đáng kể đến cấu trúc vốn nên tác giả không đưa vào nghiên cứu. Sau khi trao đổi và được sự thống nhất của chuyên gia tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu như sau: Mô hình đề xuất :

Khả năng sinh lời (PRO)

Tài sản hữu hình (TANG)

Quy mô công ty (SIZE)

Tấm chắn thuế phi nợ (NONDTS)

Cơ hội tăng trưởng (GRO)

Rủi ro kinh doanh (VOL)

Hình 3.1: Mô hình đề xuất

Phương trình nghiên cứu như sau:

LEV=β12 PRO+β3TANG+β4SIZE+β5NONDTS+β6GRO+β7VOL+εit (3.1)

Trong đó:

Biến phụ thuộc :

LEV (Leverage): Tổng nợ trên tổng tài sản

Biến độc lập bao gồm :

PRO (Profitability) : Khả năng sinh lời

TANG (Tangible Assets): Tài sản hữu hình

SIZE (Business Size): Quy mô doanh nghiệp

NONDTS (Non debt tax shield): Tấm chắn thuế phi nợ

GRO (Growth): Cơ hội tăng trưởng

VOL (Volatility) : Rủi ro kinh doanh

: Tham số chặn.

Sai số ngẫu nhiên

3.2.1 Biến phụ thuộc (đại diện cho cấu trúc vốn):

Phản ánh mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy các tỷ số đòn bẩy tài chính được sử dụng như là các thước đo về cấu trúc vốn.

LEV (Leverage): Tổng nợ trên tổng tài sản

3.2.2 Các biến độc lập và kỳ vọng tương quan Luận văn: Thực trạng nghiên cứu tại các Cty dược phẩm y tế

3.2.2.1 Khả năng sinh lời: (PRO)

Khả năng sinh lời = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản

Theo Myers và Majluf (1984) cho thấy rằng các công ty có nhiều lựa chọn trong hoạt động huy động tài chính của mình. Tuy nhiên, lý thuyết này nói rằng các công ty thích quỹ nội bộ hơn là huy động vốn từ bên ngoài. Có dự đoán lý thuyết trái ngược nhau về tác động của lợi nhuận trên đòn bẩy (Rajan và Zingales,1995); trong khi Myers và Majluf (1984) dự đoán một mối quan hệ tiêu cực , Jensen (1986) dự đoán một mối quan hệ tích cực nếu thị trường kiểm soát công ty có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu nó không có hiệu quả, Jensen (1986) dự đoán một mối quan hệ tiêu cực giữa lợi nhuận và đòn bẩy.nghiên cứu của Titman và Wessels (1988), Samuel G.H.Huang và Frank M.Song (2002) cũng chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nợ và khả năng sinh lời.

Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng rằng có một mối tương quan nghịch giữa lợi nhuận và đòn bẩy, tức là các công ty lợi nhuận cao nên có một đòn bẩy thấp.

Giả thuyết: khả năng sinh lời có mối tương quan  (-) với tỷ lệ nợ vay

3.2.2.2 Tài sản hữu hình: (TANG) Luận văn: Thực trạng nghiên cứu tại các Cty dược phẩm y tế

Tài sản hữu hình = Tài sản cố định / tổng tài sản

Nhìn chung, các nghiên cứu về mối tương quan giữa tài sản hữu hình và tỷ lệ đòn bẩy tài chính đều cho những kết quả thống nhất, các nghiên cứu thực nghiệm của Marsh (1982), Long &Maltiz (1985), Friend&Lang (1988), Wald (1999), Samuel G.H.Huang và Frank M.Song (2002) cũng cho kết quả về mối tương quan (+) giữa tài sản hữu hình và tỷ lệ đòn bẩy tài chính.

Giả thuyết: tài sản hữu hình có mối tương quan (+) với tỷ lệ nợ vay

3.2.2.3 Quy mô công ty: (SIZE)

Quy mô công ty = Logarit cơ số e (Tổng tài sản)

Theo nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995) cũng cho rằng có mối tương quan (+) giữa quy mô doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính. Theo nghiên cứu của A.Shah và T.Hjjazj (2004), Zehra Reimoo (2008), Samuel G.H.Huang và Frank M.Song (2002) cho thấy quy mô doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính có mối tương quan (+) . Điều này có thể lý giải theo cách công ty có quy mô lớn thường có nhu cầu vay vốn càng cao.

Giả thuyết: Quy mô công ty có mối tương quan (+) với tỷ lệ nợ vay

3.2.2.4 Tấm chắn thuế phi nợ: (NONDTS) Luận văn: Thực trạng nghiên cứu tại các Cty dược phẩm y tế

Tấm chắn thuế phi nợ = Khấu hao hàng năm / Tổng tài sản

Tấm chắn thuế phi nợ (non debt tax shield) được hiểu là giá trị khấu hao hàng năm của doanh nghiệp. Tấm chắn thuế phi nợ có liên quan chặt chẽ với tài sản cố định , theo Wald (1999) tấm chắn thuế phi nợ đo lường bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao trên tổng tài sản . DeAnglo và Masulis (1980) lập luận rằng tấm chắn thuế phi nợ là sản phẩm thay thế cho các lợi ích về thuế khi các doanh nghiệp không sử dụng tài trợ bằng nợ vay. Khi công ty đang chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, sẽ tìm cách gia tăng tỷ lệ đòn bẩy của họ nhằm làm giảm tiền thuế mà công ty phải nộp cho nhà nước . Lúc này, ngoài việc tận dụng tấm chắn thuế từ nợ vay, vẫn còn khoản mục khác được phép sử dụng để khấu trừ đó là khấu hao. DeAnglo và Masulis (1980), Myers (1984), Myers and Majluf (1984) chỉ ra lợi ích từ tấm chắn thuế phi nợ và tỷ lệ nợ có mối quan hệ ngược chiều nhau

Giả thuyết: Tấm chắn thuế phi nợ có mối tương quan (-) với tỷ lệ nợ vay

3.2.2.5 Cơ hội tăng trưởng (GRO)

GRO = (Tổng tài sản năm t – tổng tài sản năm t-1)/ Tổng tài sản năm t-1

Tham khảo nghiên cứu của Trần và Ramachandran (2006), Titman và Wessels (1988) nghiên cứu sử dụng tỷ lệ thay đổi tổng giá trị tài sản qua các năm để đo lường tốc độ tăng trưởng.Việc tăng trưởng nhanh tạo áp lực lớn cho các doanh nghiệp trong vấn đề về vốn để đảm bảo hoạt động của mình, lúc này nguồn vốn nội sinh được ưu tiên nhưng không đủ để đảm bảo cho tất cả các hoạt động và các dự án, do đó các doanh nghiệp thường cần nợ vay . Vì vậy dẫn đến mối tương quan thuận chiều giữa cơ hội tăng trưởng và đòn bẩy tài chính.

Giả thuyết: Cơ hội tăng trưởng có mối tương quan (+) với tỷ lệ nợ vay

3.2.2.6 Rủi ro kinh doanh (VOL) Luận văn: Thực trạng nghiên cứu tại các Cty dược phẩm y tế

VOL = Độ lệch chuẩn của thu nhập trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản.

Rủi ro kinh doanh là một một vấn đề phức tạp để đo lường và nó thường được dự kiến sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đòn bẩy. Rủi ro kinh doanh có quan hệ chặt chẽ đến nguy cơ vỡ nợ và khủng hoảng tài chính .Tuy nhiên, Hsia (1981) nghiên cứu cho thấy rủi ro kinh doanh tương quan tích cực với đòn bẩy. Một số biện pháp đo lường biến được sử dụng trong các nghiên cứu khác nhau, chẳng hạn như độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên doanh thu (Booth et al., 2001), độ lệch chuẩn của dòng tiền hoạt động trên tổng tài sản (Bradley et. Al ., 1984; Chaplinsky và Niehaus, 1993; và Wald, 1999), hoặc độ lệch chuẩn của hiệu quả hoạt động (Titman và Wessels, 1988). Tất cả những nghiên cứu tìm thấy rằng rủi ro kinh doanh là tương quan âm với đòn bẩy. Trong nghiên cứu này, tác giả dựa theo nghiên cứu của (Titman và Wessels, 1988) sử dụng độ lệch chuẩn của hiệu quả hoạt động để đo lường biến động.

Giả thuyết: rủi ro kinh doanh có tương quan (-) tỷ lệ nợ vay

Bảng 3.1: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu và kỳ vọng

Kết luận chương 3

Dựa trên những cơ sở lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu trước đây , chương 3 đã đề xuất phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu , các bước nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, cách thức thu thập dữ liệu, các giả thuyết nghiên cứu và đưa ra 3 bước để tiến hành nghiên cứu định lượng. Tham khảo các nghiên cứu trước, tác giả xây dựng thang đo và kỳ vọng tương quan cho các nhân tố ảnh hưởng.

Các nhân tố được xem xét: khả năng sinh lời, tài sản hữu hình,quy mô công ty, tấm chắn thuế phi nợ, cơ hội tăng trưởng,rủi ro kinh doanh.

Phương trình nghiên cứu cụ thể như sau:

LEV=β12 PRO+β3TANG+β4SIZE+β5NONDTS+β6GRO+β7VOL+εit

Trong chương tiếp theo tác giả sẽ đưa ra kết quả nghiên cứu và bàn luận về kết quả của mô hình nhân tố tác động đến cấu trúc vốn Luận văn: Thực trạng nghiên cứu tại các Cty dược phẩm y tế

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Giải pháp thống kê cấu trúc vốn tại các Cty y tế

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x