Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tác động của thông tin đến nhà đầu tư chứng khoán hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Tác động của việc công bố thông tin lên niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán TP.HCM dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong một vài năm, bắt đầu từ năm 1998, giá cổ phiếu các công ty IT (Công nghệ Thông tin) đã tăng lên nhanh chóng và bất ngờ giảm mạnh vào tháng 3 năm 2000. Chỉ số NASDAQ cũng đã tăng 170% trong khoảng thời gian từ mùa thu năm 1998 đến tháng 3 năm 2000, và đến tháng 2 năm 2001, chỉ số NASDAQ đã giảm đi một nửa so với đỉnh điểm tháng 3 năm 2000. Đồng thời, trong năm 2000, Stockholm Stock Exchange’s All Share Index – SAX đã tăng 118% rồi đến tháng 11 năm 2001 giá trị của nó giảm 43% (Nasdaq Stock Market, 2010). Luận văn: Tác động của thông tin đến nhà đầu tư chứng khoán
Trong khi ở thị trường chứng khoán của Việt Nam, đỉnh cao của các “kỳ vọng” là VN-Index đạt 1.170,67 điểm vào ngày 12 tháng 3 năm 2007 (thống kê đến 31/12/2011), đã tăng hơn 55% so với các phiên cuối cùng của năm 2006 (VN-Indextại đạt 751,77 điểm ngày 29/12/2006), và sau đó thị trường đã đi xuống. Quý IV năm 2008, VN-Index tiếp tục khuynh hướng giảm với đáy 286,85 điểm vào 10/12/2008, và đây là cũng mức điểm thấp nhất của năm 2008, cuối quý IV/2008 đã giảm 29,97% so với cuối quý III/2008 và giảm 21,63% so với cuối quý II/2008.
VN-Index đóng cửa ở mức 315,62 điểm vào ngày 31/12/2008, giảm 73,04% so với VN-Index đỉnh điểm giá đóng cửa ngày 12/03/2007 với 1.170,67 điểm và đã giảm 65,73% so với đầu năm 2008. Trong năm 2009, cổ phiếu của Việt Nam đã hồi phục, VN-Index đóng cửa ở mức 494,77 điểm vào ngày 31/2/2009, tăng 56,76% so với giá đóng cửa ngày 31/12/2008 (Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh, 2010).
Trải qua hơn 12 năm hình thành và phát triển, nhìn chung thị trường đã có những đóng góp rất tích cực. Đối với Chính phủ, tính đến ngày 18/02/2012 chỉ riêng trên thị trường chứng khoán TP.HCM đã có hơn 55.85 nghìn tỷ đồng trái phiếu được niêm yết, trong đó hầu hết đều là trái phiếu của các ngân hàng thương mại nhà nước và kho bạc trung ương (Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, 2012). Bên cạnh đó Chính phủ cũng đã thu về hàng chục ngàn tỷ đồng từ việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Với các công ty, thị trường chứng khoán được xem là nơi huy động vốn hiệu quả nhất, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay. Trong khi nguồn lực của các tổ chức tín dụng hiện tại hầu như không đáp ứng kịp thì sự ra đời của thị trường chứng khoán như là một cứu cánh cho các công ty trong việc đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Cùng với việc huy động vốn, thông qua việc hợp tác với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước, các công ty niêm yết cũng đã tận dụng được kinh nghiệm quản lý và công nghệ sản xuất tiên tiến từ các đối tác này. Một trong những đóng góp quan trọng khác mà thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã phát huy rất tốt. Đó là thị trường vừa huy động được vốn nhàn rỗi và vừa tạo ra cơ hội đầu tư cho các cá nhân, tổ chức cả trong và ngoài nước. Với 249 công ty được niêm yết trên cả hai thị trường chứng khoán thì đây cũng là một thị trường có hàng hóa tương đối đa dạng và cũng là cơ hội đầu tư đa dạng cho các cá nhân, tổ chức cả trong và ngoài nước.
Bên cạnh những thuận lợi, thị trường vẫn còn nhiều khó khăn chưa được khắc phục và những thách thức lớn có khả năng gặp phải trong thời gian tới. Những khó khăn lớn trong thời gian gần đây phần nào đã làm cho thị trường chậm phát triển và chưa phát huy được hết vai trò thực thụ là những vấn đề như hệ thống luật pháp chưa bao quát, chính sách điều hành còn mang tính mệnh lệnh – hành chính, chất lượng của người điều hành và tham gia thị trường còn yếu, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của thị trường còn hạn chế…và đặc biệt là mức độ thông tin minh bạch chưa cao thể hiện qua cơ sở dữ liệu hiện nay còn thiếu, bị che dấu và độ chính xác chưa cao, từ đó làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua biến động khá lớn. Trong thời gian tới, nhu cầu định hướng đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, vì vậy một trong những công cụ để định hướng trên trở thành hiện thực, đó là phải có một thị trường chứng khoán phát triển cao, và thị trường này phải là phong vũ biểu thực sự cho nền kinh tế Việt Nam. Thế nên, trong thời gian tới đây thị trường phải nâng cấp cơ sở hạ tầng để có thể tiếp nhận nhiều công ty hơn nữa.
Hoàn thiện hơn cơ sở pháp lý và hơn thế nữa là thông tin thị trường, thông tin về các công ty niêm yết phải ngày càng thông suốt và đó là cơ sở để điều hành minh bạch và cạnh tranh, hướng tới phấn đấu cạnh tranh đối với các thị trường trong khu vực và cả trên thế giới. Ngoài những đóng góp quan trọng đã nêu, cho đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải khắc phục về cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp lý điều chỉnh, cơ chế quản lý giám sát, các thành phần tham gia thị trường, chênh lệch cung cầu, thông tin minh bạch, cạnh tranh bình đẳng trên thị trường vv…
Nếu phân chia nhà đầu tư trên thị trường chỉ có hai dạng đầu tư là đầu tư dài hạn và đầu tư ngắn hạn, thì số lượng nhà đầu tư ngắn hạn hiện nay chiếm chủ yếu. Đa số nhà đầu tư ngắn hạn chỉ thực hiện hành vi mua bán khi có sự chênh lệch giá. Họ rất ít khi nghiên cứu kỹ tình hình hoạt động và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Động cơ mua bán thường theo xu hướng của thị trường và luôn đi ngược lại so với nhà đầu tư dài hạn, giá cổ phiếu càng tăng thì càng mua, càng giảm thì càng bán. Đây là dấu hiệu của tâm lý hay hành vi bầy đàn. Những nhà đầu tư ngắn hạn này rất nhạy cảm với thông tin, hầu như các thông tin vừa qua đều ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ.
Hiện tác động của việc công bố thông tin lên niềm tin của nhà đầu tư được nghiên cứu nhiều trên các thị trường chứng khoán lâu đời ở các nước phát triển. Tuy nhiên, với Việt Nam việc nghiên cứu vấn đề thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán rất hiếm thấy, đặc biệt là đo lường mức độ thông tin bất cân xứng. Vì các lý do trên mà tác giả đã chọn đề tài “Tác động của việc công bố thông tin lên niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán TP.HCM”, nhằm giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về các công ty mà mình đầu tư, để từ đó giúp cho họ đầu tư hiệu quả hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ tình hình biến động của thị trường chứng khoán TP.HCM trong thời gian qua và để đánh giá được hiệu quả đầu tư trên thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư, một trong những yếu tố chính làm cho tình hình thị trường chứng khoán biến động và ảnh hưởng chính đến hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư là vấn để niềm tin của các nhà đầu tư. Để tập trung giải quyết vấn đề này, bài viết đề ra mục tiêu chính là:
- Xác định mức độ công bố thông tin từ công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM đến những nhà đầu tư.
- Xác định mức độ tác động của việc công bố thông tin đến niềm tin của các nhà đầu tư trên thị trường hiện nay.
- Gợi ý chính sách cần thiết nhằm cải thiện việc công bố thông tin và góp phần phát triển thị trường chứng khoán hiệu quả.
3. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn: Tác động của thông tin đến nhà đầu tư chứng khoán
- Tìm mối quan hệ giữa nội dung công bố thông tin doanh nghiệp và niềm tin nhà đầu tư như thế nào?
- Các phương tiện truyền thông có tác động đến niềm tin nhà đầu tư hay không?
- Tìm mối quan hệ giữa nội dung công bố thông tin và niềm tin nhà đầu tư giữa các loại ngành khác nhau hay không?
- Tìm mối quan hệ giữa phương tiện truyền thông và niềm tin nhà đầu tư giữa các loại ngành khác nhau hay không?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được tập trung nghiên cứu là nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán TP HCM, từ đó sẽ xem xét độ tác động của việc công bố thông tin đến niềm tin của các nhà đầu tư trên thị trường hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu theo như mục tiêu đã đề ra, bài viết tập trung xem xét, phân tích đánh giá các yếu tố nằm trong phạm vi sau:
- Thị trường chứng khoán được nghiên cứu là thị trường chứng khoán TP.HCM.
- Mức độ công bố thông tin được xem xét thông qua đánh giá của các nhà đầu tư tham gia phỏng vấn.
- Thời gian nghiên cứu được chọn kể từ ngày 01/06/2011 đến ngày 31/12/2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
5.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm thu nhập ý kiến của một số chuyên gia về những vấn đề mà chuyên gia quan tâm khi họ muốn cải thiện việc công bố thông tin trên TTCK.
Quá trình tiếp xúc với chuyên gia sẽ giúp phát hiện ra các yếu tố công bố thông tin tác động đến niềm tin của nhà đầu tư.
Nghiên cứu định tính được tiến hành qua phỏng vấn sâu đối với 10 chuyên gia đang làm việc tại các công ty chứng khoán.
Thông tin thu nhập được từ nghiên cứu định tính là cơ sở để điều chỉnh thang đo và thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng.
5.2. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng: được thực hiện bằng kỹ thuật thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát từ các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán TP.HCM. Và tiến hành các bước phân tích sau:
Làm sạch dữ liệu trước khi tiến hành các bước phân tích;
Để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát, đề tài tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha;
Và cuối cùng là phân tích hồi quy tuyến tính bội để kiểm định sự tác động của từng nhân tố đến niềm tin của nhà đầu tư;
Tất cả các bước phân tích trên đều được xử lý thông qua phần mềm thống kê SPSS18.
6. Quy trình nghiên cứu Luận văn: Tác động của thông tin đến nhà đầu tư chứng khoán
Quy trình nghiên cứu bao gồm 9 bước. Trước tiên, vấn đề nghiên cứu là “các thông tin công bố bởi các phương tiện truyền thông khác nhau sẽ tạo ra hiệu ứng khác nhau đối với các nhà đầu tư hay không?”. Dựa trên lý thuyết về quản trị doanh nghiệp, các lý thuyết về công bố thông tin, mô hình nghiên cứu về công bố thông tin và niềm tin của nhà đầu tư, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất. Mô hình nghiên cứu đề xuất dẫn dắt quá trình nghiên cứu. Sau khi mô hình nghiên cứu được hình thành, tác giả tiến hành một nghiên cứu sơ bộ đối với các chuyên gia trong lĩnh vực của thị trường chứng khoán. Mục đích của nghiên cứu sơ bộ là nhằm điều chỉnh thang đo và mô hình nghiên cứu. Dựa vào thang đo và mô hình nghiên cứu, những câu hỏi nghiên cứu chính thức được xây dựng. Các câu hỏi được phát ra và thu thập sau đó. Cuối cùng, dữ liệu thu được từ những câu hỏi được tổng hợp và phân tích để rút ra kết luận. Quy trình nghiên cứu được thể hiện trong hình 2.
Factor analysis & linear regression analysis
RERT niềm tin của các nhà đầu tư trên thị trường hiện nay”, nghiên cứu sử dụng phương pháp bảng câu hỏi khảo sát để có được dữ liệu định lượng từ những người thường đầu tư cổ phiếu (nhà đầu tư) để phân tích nhân tố và phân tích hồi quy.
Căn cứ kết quả phân tích nhân tố và phân tích hồi quy tác giả đề xuất các giải pháp cải thiện việc công bố thông tin và góp phần phát triển thị trường chứng khoán hiệu quả (mục tiêu thứ ba).
Bảng 1. Công cụ nghiên cứu
6.1. Phương pháp điều tra
Bảng câu hỏi khảo sát được sử dụng với hai mục đích: Thứ nhất, phân tích thông tin cơ sở của các nhà đầu tư, và thứ hai, đánh giá mức độ niềm tin của nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam trên thị trường chứng khoán.
Các câu hỏi ở bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên các nguồn dữ liệu thứ cấp như sách, tạp chí chuyên ngành, đề án, ý kiến của một số chuyên gia là quản lý cấp cao, các trang Web, vv … và dựa trên mô hình nghiên cứu công bố thông tin của Healy và Palepu (2001).
6.2. Phương pháp phỏng vấn
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Nội dung các câu hỏi phỏng vấn bao gồm:
Phần A: Thông tin cơ bản bao gồm:
Có đầu tư vào chứng khoán hay không, giới tính, tuổi tác, giáo dục, lượng cổ phiếu nắm giữ, thời gian đầu tư, và ngành đầu tư nhiều nhất.
Phần B: Công bố thông tin doanh nghiệp bao gồm:
Câu hỏi Tài chính
- Công bố thu nhập (bao gồm cả thu nhập hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm)
- Công bố EPS (bao gồm cả cổ tức tiền mặt và cổ phiếu khai báo và sửa chữa)
- Thông tin về suy giảm vốn
- Thông tin về khó khăn tài chính
Chính sách của công ty
- Kế hoạch đầu tư (bao gồm chiến lược trong nước và quốc tế, liên doanh hoặc mở rộng)
- Dự báo thông tin tài chính (bao gồm cả khai báo và chỉnh sửa)
- Tăng / giảm vốn
- Sa thải nhân viên
- Tái cơ cấu tổ chức
- Các cuộc họp với các nhà đầu tư tổ chức
- Chính sách lao động – quản lý
- Các vụ kiện lớn
Vốn và nguồn lực
Các khoản nợ chính (bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp trong và ngoài nước, chứng từ lưu ký ban hành)
Thay đổi tài sản (cả tài sản hữu hình và vô hình có được hoặc xử lý)
Khoa học kỹ thuật và nhân sự
- Thay đổi ban giám đốc hoặc giám đốc
- Thay đổi quản lý cấp cao
- Thay đổi chương trình R&D và hoạt động bán hàng
Phần C: Phương tiện công bố thông tin doanh nghiệp bao gồm:
Câu hỏi
- Báo chí
- Tạp chí
- Ti vi
- Phương tiện truyền thông điện tử
- Công ty chứng khoán
- Các nhà tư vấn đầu tư
- Hệ thống bài viết quan sát thị trường
- Báo cáo tài chính
- Người thân và bạn bè
7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc công bố thông tin nhằm hoàn thiện, nâng cao việc công bố thông tin. Tuy nhiên, các công trình này còn mang nặng tính chủ quan, bằng những nhận xét chung chung chưa thực sự đặt vào vị trí của nhà đầu tư. Suy cho cùng, cải thiện việc công bố thông tin đều nhằm mục đích nâng cao niềm tin của các nhà đầu tư. Đề tài này hướng đến việc phân tích rõ những nhân tố cụ thể và đo lường mức độ ảnh hưởng của một (hoặc từng nhóm) nhân tố trong bối cảnh cụ thể; qua đó đề xuất những giải pháp mang tính thực tiễn cao nhằm cải thiện việc công bố thông tin, góp phần phát triển thị trường chứng khoán hiệu quả.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần gới thiệu, nội dung của đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây
Chương 2: Nội dung và các kết quả nghiên cứu
Chương 3: Khuyến nghị.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
1.1. Lý thuyết về thị trường chứng khoán
Có nhiều khái niệm về thị trường chứng khoán, nhưng nhìn chung có thể dẫn ra một khái niệm có tính phổ biến: Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời.
Thị trường tập trung là các Sở giao dịch chứng khoán hay Trung tâm giao dịch chứng khóan. Tại Sở giao dịch chứng khoán, các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. Sở Giao dịch Chứng khoán là một pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật thực hiện việc tổ chức giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán của tổ chức phát hành đủ điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán (http://vi.wikipedia.org).
Thị trường chứng khoán phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thỏa thuận (Nguồn: Công ty chứng khoán ngân hàng ngoại thương). Thị trường chứng khoán TP.HCM là thị trường tập trung, các lệnh giao dịch được khớp tại Sở giao dịch chứng khoán.
1.2. Quản trị doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Luận văn: Tác động của thông tin đến nhà đầu tư chứng khoán
Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; d)
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Theo Luật chứng khoán 2006, điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm: a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán; c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Quy tắc niêm yết cổ phiếu yêu cầu đối với tất cả các công ty niêm yết phát hành gồm: Điều lệ Công ty phù hợp với Điều lệ mẫu cho các công ty niêm yết (Quyết định 15/2007/QĐ-BTC), quy định nội bộ quản trị doanh nghiệp phù hợp với Quyết định 12/2007/QĐ-BTC. Các công ty niêm yết phải có trang web riêng và cung cấp quyền truy cập công cộng để công bố thông tin về hoạt động của doanh nghiệp cũng như báo cáo Sở giao dịch chứng khoán và UBCKNN.
Thông tư 09/2010/TT-BTC của Bộ tài chính về việc quản lý công bố thông tin về thị trường chứng khoán qui định: (1) công ty niêm yết phải công bố thông tin quản trị doanh nghiệp hàng quý và hàng năm, (2) báo cáo tài chính hàng quý và hàng năm phải bao gồm các giao dịch với các bên liên quan; (3) tất cả các tài liệu trình bày tại Đại hội cổ đông phải được đăng trên trang web của công ty ít nhất 7 ngày trước cuộc họp; (4) tất cả các tài liệu liên quan (công bố thông tin, Điều lệ Công ty, báo cáo tài chính, báo cáo hàng năm, nghị quyết Đại hội, giải pháp quản trị…) phải được cung cấp trên trang web (5) các giao dịch giữa các cổ đông nội bộ, người được ủy quyền công bố thông tin, cổ đông lớn và các bên liên quan sẽ được công bố công khai ít nhất ba ngày trước ngày dự kiến giao dịch.
Về việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông: (1) Tất cả các cổ đông của các công ty niêm yết đều được tham gia các cuộc họp chung, (2) các thủ tục và trình tự Đại hội cổ đông được thực hiện theo Điều lệ Công ty, (3) cổ đông có quyền lợi liên quan không được phép bỏ phiếu, (4) thù lao của hội đồng quản trị, ban kiểm toán và quản lý cấp cao phải được sự chấp thuận của Đại hội cổ đông và được công bố cho các cổ đông, (5) các cuộc họp Hội đồng Quản trị và sự tham gia của quản lý cấp cao trong các cuộc họp không được ghi lại và báo cáo.
1.3. Công bố thông tin doanh nghiệp
Bản công bố thông tin là điều cần thiết cho hoạt động của thị trường chứng khoán có hiệu quả. Trong một thị trường mà nguồn lực không được phân bổ hết, các nhà cung cấp vốn (chủ đầu tư) cần phải tìm kiếm cơ hội tốt để nhận ra giá trị gia tăng trên vốn của họ trong khi các nhà khai thác vốn (nhà quản lý vốn) hy vọng sẽ thu hút đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh để tăng lợi nhuận. Một khi hình thành thông tin bất cân xứng, các giải pháp cho vấn đề thông tin bất cân xứng có thể dẫn đến đảo ngược lựa chọn và tạo nên rủi ro. Trong thị trường chứng khoán không ngừng phát triển và hoàn thiện, công bố thông tin đã trở thành một công cụ cần thiết để giảm thông tin bất cân xứng giữa các nhà đầu tư và nhà quản lý vốn.
1.3.1. Công bố nội dung thông tin Luận văn: Tác động của thông tin đến nhà đầu tư chứng khoán
Theo W.H.Beaver, các công ty phải chịu trách nhiệm về việc công bố thông tin về giá trị hiện tại và định hướng tương lai trong các báo cáo tài chính (W.H.Beaver, 1978). Một đánh giá được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của tờ Wall Street Journal Index và New York and American Stock Exchange về hiệu quả của việc công bố thông tin bao gồm: nội dung, thời gian, quy mô doanh nghiệp, công nghiệp, và tổ chức phương tiện truyền thông đại chúng.Và công bố nội dung được phân loại gồm: thông báo thu nhập, thông báo EPS, kết quả kiểm toán, thông tin công ty, vốn, thay đổi sở hữu, thay đổi tài sản, thông tin quản lý, thông tin người lao động, dự báo/phân tích, thông tin sản phẩm, thông tin khó khăn tài chính, và thông tin thuế thu nhập (C.J.Wright & J.E.Groff, 1986).
Ngoài ra, Zairi và Letza cho rằng các công ty có xu hướng thường công bố thông tin đầy đủ và chất lượng hơn các công ty khác (M. Zairi & S. Letza, 1994).
Có biến số hoàn toàn 13: Nhiệm vụ, tài chính, doanh nghiệp, cạnh tranh, kinh tế, tầm nhìn, chiến lược, làm việc nhóm, chương trình đào tạo và khen thưởng, hệ thống bảo đảm chất lượng, hệ thống thu thập thông tin, đo lường, và sự hài lòng của khách hàng. Kết hợp các quy định liên quan cho thấy nội dung thông tin doanh nghiệp bao gồm: tài chính, vốn, chính sách và các nguồn lực, phương pháp quản lý và số lượng nhân viên. Tài chính, vốn và nguồn lực chủ yếu là do quy định của Nhà nước. Chính sách, phương pháp quản lý và số lượng nhân viên chủ yếu được quy định bởi các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp.
1.3.2. Công bố thông tin tài chính
Thêm một quy định trong kế toán đã được phân tích về giảm giá thương mại cũng là một thông tin bắt buộc các công ty phải công bố và trình bày trong thông tin tài chính (Hirshleifer and Teoh, 2003). Chưa có nghiên cứu thực nghiệm để xác định việc các công ty công bố tin tốt hay tin xấu. Tùy thuộc vào quy mô công ty, các công ty sử dụng chiến lược công bố thông tin khác nhau nếu chi phí và lợi ích gắn liền với việc công bố và không công bố. Dựa trên nhận xét này, Tucker và Zorowin (2006) lập luận rằng các công ty lớn thường có sự chuẩn bị trước khi tiết lộ những tin tức xấu. Mặt khác, Diamond và Verrecchia (1991) cho thấy lợi ích cận biên của công bố thông tin và quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ đồng biến. Việc công bố thông tin tăng sẽ làm tăng độ sâu của thị trường và do đó thu hút các thương nhân lớn, những người thường liên kết với các công ty lớn. Lý thuyết cho rằng không phân biệt các loại tin tức, các công ty lớn thường công bố thông tin nhiều hơn các công ty nhỏ.
1.3.3. Vai trò của báo chí trong công bố thông tin Luận văn: Tác động của thông tin đến nhà đầu tư chứng khoán
Báo kinh doanh tiếp thị có thể xem là rộng và phổ biến nhất của tất cả các trung gian truyền thông, tiếp cận các nhà đầu tư tinh vi và không phức tạp, cũng như các nhà quản trị, quản lý, và những người tham gia lĩnh vực khác. Tuy nhiên, chỉ gần đây các nhà nghiên cứu mới bắt đầu điều tra vai trò của báo chí trong việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, các chủ nợ của doanh nghiệp, và các đối tượng khác. Dyck and Zingales (2002) cho rằng phương tiện truyền thông là một trong những phương tiện thông qua đó thông tin được tổng hợp và thông báo cho công chúng, đồng thời các phương tiện truyền thông có thể đóng một vai trò đáng kể trong việc giảm chi phí của các bên để thu thập và đánh giá thông tin. Dyck and Zingales (2002) and Miller (2005) cũng cho rằng có nhu cầu thật sự của người dùng về vai trò của các phương tiện truyền thông. Zingales (2000) đưa ra giả thuyết rằng các nhà đầu tư dựa vào thông tin trên các phương tiện truyền thông để ra quyết định khi họ cho rằng thông tin cung cấp là chính xác và đáng tin cậy.
Tin tức của báo chí tác động lớn đến thị trường vốn và ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Chan (2003) đã xem xét mối quan hệ giữa thu nhập cổ phiếu và tiêu đề của tin tức và đã rút ra kết luận về các xu hướng hành vi của nhà đầu tư trong việc đáp ứng các sự kiện tin tức. Bushee và các cộng sự (2007) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa cung cấp thông tin của báo chí và giá cổ phiếu, cũng như khối lượng giao dịch. Nghiên cứu thấy rằng báo chí cung cấp thông tin nhiều trước khi thông báo thu nhập dẫn đến một phản ứng tiêu cực là giá tuyệt đối nhỏ hơn và khối lượng giao dịch thấp hơn tại thời điểm công bố thu nhập. Báo chí ít công bố trước kết quả thông báo thu nhập thì giá tuyệt đối lớn hơn và khối lượng giao dịch cũng lớn hơn. Những kết quả này là rất hiệu quả để kiểm soát một loạt các đặc tính của công ty như: quy mô, thể chế cổ phần, công bố thông tin ban đầu của công ty, và sự hiện diện của các trung gian thông tin khác, chẳng hạn như các nhà phân tích. Bushee và cộng sự giải thích rằng bằng chứng là báo chí cung cấp thông tin mới và thông tin công cộng có hữu ích đến ít nhất là nhóm các nhà đầu tư. Ông đã cung cấp một bức tranh đầy đủ hơn về môi trường thông tin. Tuy nhiên, ông không tập trung vào lợi nhuận công bố cũng như thời gian công bố, đây là một hướng cho những nghiên cứu tiếp theo. Hơn nữa, khoảng thời gian thông báo thu nhập được các nhà đầu tư chú ý cao và nhu cầu cho các phương tiện truyền thông cũng cao hơn so với những thời gian khác.
1.4. Niền tin của nhà đầu tư
Mỗi người khi họ đã hình thành một niềm tin, họ thường giữ niềm tin đó trong một thời gian dài (Lord, Ross & Lepper, 19,790). Có ít nhất hai lý giải của vấn đề này: Một là, họ không tích cực tìm kiếm các bằng chứng chống lại niềm tin của họ. Thứ hai, nếu họ tìm thấy bằng chứng như vậy, họ xem xét bằng chứng này với một thái độ nghi ngờ cao độ.
Một số lý thuyết đã được đề xuất trong khuôn khổ lý thuyết đại diện để giải thích phản ứng tiêu cực trái chiều về thu nhập gộp của cổ phiếu. Lý thuyết hiệu ứng đòn bẩy của Black (1976) và Christie (1982) cho thấy rằng các đòn bẩy tài chính và điều hành của công ty tăng lên khi giá chứng khoán giảm, tiếp theo là sự biến động về thu nhập cổ phần. Khi chứng khoán tăng giá, các biến động về thu nhập cũng giảm do sự suy giảm của đòn bầy. Phản ứng không cân xứng của biến động đối với sự thay đổi của thu nhập dẫn đến các phản ứng tiêu cực trái chiều. Tuy nhiên, mức phí rủi ro bao trùm tin tức tốt, trong khi sự khuếch đại tin xấu, kết quả làm cho giá cổ phiếu giảm sâu hơn vào sự xuất hiện của tin xấu nhiều hơn là tin tốt. Lý thuyết bong bóng ngẫu nhiên của Blanchard và Watson (1982) mặc nhiên cho rằng phản ứng tiêu cực trái chiều phát sinh từ bong bóng đầu cơ, một sự kiện hiếm hoi mà vẫn có lợi nhuận tiêu cực rất lớn.
Niềm tin của nhà đầu tư là sự kỳ vọng, biến không thể quan sát của một tín hiệu (J. M. Patell, 1979). Phần lớn là những dữ liệu tài chính. Trong thế giới thực, các nhà đầu tư có thông tin khác nhau, và họ có những giải thích không đồng nhất. Vì vậy, niềm tin không đồng nhất tồn tại trong các nhà đầu tư, tuy nhiên, giá cổ phiếu sẽ phản ánh tất cả các thông tin có liên quan. Abarbanell và các cộng sự phát triển một mô hình và chứng minh rằng phân tích dự báo là một biến thay thế cho niềm tin của nhà đầu tư. Sau khi công bố thu nhập, niềm tin của nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và khối lượng trong thị trường chứng khoán (JS Abarbanell, Lanen WN, & Verrecchia RE, 1995). Dự báo phân tích thu nhập đã trở nên gần gũi với kỳ vọng của nhà đầu tư (LD Brown, 1993). Bởi vì các nhà phân tích báo cáo là nguồn gốc của thông tin cho các nhà đầu tư, Marcus và Wallace cũng bày tỏ rằng nhà phân tích là một nguồn chính của thông tin cho nhà đầu tư cá nhân (BW Marcus SL Wallace, 1991). Nichols và Schipper chỉ ra rằng các nhà phân tích hành vi cung cấp cái nhìn sâu sắc vào các hoạt động của nhà đầu tư và niềm tin của họ (D. Nichols, 1989). Vì vậy, kết quả của Lang và Lundholms đã mở rộng các nhà phân tích có thể được coi là nhà đầu tư niềm tin hoặc ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư (M. H. Lang & R. J. Lundholm, 1996).
1.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất Luận văn: Tác động của thông tin đến nhà đầu tư chứng khoán
Theo Healy và Palepu (2001), các biến độc lập của nghiên cứu bao gồm tính đầy đủ của nội dung công bố thông tin doanh nghiệp, và các phương tiện truyền thông. Biến phụ thuộc là niềm tin của nhà đầu tư. Mô hình nghiên cứu được trình bày trong hình 3.
1.6. Giả thuyết nghiên cứu
Theo tài liệu nghiên cứu liên quan, giả thuyết nghiên cứu minh họa mối quan hệ giữa nội dung công bố thông tin doanh nghiệp và niềm tin nhà đầu tư và mối quan hệ giữa các phương tiện truyền thông và niềm tin nhà đầu tư. Đồng thời so sánh sự khác biệt về mối quan hệ giữa công bố thông tin và niềm tin nhà đầu tư giữa các loại ngành khác nhau.
1.6.1. Nội dung công bố thông tin doanh nghiệp và niềm tin nhà đầu tư
Ziebart cho rằng thông báo thu nhập sẽ thay đổi niềm tin của nhà đầu tư, và Brown và Han (1993) cũng cho rằng công bố thu nhập hàng năm sẽ làm tăng sự hội tụ của niềm tin của nhà đầu tư, có nghĩa rằng thu nhập hàng năm của nhà đầu tư càng nhiều và được ghi nhận qua nhiều năm sẽ làm tăng niềm tin của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Lang và Lundholm (1996) thể hiện rằng việc công bố thông tin doanh nghiệp sẽ làm cho sự bất đồng của các nhà phân tích ít hơn.
Căn cứ vào kết quả trong quá khứ hoặc triển vọng của tương lai, nếu công bố thông tin của công ty là đủ, các nhà đầu tư sẽ có sự nhất quán đáng kể về tương lai của công ty. Trái lại, việc công bố thông tin không đầy đủ sẽ làm cho thông tin bất đối xứng, do đó, niềm tin của nhà đầu tư là tương đối khác nhau.
=> Giả thuyết 1: Nội dung công bố thông tin doanh nghiệp và niềm tin nhà đầu tư có mối quan hệ đồng biến.
1.6.2. Các phương tiện truyền thông và niềm tin nhà đầu tư Luận văn: Tác động của thông tin đến nhà đầu tư chứng khoán
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư cá nhân ít phụ thuộc vào báo cáo tài chính. Hay nói cách khác, khi các nhà đầu tư cá nhân quyết định đầu tư, họ ít tham khảo thông tin báo cáo tài chính, do đó họ ít bị ảnh hưởng. Ngược lại, phương tiện truyền thông là thông tin chính cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp, do đó, họ chịu ảnh hưởng nhiều vào thông tin qua các phương tiện truyền thông. Các nhà đầu tư cá nhân rất phụ thuộc vào người môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư cho sự kiện đầu tư của họ. Marcus và Wallace (1997) cho rằng báo cáo của nhà phân tích là quan trọng đối với việc đầu tư của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nguồn thông tin chủ yếu là từ những người nắm giữ công ty và các báo cáo tài chính.
=> Giả thuyết 2: Các phương tiện truyền thông có tác động tích cực đến niềm tin nhà đầu tư trên TTCK VN.
1.6.3. Sự khác biệt về mối quan hệ giữa nội dung công bố thông tin, phương tiện truyền thông và niềm tin nhà đầu tư giữa các loại ngành khác nhau
Trong phần này, danh mục các ngành được chia làm mười lăm ngành bao gồm: Dệt may; Cơ khí, chế tạo; Công nghiệp chế biến; Hóa chất; Sắt và thép; Điện, điện tử, khí đốt, nước nóng, hơi nước; Xây dựng; Vận tải, kho bãi; Du lịch, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; Thông tin và truyền thông; Bất động sản; và Khai khoáng. Sự khác biệt về mối quan hệ giữa nội dung công bố thông tin và niềm tin nhà đầu tư giữa các loại ngành là câu hỏi tác giả muốn thảo luận.
Wu (2001) xem xét bản chất niềm tin của nhà đầu tư, và cho rằng hành vi đầu tư phụ thuộc vào thu nhập tương lai của công ty. Loại ngành với khả năng cạnh tranh và giá trị trong tương lai hay không sẽ là tiêu chí đầu tư cơ bản. Cheng (2000) đề xuất rằng các biến ảnh hưởng đến giá cổ phiếu bao gồm phân tích cơ bản, phân tích thông tin, phân tích kỹ thuật, thái độ của chính phủ, và sự tự tin đầu tư. Các biến quan trọng nhất của phân tích cơ bản là ngành, triển vọng và lợi nhuận. Bên cạnh đó, King, Pownall., Và Waymire cho rằng chuyên gia phân tích tác động tích cực đến lợi nhuận, thu nhập, và Lang và Lundholm đã cho rằng phân tích có thể ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư. Theo đó, các mối quan hệ giữa các loại ngành, lợi nhuận, thu nhập thì loại ngành khác nhau sở hữu các tiêu chuẩn lợi nhuận khác nhau. Và viễn cảnh lợi nhuận là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
=> Giả thuyết 3: Có sự khác biệt về mối quan hệ giữa nội dung công bố thông tin và niềm tin nhà đầu tư giữa các loại ngành khác nhau
=> Giả thuyết 4: Có sự khác biệt về mối quan hệ giữa phương tiện truyền thông và niềm tin nhà đầu tư giữa các loại ngành khác nhau Luận văn: Tác động của thông tin đến nhà đầu tư chứng khoán
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thực trạng về công bố thông tin cho nhà đâu tư