Luận văn: Giải pháp thanh khoản cổ phiếu để đầu tư tại Cty CK

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp thanh khoản cổ phiếu để đầu tư tại Cty CK hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu tác động thanh khoản cổ phiếu đến đầu tư của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

4.1 Thống kê mô tả

4.1.1 Phân tích thống kê mô tả

Mẫu nghiên cứu có dữ liệu bảng, bao gồm dữ liệu quý của 211 công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán từ quý 1/2009 đến quý 4/2014. Bảng 4.1 tổng hợp thống kê mô tả các biến độc lập, biến phụ thuộc và biến kiểm soát được sử dụng trong mô hình (1). Tất cả các biến được lược (winsoried) ở mỗi đuôi 2%. Biến phụ thuộc bao gồm ba biến: tăng trưởng trong tổng tài sản, tăng trưởng trong tài sản cố định và tăng trưởng trong hàng tồn kho tại t+4, t+8, t+12 tương ứng là 1, 2, 3 năm. Biến thanh khoản được đo bằng hai thước đo: tỷ lệ khối lượng cổ phiếu giao dịch trên tổng số lượng cổ phiếu được phát hành và tỷ lệ khối lượng giao dịch của công ty trên khối lượng giao dịch trung bình của các công ty trên sàn. Các biến kiểm soát bao gồm đòn bẩy bằng tổng nợ chia cho tổng tài sản, Tobin’s Q bằng (tổng giá trị vốn hóa thị trường + tổng nợ)/ tổng tài sản, và dòng tiền bằng (EBIT + khấu hao)/ tổng tài sản.

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình 1

Sự tăng trưởng trong tổng tài sản có xu hướng gia tăng theo từng thời kỳ. Trung bình của tăng trưởng trong tài sản với độ trễ 1, 2 và 3 năm lần lượt là 0.12, 0.24, và 0.37. Giá trị nhỏ nhất của các biến tăng trưởng trong tổng tài sản là lần lượt là -0.86, -0.76, -0.82; giá trị lớn nhất tăng dần lần lượt là 2.79, 9.64, 11.1. Biến động trong các biến tăng trưởng trong tài sản cố định và tăng trưởng trong hàng tồn kho cũng tương tự như trong tổng tài sản. Giá trị trung bình của tăng trưởng trong tài sản cố định tăng dần cho các độ trễ 1, 2, 3 năm và cao hơn so với giá trị trung bình của tăng trưởng trong tổng tài sản với thời gian tương ứng. Biến TRV đại diện cho tính thanh khoản có giá trị trung bình là 0.005, độ lệch chuẩn khá nhỏ là 0.004 cho thấy khác biệt giữa giá trị trong mẫu với giá trị trung bình rất nhỏ. TRV có giá trị nhỏ nhất gần bằng 0, và giá trị lớn nhất là 0.011. Giá trị trung bình của TRVEX là 0,448, cho thấy các công ty trong mẫu có khối lượng giao dịch khá thấp hơn thanh khoản của trung bình của sàn giao dịch. Giá trị nhỏ nhất của TRVEX là 0.016 và giá trị lớn nhất là 1.791. Đòn bẩy của các công ty trong mẫu có giá trị trung bình là 0.27, cho thấy các công ty sử dụng đòn bẩy khá nhiều. Giá trị nhỏ nhất là 0.003 và giá trị lớn nhất là 0.795. Số liệu này cũng khá tương đồng với số liệu của Francisco Muñoz (0.02 và 0.97). Tobin’s Q có giá trị trung bình là 0.97, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất lần lượt là 0.68 và 1.42. Các dữ liệu này cho biến dòng tiền lần lượt là 0.04, – 0.18 và 3.68.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

4.1.2. Ma trận hệ số tương quan Luận văn: Giải pháp thanh khoản cổ phiếu để đầu tư tại Cty CK

Bảng 4.2 thể hiện ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình. Mối tương quan đơn biến giữa các biến đo lường đầu tư (TA4, PPE4, INV4) và các biến đo lường thanh khoản (TRV, TRVEX) đều mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê. Điều này thể hiện rằng doanh nghiệp có cổ phiếu càng thanh khoản thì đầu tư nhiều hơn và ngược lại. Ngoài ra biến phụ thuộc hầu hết đều có tác động đến các biến giải thích khác trong mô hình như LEV, CF, Q, có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả ma trận hệ số tương quan cho thấy đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, các yếu tố như tính khanh khoản của cổ phiếu, đòn bẩy, dòng tiền, hệ số Tobin’s Q, phát hành cổ phiếu, quy mô công ty, cơ hội tăng trưởng của công ty đều có tác động tới hoạt động đầu tư của công ty.

Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan các biến nghiên cứu

4.2. Tác động của tính thanh khoản của cổ phiếu đến đầu tư của các công ty niêm yết tại Việt Nam Luận văn: Giải pháp thanh khoản cổ phiếu để đầu tư tại Cty CK

4.2.1. Mô hình hồi quy chính:

Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng với biến công cụ để thực hiện kiểm tra tác động của tính thanh khoản lên đầu tư của các công ty. Trước khi thực hiện hồi quy tác giả sử dụng F – test để kiểm tra xem biến công cụ có yếu hay không và kiểm định Hansen để kiểm định ràng buộc xác định quá mức của biến công cụ, kiểm tra tính hợp lý của biến công cụ. Tiếp theo đó tác giả lần lượt thêm các biến giả về phát hành cổ phiếu, quy mô công ty (theo tổng tài sản và theo giá trị vốn hóa), công ty giá trị hay công ty tăng trưởng để kiểm tra cách thức mà tính thanh khoản tác động đến hoạt động đầu tư.

Bảng 4.3 trình bày các kết quả hồi quy của sáu mô hình từ (1.1) đến (1.6), trong đó lần lượt hồi quy phương trình theo các thước đo của đầu tư là tăng trưởng trong tổng tài sản, tăng trưởng trong tài sản cố định và tăng trưởng trong hàng tồn kho với độ trễ thời gian 1 năm, 2 năm và 3 năm. Bảng 4.3 cho thấy p – value của kiểm định Hansen đều lớn hơn 0.05 và các giá trị của kiểm định F đều lớn hơn giá trị tiêu chuẩn 19,93. Như vậy, biến công cụ không yếu và có ý nghĩa giải thích trong hồi quy này.

Hệ số hồi quy của biến thanh khoản có ý nghĩa và mang dấu dương, điều này cho thấy tính thanh khoản tác động thuận chiều lên đầu tư và có ý nghĩa thống kê đối với cả ba thước đo đầu tư. Điều này cho thấy công ty có khối lượng giao dịch cao hơn hay có thanh khoản cao hơn, thì đầu tư nhiều hơn. Biến này rất có ý nghĩa về mặt kinh tế. Ví dụ hệ số của biến thanh khoản và tăng trưởng trong tổng tài sản sau năm có giá trị là 5.87 – điều này cho thấy một sự gia tăng 1% trong tính thanh khoản (khối lượng giao dịch) thì đầu tư tăng 5.87%. Kết quả hồi quy duy trì kết quả về dấu và có ý nghĩa thống kê trong trường hợp thời gian 02 năm hoặc 03 năm. Điều này cho thấy những công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014, cổ phiếu có tính thanh khoản cao thì công ty thực hiện đầu tư cao hơn và ngược lại. Như vậy kết quả này là bằng chứng cho các giả thuyết được trình bày trong bài nghiên cứu này, tính thanh khoản của cổ phiếu của công ty có tác động thuận chiều lên đầu tư, kết quả này không hỗ trợ cho lý thuyết tính thanh khoản có tác động nghịch chiều lên hoạt động đầu tư.

Hệ số hồi quy của biến đòn bẩy trong trường hợp sử dụng thước đo tăng trưởng trong tổng tài sản và tăng trưởng trong hàng tồn kho có dấu âm và có ý nghĩa thống kê. Các hệ số này có ý nghĩa rằng nếu đòn bẩy của công ty tăng 1% thì đầu tư của công ty sau một năm giảm 0,10%. Kết quả này tương tự với kết quả Francisco Muñoz (2012) tìm được cho mối quan hệ giữa đòn bẩy và đầu tư trong các công ty của bốn quốc gia Mỹ Latin. Đây sẽ là bằng chứng ủng hộ luồng lý thuyết đầu tư quá mức. Những công ty tăng trưởng có đòn bẩy tài chính cao thì áp lực trả nợ lớn, do đó sẽ đòi hỏi một dòng tiền lớn để trả lãi và vốn, do đó làm giảm vốn của mình để đầu tư vào các dự án mới. Do đó các công ty này không gia tăng đầu tư vào các dự án tốt do không muốn rơi vào tình trạng phá sản. Đối với Việt Nam, trong giai đoạn nghiên cứu của bài nghiên cứu này, lãi suất cho vay doanh nghiệp vẫn khá cao. Đến năm 2012, 2013, 2014 đã giảm đáng kể nhưng số lượng doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn này khá ít. Do đó áp lực trả nợ vay và lãi vay của các doanh nghiệp khá lớn và các công ty có thể sử dụng các nguồn tài trợ khác để đầu tư như phát hành cổ phiếu, lợi nhuận giữ lại, huy động thêm vốn góp từ cổ đông.

Hệ số của biến Tobin’s Q, phản ánh cơ hội đầu tư, có ý nghĩa thống kê và tương quan dương. Vì vậy, các công ty có cơ hội đầu tư lớn sẽ gia tăng đầu tư. Kết quả này là khá đúng theo lý thuyết của đề tài và tương tự với kết quả tìm được trong bài nghiên cứu của Francisco Muñoz (2012) cho bốn quốc gia Mỹ Latin, nghiên cứu của Polk và Sapienza (2009) cho các công ty Mỹ.

Cuối cùng, kết quả cho thấy hầu hết hệ số của biến dòng tiền có ý nghĩa thống kê trong mô hình và có tương quan dương. Điều này cho thấy các công ty có dòng tiền lớn thì sẽ đầu tư nhiều hơn. Nếu một công ty bị hạn chế tài chính, công ty khó có thể huy động nguồn tài trợ bên ngoài thì sự nhạy cảm của đầu tư đối với dòng tiền càng gia tăng. Kết quả của biến này cũng có mức ý nghĩa và mối tương quan tương tự như các nghiên cứu được tìm thấy bởi Francisco Muñoz (2012).

Bảng 4.4 trình bày kết quả hồi quy sáu mô hình từ (1.1) đến (1.6), trong đó sử dụng TRVEX là đại diện cho tính thanh khoản của cổ phiếu. Kết quả tìm thấy tương tự như trường hợp sử dụng TRV. Hệ số hồi quy hầu hết đều mang dấu âm và có ý nghĩa, điều này cho thấy các công ty có khối lượng giao dịch cao hơn trung bình của các công ty trong sàn giao dịch thì đầu tư nhiều hơn. Các hệ số của các biến kiểm soát: đòn bẩy, Tobin’s Q, dòng tiền đều có ý nghĩa thống kê và có dấu tương tự với trường hợp sử dụng TRV làm thước đo tính thanh khoản.

Bảng 4.3: Kết quả hồi quy mô hình với biến đo lường thanh khoản là TRV

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mô hình với biến đo lường thanh khoản là TRVEX

4.2.2. Tác động của tính thanh khoản đến cổ phiếu tại Việt Nam trong trường hợp phân biệt các công ty có phát hành cổ phiếu: Luận văn: Giải pháp thanh khoản cổ phiếu để đầu tư tại Cty CK

Luận văn tiếp tục kiểm cách thức mà tính thanh khoản tác động đến đầu tư của công ty dưới tác động của việc phát hành cổ phiếu. Bảng 4.5 và bảng 4.6 lần lượt trình bày kết quả hồi quy phương trình (1) trong đó thêm vào biến liên kết giữa biến giả IS nhằm phân biệt những công ty phát hành thêm cổ phiếu trong trường hợp sử dụng TRV và TRVEX làm thước đo tính thanh khoản của cổ phiếu. Kết quả kiểm định cho thấy các hệ số của tính thanh khoản đều có ý nghĩa thống kê và tương quan dương, tức là tính thanh khoản tác động cùng chiều đến đầu tư của công ty. Hầu hết các hệ số của ISxTRV và ISxTRVEX đều có ý nghĩa thống kê. Như vậy có thể thấy rằng tác động của tính thanh khoản của cổ phiếu đến đầu tư của công ty được khuếch đại trong trường hợp công ty phát hành thêm cổ phiếu. Kết quả này tương tự với kết quả trong bài nghiên cứu của Francisco Muñoz (2012), phù hợp với kênh lý thuyết thanh khoản có liên quan với đầu tư công ty vì nó khuyến khích phát hành cổ phiếu. Hệ số của các biến kiểm soát hầu hết đều có ý nghĩa thống kê và duy trì dấu như hồi quy ban đầu.

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mô hình, thêm biến giả phân biệt công ty phát hành cổ phiếu, sử dụng biến TRV làm thước đo thanh khoản

Trong ngoặc đơn là robust errors; *, **, *** tương ứng có ý nghĩa tại mức 1%, 5% và 10%.

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình, thêm biến giả phân biệt công ty phát hành cổ phiếu, sử dụng biến TRVEX làm thước đo thanh khoản

4.2.3. Tác động của tính thanh khoản đến cổ phiếu tại Việt Nam, thêm biến phân biệt công ty có ràng buộc tài chính khác nhau:

Các bảng 4.7, bảng 4.8, bảng 4.9 và bảng 4.10 cho thấy bằng chứng về sự khác nhau của tác động của tính thanh khoản đến đầu tư cho các công ty với những hạn chế tài chính lớn hơn. Bảng 4.7 và bảng 4.8 trình bày kết quả hồi quy sử dụng biến SIZE1, phân biệt các công ty lớn và công ty nhỏ theo giá trị tổng tài sản. Nếu giá trị tài sản của công ty lớn hơn trung vị của tổng tài sản của các công ty trong mẫu, đó là công ty lớn và ngược lại. Các kết quả được tìm thấy trong bảng 4.7 và bảng 4.8 cho thấy các biến thanh khoản đều có ý nghĩa thống kê và có tác động cùng chiều đến hoạt động đầu tư cho cả hai thước đo tính thanh khoản là TRV và TREX. Hầu hết hệ số của biến kết hợp SIZE1xTRV và SIZE1xTRVEX có ý nghĩa và mang dấu âm. Kết quả này là tương tự với kết quả được tìm thấy bởi Francisco Muñoz (2012). Điều này cho thấy trong những công ty với ràng buộc về tài chính lớn hơn (những công ty nhỏ), đầu tư sẽ nhạy cảm với tính thanh khoản hơn những công ty ít bị hạn chế tài chính (công ty lớn).

Theo Francisco Muñoz (2012), nếu phân biệt quy mô công ty theo giá trị vốn hóa, theo đó nếu công ty có giá trị vốn hóa lớn hơn giá trị trung vị của giá trị vốn hóa của các công ty trong mẫu, thì đó là công ty lớn và ngược lại. Bảng 4.9 và Bảng 4.10 trình bày kết quả hồi quy lần lượt thêm biến giả SIZE2xTRV và SIZE2xTRVEX vào mô hình, lần lượt sử dụng TRV và TRVEX là thước đo tính thanh khoản. Kết quả mô hình cho thấy hầu hết hệ số của biến thanh khoản đều có ý nghĩa thống kê và mang dấu dương, cho thấy tác động cùng chiều của tính thanh khoản đến hoạt động đầu tư. Hầu hết các hệ số của SIZE2xTRV và SIZE2xTRVEX có ý nghĩa và có dấu tương tự với kết quả trình bày trong bảng 4.7 và 4.8. Như vậy kết quả trên là tương tự kết quả được tìm thấy trong bài nghiên cứu của Francisco Muñoz (2012), cho thấy rằng các công ty vốn hóa thấp có mối quan hệ giữa thanh khoản và đầu tư cao hơn. Điều này có thể giải thích rằng các công ty nhỏ thì khó khăn hơn trong việc huy động nguồn tài trợ bên ngoài so với các công ty lớn. Do đó hoạt động đầu tư của công ty nhỏ nhạy cảm với tính thanh khoản của cổ phiếu hơn, bởi vì tính thanh khoản cao sẽ giúp công ty nới lỏng các ràng buộc tài chính, dễ dàng huy động nguồn vốn cho đầu tư.

4.2.4. Tác động của tính thanh khoản đến cổ phiếu tại Việt Nam, thêm biến phân biệt công ty có cơ hội đầu tư khác nhau Luận văn: Giải pháp thanh khoản cổ phiếu để đầu tư tại Cty CK

Để thực hiện kiểm tra tác động của tính thanh khoản đến đầu tư giữa các công ty có nhiều cơ hội đầu tư hơn và công ty có ít cơ hội đầu tư hơn, luận văn thực hiện hồi quy các mô hình có thêm biến BMxTRV và biến BMxTRVEX, kết quả hồi quy được trình bày trong bảng 4.11 và bảng 4.12 lần lượt cho trường hợp sử dụng TRV và TRVEX là thước đo tính thanh khoản. Bảng 4.11 và 4.12 cho thấy tác động thuận chiều và có ý nghĩa giữa tính thanh khoản lên đầu tư không thay đổi và lớn hơn. Hầu hết hệ số của biến thanh khoản đều có ý nghĩa thống kê và mang dấu dương cho thấy tác động cùng chiều của tính thanh khoản của cổ phiếu lên hoạt động đầu tư. Hầu hết hệ số của BMxTRV và BMxTRVEX có ý nghĩa thống kê và mang dấu âm. Kết quả này tương tự với kết quả được tìm thấy trong bài nghiên cứu của Francisco Muñoz (2012). Điều này cho thấy tác động của thanh khoản đến đầu tư là nhiều hơn đối với các công ty có nhiều cơ hội đầu tư hơn (công ty tăng trưởng), các công ty có cơ hội đầu tư nhiều hơn thì sẽ nhạy cảm với đặc điểm thị trường hơn so với các công ty có ít cơ hội đầu tư.

Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình, thêm biến giả phân biệt công ty có cơ hội đầu tư khác nhau, sử dụng biến TRV làm thước đo thanh khoản

Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình, thêm biến giả phân biệt công ty có cơ hội đầu tư khác nhau, sử dụng biến TRVEX làm thước đo thanh khoản

Như vậy, qua các kết quả thực nghiệm đối với mẫu 211 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam trong khoản thời gian từ quý 1/2009 đến quý 4/2014 cho thấy tính thanh khoản của cổ phiếu có tác động thuận chiều đến đầu tư của công ty. Bên cạnh đó, tác động này càng được khuếch đại khi công ty phát hành cổ phiếu. Bài nghiên cứu cũng tìm ra bằng chứng hỗ trợ cho lý thuyết cho thấy trong những công ty với ràng buộc về tài chính lớn hơn (những công ty nhỏ), đầu tư sẽ nhạy cảm với tính thanh khoản hơn những công ty ít bị hạn chế tài chính (công ty lớn), đồng thời công ty “tăng trưởng” nhạy cảm hơn với tính thanh khoản của thị trường khi ra quyết định đầu tư.

4.3. Tác động của tính thanh khoản của cổ phiếu lên đầu tư cho các công ty trên từng sàn giao dịch. Luận văn: Giải pháp thanh khoản cổ phiếu để đầu tư tại Cty CK

Để kiểm tra tác động của tính thanh khoản của cổ phiếu lên đầu tư của các công ty theo sàn giao dịch, luận văn thực hiện tác mẫu 211 công ty thành hai mẫu bao gồm 94 công ty niêm yết trên sàn HOSE và 117 công ty niêm yết trên sàn HNX. Luận văn lần lượt thực hiện hồi quy các mô hình chính cho từng mẫu gồm các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và mẫu gồm các sàn chứng khoán Hà Nội (HNX).

Bảng 4.13 và bảng 4.14 lần lượt trình bày kết quả hồi quy mô hình (1.1), (1.2) và (1.3) đối với mẫu các công ty niêm yết trên HOSE và HNX. Bảng 4.13 và Bảng 4.14 cho thấy hầu hết các hệ số của tính thanh khoản đều có ý nghĩa thống kê và mang dấu dương. Như vậy kết quả này tương tự với kết quả khi thực hiện hồi quy cho mẫu gồm tất cả các công ty trong hai sàn. Về độ lớn của hệ số, hầu hết hệ số của TRV của các công ty trên sàn HNX thì lớn hơn các công ty trên HOSE, như vậy có thể thấy tác động của tính thanh khoản của cổ phiếu lên đầu tư của các công ty trên sàn HNX thì lớn hơn so với các công ty trên sàn HOSE. Có sự khác nhau về độ lớn của hệ số này có thể giải thích do sự khác nhau giữa quy mô các công ty niêm yết trên từng sàn chứng khoán. Đối với sàn chứng khoán HOSE, điều kiện niêm yết là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng trở lên, trong khi đối với sàn HNX là từ 10 tỷ đồng trở lên. Như vậy các công ty trên sàn HNX thì có quy mô nhỏ hơn đối với các công ty trên sàn HOSE. Như đã trình bày trong phần 4.2, đối với các công ty quy mô nhỏ, thì độ nhạy cảm của tính thanh khoản của cổ phiếu đến hoạt động đầu tư sẽ cao hơn so với các công ty quy mô lớn.

Kết quả hồi quy khi sử dụng TRVEX làm thước đo tính thanh khoản được trình bày trong bảng 4.15 và 4.16. Có thể thấy phần lớn hệ số của tính thanh khoản có ý nghĩa và tương quan dương, cho thấy tác động cùng chiều của tính thanh khoản lên đầu tư được duy trì khi hồi quy riêng lẻ cho mẫu các công ty trên mỗi sàn giao dịch.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4:

Chương 4 trình bày kết quả thực nghiệm của mô hình, kiểm định tác động của tính thanh khoản của cổ phiếu đến đầu tư của công ty. Tiếp theo luận văn kiểm tra tác động của tính thanh khoản đến đầu tư trong trường hợp công ty phát hành cổ phiếu, những tác động trong trường hợp công ty chịu ràng buộc tài chính lớn hoặc những công ty có nhiều cơ hội phát triển. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng tính thanh khoản của thị trường chứng khoán tác động cùng chiều đến đầu tư của công ty. Tác động này lớn hơn trong trường hợp công ty phát hành cổ phiếu, hoặc công ty nhỏ (các công ty bị hạn chế tài chính lớn) và các công ty có cơ hội đầu tư tốt hơn.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

5.1. Kết luận chung

Luận văn nghiên cứu tác động của tính thanh khoản của cổ phiếu lên đầu tư của công ty của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam trong khoản thời gian từ năm 2009 đến năm 2014. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng thanh khoản thị trường chứng khoán tác động thuận chiều đến đầu tư. Hơn nữa, điều đó ảnh hưởng thậm chí còn lớn hơn cho các công ty phát hành cổ phiếu, do đó hỗ trợ cho quan điểm, những công ty có tính thanh khoản cao hơn khuyến khích phát hành cổ phiếu làm tăng đầu tư của doanh nghiệp.

Ngoài ra, luận văn tìm thấy bằng chứng cho thấy các công ty hạn chế tài chính lớn hơn thì tác động của tính thanh khoản lên đầu tư lớn hơn. Điều này ủng hộ giả thuyết tính thanh khoản của cổ phiếu tác động thuận chiều đến đầu tư, bởi vì tính thanh khoản cao cho phép sử dụng nguồn tài chính bên ngoài.

Mặt khác, có một ảnh hưởng không cân xứng giữa công ty “giá trị” và công ty “tăng trưởng”, các công ty “tăng trưởng” là những công ty nhạy cảm hơn với thanh khoản. Vì vậy, các công ty có cơ hội phát triển lớn hơn (công ty “tăng trưởng”) sẽ thực hiện chiến lược đầu tư có liên quan nhiều hơn đến tình trạng của thị trường. Điều này phù hợp với ý kiến cho rằng thanh khoản tốt hơn tạo ra một kịch bản tốt hơn cho việc sử dụng tài chính bên ngoài.

5.2. Hạn chế của đề tài Luận văn: Giải pháp thanh khoản cổ phiếu để đầu tư tại Cty CK

Mặc dù tác giả đã cố gắng hết sức để giảm thiểu những thiết sót, tuy nhiên bài nghiên cứu vẫn không tránh khỏi những hạn chế sau:

Thứ nhất, do thị trường chứng khoán Việt Nam mới hoạt động trong một thời gian ngắn và chỉ bắt đầu phát triển sôi nổi từ năm 2006 đến nay. Thời gian đầu từ năm 2008 trở về trước số lượng doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán còn khá ít, các thông tin trong báo cáo tài chính quý không được công bố đầy đủ và chính xác, thông tin trong khối lượng giao dịch cũng không được công bố. Do đó  bài nghiên cứu chỉ có thể lấy được dữ liệu cần thiết trong giai đoạn từ 2009 – 2014. Ngoài ra do một số doanh nghiệp không công bố đủ đầy đủ báo cáo tài chính quý, do đó bài nghiên cứu loại các công ty này ra khỏi mẫu nghiên cứu và mẫu nghiên cứu chỉ bao gồm 211 công ty. Theo Francisco Muñoz (2012) cho rằng để nghiên cứu được tác động của tính thanh khoản lên đầu tư của công ty cần phải có một thời kỳ nghiên cứu dài hơn, bởi vì các đầu tư dài hạn không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Do vậy kết quả của bài nghiên cứu chỉ phản ánh được phần nào tác động của tính thanh khoản lên đầu tư của công ty chứ không hoàn toàn chính xác.

Thứ hai, hầu hết số liệu được thu thập bằng tay theo các báo cáo tài chính hằng quý được công bố của các công ty. Do đó không thể tránh khỏi sai sót trong việc thu thập dữ liệu. Ngoài ra các báo cáo tài chính hàng quý của các doanh nghiệp công bố hầu hết chưa được soát xét hoặc kiểm toán, do đó ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả của bài nghiên cứu.

Thứ ba, theo Francisco Muñoz (2012) thực hiện nghiên cứu cho bốn nước Mỹ La Tinh là Argentina, Brazil, Chile và Mexico. Ông sử dụng thước đo tính thanh khoản thứ hai là bằng tỷ lệ khối lượng cổ phiếu giao dịch của công ty trên khối lượng cổ phiếu giao dịch trung bình của ngành. Tuy nhiên, do hạn chế trong việc thu thập dữ liệu theo ngành nên luận văn sử dụng thước đo tính thanh khoản thứ hai bằng tỷ lệ khối lượng cổ phiếu giao dịch của công ty trên khối lượng cổ phiếu giao dịch trung bình của sàn chứng khoán của công ty niêm yết.

5.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Những nghiên cứu tiếp theo có thể tăng thêm các quan sát theo số lượng công ty trên HOSE và HNX đồng thời gia tăng thời gian chia nhiều giai đoạn nghiên cứu trước và sau khủng hoảng tài chính thế giới sẽ làm cho kết quả nghiên cứu vững chắc hơn. Ngoài ra như đã trình bày ở trên vấn đề nội sinh có thể xảy ra trong mô hình. Những bài nghiên cứu sau có thể tìm các khắc phục vấn đề nội sinh và tìm ra bằng chứng thực nghiệm chính xác hơn. Bên cạnh đó, có thể nghiên cứu mối quan hệ giữa tính thanh khoản và đầu tư của công ty theo chiều ngược lại, hoạt động đầu tư của công ty tác động đến thanh khoản của cổ phiếu như thế nào. Ngoài ra, bài  nghiên cứu tiếp theo có thể thu thập dữ liệu đầy đủ hơn, sử dụng mẫu lớn hơn để sử dụng thước đo tính thanh khoản bằng tỷ lệ khối lượng cổ phiếu giao dịch trên khối lượng cổ phiếu giao dịch trung bình của ngành công nghiệp như bài nghiên cứu của Francisco Muñoz (2012). Luận văn: Giải pháp thanh khoản cổ phiếu để đầu tư tại Cty CK

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Thanh khoản cổ phiếu của các Cty chứng khoán

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x