Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thanh khoản cổ phiếu của các Cty chứng khoán hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu tác động thanh khoản cổ phiếu đến đầu tư của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
TÓM TẮT
Luận văn kiểm tra xem tính thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán có tác động đến đầu tư của công ty hay không, nếu có tác động đó như thế nào? Luận văn sử dụng mẫu gồm 211 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) trong giai đoạn từ năm quý 1/2009 đến quý 4/2014. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện dựa trên công trình nghiên cứu của Francisco Muñoz (2012), áp dụng cho các công ty tại Việt Nam, sử dụng mô hình hồi quy bình phương bé nhất với biến công cụ (IV – OLS), sử dụng độ trễ sai phân của Tobin’s Q làm biến công cụ để ước lượng. Nghiên cứu dùng kiểm định F-test và kiểm định Hansen để xem xét sự phù hợp của biến công cụ được sử dụng trong mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tính thanh khoản của thị trường chứng khoán tác động cùng chiều đến đầu tư của công ty. Tác động này lớn hơn trong trường hợp công ty phát hành cổ phiếu, hoặc công ty nhỏ (các công ty bị hạn chế tài chính lớn) và các công ty có cơ hội đầu tư tốt hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do thực hiện đề tài Luận văn: Thanh khoản cổ phiếu của các Cty chứng khoán
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán đã thu hút nhiều sự chú ý hơn cả trong nghiên cứu lý thuyết cũng như trong nghiên cứu thực nghiệm. Gần đây nhất, người ta ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc nghiên cứu mối quan hệ có thể tồn tại giữa thanh khoản trong thị trường chứng khoán và nền kinh tế.
Cấp độ kinh tế vĩ mô, các nghiên cứu của Kaul và Kayacetin (2009), Beber và cộng sự (2010), Naes và công sự (2011) cho thấy bằng chứng ở mức độ tổng hợp và ngành, về mối quan hệ cùng chiều giữa tính thanh khoản của thị trường chứng khoán và các biến thực như GDP và đầu tư (FDI). Ở cấp độ kinh tế vi mô, mối quan hệ giữa thanh khoản và các quyết định của công ty đã được nghiên cứu sử dụng các yếu tố như phát hành cổ phiếu (Butler và cộng sự, 2005; Lipson và Mortal, 2009), đòn bẩy (Bharath và cộng sự, 2009; Lesmond và cộng sự, 2008), và hiệu quả hoạt động của các công ty (Fang và cộng sự, 2009). . . Nghiên cứu của Francisco Muñoz (2012) nghiên cứu về tác động của tính thanh khoản của cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán và đầu tư của công ty đã tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa hai yếu tố này tại mẫu là các công ty tại 04 nước châu Mỹ Latin: Brazil; Chile; Argentina và Mexico.
Francisco Muñoz nghiên cứu mối quan hệ này bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ở bốn quốc gia Châu Mỹ La Tinh (Argentina , Brazil, Chile và Mexico), sử dụng dữ liệu quý trong giai đoạn 1990 – 2010. Francisco Muñoz đưa vào mô hình yếu tố tác động cố định ở cấp độ doanh nghiệp và yếu tố tác động cố định theo thời gian. Bên cạnh đó Francisco Muñoz sử dụng biến công cụ để khắc phục các vấn đề nội sinh trong biến Tobins ‘Q. Francisco Muñoz sử dụng các thước đo khác nhau để đo lường tính thanh khoản (khối lượng giao dịch và khối lượng giao dịch công ty trên khối lượng giao dịch ngành) và đầu tư (tổng tài sản, tài sản cố định và hàng tồn kho) để tăng tính bền vững cho mô hình và đã tìm thấy tác động thuận chiều có ý nghĩa của tính thanh khoản của cổ phiếu lên đầu tư của công ty. Hơn nữa, bài nghiên cứu này cũng tìm thấy tác động càng tăng khi công ty phát hành cổ phiếu, hoặc với những công ty có ràng buộc tài chính chặt chẽ hơn hoặc với các công ty có cơ hội đầu tư tốt hơn.
Tại Việt Nam hiện nay chưa có nhiều bài nghiên cứu về tính thanh khoản, đặc biệt là những nghiên cứu về tác động có thể có giữa tính thanh khoản của cổ phiếu lên đầu tư của công ty. Do đó luận văn này sẽ nghiên cứu tác động của tính thanh khoản của cổ phiếu lên đầu tư của các công ty niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn từ quý 1/2009 đến quý 4/2014.
1.2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu Luận văn: Thanh khoản cổ phiếu của các Cty chứng khoán
Luận văn tiến hành kiểm định và đo lường mức độ tác động của tính thanh khoản của cổ phiếu lên đầu tư của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam. Đồng thời luận văn đo lường tác động đó trong trường hợp công ty phát hành cổ phiếu, phân biệt theo quy mô công ty và phân biệt công ty tăng trưởng hay giá trị.
Luận văn sẽ trả lời các câu hỏi sau để đạt được mục tiêu nghiên cứu:
Thứ nhất, tính thanh khoản của cổ phiếu công ty có tác động đến hoạt động đầu tư của công ty hay không? Trong trường hợp có tác động, xu hướng và mức độ tác động như thế nào?
Thứ hai, trong trường hợp công ty phát hành cổ phiếu, mức độ tác động của tính thanh khoản của cổ phiếu lên đầu tư như thế nào?
Thứ ba, mức độ tác động này thay đổi như thế nào giữa công ty quy mô lớn và công ty quy mô nhỏ, giữa công ty có nhiều cơ hội đầu tư (công ty tăng trưởng) và công ty không có nhiều cơ hội đầu tư (công ty giá trị)?
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của tính thanh khoản của cổ phiếu đến hoạt động đầu tư của công ty.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các công ty phi tài chính niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX của Việt Nam từ quý 1/2009 đến quý 4/2014.
1.4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Thanh khoản cổ phiếu của các Cty chứng khoán
Luận văn được thực hiện dựa trên công trình nghiên cứu của Francisco Muñoz (2012), áp dụng cho các công ty tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 – 2014. Luận văn sử dụng mô hình hồi quy với biến công cụ, sử dụng phương pháp ước lượng IV-OLS với biến công cụ được sử dụng là độ trễ sai phân của Tobin’s Q. Luận văn dùng kiểm định F và kiểm định Hansen để xem xét sự phù hợp của biến công cụ được sử dụng trong mô hình. Sau khi kiểm tra tác động của tính thanh khoản của cổ phiếu lên hoạt động đầu tư của công ty, nếu tính thanh khoản của cổ phiếu có tác động đến đầu tư của công ty và tác động này là cùng chiều, luận văn tiếp tục nghiên cứu tác động của tính thanh khoản của cổ phiếu đến hoạt động đầu tư của công ty trong trường hợp các công ty phát hành thêm cổ phiếu mới, quy mô công ty bằng cách chia các công ty thành hai loại theo quy mô là công ty lớn và công ty nhỏ, và kiểm tra các cơ hội đầu tư trong việc phân loại công ty tăng trưởng và công ty giá trị. Để kiểm tra tính bền vững của mô hình, luận văn tiếp tục hồi quy mô hình cho mẫu các công ty trong từng sàn giao dịch, xem xét tác động của tính thanh khoản của cổ phiếu đến đầu tư trên từng sàn.
1.5. Kết cấu luận văn
Luận văn được trình bày như sau:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Các nghiên cứu trước đây, trình bày các bằng chứng thực nghiệm của các nghiên cứu trước đây trên thế giới về mối quan hệ giữa tính thanh khoản của cổ phiếu công ty trên thị trường và hoạt động đầu tư của công ty.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, trình bày phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và mô tả các dữ liệu được sử dụng trong bài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận, trình bày kết quả thực nghiệm.
Chương 5: Kết luận, trình bày kết luận, những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. Luận văn: Thanh khoản cổ phiếu của các Cty chứng khoán
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Khái quát về nghiên cứu thanh khoản cổ phiếu