Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng về cổ phiếu của các Cty chứng khoán hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu tác động thanh khoản cổ phiếu đến đầu tư của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Mô hình nghiên cứu và mô tả biến
3.1.1. Mô hình nghiên cứu
Luận văn dựa trên mô hình của Francisco Muñoz (2012) nhằm kiểm định tác động của tính thanh khoản của cổ phiếu lên đầu tư đối với các công ty trong mẫu. Mô hình được sử dụng như sau:
Trong đó:
- i là viết tắt của công ty, t quý, và j là độ lệch của thời gian.
- lần lượt là yếu tố tác động cố định theo công ty (fixed effects at firm level) và yếu tố tác động cố định theo thời gian (quý) (quarter fixed effect).
- β và θ là các hệ số ước lượng.
- đầu tư của công ty i tại thời điểm t+j so với thời điểm t.
- Tính thanh khoản của công ty i tại thời điểm t.
- Các biến kiểm soát, bao gồm biến Đòn bẩy (LEV), Tobin’s Q (Q),
Dòng tiền (CF).
Theo Francisco Muñoz (2012), tác giả sử dụng ba cách đo để có thể đảm bảo là thước đo chính xác cho đầu tư của công ty và để tìm hiểu tác động của thanh khoản lên đầu tư trong các thời kỳ đầu tư khác nhau. Ba cách đo lường để đại diện cho đầu tư bao gồm: tăng trưởng trong tổng tài sản, tăng trưởng trong tài sản cố định, và sự tăng trưởng hàng tồn kho. Vì việc đầu tư không được thực hiện ngay lập tức nên các biến đo lường đầu tư có độ trễ lần lượt là 1 năm, 2 năm và 3 năm.
Đồng thời tính thanh khoản được đo bằng hai cách đo lường là bằng tổng khối lượng giao dịch của công ty chia cho tổng số cổ phiếu lưu hành của công ty và khối lượng giao dịch của công ty chia cho khối lượng giao dịch của sàn chứng khoán trong cùng thời gian. Mô hình tổng quát trên có thể viết lại thành các mô hình cụ thể như sau:
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
3.1.2. Mô tả biến nghiên cứu Luận văn: Thực trạng về cổ phiếu của các Cty chứng khoán
Biến đo lường đầu tư
Trong các nghiên cứu về các công ty ở Mỹ, người ta thường sử dụng chi tiêu vốn là thước đo của đầu tư. Tuy nhiên, đối với các công ty ở Việt Nam, số liệu này không được công bố trong báo cáo tài chính. Trong bài nghiên cứu của mình, Francisco Muñoz (2012) sử dụng ba thước đo để có thể đảm bảo là thước đo chính xác cho đầu tư của công ty và để tìm hiểu tác động của thanh khoản lên đầu tư trong các thời kỳ đầu tư khác nhau. Ba thước đo đầu tư bao gồm tăng trưởng trong tổng tài sản (TAjit), tăng trưởng trong tài sản cố định (PPEjit) và tăng trưởng trong hàng tồn kho (INVjit). Có sự khác biệt về khái niệm giữa ba thước đo của đầu tư. Định nghĩa đầu tiên là tăng trưởng tổng tài sản, trong đó bao gồm cả khoản đầu tư bắt buộc. Tăng trưởng trong tổng tài sản phản ánh sự thay đổi trong đầu tư của doanh nghiệp, tuy nhiên nó bao gồm các khoản đầu tư ở những thời kỳ khác nhau, và nhiều khoản đầu tư khác nhau. Hơn nữa tăng trưởng trong tổng tài sản cũng bao gồm những thay đổi trong các tài khoản mà không nằm trong mối bận tâm của công ty, chẳng hạn như các khoản phải thu. Thước đo thứ hai của đầu tư là tăng trưởng trong tài sản cố định. Thước đo này thì gần với thước đo chi tiêu vốn được sử dụng trong các nghiên cứu ở Mỹ hơn. Thước đo này phản ánh quyết định đầu tư của công ty trong một thời kỳ dài hạn. Cuối cùng, tăng trưởng trong hàng tồn kho phản ánh các quyết định đầu tư ngắn hạn của công ty. Vì việc đầu tư không được thực hiện ngay lập tức nên bài nghiên cứu sử dụng độ trễ là 1, 2, 3 năm (tương ứng với j = 4, 8, 12) để đánh giá tác động của thanh khoản đến đầu tư.
Công thức tính của các biến như sau:
- Tăng trưởng trong tổng tài sản (TAjit)
- Tăng trưởng trong tài sản cố định (PPEjit)
- Tăng trưởng trong hàng tồn kho (INVjit)
- Biến đo lường thanh khoản của cổ phiếu
Theo Francisco Muñoz (2012), tính thanh khoản của cổ phiếu sẽ được đo lường theo khối lượng giao dịch. Các biến khối lượng giao dịch (TRV) và Khối lượng giao dịch điều chỉnh theo sàn (TRVEX) lần lượt được sử dụng để đo lường tính thanh khoản của công ty. Thước đo này được tạo ra bằng cách sử dụng dữ liệu hàng ngày về số lượng cổ phiếu được giao dịch và tổng số cổ phiếu của công ty. Công thức tính như sau:
Với DQ: số ngày giao dịch trong quý.
Thước đo thứ hai được tính bằng khối lượng cổ phiếu giao dịch điều chỉnh theo sàn, được tính toán bằng công thức:
Với: Q: số ngày giao dịch trong quý
Các biến kiểm soát
Biến Leverage (LEV)
Biến Leverage (LEV) là tỷ lệ nợ của công ty, tại diện cho mức độ đòn bẩy mà công ty đang sử dụng. LEV được tính theo công thức:
Một công ty có tỷ lệ nợ cao sẽ đòi hỏi đòi hỏi một dòng tiền lớn để trả lãi và vốn, do đó làm giảm vốn của mình để đầu tư vào các dự án mới. Bên cạnh đó nợ quá nhiều sẽ làm cho công ty khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài trợ khác bên ngoài khi cần vốn cho kế hoạch đầu tư của mình. Trong bài nghiên cứu “tác động của đòn bẩy lên đầu tư của công ty: bằng chứng thực nghiệm ở Canada” Aivazian và cộng sự (năm 2005). Bài nghiên cứu thực hiện cho mẫu gồm 863 công ty được niêm yết tại Canada trong giai đoạn từ 1982 đến năm 1999. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ có tác động ngược chiều lên đầu tư và tác động này càng được khuếch đại lớn hơn cho đối với những công ty có cơ hội phát triển thấp so với các công ty có cơ hội phát triển cao.
Biến Tobin’s Q (Q)
Biến kiểm soát Q được hiểu là chỉ số Tobin’s Q, đại diện cho cơ hội đầu tư của công ty và được đo lường như sau:
Nghiên cứu của Polk và Sapienza (2009) cho các công ty Mỹ cho thấy rằng các công ty có cơ hội đầu tư lớn sẽ gia tăng đầu tư. Cơ hội đầu tư: nghiên cứu của Zhang (2007) cho thấy những công ty có nhiều cơ hội đầu tư (công ty tăng trưởng, cổ phiếu đang có tính thanh khoản cao) sẽ có khả năng tận dụng thời điểm thị trường để huy động vốn và đầu tư, trong khi đó, những công ty không có nhiều cơ hội đầu tư thường có khuynh hướng giữ mức đầu tư ổn định. Do đó, những công ty tăng trưởng (cổ phiếu có tính thanh khoản hơn) thường đầu tư nhiều hơn.
Biến Cash Flow (CF)
Biến kiểm soát CF là dòng tiền, đại diện cho các ràng buộc tài chính mà các công ty phải đối mặt. Công thức tính như sau:
Theo lý thuyết trật tư phân hạng, khi công ty cần vốn để đầu tư thì ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ trước rồi mới đến nguồn vốn bên ngoài. Theo Fazzari và cộng sự (1988), nếu một công ty đối mặt với ràng buộc về tài trợ tài chính bên ngoài, thì nhu cầu sử dụng vốn nội bộ để đầu tư càng phản ánh rõ nét, nếu công ty có dòng tiền lớn sẽ cho phép công ty thực hiện đầu tư nhiều hơn.
3.2. Mở rộng mô hình nghiên cứu Luận văn: Thực trạng về cổ phiếu của các Cty chứng khoán
3.2.1. Thêm biến giả phân biệt giữa công ty phát hành cổ phiếu và công ty không phát hành cổ phiếu
Để kiểm tra các cách thức mà tính thanh khoản của cổ phiếu tác động đến đầu tư, dựa trên bài nghiên cứu của Francisco Muñoz (2012), luận văn đưa thêm biến giả IS đại diện cho việc phát hành cổ phiếu của công ty vào mô hình để kiểm định về tác động của tính thanh khoản đến đầu tư của công ty trong trường hợp công ty phát hành cổ phiếu. Biến giả IS phát hành cổ phiếu bằng 1 nếu trong quý công ty có phát hành cổ phiếu, và bằng 0 trong trường hợp ngược lại. Biến mới được đưa vào mô hình là sự tương tác giữa biến giả phát hành cổ phiếu và biến đại diện cho tính thanh khoản của công ty.
ISxTRV = IS x TRV
ISxTRVEX = IS x TRVEX
Kiểm định này sẽ cho thấy liệu rằng tác động của tính thanh khoản của cổ phiếu đến đầu tư có biểu hiện rõ ràng hơn trong trường hợp công ty phát hành cổ phiếu hay không.
3.2.2. Thêm biến giả phân biệt giữa công ty chịu ràng buộc tài chính và công ty ít chịu ràng buộc tài chính Luận văn: Thực trạng về cổ phiếu của các Cty chứng khoán
Theo Francisco Muñoz (2012), nếu tồn tại một tác động cùng chiều của tính thanh khoản của cổ phiếu lên đầu tư, đó là vì thanh khoản tạo điều kiện cho công ty tiếp cận được nguồn tài trợ để đầu tư. Bằng cách tách công ty theo các ràng buộc về tài chính, Francisco Muñoz (2012) đã chỉ ra rằng những công ty hạn chế về tài chính thì nhạy cảm hơn với tính thanh khoản. Theo Almeida và Campello (2007), các công ty có thể được chia thành hai dạng công ty lớn và công ty nhỏ dựa vào tổng tài sản, với mục đích phân biệt công ty bị ràng buộc tài chính. Các tác giả cho rằng doanh nghiệp nhỏ có xu hướng sử dụng tài trợ nội bộ, ít sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài. Khi tính thanh khoản cao, làm nới lỏng các ràng buộc tài chính, làm giảm các khác biệt về nguồn tài trợ cho các công ty nhỏ, do đó các công ty này sẽ tận dụng phát hành cổ phiếu và tăng nguồn tài trợ cho đầu tư. Bài nghiên cứu đưa thêm một biến giả đại diện cho quy mô công ty (phân biệt công ty lớn và công ty nhỏ) để kiểm định giả thiết về tác động của thanh khoản lên hoạt động đầu tư phân biệt giữa các công ty lớn và công ty nhỏ.
Francisco Muñoz (2012) phân biệt công ty lớn và công ty nhỏ theo tổng tài sản và theo giá trị thị trường của vốn cổ phần. Biến SIZE1 và SIZE2 là biến giả phân biệt công ty lớn và công ty nhỏ lần lượt theo tổng tài sản và giá trị thị trường của biến cổ phần. Trong mẫu nghiên cứu, theo mỗi quý, nếu tổng tài sản công ty lớn hơn trung vị giá trị tài sản của mẫu thì là công ty lớn, biến giả SIZE1 bằng 1, ngược lại được xem là công ty nhỏ, biến giả SIZE1 bằng 0. Xác định tương tự cho biến SIZE2 dựa trên giá trị thị trường của vốn cổ phần.
Biến được đưa vào tương tác giữa biến giả phân biệt công ty lớn và công ty nhỏ (theo tổng tài sản và giá trị thị trường của vốn cổ phần) và biến đại diện cho tính thanh khoản của công ty.
SIZE1xTRV = SIZE1 x TRV
SIZE1xTRVEX= SIZE1 x TRVEX
SIZE2xTRV = SIZE1 x TRV
SIZE2xTRVEX= SIZE1 x TRVEX
3.2.3. Thêm biến giả phân biệt giữa công ty có cơ hội đầu tư khác nhau
Nếu thanh khoản khuyến khích đầu tư nhiều hơn, hiệu ứng này thể hiện rõ hơn trong những công ty có cơ hội đầu tư lớn hơn. Nghiên cứu của Zhang (2007) cho thấy những công ty có nhiều cơ hội đầu tư (công ty tăng trưởng, cổ phiếu đang có tính thanh khoản cao) sẽ có khả năng tận dụng thời điểm thị trường để huy động vốn và đầu tư, trong khi đó, những công ty không có nhiều cơ hội đầu tư (công ty giá trị) thường có khuynh hướng giữ mức đầu tư ổn định. Do đó, những công ty tăng trưởng (cổ phiếu có tính thanh khoản hơn) thường đầu tư nhiều hơn.. Như vậy, trong bối cảnh có công ty tăng trưởng có tính thanh khoản cao hơn sẽ tận dụng lợi thế này, từ đó đầu tư nhiều hơn. Để kiểm tra giả thuyết này, theo Francisco Muñoz (2012), luận văn đưa vào mô hình một biến giả cho biết liệu công ty là công ty “giá trị” hay công ty “tăng trưởng”, tương tác với các thước đo thanh khoản. Công ty được phân loại theo mỗi quý theo giá trị sổ sách trên giá trị thị trường của vốn cổ phần. Công ty với giá trị sổ sách trên giá trị thị trường cao hơn trung vị của tỷ lệ này của các công ty trong mẫu được xem là công ty giá trị và công ty có giá trị sổ sách trên giá trị thị trường thấp hơn trung bình là công ty tăng trưởng. Biến giả BM có giá trị bằng 1 nếu công ty được phân loại là công ty “giá trị”, ngược lại biến giả BM bằng 0 trong trường hợp công ty được phân loại là công ty “tăng trưởng”.
Các biến được đưa vào mô hình là tương tác giữa biến giả phân biệt công ty “giá trị” và công ty “tăng trưởng” và biến đại diện cho tính thanh khoản của công ty, ký hiệu là:
BMxTRV = BM x TRV
BMx TRVEX = BM x TRVEX
Tóm lại, các biến trong mô hình và dự đoán dấu kỳ vọng được trình bày trong bảng 3.1 sau:
Bảng 3.1: Dấu kỳ vọng của các biến độc lập
3.3. Dữ liệu nghiên cứu Luận văn: Thực trạng về cổ phiếu của các Cty chứng khoán
Dữ liệu được thu thập theo quý trong 24 quý, từ quý 1/2009 đến quý 4/2014. Để đảm bảo các doanh nghiệp được chọn có đủ dữ liệu trong giai đoạn phân tích, tác giả lựa chọn mẫu gồm các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội có thời gian niêm yết lần đầu từ năm 2008 trở về trước. Cũng giống như các nghiên cứu trước đó, tác giả loại bỏ các tổ chức tài chính, tín dụng ra khỏi mẫu do các doanh nghiệp này có bảng cân đối đặc biệt hơn các doanh nghiệp thông thường và chỉ chọn các doanh nghiệp phi tài chính.
Sau khi lựa chọn theo các tiêu chí trên, mẫu được chọn bao gồm 211 doanh nghiệp trong đó bao gồm 94 công ty niêm yết trên sàn trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và 117 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Các dữ liệu liên quan để tính toán các chỉ số thanh khoản cổ phiếu như: khối lượng giao dịch, số lượng chứng khoán giao dịch…được thu thập từ số liệu giao dịch chứng khoán hàng ngày công bố trên Website http://www.hsx.vn/ của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Website http://www.hnx.vn/ của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và website của các doanh nghiệp chứng khoán www.vietstock.vn. Các dữ liệu liên quan đến các yếu tố đầu tư, tỷ lệ nợ, dòng tiền, Tobin’s Q là dữ liệu tài chính quý, được lấy từ các báo cáo tài chính quý đã được kiểm toán, soát xét của các công ty qua các quý được công bố chính thức trên website www.vietstock.vn và www.cophieu68.vn.
Để kiểm soát các giá trị bất thường (giá trị ngoại lai) ảnh hưởng tới chất lượng hồi quy và kiểm định, tất cả các biến được lược bỏ (winsorized) ở mức 2%.
3.4. Phương pháp kiểm định hồi quy Luận văn: Thực trạng về cổ phiếu của các Cty chứng khoán
Để trả lời cho mục tiêu nghiên cứu cũng như kiểm định các giả thiết nghiên cứu, đề tài thực hiện các phương pháp kiểm định theo trình tự như sau: thống kê mô tả dữ liệu, ước lượng mô hình với phương pháp ước lượng IV – OLS và kiểm định các giả thiết nghiên cứu với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 12.
Thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng nhằm mô tả lại những đặc tính của dữ liệu nghiên cứu va đưa ra những nhận định ban đầu về chuỗi dữ liệu nghiên cứu, cụ thể luận văn sẽ mô tả lại dữ liệu dựa trên các tiêu chí: giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn.
Phương pháp ước lượng mô hình
Phân tích hồi quy được dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập với biến phụ thuộc; thông qua đó cho biết chiều hướng tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc. Phương pháp này cho phép luận văn trả lời cho câu hỏi nghiên cứu của mình và kiểm định các giả thiết nghiên cứu.
Tác giả sử dụng dữ liệu bảng được kết hợp từ hai thành phần là thành phần dữ liệu chéo (cross-section) và thành phần dữ liệu theo chuỗi thời gian (time series), nên việc kết hợp hai loại dữ liệu này có nhiều lợi thế và thuận lợi trong phân tích sự biến động của các nhóm đối tượng nghiên cứu theo thời gian cũng như phân tích sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu, đặc biệt dữ liệu bảng thích hợp với các bộ dữ liệu lớn gồm nhiều đối tượng quan sát và bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian như bộ dữ liệu mà tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu của mình.
Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) là mô hình hồi quy đơn giản và phổ biến nhất trong lĩnh vực tài chính, tuy nhiên do dựa trên quá nhiều giả định và dễ dàng đưa đến kết quả chệch. Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả chệch là do phương pháp này có thể bỏ sót một số biến có thể ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch (đại diện cho tính thanh khoản). Điều này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ được tìm thấy giữa thanh khoản và đầu tư. Các tác giả cho rằng có thể các biến cố định đại diện cho những đặc điểm cụ thể của từng công ty mà không thay đổi theo thời gian và các tác động liên quan đến chu kỳ kinh doanh tạo ra những thay đổi trong khối lượng giao dịch. Để tránh vấn đề này, theo Francisco Muñoz (2012), luận văn đưa yếu tố tác động cố định ở cấp độ doanh nghiệp (fixed effect at firm level) (αi), đại diện cho những đặc điểm cụ thể của từng công ty mà không thay đổi theo thời gian và khó có thể quan sát, đo lường được (uy tín, danh tiếng của công ty, khả năng quản trị, điều hành…), và yếu tố tác động cố định theo thời gian (quarter fixed effect) (αt) được đưa vào để đại diện cho những tác động theo thời gian.
Như Bond và Van Reenen (2008) và Almeida và cộng sự (2010) chỉ ra rằng có vấn đề nếu ước tính phương trình (1) bằng cách sử dụng ước lượng tác động cố định (fixed effect estimator) thì sẽ có vấn đề là Tobin’s Q có thể là biến nội sinh. Các học giả đã đưa ra nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề này. Phương pháp đầu tiên là tính vi phân các phương trình và sử dụng độ trễ của biến nội sinh làm biến công cụ, điều này có thể được ước tính bằng cách sử dụng một ước lượng với biến công cụ hoặc ước lượng GMM (Generalized method of moments). Phương pháp thứ hai là để giữ nguyên mô hình và sử dụng độ trễ của sai phân bậc một của biến nội sinh làm biến công cụ, điều này được ước tính bằng cách sử dụng ước lượng với biến công cụ.
Dựa trên bài nghiên cứu của Francisco Muñoz (2012), luận văn sử dụng phương pháp thứ hai là giữ nguyên mô hình và dùng độ trễ của sai phân của biến nội sinh làm biến công cụ để ước lượng mô hình. Hai biến công cụ được sử dụng là độ trễ của sai phân của biến nội sinh – Tobin’s Q tại thời điểm t -1 và độ trễ của sai phân của biến nội sinh – Tobin’s Q tại thời điểm t -2. Mô hình được ước lượng bằng phương pháp IV-OLS và chạy trên phần mềm stata 12. Luận văn tiến hành ước lượng phương trình với hai biến công cụ trên cho biến nội sinh Tobin’s Q và dùng F – test để kiểm tra xem biến công cụ có yếu hay không và kiểm định Hansen để kiểm định ràng buộc xác định quá mức của biến công cụ, kiểm tra tính hợp lý của biến công cụ.
Theo Stock và Yogo (2005), trong trường hợp có một biến nội sinh và hai biến công cụ, luận văn sử dụng giá trị tới hạn của kiểm định F là 19.93 trong kiểm định biến công cụ có yếu hay không và thừa nhận 10% kích thước tối đa trong ước lượng IV. Đối với kiểm định Hansen, nếu giá trị p – value của kiểm định lớn hơn 0.05, biến công cụ là phù hợp để sử dụng trong mô hình.
Theo giả thuyết chính của bài nghiên cứu tính thanh khoản sẽ tác động thuận chiều đến hoạt động đầu tư của công ty. Để kiểm tra các cách thức mà tính thanh khoản của cổ phiếu tác động đến đầu tư, dựa trên bài nghiên cứu của Francisco Muñoz (2012), luận văn đưa thêm các biến giả đại diện cho việc phát hành cổ phiếu của công ty, biến giả phân biệt công ty lớn và công ty nhỏ, biến giả phân biệt công ty “giá trị” và công ty “tăng trưởng” vào mô hình để kiểm định các giả thiết nghiên cứu.
Tiếp theo, để kiểm tra tác động của tính thanh khoản của cổ phiếu lên đầu tư của công ty có khác nhau giữa hai sàn giao dịch HOSE và HNX hay không, luận văn tách mẫu nghiên cứu thành hai mẫu theo sàn giao dịch của công ty và thực hiện hồi quy mô hình chính cho mỗi mẫu.
Như vậy, mô hình nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm định xem hai biến công cụ xem nó có yếu không bằng cách hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là Tobin’s Q, Biến độc lập là các biến còn lại trong mô hình và 2 biến công cụ. Để xem biến công cụ có yếu không, sử dụng 2 công cụ:
- Kiểm định F test: giá trị F test = 19.93 để so sánh. Nếu giá trị của F Test > 19.93, biến công cụ là không yếu và có giá trị giải thích.
- Kiểm định Hansen: nếu p – value lớn hơn 0.05, biến công cụ là không yếu.
Bước 2: Nếu biến công cụ là không yếu, tiếp tục thực hiện hồi quy mô hình chính, thêm vào 2 biến công cụ.
Bước 3: Thêm biến là biến thanh khoản liên kết với biến giả phát hành cổ phiếu và hồi quy theo bước 1, 2.
Bước 4: Thêm biến là biến thanh khoản liên kết với biến giả quy mô công ty để phân biệt công ty lớn và công ty nhỏ theo tổng tài sản, thực hiện hồi quy theo bước 1, 2.
Bước 5: Thêm biến là biến thanh khoản liên kết với biến giả quy mô công ty để phân biệt công ty lớn và công ty nhỏ theo giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu, thực hiện hồi quy theo bước 1, 2.
Bước 6: Thêm biến là biến thanh khoản liên kết với biến giả phân biệt công ty “tăng trưởng” và công ty “giá trị”, thực hiện hồi quy theo bước 1, 2.
Bước 7: Tách các công ty thành hai mẫu con theo sàn giao dịch HOSE và HNX, thực hiện hồi quy theo bước 1, 2 cho mỗi mẫu.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày cơ sở cho việc chọn mô hình, dữ liệu nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, các giả thiết nghiên cứu để là cơ sở cho các ước lượng, phân tích trong các chương tiếp theo. Luận văn sử dụng mô hình của Francisco Muñoz (2012), với phương pháp hồi quy IV- OLS với hai biến công cụ là độ trễ phương sai biến nội sinh để kiểm tra tác động của tính thanh khoản đến hoạt động đầu tư của công ty. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn thêm vào các biến giả: phát hành cổ phiếu, quy mô công ty và công ty tăng trưởng hay công ty giá trị để kiểm tra cách thức mà tính thanh khoản tác động đến hoạt động đầu tư liên quan đến các yếu tố trên. Luận văn: Thực trạng về cổ phiếu của các Cty chứng khoán
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Giải pháp thanh khoản cổ phiếu để đầu tư tại Cty CK