Luận văn: Cấu trúc vốn lên chi phí từ các Cty chứng khoán

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Cấu trúc vốn lên chi phí từ các Cty chứng khoán hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Tác động của cấu trúc vốn lên chi phí đại diện, bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

TÓM TẮT

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu kiểm định tác động của cấu trúc vốn lên chi phí đại diện tại các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN), cụ thể là xem xét tác động của đòn bẩy lên chi phí đại diện, mẫu nghiên cứu là các công ty được niêm yết trên sàn HOSE. Nghiên cứu dựa trên lý thuyết nền tảng về cấu trúc vốn (lý thuyết cấu trúc vốn của MM, lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng) và lý thuyết đại diện và cấu trúc vốn được Jensen và Meckling đăng trên tạp chí (1976) “Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure”. Về thực nghiệm, nghiên cứu này dựa trên nghiên cứu gốc của nhóm tác giả He Zhang và Steven Li năm 2008, được phát hành sách theo tiêu chuẩn quốc tế ISBN (International Standard Book Number), nghiên cứu này đã cung cấp các bằng chứng thực nghiệm cho thấy đòn bẩy cao có khả năng làm giảm chi phí đại diện. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một vài tranh luận, kiểm nghiệm của nhóm tác giả và các tác giả khác cho thấy lý thuyết chi phí đại diện không chịu ảnh hưởng của đòn bẩy khi đòn bẩy được sử dụng ở mức độ quá cao. Bài nghiên cứu tập trung vào hai mục tiêu sau: Luận văn: Cấu trúc vốn lên chi phí từ các Cty chứng khoán

Cho nghiên cứu thứ nhất: Để xem xét tác động của đòn bẩy lên chi phí đại diện, tác giả tiến hành kiểm định mẫu gồm 47 doanh nghiệp trên sàn HOSE từ năm 2008 đến 2012. Các nhân tổ ảnh hưởng được xem xét đồng thời trong kiểm định bao gồm nhân tố qui mô (thể hiện bằng logarit tự nhiên của doanh thu – LOS) và nhân tố khả năng sinh lời của tài sản (ROA), cuối cùng nhân tố ngành (11 ngành công nghiệp được xem xét) thông qua 10 biến giả ngành công nghiệp. Mô hình được sử dụng là mô hình phân tích tổng hợp và mô hình phân tích bỏ sót biến. Phương pháp được sử dụng là phương pháp bình phương bé nhất và phương pháp thống kê mô tả.

Kết quả trong mô hình phân tích tổng hợp cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa đòn bẩy và chi phí đại diện với mức ý nghĩa 1%. Ngoài ra, bài nghiên cứu này cũng chứng minh rằng qui mô doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có quan hệ nghịch biến với chi phí đại diện với mức ý nghĩa 1%. Các biến giả ngành công nghiệp đa phần có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu.

Mô hình bỏ sót biến dùng để củng cố cho kết quả nghiên cứu thứ nhất, tác giả kiểm tra tác động của từng nhân tố phân tích trên đến chi phí đại diện có cùng xu hướng tác động trong nghiên cứu trên hay không, tác giả thực hiện phân tích hồi qui cho từng biến độc lập có kết hợp với biến giả. Mẫu phân tích là 47 công ty từ năm 2008 đến 2012 như trên. Từ kết quả phương trình tổng hợp và phương trình bỏ sót biến, tác giả so sánh xu hướng biến động cho từng biến cho hai phương trình này.

Kết quả trong các thử nghiệm bỏ sót biến tương tự như các kết quả trong các thử nghiệm tổng hợp, kết quả này đã củng cố cho giả thuyết của nghiên cứu rằng gia tăng đòn bẩy làm giảm chi phí đại diện với mức ý nghĩa 1%. Qui mô doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có quan hệ nghịch biến với chi phí đại diện với mức ý nghĩa 1%. Các biến giả ngành công nghiệp cũng có tác động tương tự như mô hình tổng hợp, đa phần cũng mang lại ý nghĩa thống kê như phương trình tổng hợp các biến.

Cho nghiên cứu thứ 2: Về ý nghĩa kinh tế, mục đích của kiểm nghiệm này nhằm xem tác động của đòn bẩy lên chi phí đại diện khi nó ở một mức độ rất cao thì còn tồn tại mối quan hệ nghịch chiều với chi phí đại diện nữa hay không. Tác giả đã chọn ra mẫu gồm 33 công ty trong 47 công ty trên, nghiên cứu liên tục từ năm 2008 đến năm 2012. Đặc điểm của các công ty này là có các giai đoạn sử dụng đòn bẩy khác nhau trong 5 năm nghiên cứu, bao gồm giai đoạn sử dụng đòn bẩy cao (HLS) và giai đoạn sử dụng đòn bẩy thấp (LLS). Tác giả dùng phương pháp t-test để thực hiện kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu này.

Kết quả kiểm định cho thấy không có sự khác biệt chi phí đại diện giữa giai đoạn sử dụng đòn bẩy cao và giai đoạn sử dụng đòn bẩy thấp. Về lý thuyết, tác giả giả định khi đòn bẩy ở mức độ rất cao rồi thì việc gia tăng đòn bẩy thêm sẽ có tác động ngược lại so với mục tiêu ban đầu là tăng đòn bẩy để giảm chi phí đại diện. Tuy nhiên, về thực tiễn khi thực hiện kiểm định này, tác động nghịch chiều này không thể hiện rõ trong mô hình. Hơn nữa, trong nghiên cứu gốc của nhóm tác giả He Zhang và Steven Li (2008), không có bằng chứng đáng lưu ý được tìm thấy khi thử nghiệm xem hiệu ứng của đòn bẩy lên chi phí đại diện thuyết phục hơn khi có sự khác biệt của đòn bẩy của các công ty ở các giai đoạn khác nhau sử dụng đòn bẩy trở nhiều hơn. Kết quả trong mô hình nghiên cứu gốc và nghiên cứu của tác giả tại Việt Nam cùng có những hạn chế sau: số lượng mẫu ít, các ngành khảo sát chưa được đa dạng hóa trong nghiên cứu,….

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1. Lý do chọn đề tài Luận văn: Cấu trúc vốn lên chi phí từ các Cty chứng khoán

Chi phí đại diện đã xuất hiện từ lâu cùng với mô hình công ty cổ phần, sự tách biệt mối quan hệ giữa sở hữu và điều hành sẽ làm phát sinh chi phí đại diện. Tuy nhiên, ngoài mối quan hệ trên thì chi phí đại diện còn phát sinh trên các mối quan hệ khác hay không, điển hình là mối quan hệ sở hữu giữa người chủ sở hữu và chủ nợ. Lý thuyết đại diện vẫn chưa được nghiên cứu sâu rộng cho đến năm 1976, trong nghiên cứu của Jensen và Meckling “Theory of the firm: managerial behavior, agency costs and ownership structure”, hai ông đã khái quát lý thuyết đại diện và mang lại những lý thuyết nền tảng cho các nghiên cứu hàn lâm về chi phí đại diện. Trong các nghiên cứu bổ sung sau này, một số lượng lớn các nghiên cứu chứng minh sự tương tác giữa chi phí đại diện và các quyết định tài chính, quản lý, chính sách quyết định cấu trúc vốn. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung vào nghiên cứuẢnh hưởng của cấu trúc vốn lên chi phí đại diện”, chủ yếu là nghiên cứu tác động của đòn bẩy lên chi phí đại diện của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu tìm các bằng chứng thực nghiệm đòn bẩy có tác động cùng chiều hay nghịch chiều đến chi phí đại diện khi xem xét cùng với các nhân tố khác như quy mô, khả năng sinh lời tại các công ty niêm yết (CTNY) trên thị trường sàn giao dịch chứng khoán tại TP.HCM, các tác động này cùng chiều hay ngược chiều so với nghiên cứu gốc. Ngoài ra, tác giả còn xem xét tác động của đòn bẩy lên chi phí đại diện khi đòn bẩy được sử dụng ở mức độ cao.

Bài nghiên cứu được dựa trên nghiên cứu gốc của He Zhang and Steven Li (2008) “The Impact of Capital Structure on Agency Cost: Evidence from UK Public Companies”. Nghiên cứu này được áp dụng vào nghiên cứu cho các công ty trên TTCKVN vì có những điểm tương đồng sau:

  • Thời kỳ nghiên cứu là 2008-2012, mặc dù bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tuy nhiên, TTCKVN đã trưởng thành hơn so với các giai đoạn trước đây, các công ty niêm yết trên TTCKVN bị ảnh hưởng nhiều bởi các thông lệ, tiêu chuẩn chung của quốc tế về: tài chính, kế toán, và tuân thủ chặt chẽ các qui định của thị trường chứng khoán.
  • Các CTNY và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, cấu trúc vốn được đa dạng hóa, các thông tin được công bố rộng rãi hơn các công ty chưa được niêm yết. Mục tiêu chung là tìm kiếm lợi nhuận.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn: Cấu trúc vốn lên chi phí từ các Cty chứng khoán

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của đòn bẩy lên chi phí đại diện bằng cách sử dụng dữ liệu của các CTNY trên TTCKVN.

Luận văn trả lời hai câu hỏi:

Thứ nhất: Tại Việt Nam, cấu trúc vốn có ảnh hưởng đến chi phí đại diện hay không, đòn bẩy cao có khả năng làm giảm chi phí đại diện hay không?

Thứ hai: Khi đòn bẩy đã ở mức rất cao, liệu rằng có tăng thêm đòn bẩy sẽ dẫn đến tác động làm gia tăng chi phí đại diện?

1.3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Cho nghiên cứu thứ nhất, được thực hiện bằng việc thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính của 47 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tp.HCM từ năm 2008 đến năm 2012 đại diện cho 11 ngành nghiên cứu. Cho nghiên cứu thứ hai, từ 47 công ty này tác giả chọn 33 công ty có các giai đoạn sử dụng đòn bẩy cao và thấp trong 5 năm nghiên cứu. Với sự hỗ trợ của phần mềm excel tác giả tính các chỉ tiêu báo cáo tài chính của từng công ty (bao gồm: tỷ lệ chi phí quản lý trên doanh thu, tỷ lệ nợ trên tài sản, doanh thu, lợi nhuận trên tài sản,…). Dữ liệu của các chỉ tiêu này sẽ được nhập vào phần mềm STATA để cho ra kết quả phân tích.

Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy theo OLS, bên cạnh đó tác giả kết hợp với phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghiên cứu của luận văn.

1.4. Ý nghĩa của đề tài Luận văn: Cấu trúc vốn lên chi phí từ các Cty chứng khoán

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm cơ sở thực nghiệm tại Việt Nam trong nghiên cứu cấu trúc vốn doanh nghiệp, điều chỉnh cấu trúc vốn sao cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp đồng thời có thể kiểm soát được rủi ro thông qua chi phí đại diện. Từ việc ứng dụng kiểm soát chi phí đại diện có thể nâng cao hiệu quả trong quản lý, hoạch định chính sách phát triển của công ty và kiểm soát được rủi ro, tránh vỡ nợ và phá sản cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

1.5. Bố cục của luận văn

Chương 1: Giới thiệu đề tài. Trong chương này, tác giả sẽ làm rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, các vấn đề cần nghiên cứu đồng thời giới thiệu tổng quan về phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khi thực hiện đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Trong chương này, tác giả sẽ tổng hợp những bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về vấn đề này, trên cơ sở đó tác giả sẽ thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Tác giả tóm lược các mô hình và nguồn dữ liệu để thực hiện nghiên cứu cũng như mô tả khái quát các bước xử lý dữ liệu, tiến hành ước lượng và thực hiện kiểm định với phần mềm STATA 11.

Chương 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên chi phí đại diện của các CTNY trên TTCK TP.HCM. Trong chương này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu mô hình tổng hợp và bỏ sót biến của doanh nghiệp Việt Nam.

Chương 5: Kết ra kết luận của tiếp theo của đề luận. Ở chương này, tác giả tổng kết nội dung của nghiên cứu, đưa nghiên cứu đồng thời nêu ra những hạn chế và hướng nghiên cứu tài. Luận văn: Cấu trúc vốn lên chi phí từ các Cty chứng khoán

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Tổng quan về cấu trúc vố của các Cty chứng khoán

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x