Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp quản trị vốn lưu động của các ty thực phẩm hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
4.1 Một số đặc điểm ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam.
Ngành thực phẩm của Việt Nam đang ngày càng phát triển hơn với xu hướng Âu hóa. Cùng với mức tăng trưởng kinh tế khá cao và thu nhập của người dân đang ngày càng tăng lên, Việt Nam trở thành một trong những thị trường có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngành bán lẻ thực phẩm. Hiện nay đã xuất hiện các công ty đa quốc gia khổng lồ thâm nhập vào thị trường Việt Nam phát triển theo mô hình siêu thị như Metro Cash & Carry và Big C….. Mô hình hiện đại này ngày càng thu hút người tiêu dùng Việt Nam và tạo cơ hội để người tiêu dùng tiếp cận nhiều hơn các sản phẩm nhập khẩu làm gia tăng áp lực cạnh tranh cho các công ty ngành thực phẩm của Việt Nam. Luận văn: Giải pháp quản trị vốn lưu động của các ty thực phẩm
Bảo đảm an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà từ lâu đã được Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm, coi đây là nhiệm vụ liên quan đến phát triển kinh tế – xã hội bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ giống nòi và còn ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, ngành công nghiệp thực phẩm đã từng bước đáp ứng nhiều sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân, phục vụ nhu cầu trong nước, thay thế nhập khẩu và tham gia xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Theo Báo cáo ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam tháng 06/2014 thì trong năm 2013, Việt Nam sản xuất được 44 tỷ USD các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất lương thực thực phẩm bao gồm trồng trọt, thủy sản và chăn nuôi. Ngoài ra Việt Nam nhập khẩu 6,5 tỷ USD các nguyên liệu đầu vào quan trọng như nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sữa, hải sản, dầu ăn và chất béo, lúa mì, trái cây và rau quả cho ngành thực phẩm. Trong năm, giá trị sản xuất lương thực thực phẩm của Việt Nam ước tính đạt hơn 52,1 tỷ USD trong đó tiêu thụ trong nước chiếm 66,8%, đạt 38,4 tỷ USD, còn lại là xuất khẩu các mặt hàng chủ lực (thủy sản, gạo, cà phê, hạt điều,…) đạt kim ngạch 17,3 tỷ USD. Nhiều sản phẩm đã có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Theo Bộ công thương, ngành chế biến thực phẩm chiếm một tỷ lệ đáng kể sản lượng đầu ra của ngành công nghiệp nói chung và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nói riêng. Ước tính lượng tiêu thụ thực phẩm hàng năm luôn chiếm khoảng 15% GDP cho thấy đây là một ngành công nghiệp tiềm năng.
Nhu cầu tiêu dùng được cải thiện giúp các doanh nghiệp thực phẩm tăng trưởng doanh thu nhưng chi phí đầu vào và chi phí bán hàng tăng cao khiến lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp sụt giảm. Theo thống kê của VnExpress.net và đối tác cung cấp dữ liệu VNDirect, tổng lợi nhuận sau thuế toàn ngành đạt 8.532 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,6% so với một năm trước. xét về lợi nhuận, năm qua Masan giảm gần 66%, xuống còn gần 430 tỷ đồng lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ và là doanh nghiệp thực phẩm giảm lãi mạnh nhất. Ngoài Masan, hai đơn vị khác cũng thuộc top những doanh nghiệp sụt lãi mạnh nhất đều thuộc lĩnh vực sản xuất đường. Theo đó, Công ty cổ phần Đường Biên Hòa (Mã CK: BHS) chỉ thu lãi sau thuế cổ đông 38,8 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm trước gần 70%.
Doanh thu giảm trong khi trị giá vốn tăng so với một năm trước là yếu tố khiến lợi nhuận doanh nghiệp này co lại. Theo lý giải từ Đường Biên Hòa, chi phí tài chính tăng gấp đôi cũng là nguyên nhân làm sụt lãi công ty. Trong khi đó, hoạt động tài chính chỉ thu về giảm so với cùng kỳ. Cũng với những yếu tố tác động như trên, lãi năm qua của Công ty Đường Kontum (Mã CK: KTS) chỉ còn 13 tỷ đồng, chưa bằng một nửa so với cùng kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là giá đường thấp, dẫn đến doanh thu sụt giảm mạnh. Ngược lại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) dẫn đầu về lợi nhuận . Đây cũng là một trong những doanh nghiệp báo lãi nghìn tỷ đầu tiên trên sàn chứng khoán và không có khoản vay ngắn hạn nào ở ngân hàng. Tính chung hơn 90% lợi nhuận ngành thực phẩm được đóng góp từ 4 doanh nghiệp Vinamilk, Masan, Vinacafe Biên Hòa và Kinh Đô. Tuy lợi nhuận của ngành giảm nhưng so sánh với mặt bằng chung thì lãi của các doanh nghiệp ngành thực phẩm vẫn được coi là khả quan hơn những ngành khác. Việc đảm bảo được lãi trong thời kỳ nền kinh tế gặp khó khăn thì đó cũng được coi là một thành công lớn của ngành.
Việt Nam gia nhập TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương) tạo cơ hội lớn để phát triển kinh tế nhưng cũng đi kèm với nó là những thách thức không nhỏ. TPP cho phép các nước thành viên có mức thuế miễn phí khi giao dịch giữa các thành viên với nhau. Như vậy, do Việt Nam có giới hạn về biện pháp kiểm tra vệ sinh (SBS), rào cản kỹ thuật (yêu cầu về bao bì, ghi chép, hậu cần) và các biện pháp phòng vệ thương mại (TBT) (chống bán phá giá, chống trợ cấp), thị trường thực phẩm trong nước sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh cao từ các nước TPP có kỹ thuật – công nghệ, chất lượng và thậm chí giá cả hơn hẳn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán
4.2 Phân tích thống kê mô tả các biến Luận văn: Giải pháp quản trị vốn lưu động của các ty thực phẩm
Bảng 4.1 trình bày thống kê mô tả của 26 doanh nghiệp ngành thực phẩm trong giai đoạn 2009 – 2015 với 182 quan sát. Bảng thống kê này cho thấy tổng số mẫu quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của các biến trong nghiên cứu:
Bảng 4.1 Thống kê mô tả biến phụ thuộc và các biến giải thích
Bảng 4.1 mô tả tổng quan về giá trị trung bình, giá trị cao nhất, giá trị thấp nhất và độ lệch chuẩn của các biến trong toàn bộ mẫu khảo sát. Cụ thể:
Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trung bình trong toàn bộ mẫu khảo sát là 10,10%, con số này tương đối thấp. Trong nghiên cứu của A.K. Sharma và Satish Kumar (2011), ROA của các công ty trong mẫu nghiên cứu ở Ấn Độ là 19,76%. ROA cho thấy bên cạnh những công ty kinh doanh có hiệu quả cũng còn khá nhiều công ty đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận cao nhất là 77,59% của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam, thấp nhất là -64,55% thuộc về công ty Cổ phần Lương thực thực phẩm Vĩnh Long. Kết quả này cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có biến động mạnh của ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Kỳ thu tiền bình quân trung bình trong toàn bộ mẫu là 27 ngày với độ lệch chuẩn 27,42 ngày. Thời gian thu tiền cao nhất là 210 ngày (7 tháng) và thấp nhất là 0 ngày. Trong những nghiên cứu trước, Adeel Mumtaz và ctg (2011) tìm ra giá trị trung bình của ACP là 39,3 ngày, trong nghiên cứu của Sam Ngwenya (2012) cho kết quả giá trị trung bình là 192 ngày. Luận văn: Giải pháp quản trị vốn lưu động của các ty thực phẩm
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho trung bình trong toàn bộ mẫu khảo sát là 58 ngày với độ lệch chuẩn là 51 ngày. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho trung bình của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam là 98 ngày. Kết quả này cho thấy phù hợp với đặc thù ngành thực phẩm phải thường xuyên duy trì mức tồn kho tương đối để đáp ứng nhu cầu thị trường. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho có sự chênh lệch cao giữa giá trị thấp nhất và giá trị cao nhất. Theo nghiên cứu của Sam Ngwenya (2012) cho kết quả giá trị trung bình là 123 ngày, Adeel Mumtaz và ctg (2011) tìm ra giá trị trung bình của IT là 69,2 ngày.
Trung bình các công ty trong mẫu để 18 ngày mới thanh toán tiền mua nguyên vật liệu. Kỳ thanh toán bình quân dao động từ 0,0005 ngày đến 63,19 ngày. Ở các nước trên thế giới, kỳ phải trả cũng rất khác nhau, Daniel Mogaka Makori và Ambrose Jagongo (2013) tìm thấy trong ngành xây dựng ở Kenya là 96,5 ngày. Annie Waithaka (2010) tìm thấy trong ngành nông nghiệp ở Kenya là 120,75 ngày. A.K. Sharma và Satish Kumar (2011) cho kết quả giá trị trung bình 660 ngày của các doanh nghiệp phi tài chính ở Bombay. Sự khác biệt này là do đặc điểm mỗi ngành khác nhau và tình hình kinh tế của mỗi nước khác nhau.
Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty trong mẫu dao động từ 0,45% đến 65,15%, trung bình là 17,04%. Theo kết quả nghiên cứu tỷ lệ nắm giữ tiền mặt các công ty ở Việt Nam của Phạm Ngọc Thiện (2014) thì tỉ lệ nắm giữ tiền mặt là 16,661% và của Phạm Hữu Tín (2014) là 13,69%.
Quy mô doanh nghiệp trung bình là 20,51 tương đồng với nước đang phát triển Kenya là 15,22 (Daniel Mogaka Makori và Ambrose Jagongo (2013)). Theo kết quả của A.K. Sharma và Satish Kumar (2011) trung bình là 57,9. Sự chênh lệch quy mô của các công ty trong mẫu không quá lớn dao động từ 17,86 đến 24,41.
Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2015 có tốc độ tăng trưởng trung bình 17,68%. Đây là mức tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Tỷ số thanh toán hiện hành (CR) có giá trị trung bình 2,2, sự chênh lệch giữa công ty có khả năng thanh toán tốt nhất và xấu nhất khá lớn. Trong khi có công ty chỉ giữ khả năng thanh toán hiện hành là 0,46 thì có công ty lại giữ tỷ lệ này lên 16,17. Giữ tỷ số thanh toán hiện hành cao là một chính sách nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản, đồng thời đem lại niềm tin cho cổ đông và nhà cung cấp khi họ nhìn thấy nguồn lực tài chính vững mạnh của công ty.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế GDP trong giai đoạn 2009 – 2015 dao động trong khoảng từ 5,3% đến 6,7%, trung bình ở mức 5,9%. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt (tỷ lệ GDP tăng ở mức vừa phải) sẽ giúp cho hoạt động của công ty thuận lợi, gia tăng lợi nhuận và ngược lại.
Tỷ lệ lạm phát trung bình là 7,8%. Trong số các ngành với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) gia tăng như tiện ích, dược phẩm và chăm sóc sức khỏe thì ngành thực phẩm thường xuyên có chỉ số CPI hàng quý âm, cho thấy thực phẩm là một lĩnh vực chính yếu để kiềm chế lạm phát chung.
4.3 Phân tích tương quan Luận văn: Giải pháp quản trị vốn lưu động của các ty thực phẩm
Hệ số tương quan giải thích mối quan hệ giữa hai biến. Nó cho thấy sự thay đổi của biến này là do sự thay đổi của biến khác (Kohler, 1994). Hệ số tương quan có giá trị từ -1 đến 1. Trị tuyệt đối của hệ số càng gần 1 thể hiện mối tương quan càng cao. Giá trị âm thể hiện mối tương quan ngược chiều (Nguyễn Trọng Hoài và ctg, 2009). Bảng 4.2 cho thấy ma trận phân tích hệ số tương quan Pearson. Phân tích này giúp xác định các mối quan hệ tồn tại giữa các biến độc lập hoặc biến giải thích.
Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu
Bảng 4.2 trình bày ma trận tương quan Person của tất cả các biến được sử dụng trong mô hình. Bảng 4.2 chỉ ra rằng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có tương quan ngược chiều với các biến ACP, IT, APP, và tương quan cùng chiều với các biến CCE, SIZE, GROW, CR, GDP, INF cụ thể:
Mối tương quan ngược chiều giữa ROA và ACP là r = -0,3003. Kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu của Bagchi và Khamrui (2012). Điều này đồng nghĩa rằng thời gian thu tiền của khách hàng từ việc bán sản phẩm càng ngắn thì càng có nhiều tiền để bổ sung cho hàng tồn kho, do đó doanh thu càng tăng. Hơn nữa, các chi phí dự phòng cho những khoản nợ phải thu khó đòi giảm từ đó công ty sẽ tăng lợi nhuận.
Mối tương quan ngược chiều giữa ROA và IT là r = -0,1794, kết quả này cho thấy các công ty trong mẫu nghiên cứu có thời gian luân chuyển hàng tồn kho càng ngắn thì sẽ làm tăng lợi nhuận.
Mối tương quan ngược chiều giữa ROA và APP với r = -0,0723. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của A.K. Sharma & Satish Kumar. Điều này có thể được giải thích rằng công ty trong mẫu nghiên cứu càng rút ngắn thời gian thanh toán cho nhà cung cấp thì lợi nhuận càng giảm
Tóm lại các công ty có thể tăng lợi nhuận bằng cách giảm các kỳ phải thu, kỳ phải trả, kỳ tồn kho.
Mối tương quan cùng chiều giữa ROA và CCE với r = 0,3000. Kết quả này chứng tỏ rằng các công ty có lợi nhuận sẽ đạt dòng tiền lớn từ hoạt động kinh doanh nên việc nắm giữ tiền mặt sẽ nhiều hơn (Lý thuyết trật tự phân hạng). Đồng quan điểm trên, nghiên cứu của Nguyen (2005) và Megginson và ei (2010) cũng cho rằng lợi nhuận có mối tương quan cùng chiều với tỉ lệ nắm giữ tiền mặt.
Các biến kiểm soát SIZE, GROW, CR, GDP, INF có mối tương quan cùng chiều lần lượt là (r = 0,1121, r = 0,1431, r = 0,3683, r = 0,09, r = 0,0971). Kết quả này cho thấy ROA có được lợi thế từ quy mô cũng như tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận.
Không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng (tự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình) do các hệ số tương quan có giá trị khá thấp (cao nhất là 0,3511, chuẩn so sánh theo Farrar & Glauber (1967) là 0,8). Kết quả tương quan trên phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trước trên thế giới và phù hợp với kỳ vọng của tác giả trong giai đoạn nghiên cứu này tại Việt Nam.
4.4 Kiểm định các giả thuyết hồi quy Luận văn: Giải pháp quản trị vốn lưu động của các ty thực phẩm
4.4.1 Các bước kiểm định các giả thuyết hồi quy
Kiểm định phương sai của sai số không đổi (không bị hiện tượng phương sai thay đổi)
Phương sai của sai số thay đổi sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng vững nhưng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi quy không còn đáng tin cậy. Từ đó dẫn đến hiện tượng ngộ nhận các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu có ý nghĩa, lúc đó kiểm định hệ số hồi quy không dùng được. Bởi vì phương sai của sai số thay đổi làm mất tính hiệu quả của ước lượng, nên cần thiết phải tiến hành kiểm định giả thuyết phương sai của sai số không đổi bằng kiểm định White, với giả thuyết H0: không có hiện tượng phương sai thay đổi.
Kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tương quan với nhau (không bị hiện tượng tự tương quan)
Giữa các sai số có mối quan hệ tương quan với nhau sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng vững nhưng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi qui không còn đáng tin cậy. Nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết không bị tự tương quan với giả thuyết H0: không có sự tự tương quan.
Kiểm định không có sự tự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình (không bị hiện tượng đa cộng tuyến).
Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình tương quan tuyến tính với nhau. Nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết không bị hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách dùng chỉ tiêu VIF. Luận văn: Giải pháp quản trị vốn lưu động của các ty thực phẩm
VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình được đánh giá là không nghiêm trọng (Gujrati, 2003).
4.4.2 Kết quả kiểm định các giả thuyết hồi quy
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định VIF, phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan của mô hình
VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình được đánh giá là không nghiệm trọng (Gujrati, 2003).
Với mức ý nghĩa alpha = 5%, kiểm định White cho kết quả là: Prob = 0,0447 Vậy, Prob < 5% nên bác bỏ giả thuyết H0 ð Có hiện tượng phương sai thay đổi.
Với mức ý nghĩa alpha = 5%, kiểm định Wooldridge cho kết quả là: Prob = 0,0428
Vậy, Prob < 5% nên bác bỏ giả thuyết H0 ð Có sự tự tương quan.
Qua kết quả kiểm định từng phần ở trên, ta thấy: mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là không nghiêm trọng. Tuy vậy, mô hình có sự tự tương quan giữa các sai số và có hiện tượng phương sai thay đổi. Hiện tượng này sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi qui không còn đáng tin cậy. Do vậy, tác giả dùng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để khắc phục hiện tượng tự tương quan giữa các sai số và hiện tượng phương sai thay đổi để đảm bảo ước lượng thu được hiệu quả nhất (theo Wooldridge, 2002).
4.5 Kết quả mô hình nghiên cứu (phương pháp FGLS) Luận văn: Giải pháp quản trị vốn lưu động của các ty thực phẩm
Kết quả mô hình hồi quy sau khi khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan bằng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (FGLS).
Bảng 4.4 Kết quả nghiên cứu mô hình
Dựa vào Bảng 4.4, ta có phương trình hồi quy của mô hình như sau:
ROAit = – 0,000512 ACPit – 0,0001628 ITit – 0,0007365 APPit + 0,0792191 CCEit + 0,0176444 GROWit + 0,0149073 CRit + 0,9510683 GDPit + 0,1211139 INFit + εit.
Với biến phụ thuộc ROAit sau khi dùng phương pháp FGLS nhằm khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan giữa các sai số để đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả, ta có kết quả như sau :
- Biến độc lập ACPit tác động ngược chiều (-0,000512) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%.
- Biến độc lập ITit tác động ngược chiều (-0,0001628) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%.
- Biến độc lập APPit tác động ngược chiều (-0,0007365) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%.
- Biến độc lập CCEit tác động cùng chiều (0,0792191) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.
- Biến kiểm soát GROWit tác động cùng chiều (0,0176444) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%.
- Biến kiểm soát CRit tác động cùng chiều (0,0149073) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%.
- Biến kiểm soát GDPt tác động cùng chiều, mạnh nhất (0,9510683) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%.
- Biến kiểm soát INFt tác động cùng chiều (0,1211139) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%.
- Với bộ dữ liệu thu thập được, biến kiểm soát SIZEit tác động không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%.
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu Luận văn: Giải pháp quản trị vốn lưu động của các ty thực phẩm
Qua quá trình nghiên cứu và dựa trên kết quả phân tích trong chương 4, tác giả đưa ra một số bình luận về tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thực phẩm như sau:
ROAit = – 0,000512 ACPit – 0,0001628 ITit – 0,0007365 APPit + 0,0792191 CCEit + 0,0176444 GROWit + 0,0149073 CRit + 0,9510683 GDPit + 0,1211139 INFit + εit.
Giải thích ý nghĩa của từng biến số trong mô hình được mô tả như sau :
Biến ACP – Kỳ thu tiền bình quân
Biến số này thể hiện kỳ thu tiền bình quân của công ty, nó có ảnh hưởng âm và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%.
Về mặt lý thuyết, ACP tác động nghịch chiều tới lợi nhuận của công ty, tức là nếu công ty tăng thời gian công nợ cho các khách hàng thì lợi nhuận sẽ giảm. Một số nghiên cứu thực nghiệm của Garcia và Martinez (2004) hay Falope và Ajilore (2009) đã tìm thấy ảnh hưởng âm của ACP trong khi đó nghiên cứu của A.K. Sharma và Satish Kumar (2011) lại cho kết quả ngược lại, họ lập luận rằng điều này là do thực tế các công ty Ấn Độ đã cấp tín dụng thương mại nhiều hơn để duy trì khả năng cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài của họ, bao gồm cả sản phẩm và dịch vụ cao cấp.
Nghiên cứu thực nghiệm này cho thấy tồn tại mối quan hệ âm giữa ACP và lợi nhuận của công ty. Điều đó có nghĩa là các công ty trong tập dữ liệu quan sát đã không được hưởng lợi từ chính sách thu tiền chậm của mình. Thông thường, trong chính sách bán hàng, công ty sẽ thực hiện chính sách chiết khấu cao khi khách hàng trả tiền nhanh và nếu khách hàng trả tiền chậm thì phải bù lại với mức giá bán tăng cao hơn hoặc mức phạt lãi suất trả chậm. Ngoài ra, thời gian quan sát kéo dài từ 2009 đến 2015, nền kinh tế Việt Nam chưa thật sự hồi phục sau cuộc khủng hoảng, sức mua giảm, tồn kho tăng cao, khâu bán hàng gặp nhiều khó khăn nên có thể các công ty đã nới lỏng chính sách bán hàng bằng cách cho thanh toán chậm hơn với các điều kiện tài chính không thay đổi hoặc dễ dãi hơn.
Có thể thấy rằng, hệ số hồi quy đứng trước ACP là âm, thể hiện mối tương quan giữa ACP và ROA là tương quan ngược chiều, điều này phù hợp với giả thuyết 1 “Có sự tác động ngược chiều của kỳ phải thu đến lợi nhuận”. Xét về mặt tác động biên, khi ACP tăng 1 ngày thì ROA giảm đi tương ứng 0,000512 (0,05%) với các yếu tố khác giả định không đổi. Kết quả nghiên cứu của Gul và ctg (2013), ông phát hiện ra rằng số ngày khoản phải thu tăng lên 1 ngày làm giảm lợi nhuận công ty – 0,04%. Falope và Ajilore (2009) nhận thấy tỷ lệ là -0,3%. Một tỷ lệ lớn + 3,8% được tìm thấy bởi A.K. Sharma và Satish Kumar (2011). Sự khác biệt này có thể được giải thích là do các điều kiện kinh tế ở mỗi nước là khác nhau.
Biến số IT – Kỳ luân chuyển hàng tồn kho
Biến này thể hiện kỳ luân chuyển hàng tồn kho của công ty tác động ngược chiều với ROA và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết 2 “Có sự tác động ngược chiều của kỳ luân chuyển hàng tồn kho đến lợi nhuận”. Điều đó có nghĩa là thời gian lưu kho của hàng tồn kho càng lâu thì lợi nhuận càng giảm và kéo theo ROA cũng giảm. Ngoài ra, việc công ty duy trì mức tồn kho cao sẽ không hấp dẫn với các nhà đầu tư cổ phiếu, vì họ có thể cho rằng công ty kinh doanh kém hiệu quả hoặc không bán được hàng hóa nên không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận không cao.
Mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ luân chuyển hàng tồn kho với lợi nhuận cũng đã được tìm thấy bởi các nhà nghiên cứu như Deloof (2003), Lazaridis và Tryfonidis (2006), A.K. Sharma và Satish Kumar (2011). Trong khi đó, Mathuva (2009) lại tìm thấy mối quan hệ cùng chiều bằng chứng thực nghiệm ở Kenya. Ông lập luận rằng các công ty giữ mức tồn kho cao hơn để tối thiểu hóa nguy cơ ngừng sản xuất do thiếu nguyên liệu. Cũng có nghiên cứu khác như Bagchi và Khamrui (2012) đã không tìm thấy ảnh hưởng của biến số này tới lợi nhuận của công ty. Luận văn: Giải pháp quản trị vốn lưu động của các ty thực phẩm
Về mặt lý thuyết, khi công ty quản lý chặt chẽ định mức hàng tồn kho thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới doanh thu và từ đó là tới lợi nhuận, nhưng trên thực tế, việc thắt chặt định mức có thể là cách thức công ty phản ứng với sức cầu kém và như vậy không ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận. Ở khía cạnh khác những công ty thực hiện chính sách thắt chặt định mức có thể tiết kiệm chi phí lưu kho và dành nguồn vốn vào hoạt động khác. Tuy nhiên, nhà quản trị cũng nên cân đối có thể giữ lượng tồn kho ở mức vừa đủ không quá nhiều cũng không quá ít. Bởi vì lượng tồn kho không đủ sẽ làm giảm doanh số bán hàng, ngoài ra có thể dẫn đến tình trạng khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng của đối thủ cạnh tranh khi nhu cầu của họ không được đáp ứng. Do đó để tăng lợi nhuận từ hàng tồn kho, các công ty cần xây dựng chính sách bán hàng hiệu quả để rút ngắn kỳ lưu kho chứ không phải giảm số lượng hàng tồn kho.
Biến APP – Kỳ trả tiền bình quân
Mức ý nghĩa 1% kỳ trả tiền bình quân có tác động ngược chiều với lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với giả thuyết 3 “Có sự tác động ngược chiều của kỳ trả tiền bình quân đến lợi nhuận” và tương đồng với kết quả của các nghiên cứu trước như Ahmad Ahmadpour (2012).
Về mặt lý thuyết, kỳ trả tiền bình quân càng dài chứng tỏ công ty có thể tận dụng vốn của người bán để thực hiện các hoạt động kinh doanh hữu ích khác từ đó lợi nhuận được cải thiện. Tuy nhiên trong giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn các doanh nghiệp ngành thực phẩm đều ít nhiều gặp phải khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp muốn thu hồi nhanh các khoản nợ để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp mình, điều này dẫn đến các doanh nghiệp chỉ muốn hợp tác với các công ty thanh toán nợ nhanh, có uy tín trong việc thanh toán và hạn chế hợp tác với các công ty trì hoãn thanh toán nợ.
Các nghiên cứu thực nghiệm ở các thị trường và thời gian khác nhau cho thấy những kết quả trái ngược nhau. Garcia và Martinez (2004), Bagchi và Khamrui (2012) đều cho kết quả về tác động âm của biến số này đến lợi nhuận. Trong khi đó nghiên cứu của Huynh và Su (2011) lại cho thấy tác động dương.
Về mặt tác động biên khi APP tăng 1 ngày thì ROA giảm 0,0007365. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy bởi Gul và ctg (2013) là 0,0005 ở Pakistan, Karaduman và ctg (2011) tìm thấy tỷ lệ phần trăm của 0,087% ở Thổ Nhĩ Kỳ. Sự khác biệt này là do điều kiện kinh tế vĩ mô ở mỗi nước khác nhau.
Biến CCE – Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt
Biến CCE tác động cùng chiều với ROA và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này phù hợp với giả thuyết 4 “Có sự tác động cùng chiều của tỷ lệ nắm giữ tiền mặt đến lợi nhuận”. Khi tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tăng lên 1 đơn vị thì ROA tăng lên 0,0792191 đơn vị. Với kết quả này chứng tỏ rằng khi tài sản của các công ty hoạt động hiệu quả thì sẽ có nhiều lợi nhuận, công ty sẽ tích lũy được nhiều tiền mặt và sẽ nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Trái với kết quả này thì theo mô hình đánh đổi dự đoán các công ty có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cao sẽ huy động vốn dễ dàng hơn so với các công ty có ít lợi nhuận hơn. Do đó, các công ty có lợi nhuận cao sẽ nắm giữ tiền mặt ít hơn.
Tiền mặt kết nối tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. vì thế, nhà quản lý cần phải tập trung vào quản trị tiền mặt để giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền đồng thời ngăn ngừa các hành vi gian lận tài chính trong nội bộ doanh nghiệp hoặc bên thứ ba.
Dự trữ tiền mặt (tiền mặt tại quỹ và tiền trên tài khoản thanh toán tại ngân hàng) là điều tất yếu mà doanh nghiệp phải làm để đảm bảo việc thực hiện các giao dịch kinh doanh hàng ngày trong từng giai đoạn. Việc các doanh nghiệp dự trữ quá nhiều tiền mặt so với nhu cầu sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn, tăng rủi ro về tỷ giá (nếu dự trữ ngoại tệ), tăng chi phí sử dụng vốn (vì tiền mặt tại quỹ không sinh lãi, tiền mặt tại tài khoản thanh toán ngân hàng thường lãi rất thấp so với chi phí lãi vay của doanh nghiệp). Hơn nữa, sức mua của đồng tiền có thể giảm sút nhanh do lạm phát.
Nếu doanh nghiệp dự trữ quá ít tiền mặt, không đủ tiền để thanh toán sẽ bị giảm uy tín đối với nhà cung cấp, ngân hàng và các bên liên quan. Doanh nghiệp sẽ mất cơ hội hưởng các khoản ưu đãi dành cho giao dịch thanh toán ngay bằng tiền mặt, mất khả năng phản ứng linh hoạt với các cơ hội đầu tư phát sinh ngoài dự kiến.
Chính vì vậy doanh nghiệp thực phẩm cần phải dự trữ một tỷ lệ tiền mặt hợp lý không quá nhiều cũng không quá ít. Bởi vì dự trữ một lượng tiền mặt hợp lý đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ làm gia tăng lợi nhuận cho công ty.
Biến SIZE – Quy mô doanh nghiệp
Với bộ dữ liệu thu thập được, ở mức ý nghĩa 10% quy mô doanh nghiệp tác động cùng chiều và không có ý nghĩa thống kê.
Biến GROW – Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp
Với mức ý nghĩa 10% tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến lợi nhuận. Khi tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp tăng lên đơn vị thì ROA tăng lên 0,0176444 đơn vị. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao dẫn đến lợi nhuận ngày càng được cải thiện. Luận văn: Giải pháp quản trị vốn lưu động của các ty thực phẩm
Biến CR – Khả năng thanh toán hiện hành
Tỷ lệ thanh toán hiện hành là thước đo lý thuyết của tính thanh khoản. Kết quả hồi quy cho thấy biến này tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Khi CR tăng 1 đơn vị thì ROA tăng lên 0,0149073 đơn vị. . Kết quả cho thấy các doanh nghiệp có tỷ lệ thanh toán hiện hành càng cao thì cơ hội gia tăng lợi nhuận càng cao.
Biến GDP – Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
Ở mức ý nghĩa 10% tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tác động cùng chiều, mạnh nhất và có ý nghĩa thống kê với lợi nhuận. Điều này chứng tỏ rằng khi nền kinh tế tăng trưởng tốt sẽ giúp cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty thuận lợi, gia tăng lợi nhuận và ngược lại. Do đó, tỷ lệ GDP tác động cùng chiều với ROA.
Biến INF – Tỷ lệ lạm phát
Với tình hình thực tế ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu này tỷ lệ lạm phát tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. Khi tỷ lệ lạm phát tăng ở mức vừa phải (1 con số) sẽ giúp kích thích nền kinh tế và hoạt động của công ty thuận lợi dẫn đến lợi nhuận sẽ gia tăng. Nền kinh tế lạm phát ở mức vừa phải hầu hết các loại hàng hóa đều tăng cùng với đó sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra cũng tăng giá. Đối với các doanh nghiệp ngành thực phẩm sản xuất kinh doanh các loại mặt hàng có mức giá tăng nhanh, ít bị ảnh hưởng của lạm phát thì khi lạm phát tăng đồng nghĩa doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương 4, luận văn đã trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, phân tích tương quan. Luận văn trình bày mô hình hồi quy Pooled OLS. Tuy nhiên, để xem mô hình có vi phạm các giả định hồi quy đa biến, tác giả tiến hành kiểm định hồi quy đa biến, tác giả tiến hành kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai của sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan. Kết quả cho thấy mô hình có hiện tượng tự tương quan và hiện tượng sai số thay đổi. Vì thế, tác giả chọn phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS). Kết quả hồi quy4 cho thấy Kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân tác động ngược chiều và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê với lợi nhuận.
Xem kết quả hồi quy tại phụ lục 4.1
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong chương 4 Luận văn đã trình bày kết quả hồi quy mô hình và thảo luận kết quả nghiên cứu. Ở chương này Luận văn sẽ trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu, đưa ra kết luận, kiến nghị và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1 Kết luận Luận văn: Giải pháp quản trị vốn lưu động của các ty thực phẩm
Nghiên cứu này khảo sát 26 công ty thực phẩm niêm yết trên sàn HNX và HOSE của Việt Nam giai đoạn từ 2009 đến 2015. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là hồi quy các mô hình bằng Pool Regression (OLS), Fixed Effects Model (FEM), Random Effects Model (REM), Feasible General Least Square (FGLS) với dữ liệu bảng để tiến hành phân tích định lượng chính yếu. Kết quả kiểm định Hausman cho thấy dữ liệu bảng trong đề tài phù hợp với phương pháp hồi quy Fixed Effect. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc quản trị vốn lưu động đã có những ảnh hưởng rõ ràng tới lợi nhuận của các doanh nghiệp cụ thể như sau:
- Kỳ thu tiền bình quân (ACP) tác động nghịch chiều tới lợi nhuận của công ty. Trong thời kỳ nền kinh tế còn khó khăn các công ty thực phẩm đã buộc phải nới lòng chính sách thanh toán khiến cho lợi nhuận bị suy giảm.
- Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (IT) tác động ngược chiều tới lợi nhuận. Điều này chứng tỏ rằng thời gian lưu kho của hàng tồn kho càng lâu thì lợi nhuận càng giảm.
- Khả năng thanh toán các khoản phải trả được thể hiện qua kỳ trả tiền bình quân (APP) của công ty. Việc nghiên cứu chỉ số này cho thấy sự tác động ngược chiều của biến số APP tới ROA. Lợi thế từ việc kéo dài thêm thời gian thanh toán đã không bù đắp được chi phí tăng thêm từ việc trả chậm dẫn tới lợi nhuận giảm sút.
Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt (CCE) tác động cùng chiều tới lợi nhuận. Với kết quả này chứng tỏ rằng khi tài sản của các công ty hoạt động hiệu quả thì lợi nhuận gia tăng.
Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp, khả năng thanh toán hiện hành, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát. Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố có tác động cùng chiều đến lợi nhuận.
5.2 Một số gợi ý nhằm nâng cao lợi nhuận dựa trên việc quản trị vốn lưu động. Luận văn: Giải pháp quản trị vốn lưu động của các ty thực phẩm
Với lượng mẫu 26 doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX trong thời gian từ 2009 đến 2015 được phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu “Giải pháp nào nhằm nâng cao lợi nhuận thông qua việc quản trị vốn lưu động”. Đối với các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch nhu cầu vốn lưu động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và rất cần thiết. Doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính xác, hợp lý nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuấ, tiêu thụ sản phẩm được liên tục, bên cạnh đó tránh được tình trạng ứ đọng vật tư, sử dụng lãng phí vốn và đồng thời hạn chế được rủi ro có thể xảy ra. Các nhà quản trị có thể tăng lợi nhuận bằng cách rút ngắn thời gian thu tiền của khách hàng, thời gian luân chuyển hàng tồn kho, thời gian thanh toán cho nhà cung cấp và quan trọng là phải nắm giữ một lượng tiền mặt vừa đủ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hàng ngày. Từ kết quả hồi quy mô hình tác giả đưa ra một số gợi ý nhằm nâng cao lợi nhuận của các công ty ngành thực phẩm, cụ thể như sau:
Đối với kỳ thu tiền bình quân: Mặc dù việc mở rộng tín dụng có thể làm tăng doanh thu, từ đó làm dòng tiền hoạt động và lợi nhuận tăng theo nhưng nó cũng tăng rủi ro kinh doanh cho các doanh nghiệp. Trong thời kỳ nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn việc nới lỏng các khoản phải thu từ khách hàng với các điều kiện tài chính không đổi và khi khách hàng trì hoãn thanh toán, công ty không áp dụng các điều khoản phạt chậm thanh toán do đó làm giảm lợi nhuận của công ty. Nhưng đây là sự suy giảm lợi nhuận trong ngắn hạn, với chính sách này công ty sẽ giữ chân được khách hàng và sẽ là cơ hội gia tăng lợi nhuận trong tương lai. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Deloof (2003), Lazaridis và Tryfonidis (2006). Với phương châm “lợi ích và chi phí”, nhiều khi phải đánh đổi giữa tính thanh khoản và lợi nhuận. Nếu công ty gắt gao trong việc thu nợ, tính thanh khoản được cải thiện nhưng có rủi ro là khách hàng chuyển sang ký hợp đồng với công ty khác có chính sách tín dụng mềm dẻo hơn. Công việc của bộ phận quản lý tín dụng bên cạnh việc tối thiểu hóa nợ xấu còn giúp công ty tối đa hóa lợi nhuận đôi khi cần chấp nhận rủi ro miễn là có cơ hội khách hàng trở thành người mua thường xuyên và đáng tin cậy của công ty.
Đối với kỳ trả tiền bình quân: Việc nghiên cứu chỉ số này cho thấy sự tác động ngược chiều của nó tới ROA. Lợi thế từ việc kéo dài thêm thời gian thanh toán đã không bù đắp được chi phí tăng thêm từ việc trả chậm dẫn đến lợi nhuận suy giảm. Vì thế, khi mua hàng từ nhà cung cấp, các doanh nghiệp nên rút ngắn kỳ thanh toán bình quân càng ngắn càng tốt. Có thể doanh nghiệp sẽ mất đi nguồn vốn không lãi suất này để có thể đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhưng đổi lại doanh nghiệp sẽ được hưởng các khoản chiết khấu nếu thanh toán trước hạn và hơn hết danh tiếng doanh nghiệp sẽ được đảm bảo và nâng cao.
Đối với kỳ luân chuyển hàng tồn kho: Ngành thực phẩm là ngành kinh tế rất quan trọng nó cung cấp các sản phẩm thiết yếu hàng ngày cho con người. Và ngành còn phụ thuộc tính mùa vụ cao, do thời tiết thất thường tình hình dịch bệnh khó kiểm soát nên thông thường các công ty để tồn kho ở mức độ cao. Việc tính thời gian dự trữ tồn kho sẽ kéo theo chi phí lưu kho, chi phí bảo quản cũng tăng dẫn đến lợi nhuận công ty giảm. Vì vậy quản lý thời gian lưu kho hợp lý là rất cần thiết vì thời gian sử dụng duy trì của một số mặt hàng trong ngành thực phẩm rất nhạy cảm đôi khi lạm dụng quá mức thời gian tồn kho sẽ có tác động ngược lại tránh hàng hóa đến hạn, quá hạn và hết hạn sử dụng.
Bên cạnh thời gian lưu kho thì hàng hóa tồn kho là một vấn đề rất quan trọng, vì đây là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Việc lưu giữ nhiều hàng tồn kho sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp (IT tác động ngược chiều lên ROA). Nhà quản trị nào cũng muốn duy trì mức tồn kho vừa đủ, tuy nhiên trong thực tế có những mặt hàng đem lại doanh thu rất ít cho công ty nhưng lại tồn kho nhiều hoặc có một vài khâu sản xuất nào đó đang được duy trì lượng bán thành phẩm và nguyên vật liệu quá cao so với các khâu còn lại. Vì vậy, tác giả kiến nghị các nhà quản trị cần phải tính toán lượng dự trữ nguyên vật liệu và bán thành phẩm cần thiết cho quy trình sản xuất. Vì thế, việc tinh gọn những hạng mục có lượng tồn kho lớn sẽ đem lại một dòng tiền đáng kể cho công ty.
Đối với việc quản trị tiền mặt: Lượng dự trữ tiền mặt tối ưu của doanh nghiệp phải thỏa mãn được ba nhu cầu chính: Chi cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp như trả cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, trả cho người lao động, trả thuế…; Dự phòng cho các khoản chi ngoài kế hoạch; Dự phòng cho các cơ hội phát sinh ngoài dự kiến khi thị trường có sự thay đổi đột ngột. Luận văn: Giải pháp quản trị vốn lưu động của các ty thực phẩm
Doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp Baumol hoặc mô hình Miller Orr để xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý. Sau khi xác định được lưu lượng dự trữ tiền mặt thường xuyên, doanh nghiệp nên áp dụng những chính sách, quy trình như số lượng tiền mặt tại quỹ giới hạn ở mức thấp chỉ để đáp ứng những nhu cầu thanh toán không thể chi trả qua ngân hàng, xây dựng các quy trình thu chi tiền mặt hợp lý, tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm tách bạch vai trò giữa kế toán và thủ quỹ để giảm thiểu rủi ro cũng như thất thoát trong hoạt động.
Mặc dù có thể đã áp dụng các phương pháp quản trị tiền mặt một cách hiệu quả nhưng do ngành thực phẩm có đặc tính về mùa vụ hoặc do những lý do khách quan ngoài tầm kiểm soát, doanh nghiệp bị thiếu hoặc thừa tiền mặt. Nhà quản lý có thể áp dụng các biện pháp sau để cải thiện tình hình:
- Đẩy nhanh tiến trình thu nợ, giảm số lượng hàng tồn kho, giảm tốc độ thanh toán cho các nhà cung cấp bằng cách sử dụng hối phiếu khi thanh toán hoặc thương lượng lại thời hạn khi thanh toán với nhà cung cấp
- Biện pháp cần làm khi thừa tiền mặt trong ngắn hạn: thanh toán các khoản thấu chi sử dụng các khoản đầu tư qua đêm của ngân hàng, đầu tư vào các sản phẩm tài chính có tính thanh khoản cao (trái phiếu chính phủ), đầu tư vào cổ phiếu quỹ ngắn hạn.
- Biện pháp cần làm khi thừa tiền mặt trong dài hạn: đầu tư vào các dự án mới, tăng tỉ lệ cổ tức, mua lại cổ phiếu, thanh toán các khoản vay dài hạn, mua lại công ty khác.
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
5.3.1 Hạn chế
Luận văn tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận của công ty. Qua quá trình phân tích, nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận và những kiến nghị tương ứng dành cho công ty trong ngành thực phẩm để giúp cho các công ty nâng cao lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, đề tài còn một số hạn chế như sau:
- Trong nghiên cứu này, chỉ xem xét các doanh nghiệp ngành thực phẩm trên sàn chứng khoán Việt Nam, mà chưa đánh giá được các công ty thực phẩm chưa niêm yết nên có thể kết quả nghiên cứu chưa thật sự mang tính đại diện.
- Đề tài này sử dụng nguồn dữ liệu từ năm 2009 đến năm 2015. Trong giai đoạn này nền kinh tế chưa thực sự khởi sắc nên thu thập và xử lý dữ liệu đôi khi cũng ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
- Việc phân tích lợi nhuận mới chỉ dừng lại ở biến số ROA mà chưa mở rộng sang các biến số khác như lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận từ tài sản hoạt động trên doanh thu, Tobin’s Q…. để có sự đánh giá toàn diện hơn.
- Mặc dù nguồn dữ liệu được lấy từ những website tin cậy nhưng không tránh khỏi hiện tượng các doanh nghiệp cố gắng làm đẹp báo cáo tài chính và điều này khiến kết quả nghiên cứu chưa chính xác so với thực tế.
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo Luận văn: Giải pháp quản trị vốn lưu động của các ty thực phẩm
Xuất phát từ những hạn chế của mình, luận văn đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài này như sau:
- Các nghiên cứu có thể đưa thêm các biến phụ thuộc thể hiện lợi nhuận của công ty như tỷ suất doanh thu trên tài sản, lợi nhuận trên doanh thu, Tobin’s Q… để đánh giá toàn diện hơn sự ảnh hưởng của việc quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của công ty.
- Bên cạnh đó, những hạn chế của đề tài này cũng là những gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Quản lý vốn lưu động giữ một vị trí rất quan trọng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Quản lý tốt vốn lưu động sẽ làm gia tăng lợi nhuận và tạo điều kiện tốt để quản lý khoản phải thu, khoản phải trả, hàng tồn kho và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Các doanh nghiệp ngành thực phẩm phải thực hiện tốt chính sách bán hàng, tăng lợi thế cạnh tranh thu hút nhiều khách hàng. Trong chương này luận văn đã trình bày kết luận việc quản trị vốn lưu động đã có ảnh hưởng rõ rệt tới lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thực phẩm và cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Đưa ra những gợi ý đối với kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, quản trị tiền mặt nhằm nâng cao lợi nhuận dựa trên việc quản trị vốn lưu động. Bên cạnh đó luận văn cũng đã đưa ra một số hạn chế, khuyến nghị cũng như là đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
KẾT LUẬN
Luận văn này nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu gồm 26 công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2009 – 2015, hình thành nên dữ liệu bảng với 182 quan sát. Luận văn đã phân tích tác động của các thành phần vốn lưu động như kỳ thu tiền bình quân (APP), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (IT), kỳ trả tiền bình quân (ACP), tỷ lệ nắm giữ tiền mặt (CCE) và các chỉ tiêu quy mô doanh nghiệp (SIZE), tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp (GROW), khả năng thanh toán hiện hành (CR), tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF) lên lợi nhuận đại diện bởi tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp (ROA).
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là hồi quy các mô hình bằng Pool OLS, REM, FEM, FGLS và tiến hành các kiểm định cần thiết. Nghiên cứu này cho thấy các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể quản lý vốn lưu động của mình một cách có lợi nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng kỳ thu tiền bình quân (APP), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (IT), kỳ trả tiền bình quân (ACP) tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê lên lợi nhuận. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước của Deloof (2003), Gul và ctg (2010). Bên cạnh đó, kết quả cho thấy tỷ lệ nắm giữ tiền mặt (CCE) tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến lợi nhuận. Kết quả này chứng tỏ rằng công ty có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách rút ngắn kỳ thu tiền, kỳ lưu kho và kỳ phải trả.
Ngoài ra, luận văn cũng chứng minh được tác động của tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp (GROW), khả năng thanh toán hiện hành (CR), tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF) là tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê. Riêng biến quy mô doanh nghiệp (SIZE) với bộ dữ liệu thu thập được tác động không có ý nghĩa thống kê. Luận văn: Giải pháp quản trị vốn lưu động của các ty thực phẩm
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Quản trị lợi nhuận của các công ty ngành thực phẩm