Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng lợi nhuận của các Công ty thực phẩm hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
Dựa vào lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước được trình bày trong chương 2. Ở chương này tác giả thực hiện nghiên cứu về tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam dựa trên nghiên cứu đã được thực hiện ở India: Sự tác động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận của doanh nghiệp – Bằng chứng thực nghiệm ở Ấn Độ. Vận dụng phương pháp nghiên cứu của nhóm tác giả A.K. Sharma Satish Kumar đã sử dụng trong nghiên cứu ở India, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu và sử dụng để tiến hành phân tích tại Việt Nam. Toàn bộ dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý trên phần mềm Stata.
3.1 Mô hình nghiên cứu
3.1.1 Cơ sở xây dựng mô hình
Căn cứ vào các nghiên cứu trước cho thấy, các thành phần của quản trị vốn lưu động có ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ trả tiền bình quân. Ngoài ra, các nghiên cứu trước còn tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của biến quy mô doanh nghiệp (SIZE) đến lợi nhuận. Luận văn: Thực trạng lợi nhuận của các Công ty thực phẩm
Nhằm xác định những thành phần nào của vốn lưu động có ảnh hưởng đến lợi nhuận (ROA) của các doanah nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trước tiên, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia dưới hình thức tham vấn trực tiếp một số người am hiểu sâu về vấn đề nghiên cứu là các lãnh đạo của những doanh nghiệp ngành thực phẩm và nhà nghiên cứu. Tổng hợp kết quả tham vấn, đa số các chuyên gia2 đều cho rằng: các thành phần của quản trị vốn lưu động được lược khảo trong các nghiên cứu trước (gồm: kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ trả tiền bình quân) là những yếu tố chính và phù hợp với thực tiễn ngành thực phẩm tại Việt Nam. Tuy nhiên, các thành viên của nhóm thảo luận lưu ý nên đưa thêm một số biến khác nhằm phù hợp với đặc thù của ngành và cũng sẽ tạo điểm mới của đề tài so với các nghiên cứu trước. Cụ thể:
- Xem danh sách chuyên gia tại phụ lục 3.1
- Bổ sung biến độc lập: tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trong doanh nghiệp
- Bổ sung các biến kiểm soát: tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp (thông qua tốc độ tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp), khả năng thanh toán hiện hành, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát. Đây là các biến đã được một số nghiên cứu đưa vào phân tích nhưng chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây là các yếu tố ảnh hưởng rất mạnh đến lợi nhuận của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Vì vậy, tác giả đưa vào nghiên cứu trong bài luận văn này.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán
3.1.2 Mô hình nghiên cứu Luận văn: Thực trạng lợi nhuận của các Công ty thực phẩm
Mô hình nghiên cứu xem xét tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thực phẩm. Tác giả sử dụng biến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp (ROA) làm biến phụ thuộc. Sau đó tiến hành hồi quy lần lượt các biến giải thích gồm: kỳ thu tiền bình quân (ACP), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (IT), kỳ trả tiền bình quân (APP), tỷ lệ nắm giữ tiền mặt (CCE) với biến phụ thuộc để thấy rõ từng mối tương quan nhằm đưa ra gợi ý cho các nhà quản trị để cải thiện lợi nhuận của công ty đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Bên cạnh đó, dựa trên nghiên nghiên cứu của nhóm tác giả A.K. Sharma & Satish Kumar, tác giả chọn các biến sau làm biến kiểm soát bao gồm: quy mô doanh nghiệp (SIZE), tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp (GRO ), khả năng thanh toán hiện hành (CR), tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF). Vì vậy mô hình nghiên cứu dự kiến có phương trình như sau:
ROAit = β0 + β1 ACPit + β2 ITit + β3 APPit + β4 CCEit + β5 SIZEit + β6 GROWit
β7 CRit + β8 GDPt + β9 INFt + εi
Trong đó:
Biến phụ thuộc ROA: tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp
Biến độc lập: quản trị vốn lưu động bao gồm: ACP, IT, APP, CCE, đây là bốn biến quan trọng của nghiên cứu.
Biến kiểm soát: Ngoài các thành phần của vốn lưu động được xem xét có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp, tác giả còn sử dụng thêm các biến kiểm soát có tác động đáng kể đến lợi nhuận: SIZE, GRO , CR, INF.
β0: hệ số chặn
β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8, β9: các hệ số tương ứng với các biến trong mô hình.
i: ký hiệu cho công ty, t ký hiệu cho năm, εit: sai số theo không gian và thời gian
Các biến trong mô hình nghiên cứu
Để phân tích tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của doanh nghiệp, nghiên cứu này sử dụng các biến dựa trên nghiên cứu của A.K. Sharma & Satish Kumar nghiên cứu về sự tác động của quản trị vốn luân chuyển (AR, INV, AP, CCC) đến khả năng sinh lợi (ROA) của các doanh nghiệp phi tài chính. Các biến sử dụng bao gồm biến phụ thuộc, một số biến độc lập và biến kiểm soát.
Biến số phụ thuộc
Trong các nghiên cứu trước đây, cách để đo lường lợi nhuận của doanh nghiệp được các nhà nghiên cứu sử dụng khác nhau. Deloof (2003) sử dụng tỷ lệ lợi nhuận gộp trên tổng tài sản chính (GPA). Gamze Vural & ctg (2012), Pouraghajan & ctg (2012) thì sử dụng biến giá trị doanh nghiệp (Tobin’s Q). Để phân tích tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của doanh nghiệp, trong bài luận văn này tác giả sử dụng biến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp và cho biết công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản. Theo tác giả Padachi (2006) thì đây là một thước đo tốt vì nó liên quan đến khả năng sinh lợi hay nói cách khác là lợi nhuận của công ty trên tổng tài sản.
Biến số ROA vốn được xác định bằng nhiều cách khác nhau. Trong nghiên cứu này, ROA được tính bằng cách sử dụng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản nó cho biết công ty đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế từ một đồng tài sản. Cách tính này cho cách nhìn chính xác hơn về hiệu quả sử dụng tổng tài sản và vì thế nó được các nhà tài trợ nợ vay ưa thích sử dụng.
Biến độc lập
Kỳ thu tiền bình quân – ACP: thời gian trung bình từ khi bán hàng cho đến khi thu được tiền từ khách hàng. Công ty càng rút ngắn kỳ thu tiền bình quân có nghĩa là càng thắt chặt các chính sách tín dụng sẽ đảm bảo công ty thu được tiền về nhanh chóng đảm bảo cho các hoạt động đầu tư sinh lời. Biến này được sử dụng bởi nhiều nhà nghiên cứu như Deloof (2003), Padachi (2006), Sharma & Kumar (2011)….. và đều tìm thấy ảnh hưởng âm của nó tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp tức là vòng quay khoản phải thu thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém đi do bị chiếm dụng vốn nhiều. Nhưng ngược lại, kỳ thu tiền bình quân quá cao thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu. Do đó, trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng rằng kỳ thu tiền bình quân có tác động nghịch chiều đến biến phụ thuộc đo lường lợi nhuận của công ty.
Biến số này được xác định như sau:
ACP = 365/(Vòng quay các khoản phải thu) = 365/(Doanh thu/ bình quân khoản phải thu)
Kỳ trả tiền bình quân – APP: là khoảng thời gian trung bình từ khi mua hàng hóa cho tới khi trả hết tiền cho người bán. Khi kéo dài thời gian trả cho người bán, doanh nghiệp sẽ tận dụng được nguồn vốn tạm thời để dầu tư nhằm tăng lợi nhuận. Mặt khác nếu kéo dài thời gian thanh toán quá lâu có thể làm mất uy tín của công ty, làm giảm khả năng sinh lời. Các nghiên cứu trước đây cho thấy có hai kết quả về tác động của kỳ trả tiền bình quân đến lợi nhuận. Có nghiên cứu tìm ra mối tương quan cùng chiều như Mathuva (2010), Bagchi & Khamrui (2012). Tuy nhiên một số nghiên cứu khác như Mustafa Afeef (2011), Dong, Huynh Phuong và Jyh-tay Su (2010) lại cho thấy kết quả ngược lại. Trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng kỳ thanh toán bình quân có tác động ngược chiều với biến phụ thuộc đo lường lợi nhuận của doanh nghiệp.
Biến số này được xác định như sau:
APP = 365/(Vòng quay các khoản phải trả) = 365/(Giá vốn hàng bán/Bình quân khoản phải trả)
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho – IT: là khoảng thời gian trung bình cần thiết để chuyển nguyên vật liệu thô sang thành phẩm và bán những thành phẩm này. Việc rút ngắn vòng quay hàng tồn kho sẽ đẩy nhanh quá trình làm tăng doanh thu và giảm các chi phí liên quan đến việc nắm giữ hàng tồn kho từ đó làm tăng lợi nhuận cho công ty. Đây là thước đo thể hiện khả năng về mặt tài chính của công ty. Chỉ số này cho các nhà đầu tư biết về khoảng thời gian cần thiết để công ty có thể bán, thanh lý được hết số lượng hàng tồn kho của mình (bao gồm cả hàng hóa còn đang trong quá trình sản xuất. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chậm thường dẫn đến tình trạng có quá nhiều vốn bị chôn trong hàng tồn kho. Việc này gây tốn nhiều chi phí ngoài ra công ty cũng mất đi cơ hội đầu tư vào phương án kinh doanh khác nếu vốn nằm trong hàng tồn kho quá nhiều. Phần nhiều các nhà nghiên cứu, như Samiloglu & Demirgunes (2008), Sharma & Kumar (2011), đều tìm thấy ảnh hưởng âm của kỳ luân chuyển hàng tồn kho tới lợi nhuận. Trong khi đó Bagchi & Khamrui (2012) lại không tìm thấy ảnh hưởng của biến số này tới lợi nhuận công ty. Nghiên cứu này kỳ vọng IT tác động ngược chiều tới biến phụ thuộc ROA.
Biến số này được xác định như sau:
IT = 365/(Vòng quay hàng tồn kho ) = 365/(Doanh thu/Bình quân hàng tồn kho)
Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt – CCE: Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp toàn bộ số tiền hiện có của quỹ tại thời điểm báo cáo, các khoản tương đương tiền được coi là những tài sản quay vòng nhanh, nó có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải chi. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Luận văn: Thực trạng lợi nhuận của các Công ty thực phẩm
Biến số này được xác định như sau:
CCE = Tiền và các khoản tương đương tiền / Tổng tài sản
Lý do tác giả chọn biến CCE làm biến độc lập vì tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển, tiền gửi ngân hàng và các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn là một bộ phận quan trọng trong việc quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp. Việc duy trì một mức dự trữ vốn tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng dấu dương tới biến phụ thuộc ROA.
Biến kiểm soát
Quy mô doanh nghiệp – SIZE
Quy mô công ty tác động tích cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Quy mô càng lớn thì sản xuất hang hóa càng nhiều và mạng lưới kinh doanh càng rộng, do đó lượng hàng hóa bán ra được nhiều dẫn đến lợi nhuận càng tăng (Gul & ctg, 2013). Nghiên cứu này tác giả kỳ vọng SIZE tác động cùng chiều tới ROA.
Biến số này được xác định bằng Logarit của doanh thu.
Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp – GROW
Đây là biến số tăng trưởng của doanh nghiệp. Đối với các nền kinh tế có thị trường chứng khoán phát triển thì biến số tăng trưởng được đo lường bằng chỉ số Tobin’s Q (tỷ lệ giá trị thị trường/giá trị sổ sách của tổng tài sản). Tuy nhiên, theo Budia và cộng sự (2000) thì đối với các nền kinh tế đang chuyển đổi có thị trường chứng khoán còn kém phát triển thì phải sử dụng tốc độ tăng trưởng doanh thu để đo lường biến số này. Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thì hiệu quả hoạt động cũng sẽ cao, kỳ vọng dấu (+)
Biến số này được xác định như sau:
GROW = (Tài sản năm t – Tài sản năm t-1)/Tài sản năm t-1
Khả năng thanh toán hiện hành – CR
Tỷ số này cho biết khả năng của một doanh nghiệp trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ. Tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là lợi nhuận công ty sẽ giảm bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả.
Trong một số nghiên cứu trước, ví dụ Mohamad & Saah (2010), Ikram UI Hah ctg (2011) đã sử dụng tỷ số này như một biến độc lập để tìm sự tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận và họ cho rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thanh toán hiện hành với lợi nhuận. Trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng dấu dương cho mối quan hệ này.
Biến số này được xác định như sau: CR = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế GDP
Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới orld Bank trong “Báo cáo về phát triển thế giới năm 1991” cho rằng “Tăng trưởng kinh tế chỉ là sự gia tăng về lượng của những đại lượng chính đặc trưng cho một trạng thái kinh tế, trước hết là tổng sản phẩm xã hội, có tính đến mối liên quan đến dân số”.
Khi nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng đồng nghĩa với việc quốc gia đó đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế. Tuy nhiên, không phải bất kì lúc nào tăng trưởng kinh tế cũng có lợi. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng sẽ gây ra lạm phát cao và kéo theo sự bất ổn trong nền kinh tế. Vấn đề đặt ra là cần phải tăng trưởng kinh tế một cách ổn định và bền vững. Nền kinh tế phát triển kéo theo hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phát triển dẫn đến lợi nhuận tăng cao. Trong bài nghiên cứu này tác giả kỳ vọng dấu dương cho mối quan hệ này
Để đo lường tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng công cụ phản ánh là “tốc độ tăng trưởng kinh tế”. “Tốc độ tăng trưởng kinh tế” được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước rồi chia cho quy mô kinh tế kỳ trước.
Dữ liệu về tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm được tác giả lấy từ orld Bank để phục vụ cho nghiên cứu này.
Tỷ lệ lạm phát (INF)
Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hóa. Khi lạm phát xảy ra những thông tin trong xã hội bị phá hủy do biến động của giá cả làm cho thị trường bị rối loạn. Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự mất giá của đồng tiền làm vô hiệu hóa hoạt động hạch toán kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh – sản xuất ở một vài doanh nghiệp có thể thay đổi gây ra những xáo động về kinh tế. Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn. Chính vì vậy trong nghiên cứu này tác giả kì vọng dấu dương cho mối quan hệ này. Luận văn: Thực trạng lợi nhuận của các Công ty thực phẩm
Dữ liệu về lạm phát hàng năm được tác giả lấy từ orld Bank để phục vụ cho nghiên cứu này.
Bảng 3.1 Bảng tóm tắt cách đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu
Bảng 3.2 Bảng kỳ vọng về mối quan hệ giữa các biến và biến phụ thuộc
3.2 Giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên nền tảng nghiên cứu và các bằng chứng thực nghiệm của García và Martínez (2004), Lazaridis và Tryfonidis (2006), Dong, Huynh Phuong và Jyh-tay Su (2010), Pouraghajan và Emamgholipourarchi (2012), Bagchi và Khamrui (2012), A.K. Sharma & Satish Kumar (2011) cũng như áp dụng tình hình thực tế ở Việt Nam, tác giả đưa ra giả thuyết sau:
Giả thuyết H1: Có sự tác động ngược chiều của kỳ thu tiền bình quân tới lợi nhuận của các công ty ngành thực phẩm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giả thuyết H2: Có sự tác động ngược chiều của kỳ trả tiền bình quân tới lợi nhuận của các công ty ngành thực phẩm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giả thuyết H3: Có sự tác động ngược chiều của kỳ thu luân chuyển hàng tồn kho tới lợi nhuận của các công ty ngành thực phẩm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giả thuyết H4: Có sự tác động cùng chiều của tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tới lợi nhuận của các công ty ngành thực phẩm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu Luận văn: Thực trạng lợi nhuận của các Công ty thực phẩm
Một trong những yếu tố then chốt và quyết định đến thành công của nghiên cứu trong đề tài này là việc lựa chọn và sử dụng số liệu để phân tích, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà dữ liệu được sử dụng sao cho hợp lý nhất. Nguồn dữ liệu sử dụng cho bài nghiên cứu này được lấy từ báo cáo tài chính của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thuộc nhóm ngành thực phẩm. Thời gian nghiên cứu kéo dài 7 năm, giai đoạn 2009 – 2015.
Các công ty được chọn trong mẫu phải hoạt động liên tục trong giai đoạn điều tra và có đầy đủ các thông tin về kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ trả tiền bình quân, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Do đó các công ty thiếu thông tin sẽ được loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu. Với tổng số 27 công ty thuộc nhóm ngành thực phẩm niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tác giả đã loại bỏ 1 công ty (Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa) vì lí do tới thời điểm nghiên cứu chưa có dữ liệu năm 2015. Mẫu nghiên cứu cuối cùng tác giả chọn là 26 công ty trong 7 năm bao gồm 182 quan sát3.
3.4 Các bước kiểm định mô hình Luận văn: Thực trạng lợi nhuận của các Công ty thực phẩm
Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên mô hình nghiên cứu năm 2011 của A.K. Sharma và Satish Kumar trong bài: Sự tác động của quản trị vốn lưu động tới lợi nhuận của doanh nghiệp – Bằng chứng thực nghiệm ở Ấn Độ.
Xem kết quả tính toán của 26 doanh nghiệp tại phụ lục 3.2
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên cơ sở thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy.
Thống kê mô tả: Tập hợp dữ liệu và phân tích tổng quan về dữ liệu thu thập được.
Phân tích tương quan: Xác định mức độ tương quan giữa các biến.
Phân tích hồi quy tuyến tính: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng thông qua hồi quy tuyến tính đa biến để lượng hóa sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mô hình. Trước tiên, nghiên cứu sẽ kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình thông qua hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF).
Tiếp theo, nếu không có hiện tượng tự tương quan và phương sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng. Tuy nhiên, nếu có hiện tượng tự tương quan và phương sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ chuyển sang phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS). Wooldridge (2002) cho rằng phương pháp này rất hữu dụng nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phần mềm thống kê chuyên ngành Stata để phân tích. Từ kết quả kiểm định, tác giả lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp để thực hiện nghiên cứu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này tác giả đã trình bày quy trình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu thu thập từ 26 công ty trong ngành thực phẩm. Chương này cũng trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đánh giá các khái niệm nghiên cứu và kiểm nghiệm mô hình lý thuyết. Bên cạnh đó cũng đưa ra cách đo lường các biến trong mô hình và kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình. Trong đó, tác giả kỳ vọng các thành phần của vốn lưu động như ACP, IT, APP tác động ngược chiều và CCE tác động cùng chiều với ROA. Các biến kiểm soát SIZE, GRO , CR, GDP, INF tác động cùng chiều với ROA. Luận văn: Thực trạng lợi nhuận của các Công ty thực phẩm
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Giải pháp quản trị vốn lưu động của các ty thực phẩm