Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp phát triển xanh cho các doanh nghiệp ô tô hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
4.1 Định hướng phát triển xanh của cac doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam
4.1.1 Định hướng chung của ngành công nghiệp Ô tô Luận văn: Giải pháp phát triển xanh cho các doanh nghiệp ô tô
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1168/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2014 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Nội dung chính của chiến lược là: Phát huy nội lực của mọi thành phần kinh tế trong nước; chú trọng liên kết, hợp tác với các tập đoàn sản xuất ô tô lớn trên thế giới để phát triển ngành công nghiệp ô tô đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với chính sách tiêu dùng và các yêu cầu bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng; nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới; tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước theo hướng hiện đại.
Theo đó, các nhóm sản phẩm ưu tiên gồm xe tải và xe khách từ 10 chỗ trở lên, xe chở người đến 9 chỗ, xe chuyên dụng và công nghiệp hỗ trợ.
Đối với xe tải và xe khách từ 10 chỗ trở lên sẽ chú trọng phát triển dòng xe tải nhỏ đa dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn và các loại xe khách tầm trung và tầm ngắn chạy liên tỉnh, huyện, nội đô… phù hợp với điều kiện địa hình, hạ tầng giao thông trong nước với giá thành hợp lý, an toàn và tiện dụng.
Đối với xe chở người đến 9 chỗ sẽ tập trung vào dòng xe cá nhân kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng phù hợp với hạ tầng giao thông và thu nhập của người dân. Luận văn: Giải pháp phát triển xanh cho các doanh nghiệp ô tô
Đối với xe chuyên dụng, lựa chọn sản xuất, lắp ráp một số chủng loại xe có nhu cầu lớn (xe chở beton, xe xitec, xe phục vụ an ninh, quốc phòng …); khuyến khích sản xuất xe nông dụng nhỏ đa chức năng (kết hợp vận tải hàng hoá với một hay nhiều tính năng như làm đất, bơm nước, phát điện, phun thuốc sâu…) để đáp ứng nhu cầu của đồng bào vùng nông thôn và miền núi.
Về công nghiệp hỗ trợ, sẽ tiếp cận và ứng dụng công nghệ để chế tạo được các chi tiết, linh kiện quan trọng như bộ truyền động, hộp số, động cơ, thân vỏ xe… cho một vài chủng loại xe; tăng cường hợp tác với các hãng ô tô lớn để lựa chọn chủng loại phụ tùng, linh kiện mà Việt Nam có thể sản xuất để đảm nhận vai trò mắt xích trong chuỗi sản xuất – cung ứng toàn cầu, trên cơ sở đó đầu tư công nghệ tiên tiến, sản xuất phục vụ xuất khẩu.
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới.
Mục tiêu đặt ra là đến năm 2035, tổng sản lượng xe đạt khoảng 1.531.400 chiếc, trong đó xe đến 9 chỗ khoảng 852.600 chiếc, từ 10 chỗ trở lên khoảng 84.400 chiếc, xe tải khoảng 587.900 chiếc, xe chuyên dụng khoảng 6.500 chiếc. Tỷ lệ số xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm khoảng 78% so với nhu cầu nội địa.
Về phát triển công nghiệp hỗ trợ, giai đoạn đến năm 2020, cơ bản hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô; phấn đấu đáp ứng khoảng 35% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước. Giai đoạn 2026 – 2035 đáp ứng trên 65% nhu cầu về link kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước.
Chiến lược đặt mục tiêu phấn đấu năm 2035, tổng lượng xe xuất khẩu đạt khoảng 90.000 chiếc.
Để đạt được các mục tiêu trên, Chiến lược đã đưa ra các định hướng cụ thể như xác định và thiết lập đối tác chiến lược, khuyến khích đầu tư các dự án đủ lớn để tạo dựng thị trường cho công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích sản xuất dòng xe thân thiện môi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện…), đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tập trung cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm bảo đảm hợp chuẩn quốc tế.
Đồng thời, hình thành một số trung tâm/cụm liên kết công nghiệp ô tô tập trung trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại sản xuất; đẩy mạnh hợp tác – liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở nghiên cứu – triển khai và các cơ sở đào tạo thuộc mọi thành phần kinh tế để nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng cường khả năng chuyên môn hoá…
Hoàn thiện hệ thống pháp luật và phát triển hạ tầng giao thông đảm bảo an toàn giao thông; nâng cao chất lượng dịch vụ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh
4.1.2 Định hướng phát triển xanh ngành công nghiệp ô tô Luận văn: Giải pháp phát triển xanh cho các doanh nghiệp ô tô
Thời gian gần đây, nhiều chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao và phát triển công nghệ xanh, công nghệ thân thiện môi trường trong lĩnh vực công nghiệp nặng, với mục tiêu đảm bảo giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Việc phát triển các dòng xe ô tô sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo từng bước góp phần hướng đến cam kết của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, các nước cũng như Việt Nam hướng đến sử dụng hợp lý tài nguyên năng lượng sạch, sử dụng công nghệ mới, công nghệ xanh, đặc biệt hướng tới giảm mức đầu tư, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng.
Hành lang pháp lý để thúc đẩy đầu tư công nghệ xanh, phát triển công nghệ sạch, thân thiện môi trường tương đối đầy đủ. Nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều chiến lược, nghị quyết và cơ chế, chính sách khuyến khích sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam.Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng xây dựng các chương trình khoa học và công nghệ phù hợp với giai đoạn 2021-2030, đó là các chương trình khoa học và công nghệ về năng lượng; về cơ khí tự động hóa; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tại doanh nghiệp; đổi mới công nghiệp quốc gia; các chương trình để Việt Nam thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Cùng với đó là những chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, chương trình về phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Đặc biệt, trong dự thảo Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2021-2030 sắp tới sẽ trình Chính phủ, Thủ tướng phê duyệt, việc tái cơ cấu các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia được Bộ chú trọng để phát triển công nghệ xanh, công nghệ thân thiện với môi trường.
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được phê duyệt tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ “Khuyến khích sản xuất dòng xe thân thiện môi trường như xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện… đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và “phát triển ngành công nghiệp ô tô đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông.”
4.1.3 Xu hướng ứng dụng ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô
Kinh tế thế giới lao đao do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên phần lớn thị trường ô tô gặp khó khăn, tuy nhiên từ nửa cuối năm 2021 đã từng bước tăng trưởng trở lại.
Dự báo các nhà sản xuất ô tô sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đáp ứng nhu cầu để khách hàng ngày càng thoải mái hơn bằng công nghệ mới và xe điện (EV) đang đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe hơn về phát thải khí carbon do Liên hợp quốc đề ra.
“Ngành công nghiệp ô tô lần đầu không có đủ hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu khách hàng, trong khi đó chuỗi cung ứng lại bị khủng hoảng, chưa kể áp lực Net Zero (đưa phát thải carbon ròng bằng 0) do COP26 đưa ra nên ngành công nghiệp ôtô phải tính đến chuyện sản xuất xe điện và các mẫu xe tiện ích.
Công suất của xe điện không cao bằng các loại xe truyền thống. Xu hướng ôtô điện đã tạo nên sự dịch chuyển cơ cấu của ngành công nghiệp ôtô hiện nay. Các hãng sản xuất xe hơi và công nghiệp phụ trợ cũng bắt đầu thay đổi chiến lược để phù hợp với xu thế mới.
Xe ô tô điện đang ngày càng chứng tỏ ưu thế trong ngành công nghiệp ô tô khi có được bước tăng trưởng nhảy vọt trong vài năm gần đây. Không chỉ các hãng sản xuất xe hơi, các “gã khổng lồ” công nghệ cũng bắt đầu tham gia vào thị trường khiến xu hướng ô tô điện càng có triển vọng hơn bao giờ hết.
Mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng năm 2020 tiếp tục đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp sản xuất ô tô điện khi doanh số toàn cầu tăng trưởng 39% so với năm trước. Theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường Canalys, số lượng ô tô điện bán ra đạt mốc 3,2 triệu chiếc, chiếm 5% tổng số xe ô tô mới được bán ra trong năm, đây là một con số rất “ấn tượng”.
Trong số các quốc gia có mức tiêu thụ xe ô tô điện lớn nhất thế giới, Trung Quốc, châu Âu và Mỹ tiếp tục là 3 thị trường dẫn đầu. Châu Âu là thị trường dẫn đầu về tỷ trọng xe ô tô sử dụng năng lượng điện với 10,2%, gấp đôi so với mức bình quân của thế giới (5%), kết quả đạt được này là do doanh số tại các nước như Đức, Pháp, Anh, Na Uy, Thụy Điển… tiếp tục tăng vọt so với những năm trước đó. Luận văn: Giải pháp phát triển xanh cho các doanh nghiệp ô tô
Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí toàn cầu khiến nhiều quốc gia phải siết chặt các tiêu chuẩn về khí thải của các phương tiện cơ giới, trong đó có xe ô tô.
Nhiều quốc gia đã có kế hoạch “khai tử” các dòng xe hơi sử dụng động cơ đốt trong và khuyến khích việc sản xuất, sử dụng xe không phát thải như ô tô điện, hướng tới mục tiêu 100% xe không phát thải vào năm 2050.
Nhiều nước trên thế giới như các nước thành viên EU, Trung Quốc, Na Uy, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia… đang có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hãng sản xuất và người tiêu dùng mua xe điện.
Các chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế môi trường, phí đường bộ, trợ cấp tín dụng thuế hay áp dụng các đặc quyền như cho phép xe hơi điện sử dụng làn đường dành cho xe buýt, đậu xe miễn phí… khiến giá xe điện ngày càng cạnh tranh so với xe truyền thống.
Trong những năm gần đây, các công ty sản xuất trong nước đã tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng ôtô điện. Dự kiến năm 2022 một loạt sản phẩm xe điện sẽ được đưa ra thị trường như các dòng xe buýt, xe ô tô con.
Theo báo cáo Bộ Công Thương, triển khai Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được phê duyệt, hiện nay một số doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu ô tô, xe máy tại Việt Nam đã bắt đầu thử nghiệm, sản xuất và ra mắt các loại xe thân thiện với môi trường như hybrid, xe máy điện, ô tô điện, tiến tới là xe tự lái.
Theo số liệu cập nhật mới nhất của Cục Đăng kiểm Việt Nam, số lượng xe điện ở Việt Nam hiện còn rất ít, năm 2019 chỉ có 140 xe điện, năm 2020 tăng lên 900 xe và đến năm 2021 có thêm hơn 1.000 xe. Tất cả số xe trên đều nhập khẩu và gần như toàn bộ là xe hybrid, xe plug-in hybrid, số xe chạy pin chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Tại Việt Nam, tháng 1/2021, VinFast chính thức giới thiệu mẫu xe ô tô điện đầu tiên, cũng là ô tô điện thương hiệu Việt đầu tiên được sản xuất trong nước, đã tạo nên bước ngoặt lịch sử đối với thị trường xe ô tô điện Việt Nam.
Đặc biệt, sau đó VinFast tiếp tục giới thiệu 2 mẫu xe SUV điện và đang từng bước thực hiện kế hoạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Canada và châu Âu bắt đầu từ giữa năm 2022, cho thấy triển vọng của xu hướng ô tô điện trong tương lai, cũng như việc Việt Nam từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tham gia vào thị trường xe điện toàn cầu.
Đến cuối tháng 8/2021 VinAI đã cho ra mắt 3 công nghệ hiện đại trên ô tô, trong đó đáng chú ý có hệ thống tự lái đạt cấp độ 2+ sử dụng camera, radar, bản đồ và các cảm biến để tự tính toán cũng như đưa ra các quyết định điều khiển tối ưu cho xe.
4.2 Giải pháp nâng cao ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô khu vực phía Bắc Việt Nam
Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 4 nhân tố đều tác động mạnh đến ứng dụng GSCM của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô khu vực phía Bắc Việt Nam cụ thể như sau: nhân tố hợp tác với nhà cung ứng có tác động mạnh nhất đến sự ứng dụng GSCM ( β= 0,379) xếp thứ hai là nhân tố sức ép từ khách hàng ( β=0,199) thứ 3 là các quy định về môi trường ( β= 0,176) và cuối cùng, xếp thứ 4 là nhân tố nhận thức từ bên trong doanh nghiệp ( β= 0,144), kết quả này là cơ sở để luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô khu vực phía Bắc Việt Nam
4.2.1 Giải pháp hợp tác với nhà cung ứng trong ứng dụng GSCM Luận văn: Giải pháp phát triển xanh cho các doanh nghiệp ô tô
Trong 4 nhân tố tác động đến ứng dụng GSCM, nhân tố hợp tác với các nhà cung ứng có tác động mạnh nhất liên quan đến các hoạt động như: Hợp tác về cung câp các sản phẩm xanh; Hợp tác về mục tiêu bảo vệ môi trường; Có các hoạt động kiểm tra về thực hành bảo vệ môi trường của các nhà cung cấp và Các nhà cung cấp có các chứng chỉ liên quan đến môi trường.
Việc doanh nghiệp ô tô có thể giảm chi phí liên quan đến việc mua hàng và tăng lợi nhuận liên quan đến việc ứng dụng GSCM, thì quản trị mối quan hệ nhà cung ứng (SRM) là một cách tiếp cận toàn diện để quản lý các tương tác của DN với các tổ chức cung cấp hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp sử dụng. SRM được hiểu là tập hợp các phương pháp và ứng dụng cần thiết đối với việc tương tác với nhà cung ứng sản phẩm dịch vụ nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Theo đó, SRM cũng được mở rộng thêm là cách thức xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với nhà cung ứng chiến lược đã được lựa chọn nhằm tìm ra những đặc điểm có thể tăng cường mối quan hệ trong khi vẫn đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở đôi bên cùng có lợi và cùng nhau tăng cường khả năng tạo ra các giá trị về phát triển và bảo vệ môi trường bền vững SRM cũng được hiểu như là một cách tiếp cận mang tính chiến lược, bao quát, dài hạn, đa chức năng, nhằm chọn lựa nhà cung ứng hàng hóa, dịch vụ và quản lý chúng. Việc sử dụng tất cả mạng lưới giá trị từ khâu nguyên vật liệu đến khách hàng cuối cùng để giảm bớt chi phí chủ sở hữu, xử lý rủi ro và cải thiện tình hình kinh doanh (chất lượng, phản ứng tích cực, sự tin cậy và độ linh hoạt). Mục tiêu của SRM là để sắp xếp và thực hiện hiệu quả hơn các quá trình giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp của nó cũng giống như quản lý quan hệ khách hàng (CRM) được thiết kế để sắp xếp và thực hiện hiệu quả hơn các quá trình giữa doanh nghiệp và khách hàng. Luận văn: Giải pháp phát triển xanh cho các doanh nghiệp ô tô
SRM có 3 phương diện chính: hợp tác, liên kết và tín nhiệm. Hợp tác không chỉ có nghĩa là khách hàng và nhà cung ứng cùng nhau lên lịch trình hoạt động của mình mà phải cùng nhau hoạch định vì lợi ích lâu dài và đôi bên cùng có lợi. Với SRM, các doanh nghiệp đã liên kết những thông tin vô cùng quý giá. Trong khi việc chia sẻ thông tin với nhà cung ứng không còn là điều mới lạ, SRM đã đưa việc này lên một tầm cao mới vượt qua cả quản lý chuỗi cung ứng (SCM) về phương diện chiều sâu mối quan hệ và mức độ tự động áp dụng vào quy trình. Điều này cho phép các bên triển khai và áp dụng những khả năng tốt nhất vào mức độ tương tác giữa họ cũng như tuân thủ theo nhiều bộ phận và địa điểm. Việc tín nhiệm trong SRM nhằm tăng cường mối quan hệ cộng tác giữa nhà cung ứng và nhà phân phối, đôi bên cùng nhau chia sẻ tin, kỹ năng để cùng có lợi. SRM bao gồm cả các hoạt động kinh doanh và phần mềm và là một phần của các thành phần dòng chảy thông tin của quản lý chuỗi cung ứng. SRM đưa ra những căn cứ chung để đảm bảo hợp tác hiệu quả giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng, những người có thể sử dụng các nguyên tắc kinh doanh khác nhau. Kết quả là, SRM làm tăng hiệu quả của các quá trình liên quan đến mua hàng hóa và dịch vụ, quản lý hàng tồn kho, và chế biến nguyên liệu đảm báo các mục tiêu về môi trường.
Đối với các sản phẩm công nghệ cao như sản xuất và lắp ráp ô tô, lượng nhập khẩu lại chiếm một phần đáng kể nhu cầu trong nước. Theo ước tính của IBISWorld, các doanh nghiệp có thể cân nhắc việc tìm nguồn cung cấp từ các nhà cung ứng nội địa, vì hàng nhập khẩu của mặt hàng này chiếm tới 66% nhu cầu trong nước. Ngoài ra, các nhà sản xuất nội địa đang chịu một sức ép cạnh tranh lớn, vì vậy, sẽ có nhiều cơ hội cho người mua thương lượng với các nhà cung ứng nội địa để đạt một mức giá thấp hơn. Từ đó, nhờ xu hướng nội địa hóa, doanh nghiệp có thể đạt được nhiều lợi ích về vấn đề chi phí và chuỗi cung ứng sẽ được rút ngắn đáng kể. Đặc biệt hơn, các hoạt động hợp tác đối với ứng dụng GSCM cũng sẽ thuận lợi hơn
4.2.2 Giải pháp đối với sức ép của khách hàng
Sức ép của khác hàng xếp thứ 2 trong số các nhân tố tác động đến ứng dụng GSCM của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô khu vực phía Bắc Việt nam. Các sức ép này đến từ các khía cạnh nhứ: thiết kế xanh của công ty, quy trình phục vụ xanh, dịch vụ xanh chọn gói và nguồn gốc xanh của sản phẩm.
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự thay đổi về hành vi và nhận thức của người tiêu dùng nói riêng và toàn xã hội nói chung đã tạo ra cả áp lực và động lực mới cho doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong công tác BVMT. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực môi trường hoặc đổi mới công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất, phương thức quản lý để đáp ứng các yêu cầu về BVMT trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều đến môi trường, nhưng cần thúc đẩy giáo dục nhiều hơn nữa, tăng cường sự nhận thức về môi trường hay giá trị về môi trường. Với sự gia tăng về nhu cầu và sự tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường, người tiêu dùng sẽ có xu hướng gia tăng ý định và hành vi tiêu dùng xanh. Tuy nhiên, vẫn cần cải thiện nhận thức về tiêu dùng xanh thông qua các hoạt động xây dựng, nâng cao năng lực, sự hiểu biết và tạo ra các kênh tiếp thị thuận tiện hơn để gia tăng số lượng người tiêu dùng có thể mua sản phẩm xanh.
Marketing xanh là một quá trình liên tục đòi hỏi đầu vào liên tục từ các nhà cung cấp, chính sách của chính phủ và người dân. Điều này là cần thiết để các chiến lược marketing xanh có thể được chọn được ngay thị trường mục tiêu và do đó, nó có thể đạt được một lợi thế cạnh tranh bền vững. Điều quan trọng là các chiến lược và chính sách liên quan đến sản phẩm xanh được phát triển và thực hiện để hướng dẫn và giúp các nhà bán lẻ và khách hàng hướng tới một sự thay đổi màu xanh.
Các doanh ô nghiệp ô tô nên tập trung vào việc tập trung phát triển một sản phẩm xanh từ nhu cầu của công chúng và gắn vào vị trí cốt lõi của công ty. Hơn nữa các doanh nghiệp cũng nên nỗ lực hiện tại một cách làm giảm nguy cơ liên quan đến chi phí. Việc cải thiện các hoạt động như: thiết kế xanh của công ty, quy trình phục vụ xanh, dịch vụ xanh chọn gói và nguồn gốc xanh của sản phẩm. Để đạt được mục tiêu chiến lược, các nhiệm vụ then chốt đã được đề ra: 1) Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; 2) Xanh hóa sản xuất; và 3) Xanh hóa tư duy và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
Dưới góc độ brand marketing việc áp dụng giá trị thương hiệu mang yếu tố „giá trị xanh‟ là biểu hiện rõ rệt nhất để nâng tầm chuyên nghiệp cho Marketing xanh cho „thương hiệu sản phẩm ô tô‟ thông qua những lợi ích cụ thể hay là những tinh thần và đạo dức kinh doanh „hướng thiện‟ đối với các „thương hiệu công ty‟. Vai trò của thương hiệu còn thể hiện rất hiệu quả thông quá các giải pháp „thương hiệu hình tượng‟ hay „sứ giả‟. Sự mở rộng về nhận thức của chính bản thân „giá trị Xanh‟ cũng như mở rộng nhận thức giá trị Xanh trong xã hội là những sứ mệnh và xu hướng mới của marketing ngày nay.
4.2.3 Giải pháp tuân thủ các quy định về môi trường Luận văn: Giải pháp phát triển xanh cho các doanh nghiệp ô tô
Tuân thủ các quy định về môi trường bao gồm: Công ty chấp hành quy định cấp địa phương về môi trường, Công ty chấp hành quy định của chính phủ về môi trường, Công ty tôn trọng các hiệp định quốc tế về môi trường và Tôn trọng các quy định liên quan đến hoạt đông của ngành du lịch về môi trường. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là một trong những yêu cầu quan trọng và ưu tiên hàng đầu đối với các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta, trong đó cộng đồng doanh nghiệp là nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên. Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà còn giúp bản thân doanh nghiệp tự nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường quốc tế và đảm bảo phát triển bền vững.
Doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực lắp ráp và sản xuất, tiến tới thay đổi hành vi của doanh nghiệp trong cả quá trình sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt áp dụng giải pháp công nghệ sạch. Nhận thức được vai trò của mình trong công tác bảo vệ môi trường, đó chính là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp phát triển kinh doanh một cách bền vững lâu dài. Luận văn: Giải pháp phát triển xanh cho các doanh nghiệp ô tô
Nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường như: thực hiện báo cáo đánh giá tác động và cam kết bảo vệ môi trường khi có kế hoạch triển khai đầu tư dự án, đóng phí bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống xả thải phù hợp …
Tăng cường tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu về quản lý môi trường, tiếp cận và cập nhật các kiến thức về pháp luật để từ đó xây dựng các kế hoạch quản lý môi trường phù hợp. Đồng thời liên tục cập nhật các quy định pháp luật môi trường trong nước để nắm bắt được những quy định về thuế, phí môi trường; quy định về xử phạt vi phạm hành chính …
Tiến hành cải tiến công nghệ: Cải tiến nâng cao kỹ thuật của các trang thiết bị xử lý chất thải để nâng cao hiệu quả của công tác, góp phần hạn chế tác nhân gây ô nhiễm môi trường; thay đổi công nghệ độc hại gây ô nhiễm môi trường bằng các công nghệ sạch, ít hoặc không gây ô nhiễm; đầu tư công nghệ xử lý chất thải theo hai hướng: khuyến khích nghiên cứu thiết kế thiết bị, dây chuyền công nghệ có thể sản xuất trong nước đồng thời nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ nước ngoài đảm bảo cho việc xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn về môi trường; xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Đồng thời, đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng phương pháp sản xuất sạch để hướng tới sự phát triển bền vững.
Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh cụ thể và hiệu quả, khai thác tối đa những tiềm năng vốn có của doanh nghiệp, tranh thủ tối đa nguồn vốn hỗ trợ từ nhà nước. Nghiên cứu các biện pháp khác nhằm nâng cao năng lực tài chính của mình, từ đó có thêm kinh phí đầu tư cho việc bảo vệ môi trường.
Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường tại doanh nghiệp như: có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về môi trường; đầu tư xây dựng tổ chức quản lý môi trường trong doanh nghiệp, chuyên môn hóa cán bộ quản lý môi trường trong doanh nghiệp như đó phải là những người am hiểu các hoạt động của công ty, am hiểu về kỹ thuật cũng như văn bản pháp luật, có năng lực khoa học công nghệ và môi trường, am hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường.
4.2.4 Nâng cao nhận thức về ứng dụng GSCM
Các thành tố trong nhận thức của doanh nghiệp về ứng dụng GSCM được khảo sát tại luận văn bao gồm: Có sự cam kết từ các lãnh đạo cấp cao trong công ty, Có sự ủng hộ của các lãnh đạo cấp trung trong công ty, Có sự hợp tác của lãnh đạo cấp cơ sở trong công ty, Có hệ thống tổ chức quản lý môi trường trong công ty và Công ty có các chứng nhận về ISO 14001. Các thành tố này trong nghiên cứu thống kê mô tả đều đạt được số điểm cao (4,2-4,4), và trong phân tích hồi quy cũng cho thấy sự tác động đáng kể đến ứng dụng GSCM tại các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ô tô trên địa bàn khu vực phía Bắc Việt nam. Nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Thứ nhất: Các doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về môi trường nhằm áp dụng các quy định và quy chuẩn quốc gia và quốc tế của sản phẩm liên quan đến môi trường.
Thứ hai: Các doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng tổ chức quản lý môi trường trong doanh nghiệp, chuyên môn hóa cán bộ quản lý môi trường trong doanh nghiệp. Tránh tình trạng cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức danh, dẫn đến tình trạng không có đủ thời gian cũng như năng lực để thực hiện nhiệm vụ được giao. Theo đó, để xây dựng một tổ chức quản lý môi trường trong một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, khâu quan trọng nhất đó là chuẩn bị nhân lực. Đó phải là những người am hiểu các hoạt động của công ty, am hiểu về kỹ thuật cũng như các văn bản pháp luật, có năng lực khoa học công nghệ và môi trường, am hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường…
Ngoài ra, họ cũng có khả năng vận hành các hệ thống xử lý, phân tích kiểm tra mức độ đảm bảo tiêu chuẩn môi trường của sản phẩm và chất thải, có khả năng đánh giá tác động môi trường trong suốt quy trình sản xuất của công ty; kế hoạch để thường xuyên tiếp cận kịp thời với các thông tin về thị trường liên quan đến yếu tố môi trường của sản phẩm.
4.3 Kiến nghị
4.3.1 Đối với Bộ Công thương Luận văn: Giải pháp phát triển xanh cho các doanh nghiệp ô tô
Ngành Công Thương với đặc thù sản xuất công nghiệp và thương mại, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế, các doanh nghiệp thuộc ngành đóng vai trò quan trọng trong việc xanh hóa nền công nghiệp, xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên cùng với đó là phát sinh những vấn đề về ô nhiễm môi trường cần được quan tâm giải quyết. Đến nay Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) được sửa đổi và thông qua 04 lần tương ứng với yêu cầu BVMT qua từng giai đoạn, đó là vào các năm 1993, 2005, 2014 và mới nhất là Luật BVMT số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 17 tháng 11 năm 2020, chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Một số kiến nghị về quản lý môi trường đối với Bộ công thương được đề xuất như sau: Một là, tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị định và quy định của pháp luật về quản lý, phát triển ngành công nghiệp Ô tô.
Hai là, chỉ đạo, tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng bảo vệ môi trường.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ môi trường tại các nhà máy công nghiệp Ô tô, tiến tới xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng và phù hợp với công nghiệp Ô tô, sát thực tế.
Bốn là, hỗ trợ, khuyến khích, động viên các doanh nghiệp ô tô đầu tư hệ thống bảo vệ môi trường tại các bằng việc ban hành, tổ chức thực hiện các Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng từng giai đoạn từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; tăng cường phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường.
Năm là, tăng cường phổ biến, tập huấn áp dụng các văn bản quản lý môi trường cho các cơ quan quản lý ngành, nhà đầu tư hạ tầng và nhà đầu tư thứ cấp, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.
Xây dựng kkế hoạch hướng đến mục tổng quát: Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường ngành Công Thương đảm bảo đồng bộ, tránh chồng chéo, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn, đặc biệt tập trung vào một số loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; Ngăn chặn, kiểm soát các nguồn chất thải gây ô nhiễm và phòng ngừa các sự cố môi trường; Sử dụng hiệu quả các loại tài nguyên, nâng cao tỷ trọng tái chế, tái sử dụng các loại phế liệu, sản phẩm phụ và chất thải, hướng tới xây dựng, phát triển và đảm bảo mục tiêu cơ cấu lại ngành Công Thương theo hướng bền vững, thân thiện môi trường.
4.3.2 Đối Bộ Tài nguyên và Môi trường
Xác định vai trò quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ môi trường mà Đảng, Chính phủ đã đề ra tại Nghị quyết phát triển kinh tế – xã hội năm 2020, đó là “Kết hợp công tác bảo vệ môi trường hài hòa với phát triển kinh tế – xã hội. Kiểm soát chặt chẽ nguồn xả thải; giảm thiểu rác thải nhựa; thu gom, tái chế chất thải rắn; đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp và người dân; xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường; khuyến khích, thúc đẩy ngành công nghiệp môi trường; từng bước xây dựng nền kinh tế tuần hoàn”. Luận văn: Giải pháp phát triển xanh cho các doanh nghiệp ô tô
Một là, tập trung cao độ vào việc hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường; nghiên cứu, sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường, đồng thời, tập trung nguồn lực để xây dựng hành lang pháp lý về quản lý chất thải rắn theo hướng thống nhất quản lý trên phạm vi cả nước; nghiên cứu xây dựng quy hoạch BVMT quốc gia làm cơ sở phân vùng, định hướng đầu tư, phát triển các ngành kinh tế; rà soát, điều chỉnh hoặc xây dựng mới các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới; thúc đẩy triển khai thực hiện Luật Đa dạng sinh học và các văn bản quản lý về đa dạng sinh học đã được ban hành.
Hai là, chủ động kiểm soát chặt chẽ và hạn chế các nguồn thải; tăng cường quản lý chất thải rắn, hoàn thiện danh mục chất thải rắn sinh hoạt; tăng cường quan trắc môi trường phục vụ công tác dự báo, cảnh bảo, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Ba là, chủ động nắm bắt thông tin, tham mưu kịp thời các giải pháp để xử lý các vụ việc môi trường nóng, mới phát sinh được dư luận và báo chí phản ánh.
Bốn là, tiếp tục thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường; tăng cường các hoạt động thanh tra đột xuất; xử lý nghiêm, có tính răn đe đối với các hành vi vi phạm, đồng thời kịp thời tháo gỡ vướng mắc về chính sách, pháp luật, giúp các địa phương làm tốt công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.
Năm là, đẩy mạnh công tác truyền thông, phát huy hiệu quả của Đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường của trung ương và địa phương; tập trung đẩy mạnh, làm tốt hơn việc tiếp nhận, xác minh và xử lý các thông tin.
KẾT LUẬN
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá các nhân tố tác động đến áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng xanh tại các doanh nghiếp sản xuất và lắp ráp ô tô tại khu vực phía Bắc Việt Nam, thông qua việc khảo sát các tài liệu về quản trị chuỗi cung ứng xanh nghiên cứu đã đề xuất mô hình gồm 4 nhân tố tác động đến ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh, kết quả cho thấy cả 4 nhân tố: Nhân thức từ bên trong doanh nghiệp, hợp tác với các nhà cung cấp, cam kết với khách hàng và tuân thủ các quy định về môi trường. Thông qua kết quả khảo sát của 260 nhà quản lý từ cấp bộ phận đến cấp cao tại các doanh nghiếp sản xuất và lắp ráp ô tô tại khu vực phía Bắc Việt Nam, các kỹ thuật phân tích độ tin cây, nhân tố khám phá 4 nhân tố của mô hình được đưa vào mô hình hồi quy đa biến. Kết quả phân tích cho thấy thực hành GSCM của các doanh nghiệp ô tô chịu tác động nhiều nhất bởi nhân tố hợp tác với các nhà cung cấp, thứ 2 là nhân tố cam kết với khách hàng. Thứ 3 là nhân tố tuân thủ các quy định về môi trường và cuối cùng là nhân tố nhận thức từ bên trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó các kết quả thống kê mô tả cũng cho thấy mức độ đồng ý cao của các nhân tố tác động đến GSCM của các nhà quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô tại khu vực phía bắc Việt Nam. Kết quả phân tích ANOVA không cho thấy sự khác biệt nào giữa doanh nghiệp trong nước, liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong ứng dụng GSCM thể hiện sự nhận thức đồng đều và thực hiện nghiêm túc các hoạt động liên quan đến ứng dungj GSCM tại các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở Việt Nam.
Mặc dù nghiên cứu có những đóng góp nhất định về học thuật đó là tổng hợp, hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu về GSCM và các nhân tố tác động đến thực hiện GSCM. Và ý nghĩa của nghiên cứu đối với học thuật và thực tiến quản lý. Tuy nhiên nghiên cứu cũng cho thấy những hạn chế nhất định như: Mẫu khảo sát mới chỉ thực hiện ở khu vực phía Bắc, Các nhân tố độc lập mới chỉ giải thích được 57,4% sự biến thiên của nhân tố phụ thuộc. Các nghiên cứu tiếp theo cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung các nhân tố như môi trường cạnh tranh, thương hiệu mô hình, bên cạnh đó việc mở rộng khảo sát đối với các địa phương khác nhau cũng nên được xem xét để có cái nhìn tổng quat hơn về việc áp dụng GSCM. Luận văn: Giải pháp phát triển xanh cho các doanh nghiệp ô tô
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Quản lý ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh