Luận văn: Quản lý ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Quản lý ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết Luận văn: Quản lý ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh

Trong những thập kỷ gần đây, Con người đang phải đối mặt với thách thức trong việc tìm kiếm sự cân bằng giữa phát triển kinh tế bền vững và hủy hoại môi trường. Nghiên cứu của Shultz và Holbrook, (1999) chỉ ra rằng Cân bằng hoạt động kinh tế và môi trường ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp. Phát triển bền vững đòi hỏi các doanh nghiệp vừa phải đối mặt với áp lực từ cạnh tranh của thị trường, tuân thủ các quy định của chính phủ và nâng cao giá trị đối với cộng đồng. Trong trường hợp này, quản lý chuỗi cung ứng đã nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các tổ chức sản xuất. Các công ty ngày càng dựa vào mạng lưới cung ứng của họ nhằm phát triển các các công nghệ phức tạp hơn và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng cao hơn. Do đó, việc lồng ghép các mối quan tâm về môi trường vào quản lý chuỗi cung ứng xanh ngày (GSCM) càng trở nên quan trọng đối với các nhà sản xuất để đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh (Zhu và cộng sự, 2008).

Trong khi GSCM đã trở nên phổ biến trên thế giới trong nhiều năm, đặc biệt là ở Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản, nó trở thành mối quan tâm quan trọng của các nhà sản xuất. Quản lý chuỗi cung ứng xanh (GSCM) nổi lên như một cách tiếp cận môi trường có hệ thống mới trong quản lý chuỗi cung ứng và ngày càng được chấp nhận và thực hành bởi các tổ chức có tư duy tương lai (Bhool1 và Narwal, 2013). Trong một cuộc khảo sát được thực hiện tại 17 quốc gia và hơn 13.000 người được hỏi, khoảng 70% người tiêu dùng Nhật Bản sẵn sàng chấp nhận trả giá cao hơn 5%, tiếp theo là Úc với 57% và Singapore là 55% cho các sản phẩm xanh (VLR, 2015). Mặc dù, đây là một xu hướng phát triển đáng quan tâm trong những năm gần đây trên phạm vi toàn cầu, nhưng đây vẫn là một khái niệm khá mới trong nghiên cứu học thuật và ứng dụng thực hành tại Việt Nam.

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã bắt đầu được hình thành và chú trọng phát triển cách đây hơn 20 năm, muộn hơn so các nước trong khu vực khoảng 30 năm. Thái Lan, Indonesia, Malaysia phát triển công nghiệp ô tô từ những năm 1960 trong khi tại Việt Nam đến năm 1991 ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới ra đời. Bởi vậy, khi Việt Nam mới đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng ngành thì công nghiệp ô tô tại các nước khác đã rất phát triển, tạo ra áp lực cạnh tranh lớn, đe dọa nền sản xuất trong nước. Đứng trước cơ hội và thách thức, Việt Nam đã có những giải pháp chiến lược dài hạn cho công nghiệp ô tô thông qua “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” (phê duyệt tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16 tháng 07 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ); Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (phê duyệt tại Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 24/07/2014 của Thủ tướng Chính phủ); Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng năm 2017 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô với quan điểm: Công nghiệp ô tô là ngành tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cần được khuyến khích phát triển bằng những chính sách ổn định, nhất quán và dài hạn; Phát triển ngành công nghiệp ôtô trên cơ sở phát huy tiềm năng của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; Phát triển công nghiệp ôtô trên cơ sở bình đẳng giữa sản xuất trong nước và các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô; Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và an toàn môi trường; Phù hợp với các cam kết quốc của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Mặc dù hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam đã thực hiện những nỗ lực đáng kể hướng tới việc thiết lập thực hành quản lý chuỗi cung ứng xanh. Tuy nhiên Lin, (2013) cho rằng cần phải tìm ra các nhân tố thúc đẩy việc áp dụng thực hành GSCM đối với các doanh nghiệp. Tseng, Islam, Karia, Fauzi và Afrin, (2019) đã tổng quan các tài liệu về quản lý chuỗi cung ứng xanh được xuất bản từ năm 1998 đến năm 2017 cho thấy rằng nghiên cứu về các yếu tố thúc đẩy hoặc phân tích các rào cản trong quản lý chuỗi cung ứng xanh có xu hướng giảm dần. Le (2020) đã chỉ ra rằng ở Việt Nam, các ý kiến về chuỗi cung ứng xanh cũng như GSCM chưa thực sự được các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu quan tâm. Mục tiêu của nghiên cứu này là điều tra các yếu tố tác động đến áp dụng thực hành GSCM tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:   

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh

2. Tổng quan nghiên cứu 

Trên thế giới, các nghiên cứu về Quản trị chuỗi cung ứng xanh ngày càng được thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: sản xuất, thương mại và dịch vụ. một số nghiên cứu có thể kể đến như: Luận văn: Quản lý ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh

Zhu và cộng sự (2008) đã thực hiện nghiên cứu thực việc thực hành quản lý chuỗi cung ứng xanh (GSCM) giữa các nhà sản xuất. Với dữ liệu thu thập từ 341 nhà sản xuất Trung Quốc, hai mô hình đo lường về việc thực hiện GSCM đã được kiểm định và so sánh bằng phân tích nhân tố khẳng định. Các phát hiện thực nghiệm cho thấy rằng cả mô hình bậc nhất và bậc hai để triển khai GSCM đều đáng tin cậy và hợp lệ. Nghiên cứu tuy nhiên nghiên cứu chưa thể đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến việc thực hành quản lý chuỗi cung ứng xanh Green và cộng sự (2012) đã tiến hành nghiên cứu về sự tác động của quản lý chuỗi cung ứng xanh (GSCM) đối với năng xuất lao động. Các tác giả đã đưa ra mô hình kết hợp thực hành chuỗi cung ứng xanh của các nhà sản xuất với các đối tác trong chuỗi cung ứng (cả nhà cung cấp và khách hàng) nhằm hỗ trợ tính bền vững về môi trường trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc các tổ chức sản xuất áp dụng các thực hành GSCM sẽ dẫn đến cải thiện môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế, do đó, tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động. Hiệu suất hoạt động giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Các tác giả mới chỉ dừng lại ở hoạt động nghiên cứu khám phá một số biến nghiên cứu cần được cụ thể hơn và có sự đánh giá tin cậy hơn trong việc phân tích nhân tố.

Tseng và cộng sự (2019) đã tiến hành nghiên cứu các công trình, bài báo về quản lý chuỗi cung ứng xanh (GSCM) được xuất bản từ năm 1998 đến năm 2017. Các tác giả đã thu thập dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Scopus và ISI Web of Science và chọn lọc một cách khách quan 880 bài báo và tiến hành phân tích siêu dữ liệu. Ngoài ra, 236 bài báo từ ISI Web of Science được phân tích, phân loại dựa trên các phân tích nội dung, bao gồm phát triển khái niệm, các động lực và rào cản, hợp tác với các đối tác chuỗi cung ứng, toán học và các mô hình tối ưu hóa khác, và đánh giá các hoạt động và thực hành quản lý chuỗi cung ứng xanh. Nghiên cứu cho thấy nghiên cứu về các yếu tố thúc đẩy hoặc phân tích rào cản trong quản lý chuỗi cung ứng xanh có xu hướng giảm dần trong khi xu hướng ngày càng tăng của việc áp dụng các mô hình tối ưu hóa toán học để nâng cao khả năng ra quyết định nhằm theo đuổi hiệu quả môi trường. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng nhất quán trong việc đánh giá các hoạt động và thực hành quản lý chuỗi cung ứng xanh. Mặc dù, khái niệm quản lý chuỗi cung ứng xanh bắt đầu phổ biến trong giới học thuật từ đầu thế kỷ 20, nghiên cứu này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của các ấn phẩm về chủ đề này sau năm 2010 cho đến nay.

Đối với ngành công nghiệp ô tô Punit Sanghavi và cộng sự (2015) đã cho thấy Quản lý chuỗi cung ứng xanh (nói chung) là nhu cầu của thời đại. Với sự gia tăng nhanh chóng của mức độ ô nhiễm, sự nóng lên toàn cầu, sự suy giảm của tầng ôzôn đã đẩy trái đất của chúng ta đến giới hạn của nó. Do đó, để bảo vệ và bảo tồn hệ sinh thái, GSCM là tất yếu, bắt đầu từ lĩnh vực sản xuất lớn nhất, Ô tô. Với sự ra đời của khoa học và công nghệ hiện đại, ngành Ô tô đang cố gắng đáp ứng nhu cầu từ dân số ngày càng tăng cao. Quản lý chuỗi cung ứng xanh là một trong những kỹ thuật hiệu quả nhất có thể làm giảm đáng kể tác động sinh thái mà không ảnh hưởng đến chất lượng, chi phí, hiệu suất và độ tin cậy.

Tại Việt Nam một số nghiên cứu gần đây đã tiến ành nghiên cứu việc ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh ở một số doanh nghiệp, lĩnh vực bao gồm cả sản xuất và dịch vụ như:

Nguyễn Đỗ Quyên (2020) trong nghiên cứu Kinh nghiệm của tập đoàn Apple trong quản trị chuỗi cung ứng xanh đã đưa ra cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng xanh và phân tích kinh nghiệm của Tập đoàn Apple trong việc sử dụng nguyên liệu tái chế trong sản xuất và năng lượng tái tạo thay thế cho tài nguyên thiên nhiên nhằm từng bước hoàn thiện chuỗi cung ứng xanh khép tín.

Đỗ Anh Đức và cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hành quản lý chuỗi cung ứng xanh trong khu công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh. Nghiên cứu này đề xuất một mô hình phương trình cấu trúc về mối quan hệ giữa bốn yếu tố: nhận thức bên trong (IA); áp lực của nhà cung cấp (SP); nhận thức của khách hàng (CA); áp lực của các quy định (RP) và ảnh hưởng của chúng đối với thực hành GSCM (PA) và hiệu suất sản xuất (PE). Kết quả phân tích cho thấy nhận thức từ nội bộ và nhận thức của khách hàng có liên quan tích cực đến việc thực hành GSCM và hiệu suất GSCM. Tuy nhiên, áp lực của các nhà cung cấp và áp lực của các quy định chỉ ảnh hưởng đến việc thực hành GSCM và không ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất.

Lục Mạnh Hiển và cộng sự (2021) Trong nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện mô hình quản trị chuỗi cung ứng xanh tại các công ty trên địa bàn Hà Nội cho thấy cả 4 nhân tố: Nhân thức từ bên trong doanh nghiệp, hợp tác với các nhà cung cấp, cam kết với khách hàng và tuân thủ các quy định về môi trường đều có tác động tích cực đến thực hiện quản trị chuỗi cung ứng xanh tại các công ty ở Hà Nội.

Tuy nhiên qua khảo sát các nghiên cứu có thể thấy chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam cũng như trên thế giới nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chuỗi cung ứng xanh tại xanh tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô khu vực phía Bắc Việt Nam

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn: Quản lý ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh

3.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở vận dụng lý luận về quản trị chuỗi cung ứng xanh và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đến ứng dụng chuỗi cung ứng xanh tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô khu vực phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu đưa ra những quan điểm và một số giải pháp cơ bản nhằm ứng dụng chuỗi cung ứng xanh tại xanh tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô khu vực phía Bắc Việt Nam.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • Khái quát cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng xanh và đề xuất mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến đến ứng dụng chuỗi cung ứng xanh trong lĩnh vực công nghiệp ô tô
  • Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đến ứng dụng chuỗi cung ứng xanh tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô khu vực phía Bắc Việt Nam
  • Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm ứng dụng chuỗi cung ứng xanh tại xanh tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô khu vực phía Bắc Việt Nam

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đến ứng dụng chuỗi cung ứng xanh tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô khu vực phía Bắc Việt Nam.
  • Khách thể nghiên cứu: một số doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô khu vực phía Bắc Việt Nam.
  • Đối tượng phỏng vấn và khảo sát: Các nhà quản lý cấp cao, cấp trung và cấp cơ sở của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô khu vực phía Bắc Việt Nam.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô khu vực phía Bắc Việt Nam

Phạm vi thời gian: Hoạt động điều tra, khảo sát được thực hiện từ tháng 12/2021 – 3/2022.

Về nội dung: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chuỗi cung ứng xanh tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô. Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô khu vực phía Bắc Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Quản lý ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh

5.1 Phương pháp tổng quan tài liệu

Nghiên cứu này áp dụng phương pháp đánh giá hệ thống tài liệu (systematic literature review- SLR) và tuân theo các hướng dẫn của Tranfield (2003), Kitchenham (2007) và Okoli (2010) Dựa trên các tài liệu, SLR này có một số hoạt động như lập kế hoạch (xác định câu hỏi nghiên cứu), thực hiện (tìm kiếm tài liệu, lựa chọn nghiên cứu và tổng hợp dữ liệu), và báo cáo (viết báo cáo).

Đối với các hoạt động tiến hành nghiên cứu bao gồm cac bước: Tìm kiếm dữ liệu thô, thông qua các từ khóa như: Quản lý chuỗi cung ứng xanh, Ngành công nghiệp ô tô,.. Quá trình khảo cứu tông qua sáu hệ thống cơ sở dữ liệu học thuật bao gồm: the Researchgate, Science Direct, IEEE Explore, Scopus, Emerald Insight, Taylor, and Francis tandfonline bên cạnh đó công cụ tìm kiếm Google Scholar cũng được sử dụng.

5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp phân tích tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích Phương sai bình phương nhỏ nhất PLS-SEM (Partial Least Squares – Structural Equation Model) để thực hiện phân tích hồi quy các nhân tố. Kỹ thuật phân tích PLS-SEM là kỹ thuật phân tích dữ liệu đa biến thế hệ 2 thường được sử dụng trong nghiên cứu kinh doanh nhờ vào khả năng kiểm định các mô hình nhân quả cộng tính và tuyến tính được lý thuyết hỗ trợ (Statsoft, 2013). Theo Wong (2010), kỹ thuật phân tích PLS-SEM có thể là một lựa chọn hợp lý hơn cho các nhà nghiên cứu.

5.3 Phương pháp điều tra khảo sát

Phương pháp này được sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp thông qua khảo sát với các nhà quản trị tại tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô khu vực phía Bắc Việt Nam.

Cách thức chọn mẫu phi xác suất, mẫu khảo sát được chọn từ những nhà quản trị đang làm việc trực tiếp tại tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô khu vực phía Bắc Việt Nam

Phiếu khảo sát được thiết kế gồm 2 phần chính. Phần 1 liên quan đến những thông tin nhân khẩu học về mẫu khảo sát, chẳng hạn như độ tuổi, giới tính, thâm niên công tác, trình độ học vấn, vị trí việc làm và các thông tin có liên quan khác. Phần 2 được thiết kế để thu thập những thông tin về nội dung chính của cuộc khảo sát, đặc biệt nhấn mạnh vào đánh giá của các nhà quản trị đối với các nhân tố ảnh hưởng tới ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô khu vực phía Bắc Việt Nam. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để lượng hóa sự sự đồng ý của đối tượng khảo sát đối với từng chỉ tiêu cụ thể (với 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Trung lập/Bình thường; 4: đồng ý và 5: Hoàn toàn đồng ý).

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu 4 chương cụ thể như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng xanh

Chương 2 Phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô khu vực phía Bắc Việt Nam

Chương 4 Giải pháp ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh tại xanh tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô khu vực phía Bắc Việt Nam

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG XANH

1.1 Khái quát về quản trị chuỗi cung ứng xanh Luận văn: Quản lý ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh

1.1.1 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng xanh

Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng. Chúng ta có thể xem các định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng ở phần sau:

Theo Viện quản trị cung ứng mô tả quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ là nhân tố then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công. Theo Hội đồng chuỗi cung ứng thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và phân phối đến khách hàng cuối cùng. Theo hội đồng quản trị hậu cần, một tổ chức phi lợi nhuận, thì quản trị chuỗi cung ứng là “…sự phối hợp chiến lược và hệ thống các chức năng kinh doanh truyền thống và các sách lược xuyên suốt các chức năng này trong một công ty cụ thể và giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với mục đích cải thiện thành tích dài hạn của các công ty đơn lẻ và của cả chuỗi cung ứng”. Theo TS. Hau Lee và đồng tác giả Corey Billington trong bài báo nghiên cứu thì quản trị chuỗi cung ứng như là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và sau đó đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng, và phân phối sản phẩm đến khách hàng thông qua hệ thống phân phối. theo PGS. TS. Nguyễn Phúc Nguyên và TS. Lê Thị Minh Hằng “chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức để tích hợp và sử dụng hiệu quả nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ/bán lẻ nhằm phân phối hàng hóa đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về chất lượng, số lượng, với mục tiêu giảm thiểu chi phí trên toàn chuỗi trong khi tối đa sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng”

Tuy nhiên, Trong tình hình nền kinh tế thế giới đang chuyển dịch sang kinh tế xanh, việc phát triển chuỗi cung ứng xanh (GSC) được xem là hướng tiếp cận mới cho nhiều doanh nghiệp (DN) để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như vị thế cho mỗi thương hiệu.

Chuỗi cung ứng xanh có thể được định nghĩa là quá trình sử dụng đầu vào thân thiện với môi trường và biến các sản phẩm phụ của quá trình sử dụng thành thứ có thể cải thiện hay tái chế được trong môi trường hiện tại. Quá trình này giúp cho các sản phẩm đầu ra và các sản phẩm phụ có thể được tái sử dụng khi kết thúc vòng đời và sẽ tạo ra chuỗi cung ứng bền vững để giảm chi phí và thân thiện với môi trường.

Những quốc gia, doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư có tầm nhìn xa đều có thể đi tiên phong và góp phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh hơn để góp phần vào quá trình phát triển bền vững.

Trong những năm gần đây, cụm từ “chuỗi cung ứng xanh” được nhắc đến ngày càng nhiều. Liên quan đến nó, nhiều thuật ngữ đã được sử dụng như “chuỗi cung ứng bền vững”, “chuỗi cung ứng xanh bền vững”, “chuỗi cung ứng môi trường”, “chuỗi cung ứng sinh thái”

Chuỗi cung ứng xanh bền vững có thể được định nghĩa là quá trình sử dụng đầu vào thân thiện với môi trường và biến các sản phẩm phụ của quá trình sử dụng thành thứ có thể cải thiện được hoặc tái chế được trong môi trường hiện tại. Quá trình này giúp cho các sản phẩm đầu ra và các sản phẩm phụ có thể được tái sử dụng khi kết thúc vòng đời của chúng, và như vậy tạo ra một chuỗi cung ứng bền vững. Toàn bộ ý tưởng về chuỗi cung ứng bền vững là để giảm chi phí và thân thiện với môi trường (Penfield, 2008).

Narasimhan & Carter (1998) định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng xanh liên quan đến sử dụng các phương pháp giảm bớt các nguyên vật liệu bên cạnh việc tái chế và tái sử dụng Godfrey (1998) định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng xanh là việc doanh nghiệp (DN) thực hiện liên tục giám sát các tác động môi trường của một chuỗi cung ứng và cải thiện kết quả của nó.

Beamon (1999) nhấn mạnh tầm quan trọng sự hợp tác với một công ty và định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng xanh là sử dụng chuỗi cung ứng giữa một công ty trung tâm và một công ty hợp tác, nhằm hỗ trợ các tổ chức quản lý sinh thái bí quyết sản xuất trong các công ty trung tâm và sự phát triển của kỹ thuật sản xuất sạch.

Sarkis (2003) cũng định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng xanh như là một sự kết hợp các hoạt động của một công ty môi trường và logistics thu hồi, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của vế sau.

Johnny (2009) định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng xanh là quá trình thêm các yếu tố “xanh” vào chuỗi cung ứng hiện có, và tạo ra một chuỗi cung ứng thu hồi như là hoạt động xây dựng lại hệ thống một cách sáng tạo. Điều này không chỉ bao gồm việc theo đuổi hiệu quả mà còn có cả sự đổi mới trong chuỗi cung ứng liên quan đến chi phí, lợi nhuận, và môi trường.

Testa và Iraldo (2010) trong một nghiên cứu được tiến hành tại hơn 4000 nhà máy ở 7 quốc gia đã phát hiện ra rằng mục tiêu “uy tín” và “đổi mới” được doanh nghiệp chú trọng hơn là mục tiêu “hiệu quả” khi áp dụng GSCM. Các nghiên cứu về động cơ thực hiện GSCM của Diabat và Govindan (2011 và 2014) sử dụng mô hình cấu trúc giải thích (Interpretive Structural Modelling – ISM trong ngành công nghiệp sản xuất nhôm và ngành dệt của Ấn Độ chỉ ra: việc áp dụng mua sắm xanh đã giúp doanh nghiệp đạt được vị trí dẫn đầu. Bên cạnh đó, trong bài nghiên cứu về ngành công nghiệp công nghệ cao ở Đài Loan, Lo (2014) đã chỉ ra các hãng sản xuất ở hạ nguồn chuỗi cung ứng có xu hướng phản ứng chủ động với GSCM, nói cách khác, những hãng này sẵn sàng đưa mục tiêu môi trường vào chiến lược phát triển lâu dài trong khi các hãng sản xuất ở thượng nguồn thường chỉ đề ra những giải pháp nhất thời để ứng phó với các tiêu chuẩn môi trường. Như vậy có thể thấy rõ việc tích hợp yếu tố “xanh” vào các khâu trong quy trình sản xuất từ lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, sản xuất, phân phối là một xu hướng tất yếu của quản trị doanh nghiệp. Julie Rebecca Paquette, (2005) cũng đã chỉ ra nhiều lí do để các doanh nghiệp nên xanh hóa chuỗi cung ứng của mình. Luận văn: Quản lý ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh

Tuy có nhiều khái niệm khác nhau được đưa ra tùy thuộc vào góc độ của mỗi nghiên cứu, nhưng tựu chung lại tất cả có đặc điểm chung là khẳng định chuỗi cung ứng xanh phải đảm bảo hai vấn để là giảm thiểu chi phí và thân thiện hơn với môi trường. Nghiên cứu này sử dụng định nghĩa của Bộ Công Thương ( 2021) về Quản trị chuỗi cung ứng xanh như sau “ Quản trị chuỗi cung ứng xanh là sự kết hợp yếu tố môi trường vào quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm thiết kế sản phẩm, tìm kiếm và lựa chọn nguyên liệu, quy trình sản xuất, phân phối sản phẩm cuối cùng cho người tiêu dùng và quản lý cuối đời sản phẩm sau khi sử dụng nó”

1.1.2 Đặc điểm của quản trị chuỗi cung ứng xanh

Quản trị chuỗi cung ứng xanh cùng với tiến bộ công nghệ và đổi mới sáng tạo là nguyên lý của chiến lược tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Những phát triển gần đây trong công nghệ số đã tạo ra cơ hội mới cho doanh nghiệp để duy trì khả năng cạnh tranh trong khi thực hiện GSCM. Quản lý chuỗi cung ứng là quản lý dòng hàng hóa và dịch vụ, bao gồm các quá trình biến nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng. Quản lý chuỗi cung ứng liên quan đến việc hợp lý hóa các hoạt động bên cung của doanh nghiệp để tối đa hóa giá trị của khách hàng và đạt lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Quản lý chuỗi cung ứng thể hiện nỗ lực của nhà cung cấp nhằm phát triển và thực hiện các chuỗi cung ứng hiệu quả và tiết kiệm nhất có thể. Vì vậy GSCM có một số đặc điểm sau:

Kinh tế tuần hoàn: đây là một hệ thống, trong đó các tài nguyên được tận dụng lại hoặc tái sử dụng, các dòng phế liệu được biến thành đầu vào để tiếp tục sản xuất. Hoạt động này đã được thúc đẩy bởi quá trình đô thị hóa nhanh chóng, biến đổi khí hậu, tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn. Có các chiến lược khác nhau liên quan đến kinh tế tuần hoàn, bao gồm tư duy lại, giảm thiểu, thiết kế lại, tái sử dụng, điều chỉnh lại sản xuất, tái sản xuất, tái chế, phục hồi và thải bỏ. Một số chiến lược kinh tế tuần hoàn tập trung vào việc “đóng” các vòng tuần hoàn tài nguyên, một số chiến lược tập trung vào việc ngăn chặn tài nguyên xâm nhập vào các vòng tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn ngày càng được công nhận là một giải pháp thay thế tốt hơn cho mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống. Xét từ quan điểm bền vững, tích hợp kinh tế tuần hoàn vào quản lý chuỗi cung ứng có thể mang lại nhiều lợi thế. Trong nhiều tài liệu về tính bền vững của quản lý chuỗi cung ứng, một số khái niệm, chẳng hạn như chuỗi cung ứng bền vững, chuỗi cung ứng xanh, chuỗi cung ứng môi trường và chuỗi cung ứng vòng tuần hoàn khép kín, đã được đưa ra để thể hiện sự tích hợp của các khái niệm bền vững trong quản lý chuỗi cung ứng.

Tích hợp hệ sinh thái: Quản lý chuỗi cung ứng tuần hoàn được hiểu là các chuỗi cung ứng được điều phối thuận và nghịch thông qua tích hợp hệ sinh thái kinh doanh để tạo ra giá trị từ các sản phẩm, dịch vụ, sản phẩm phụ và các dòng chất thải hữu ích thông qua kéo dài vòng đời nhằm cải thiện tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường của tổ chức. Quản lý chuỗi cung ứng tuần hoàn sẽ bắt đầu mở rộng ranh giới của Quản lý chuỗi cung ứng bằng cách giảm nhu cầu về nguyên liệu thô, tăng sự luân chuyển của các nguồn lực trong các hệ thống chuỗi cung ứng.

Đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bên: Các tổ chức kinh doanh đang phải đối mặt với các khoản đầu tư trả trước để thực hiện các khái niệm quản lý chuỗi cung ứng xanh và phụ thuộc vào nhà cung cấp và nhà bán lẻ trong quá trình hợp tác, vì tất cả đối tác trong chuỗi giá trị đều phải tham gia. Sự kéo dài giai đoạn của vòng đời sản phẩm dẫn đến giảm doanh thu; sự thiếu kiến thức về khái niệm, hạn chế kinh tế, cách tiếp cận quản lý… là những hạn chế đối với các tổ chức trong việc áp dụng quản lý chuỗi cung ứng tuần hoàn.

Quản trị chuỗi khối (Block chain): Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng xanh và các mối quan hệ kinh doanh được quản lý thông qua các phương tiện giao tiếp chuỗi khối khiến cho vấn đề về truy xuất nguồn gốc và khả năng theo dõi dòng chất thải trong các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng tuần hoàn thông qua hệ thống phức tạp, các quy tắc và sự đa dạng trong chuỗi cung ứng cũng được giải quyết khi áp dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh.

Gắn liền với cách mạng công nghệ 4.0: Nhiều công trình nghiên cứu đã xác định công nghiệp 4.0 với các công nghệ như dữ liệu lớn và IoT đã ảnh hưởng tích cực đến Quản lý chuỗi cung ứng tuần hoàn. Trao đổi thông tin giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng, phương pháp dự báo đã cung cấp những kết quả đáng tin cậy, qua đó giảm thiểu chất thải trong sản xuất. Các giải pháp từ công nghiệp 4.0 được phát triển để thiết kế lại chuỗi cung ứng theo hướng số hóa, các kết quả phân tích dựa trên dữ liệu lớn để đánh giá lòng tin, văn hóa và hành vi nhằm cải thiện tính bền vững trong chuỗi cung ứng. Trong lĩnh vực logictis, ứng dụng công nghệ IoT để thu gom, quản lý chất thải. Trong công nghiệp thực phẩm, các giải pháp chuỗi cung ứng IoT cho phép giảm phát sinh chất thải, chi phí và tác động hiệu quả đến đời sống xã hội. Trong công nghiệp ô tô, một nền tảng IT dựa trên web được phát triển để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kiểm soát nhà cung cấp dọc theo toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm…

1.1.3 Vai trò quản trị cung ứng xanh Luận văn: Quản lý ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh

Chuỗi cung ứng giúp cải thiện hiệu suất hoạt động của công ty: việc kết hợp các chức năng khác nhau trong kinh doanh như: kế hoạch, thiết kế sản phẩm, nguồn nguyên vật liệu, sản xuất, chế tạo, hội đồng, vận chuyển, kho bãi, phân phối, giao nhận hàng, hỗ trợ khách hàng… Công nghệ thông tin có vai trò là chìa khóa trong sự phát triển này. Tiếp cận với chuỗi cung ứng cho phép các công ty “gặp được khách hàng một cách nhanh hơn, ít chi phí hơn và thông qua nhiều kênh hơn”. Quản lí chuỗi cung ứng giúp tăng hiệu quả tài chính, theo các cuộc khảo sát trong nhóm 100 và 50 Fortune cho thấy, chủ động trong quản lí chuỗi cung ứng sẽ giúp “cắt giảm chi phí, cải thiện hiệu quả, mở rộng dịch vụ và lợi ích từ khách hàng và cải thiện năng lực cạnh tranh”. Quản trị chuỗi cung ứng là lợi thế trong cạnh tranh: Trong nền kinh tế toàn cầu nơi mà hầu hết các công ty đều có sự kết nối thông qua một chuỗi các giao dịch, mối quan hệ với nhà cung cấp và hợp tác trong hoạt động trở thành một chất lượng khó có thể sao chép được.

Lợi ích đầu tiên của chuỗi cung ứng xanh là về hiệu quả sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần và vận tải thực hiện các mô hình chuỗi cung ứng xanh đều có những cải thiện trong việc giảm thiểu năng lượng và chất thải cũng như giảm bao bì đóng gói trong phân phối (Industries Canada, 2008). Các doanh nghiệp phải tuân thủ tất cả các quy định về môi trường và pháp luật. Đối với bất kỳ tổ chức quốc tế nào, việc mở rộng và tăng thêm quy định mới có thể gây ra khó khăn cho chính bản thân doanh nghiệp. Nhưng các quy định đã được đưa ra và họ phải thực hiện nếu muốn tiếp tục kinh doanh. Vấn đề là làm thế nào để tạo ra một chuỗi cung ứng linh hoạt và thích ứng có thể phản ứng một cách nhanh chóng và tốn ít nguồn lực nhất.

Bên cạnh đó, thực hiện chuỗi cung ứng xanh cũng giúp đem lại các lợi ích kinh doanh cho doanh nghiệp. Người tiêu dùng hiện tại đã trở nên rất chủ động trong việc đưa các tiêu chí xanh vào quá trình lựa chọn sản phẩm của họ, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp bán lẻ và ô tô. Xanh hóa tất cả các bộ phận sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được giá trị trong thương hiệu – và chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong đó. Luận văn: Quản lý ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh

Lợi ích của việc xanh hóa chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp là:

  • Tiết kiệm chi phí hoạt động do giảm chất thải
  • Giảm chi phí y tế và chi phí an toàn
  • Chi phí lao động thấp hơn – điều kiện làm việc tốt hơn có thể làm tăng động lực và năng suất, và giảm sự cần thiết của nhân viên hậu cần
  • Giảm chi phí vận chuyển, năng lượng, nhiên liệu
  • Giảm sự phụ thuộc vào biến động giá của các nguồn tài nguyên
  • Tăng tính tuân thủ các quy định
  • Khi có các hoạt động xanh hơn sẽ giúp nâng cao danh tiếng trong mắt các nhà cung cấp và khách hàng, chưa kể đến các nhà đầu tư
  • Tăng doanh thu do mối quan hệ tốt hơn với khách hàng – cải thiện chuỗi cung ứng tự động hóa làm tăng giá trị hợp đồng

1.1.4 Sự cần thiết ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh trong các doanh nghiệp

Quản trị chuỗi cung ứng xanh liên quan đến thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng truyền thống tích hợp các tiêu chuẩn môi trường hoặc mối quan tâm vào các quyết định mua sắm có tổ chức và những mối quan hệ dài hạn với các nhà cung ứng.

Quản trị chuỗi cung ứng xanh gắn liền với quản trị các mắt xích của nó, bao gồm thiết kế xanh, vận hành xanh, thu mua xanh, logistics đầu vào và đầu ra xanh, quản lý chất thải, sản xuất xanh…

Đối với môi trường: chuỗi cung ứng xanh giúp giảm lãng phí, giảm chất thải, giảm áp lực lên môi trường.

Đối với nền kinh tế: chuỗi cung ứng xanh giúp cải thiện quy trình sản xuất, giảm chi phí nguyên vật liệu, tạo ra lợi thế cạnh tranh, tăng tính linh hoạt cũng như mối liên kết với các đối tác.

Đối với xã hội: giúp bảo vệ được sức khỏe con người, giảm những tác động xấu từ chất thải công nghiệp, giảm được những tác động xấu lên cộng đồng và thể hiện trách nhiệm xã hội của mỗi doanh nghiệp.

Vì thế, các doanh nghiệp tại Việt Nam cần nắm bắt tốt sự thay đổi này để có phương thức thu mua, phân phối sản phẩm thân thiện môi trường cũng như đóng gói sản phẩm bằng những vật liệu thân thiện môi trường phù hợp với xu hướng sống xanh đang ngày một gia tăng trong khu vực và trên thế giới.

1.2 Các mô hình quản trị chuỗi cung ứng xanh

1.2.1 Mô hình dựa trên rủi ro (Risk-based strategy – RBS) Luận văn: Quản lý ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh

Chiến lược đơn giản nhất của GSCM liên quan đến phát triển nguồn lực đầu tư liên tổ chức là một trong những mô hình giảm thiểu rủi ro. Các công ty áp dụng chiến lược này để đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan về môi trường. Chiến lược này bắt buộc các tổ chức phải xây dựng và đầu tư vào nguồn lực quản lý môi trường nội bộ liên quan đến quản trị xanh và áp dụng chương trình xanh hóa chuỗi cung ứng. Nó dựa trên sự bắt buộc tham gia tối thiểu của các tổ chức. Những nỗ lực này bao gồm cả việc đưa các điều khoản cơ bản vào hợp đồng mua hàng cho các nhà cung cấp để đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định liên quan đến môi trường. Cách tiếp cận này thường được sử dụng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế đã được thiết lập như ISO 14001 (King và cộng sự, 2005).

Việc sử dụng tiêu chuẩn hiện có ban đầu được Công ty Ford Motor sử dụng với các nhà cung cấp của mình và bây giờ được hầu hết tổ chức đã áp dụng cho chuỗi cung ứng điều này đã mang lại: (a) các lợi ích về môi trường được thiết lập (Melnyk và cộng sự, 2003), (b) nâng cao năng xuất và hiệu quả quản trị, và (c) tạo ra một hệ thống được các tổ chức khác công nhận trên toàn cầu. Khía cạnh thứ ba này đã cải thiện hiệu quả của việc tiếp nhận của các nhà cung cấp vì hệ thống ISO về môi trường đã được thị trường và các thành viên khác trong ngành công nhận.

Tuy nhiên, xét từ khía cạnh lợi thế cạnh tranh, lợi ích bị hạn chế do dễ thực hiện, thiếu tính độc đáo và ngày càng có nhiều người sử dụng các chuỗi cung ứng khác. Một cách tiếp cận tương tự đối với các chương trình chứng nhận cơ bản là việc sử dụng các tuyên bố rộng rãi trong hướng dẫn mua hàng hoặc các nguyên tắc bao gồm các hoạt động của nhà cung cấp đối với trách nhiệm môi trường của tổ chức. Những hệ thống như vậy chỉ dựa trên việc giảm thiểu rủi ro và đối phó với những quy định về môi trường vì vậy các nhà quản trị thường chỉ đảm bảo chuỗi cung ứng tuân thủ các quy định của địa phương hoặc quốc gia. Kết quả cuối cùng là rủi ro có thể được giảm thiểu và nâng cao uy tín, nhưng với mô hình này các doanh nghiệp không có khả năng đổi mới bổ sung hoặc gia tăng lợi ích kinh tế tử ứng dụng mô hình này

1.2.2 Mô hình dựa trên hiệu quả (Efficiency-based strategy – EBS)

Đây là một chiến lược phức tạp hơn và đang phát triển trong những năm gần đây. Với cách tiếp cận ‘hiệu quả sinh thái’ hoặc ‘tinh gọn và xanh’ trong quản trị chuỗi cung ứng xanh. Chiến lược này mang lại lợi ích về hiệu quả môi trường cho chuỗi cung ứng hơn mô hình RBS, cụ thể ngoài việc tuân thủ quy định đơn thuần thông qua việc yêu cầu các nhà cung cấp đáp ứng các mục tiêu hiệu quả môi trường dựa trên các hoạt động. Phần lớn lợi ích về môi trường từ các hoạt động sản xuất cụ thể đã được chứng minh là mang lại lợi ích có chiều sâu hơn. Bên cạnh đó sự sẵn có của các lợi ích kép về kinh tế và môi trường đối với chuỗi cung ứng đã dẫn đến yêu cầu về mức độ cam kết cao hơn giữa khách hàng và nhà cung cấp.

Chiến lược dựa trên hiệu quả gắn kết hoạt động môi trường với các quá trình hoạt động trong chuỗi cung ứng và chiến lược này cho phép mở rộng các yêu cầu về năng suất vào chuỗi cung ứng nhằm tối đa hóa hiệu quả kinh tế và mang lại lợi ích đối với môi trường thông qua việc giảm thiểu chất thải và sử dụng tài nguyên. Chiến lược này đòi hỏi các thông số kỹ thuật về hiệu suất cụ thể và tính toàn diện hơn của chuỗi cung ứng so với chiến lược dựa trên rủi ro đơn giản. Chiến lược này cũng đòi hỏi mức độ tham gia cao hơn giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng phát sinh từ việc sử dụng các yêu cầu hoạt động phức tạp hơn giữa các công ty.

Sử dụng chiến lược này để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hơn trong chuỗi cung ứng không đòi hỏi phải phát triển các nguồn lực chuyên môn cụ thể cho hoạt động môi trường. Tuy nhiên, nó đòi hỏi sự thiết thực và hiệu quả cụ thể trong bối cảnh yêu cầu về giảm thiểu chất thải và tái chế (Klassen & Vachon, 2003). Chiến lược này có thể mang lại lợi thế giảm chi phí cho chuỗi cung ứng và dễ dàng phù hợp với các mục tiêu tối ưu hóa của tổ chức đã có từ trước. Nhưng chiến lược chuỗi cung ứng dựa trên hiệu quả không cho phép thực hiện các hoạt động quản lý môi trường chuyên sâu hơn về kiến thức như thiết kế sản phẩm, thay thế vật liệu hoặc đổi mới. Việc thu hồi sản phẩm do lựa chọn sai nguyên liệu có giá thành thấp nhưng chất lượng kém thể hiện sự rủi ro cố hữu khi chỉ tập trung vào hiệu quả trong chuỗi cung ứng. Chiến lược dựa trên hiệu quả được coi là yếu về mặt kỹ thuật nhưng phức tạp hơn về mặt xã hội so với chiến lược dựa trên rủi ro

1.2.3 Mô hình dựa trên đổi mới (Innovation-based strategy – IBS) Luận văn: Quản lý ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh

Chiến lược GSCM dựa trên đổi mới khác với cách tiếp cận dựa trên hiệu quả vì nó sử dụng chiến lược thực hiện chuỗi cung ứng xanh cụ thể hơn về môi trường. Các tổ chức ngày càng nhận thức được tiềm năng của các chính sách mua hàng thu hẹp đối với các thành phần hoặc dịch vụ có nguồn gốc từ các nhà cung cấp không tuân thủ các quy định về môi trường một cách hợp pháp hoặc bản thân họ mua hàng theo cách thiếu trách nhiệm với môi trường (Bowen và cộng sự, 2001). Một số tổ chức đã bắt đầu xem xét chu kỳ sống của sản phẩm toàn diện hơn cho người tiêu dùng của họ.

Khi chuỗi cung ứng bắt đầu từ các quy trình, công nghệ chuyên biệt hoặc các tiêu chuẩn thực hiện phức tạp cho các nhà cung cấp như tránh hóa chất, thì mức độ trao đổi kiến thức và đầu tư về môi trường bắt đầu thay đổi. Chuyển từ chiến lược GSCM dựa trên hiệu quả sang một cấp độ đổi mới cao hơn hoặc tích hợp hiệu suất môi trường trong chuỗi cung ứng và thiết kế sản phẩm đòi hỏi các nguồn tài nguyên môi trường chuyên biệt (Lenox & King, 2004) là tất yếu đối với thời kỳ này. Mô hình này đỏi hỏi các doanh nghiệp cần luôn cập nhật các thay đổi về luật môi trường và đào tạo các nhà cung cấp về các thay đổi quy trình liên quan đến môi trường đòi hỏi các nguồn lực môi trường, nhân viên chuyên môn và thiết kế chuyên dụng hơn. Việc phát triển như vậy tạo điều kiện cho một tổ chức chuyển từ chiến lược GSCM dựa trên hiệu quả sang chiến lược GSCM dựa trên đổi mới. Đối với sản phẩm, các nguồn lực được phát triển có thể được sử dụng để kết hợp việc lập kế hoạch đổi mới sản phẩm vì môi trường vào các thiết kế sản phẩm cụ thể, đặc điểm, chức năng hoặc các hoạt động liên quan đến vòng đời (ví dụ: dịch vụ, sửa chữa và tái chế). Ở cấp độ quy trình, chúng có thể được triển khai để phát triển các phương pháp và hệ thống mạnh mẽ về môi trường đối với các giai đoạn sản xuất, phân phối và sử dụng sản phẩm.

1.2.4 Mô hình vòng kín (Closed-loop strategy – CLS)

Về lý thuyết, quản lý các chuỗi cung ứng bền vững quan tâm đến việc tạo ra, sử dụng, tái chế hoặc xử lý một loại sản phẩm nào đó theo cách tuần hoàn, hay các chu kỳ khép kín lặp đi lặp lại nên được gọi là chuỗi cung ứng khép kín – (CLSCM).

CLSCM đề cập đến tất cả các hoạt động logistics xuôi như mua sắm vật tư, sản xuất phân phối và logistics ngược để thu thập và xử lý trả lại (đã sử dụng hoặc chưa sử dụng) các sản phẩm hoặc các bộ phận của các sản phẩm một cách có tổ chức nhằm đảm bảo phục hồi nền kinh tế-xã hội và sinh thái bền vững (Hình 1). Luận văn: Quản lý ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh

Các chuỗi cung ứng khép kín có tiềm năng kinh tế rất to lớn. Chi phí logistics thu hồi chiếm từ 0,51% trong tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Mỹ. Thị trường sản xuất lại các phụ tùng ô tô ở Mỹ có giá trị khoảng 36 tỷ USD, trong đó có 90-95% các động cơ và các máy phát điện dùng để thay thế đều được tái sản xuất từ các thiết bị thu hồi hoặc bỏ đi. Các nhà bán lẻ lớn, như Home Depot, có được lãi suất tới 10% doanh thu, hoặc cao hơn là nhờ vào chính sách trả hàng tự do. Năm 2009, doanh thu bán lẻ hàng hóa trên mạng tại đây đạt 165,9 tỷ USD Mỹ, tỷ lệ thu hồi hàng hóa bán lẻ trên mạng chiếm 6,3% thay đổi tùy theo loại sản phẩm và tùy thời gian trong năm. Điều tra cũng cho thấy 95% người tiêu dùng thích trả lại sản phẩm được mua trên mạng tại một địa điểm cụ thể; 43% thường sử dụng lựa chọn này nếu có thể; 54% những người lướt web ngại mua hàng trên mạng bởi vì việc trả lại và đổi hàng rất khó khăn. Rõ ràng là chuỗi cung ứng khép kín không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho DN mà còn là nhu cầu rất lớn từ phía người tiêu dùng.

Sự khác biệt giữa CLSM và chuỗi cung ứng truyền thống thể hiện trên 5 khía cạnh:

Mục tiêu: Chuỗi cung ứng truyền thống nhằm vào việc giảm chi phí và nâng cao hiệu quả của DN tham dự để tối đa hóa các lợi ích kinh tế. CLSCM cũng tìm cách tối đa hóa lợi ích kinh tế nhưng dựa trên việc giảm tiêu thụ các nguồn tài nguyên và năng lượng, giảm phát thải chất ô nhiễm, mọi nỗ lực này nhằm tạo ra một DN có trách nhiệm, đảm bảo cân bằng lợi ích kinh tế, hiệu quả xã hội và tác động môi trường.

Cấu trúc quản lý của chuỗi cung ứng: Trong chuỗi cung ứng truyền thống các nỗ lực về quản lý môi trường chưa phải là một quan tâm bắt buộc. Trong CLSCM, hoạt động môi trường là bắt buộc trong quản lý nội bộ và quan hệ bên ngoài DN.

Mô hình kinh doanh: CLSCM đưa ra một mô hình kinh doanh hoàn chỉnh hơn. Các hoạt động kinh doanh, các nỗ lực logistics, quản trị chuỗi cung ứng với toàn bộ chu kỳ sống sản phẩm, tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu, thiết kế công nghiệp, sản xuất, giao hàng luôn chú trọng sử dụng nguồn năng lượng Carbon thấp và đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường.

Quá trình kinh doanh: Các chuỗi cung ứng truyền thống bắt đầu với các nhà cung cấp và kết thúc với người tiêu dùng, các dòng chảy sản phẩm là một con đường và không thể đảo ngược, còn gọi là “Cradle-to-Grave” hay là từ lúc sản phẩm sinh ra cho đến khi mất đi. Các CLSCM thay đổi phương thức quản lý này và hy vọng tìm kiếm “Cradle-to-Cradle” hay sự luân hồi.

Với CLSCM, dòng lưu chuyển sản phẩm là khép kín, có khả năng phục hồi và có tính chu kỳ. Tất cả các sản phẩm phải được quản lý trong suốt toàn bộ vòng đời, và giúp cho phần “thải hồi” tìm kiếm một cuộc sống thứ hai đó là trở thành nguyên liệu có sẵn để sản xuất mới hoặc cho các mục đích khác.

Mô hình tiêu thụ: Các mô hình tiêu thụ của chuỗi cung cấp truyền thống là một sáng kiến tự nguyện chi phối bởi lợi ích của người tiêu dùng và các hoạt động kinh doanh. CLSCM có thể được thúc đẩy thông qua mua sắm xanh của chính phủ, trách nhiệm xã hội, giáo dục tiêu thụ và thực hành bền vững.

Lợi ích của chuỗi cung ứng khép kín với phát triển bền vững

Các chuỗi cung ứng khép kín đưa ra các nỗ lực phối hợp các hoạt động cả về phía trước và chiều ngược lại của sản phẩm nhằm tối đa hóa các giá trị kinh tế hoặc sinh thái. Do đó ngoài các quá trình logistics xuôi truyền thống, như tìm nguồn cung ứng, sản xuất và phân phối, các chuỗi cung ứng khép kín còn bao gồm các hoạt động như tập hợp, phân loại, chọn lọc, tháo dỡ, tân trang, sửa chữa, tái sử dụng, sản xuất lại và tái sinh… Các hoạt động này được tập hợp vào 3 nhóm lớn là Mua lại – Phục hồi – Tích hợp, nhờ đó giá trị của sản phẩm được phục hồi và tái sinh tại những vị trí cần thiết cũng như cả chu kỳ cung ứng.

Nhờ vào các quá trình này mà các CLSCM mang lại các lợi ích tương thích với các mục tiêu phát triển bền vững đó là lợi nhuận DN, lợi ích môi trường và gia tăng việc làm cho xã hội.

Lợi nhuận: CLSCM tạo ra nguồn lực giá rẻ thông qua việc phục hồi vật liệu, phụ tùng và các sản phẩm thải hồi. Do đó cung cấp cho các công ty cơ hội để sản xuất sản phẩm rẻ hơn với lợi nhuận cao hơn. Ví dụ, trong ngành sản xuất xe hơi, việc tái chế các bộ phận xe hơi có thể làm giảm tới 50% chi phí sản xuất, trong khi giá bán thấp hơn không đáng kể.

Môi trường sinh thái: Việc thu hồi vật liệu, phụ tùng và các sản phẩm một cách khoa học và tái sử dụng chúng không chỉ làm giảm nhu cầu khai thác vật liệu và năng lượng mà còn tránh được việc chôn lấp, tiêu hủy làm ảnh hưởng tới môi trường. Trong thực tế, việc tái chế nhôm sử dụng năng lượng ít hơn 90% so với chế biến nhôm từ quặng nhôm. Tái sử dụng và sửa chữa hầu như không sử dụng bất kỳ nguồn tài nguyên tự nhiên nào trong khi lượng khí thải thấp hơn đáng kể hơn so với sản xuất. Luận văn: Quản lý ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh

Con người: Yêu cầu phục hồi các sản phẩm tái chế tinh vi tạo ra nhiều việc làm hơn so với xử lý chất thải và bãi rác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tối ưu hóa cấu hình chuỗi cung ứng khép kín phụ thuộc nhiều vào các đặc tính của sản phẩm và các trường hợp trong đó các sản phẩm sẽ được thu thập. Mặc dù Việt nam là một quốc gia tham dự muộn hơn vào các chuỗi cung ứng nhưng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững mà Chính phủ đặt ra, việc hình thành các chuỗi cung ứng khép kín sẽ là một trong những hướng đi cần thiết và tích cực để thúc đẩy đồng đều mọi DN trong các ngành phát triển theo hướng tận dụng tối đa các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tương lai.

Trên cơ sở phân tích các mô hình cũng như ưu và nhược điểm của các mô hình, luận văn sử dụng mô hình vòng kín (Closed-loop strategy – CLS) làm nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu. Có thể nói, quản lý chuỗi cung ứng tuần hoàn hay còn gọi là mô hình vòng kín là một giải pháp mới cho doanh nghiệp Việt Nam để thúc đẩy tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh chuyển đổi số, tiếp cận đổi mới sáng tạo và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng xanh

1.3.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp

Có nhiều nguyên nhân khiến các doanh nghiệp thực hiện quản trị chuỗi cung ứng xanh. Trong đó, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của mối quan hệ giữa quản trị chuỗi cung ứng với môi trường, đồng thời những áp lực buộc các doanh nghiệp phải thực hiện các hoạt động kinh doanh mà thân thiện với môi trường hơn. Julie Rebecca Paquette,2005 cùng các nghiên cứu trước đây khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản lí chuỗi cung ứng và môi trường tự nhiên đã chỉ ra tầm quan trọng của chuỗi cung ứng, của môi trường và tầm quan trọng của mối quan hệ giữa chuỗi cung ứng với môi trường.

Chuỗi cung ứng giúp cải thiện hiệu suất hoạt động của công ty: việc kết hợp các chức năng khác nhau trong kinh doanh như: kế hoạch, thiết kế sản phẩm, nguồn nguyên vật liệu, sản xuất, chế tạo, hội đồng, vận chuyển, kho bãi, phân phối, giao nhận hàng, hỗ trợ khách hàng… Công nghệ thông tin có vai trò là chìa khóa trong sự phát triển này. Tiếp cận với chuỗi cung ứng cho phép các công ty “gặp được khách hàng một cách nhanh hơn, ít chi phí hơn và thông qua nhiều kênh hơn”. Quản lí chuỗi cung ứng giúp tăng hiệu quả tài chính, theo các cuộc khảo sát trong nhóm 100 và 50 Fortune cho thấy, chủ động trong quản lí chuỗi cung ứng sẽ giúp “cắt giảm chi phí, cải thiện hiệu quả, mở rộng dịch vụ và lợi ích từ khách hàng và cải thiện năng lực cạnh tranh”. Quản trị chuỗi cung ứng là lợi thế trong cạnh tranh: Trong nền kinh tế toàn cầu nơi mà hầu hết các công ty đều có sự kết nối thông qua một chuỗi các giao dịch, mối quan hệ với nhà cung cấp và hợp tác trong hoạt động trở thành một chất lượng khó có thể sao chép được.

Thành công của quản lí chuỗi cung ứng giống như một khung quyết định – thực hiện, có thể được cho là khả năng tối ưu hóa hoạt động mở rộng cho đầu ra nào đó. Đồng thời các chuỗi cung ứng đại diện để phát hiện ra những tác động được tích lũy theo một hệ thống sản xuất tuyến tính. Mỗi một giai đoạn sản xuất, từ khai thác nguyên liệu đến xử lí cuối cùng đều ảnh hưởng đến môi trường, phạm vi từ không khí đến nước cho đến các chất độ hại và chất thải. Trong khi có một số nghiên cứu kiểm tra tác động của một sản phẩm duy nhất trên vòng đời của nó hoặc dọc theo chuỗi cung ứng nhưng lại không có hệ thống cách thức giải quyết về tác động của môi trường trong quản lí chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng mà được tối ưu hóa chi phí trong một nền kinh tế toàn cầu hóa và công nghệ tiên tiến sẽ mang lại ba kết quả: Vận chuyển nhanh hơn, giảm quản lí môi trường, gia tăng tiêu thụ toàn cầu.

1.3.2  Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Luận văn: Quản lý ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh

Áp lực từ các nhà cung cấp

Đây là lực lượng có ảnh hưởng tới doanh nghiệp và được coi là một áp lực đe dọa khi họ có khả năng tăng giá bán hoặc thay đổi chất lượng các sản phẩm đầu vào mà họ cung cấp cho doanh nghiệp. Các nghiên cứu cho thấy để thực hiện được GSCM thì hầu hết các nhà cung cấp cần phải hợp tác và thay đổi chính sách hướng đến mục tiêu bền vững về môi trường và có các hành động cụ thể, Sundarakani et al. (2010) cho rằng đổi mới công nghệ, tính minh bạch và tăng cường mối quan hệ với nhà cung cấp là những yếu tố quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng xanh. Trong qua trình cung cấp nguyên liệu đầu vào các DN tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng các DN vừa phải tuân thủ tất cả những quy định, chế tài liên quan đến môi trường, an toàn vệ sinh của quốc gia, khu vực và toàn cầu, đồng thời cũng phải chủ động đưa ra các tiêu chuẩn cho nhà cung cấp. Các quy định, tiêu chuẩn đó cần được quan tâm thực hiện cả trong phạm vi nội bộ công ty cũng như các đối tác…

Áp lực từ khách hàng

Mua sắm xanh” (greenpurchasing) hay “mua sắm sinh thái” (ecopurchasing) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường nhằm giảm thiểu nhiều nhất tác động bất lợi tới sức khỏe và môi trường. Tại Việt Nam, thuật ngữ “mua sắm xanh” mới chỉ xuất hiện trong một số văn bản gần đây liên quan đến Chiến lược tăng trưởng xanh và Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược này. Tiêu dùng xanh xuất phát từ mong muốn bảo vệ các nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai và nâng cao chất lượng sống của con người.

Hiện nay, người tiêu dùng trên thế giới đang dần dần hướng tới các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường và coi đó như một tiêu chuẩn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Người tiêu dùng sẵn lòng trả giá cao hơn cho những hàng hóa được gắn nhãn mác đạt tiêu chuẩn sản xuất bền vững.

Xuất phát từ sự gia tăng mối quan tâm đối với các sản phẩm xanh trên toàn cầu, nhiều công ty đã bắt đầu sản xuất các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường và thể hiện nỗ lực bảo vệ môi trường. Chính phủ các nước cũng đang nỗ lực đưa ra nhiều chính sách để thúc đẩy tiêu dùng xanh. Hầu hết các quốc gia đang phát triển ở châu Á đã xây dựng các bộ luật bảo vệ môi trường. Số lượng người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm sinh thái thân thiện gần đây cho thấy thị trường của các sản phẩm thân thiện môi trường đang mở rộng.

Theo một báo cáo về xu hướng tiêu dùng năm 2019, phần lớn người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho thực phẩm được đóng gói bằng vật liệu thân thiện môi trường, thậm chí thế hệ Millennial đồng ý trả nhiều hơn 10%. Trong khi đó, khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen chỉ ra, có đến 86% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm đến từ thương hiệu có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường (tỷ lệ trung bình của khu vực Đông Nam Á là 76%). Việc doanh nghiệp cam kết có trách nhiệm với môi trường cũng tác động đến quyết định mua hàng của 62% người tiêu dùng Việt. Xu hướng tiêu dùng xanh, sống xanh được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Do đó, sự dịch chuyển sản xuất xanh và quản trị chuỗi cung ứng xanh đúng lúc để bắt kịp nhu cầu thị trường chính là cơ sở để doanh nghiệp phát triển bền vững hơn. Bên cạnh đó, xanh hóa sản xuất cũng đồng thời thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng – xã hội, nhằm chung tay bảo vệ môi trường và hệ sinh thái chung. Áp lực từ các quy định pháp luật

Trong quá trình thực hiện chuyển đổi sản xuất sang chuỗi cung ứng xanh, các quy định và giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Chẳng hạn các quy định được nhà nước ban hành liên quan đến tiêu chuẩn môi trường trong hoạt động sản xuất, dán nhãn sinh thái đối với sản phẩm, sẽ là điều kiện cần để thúc đẩy quá trình xanh hóa chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, để có thể có tác động thực sự đến chuỗi cung ứng xanh, ngoài các quy định ban hành, cơ quan quản lý nhà nước phải giám sát hiệu quả việc thực hiện các quy định của các công ty sản xuất. Có nhiều trường hợp, quy định về đảm bảo môi trường và tiết kiệm năng lượng được đưa ra nhưng lại không có phương tiện giám sát và các biện pháp chế tài hợp lý, vì thế các công ty sản xuất không có động lực để giảm thiểu ô nhiễm môi trường hay tiết kiệm năng lượng bằng các cải tiến công nghệ, trang thiết bị sản xuất phù hợp. Việc ban hành chính sách cùng các công cụ pháp lý khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường như ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí về bảo vệ môi trường của Nhà nước cùng với xu thế khi người tiêu dùng mua sản phẩm hàng hóa không chỉ quan tâm đến chất lượng, mẫu mã, giá cả mà còn xem xét đến các yếu tố sức khỏe, môi trường của sản phẩm sẽ thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, cung ứng các sản phẩm thân thiện với môi trường, tạo lợi thế cạnh tranh trong các thị trường khó tính, có yêu cầu cao về môi trường và xã hội; có trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng; có uy tín trên thị trường và lợi thế trong các quyết định mua sắm của Chính phủ, qua đó, nâng cao lợi nhuận và tạo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Luận văn: Quản lý ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng xanh

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Luận văn: Phương pháp nguyên cứu hệ thống ứng dụng xanh

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x