Luận văn: Giải pháp phát triển lợi nhuận các Cty niêm yết tại VN

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp phát triển lợi nhuận các Cty niêm yết tại VN hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và tính bền vững của lợi nhuận – Bằng chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết tại Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

4.1 Thống kê mô tả

Bảng 4.1: Số lượng ý kiến kiểm toán trong giai đoạn nghiên cứu

Bảng 4.2: Số lượng ý kiến kiểm toán điều chỉnh trong giai đoạn nghiên cứu

Bảng 4.1 và 4.2 tổng hợp số lượng các loại ý kiến kiểm toán qua các năm. Trong giai đoạn nghiên cứu từ 2009 – 2012, mỗi năm chỉ có khoảng 23%-27% các công ty niêm yết nhận loại ý kiến kiểm toán điều chỉnh (hay không phải dạng chấp nhận toàn phần). Năm 2011 là năm mà các công ty nhận nhiều ý kiến kiểm toán điều chỉnh nhất, trong khi đó năm 2010 là năm có số ý kiến kiểm toán điều chỉnh thấp nhất. Trong đó chỉ có hai loại ý kiến điều chỉnh là ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh và ý kiến ngoại trừ, mỗi loại cũng xấp xỉ khoảng 50% qua các năm. Như vậy, trong giai đoạn này, không có công ty niêm yết nào nhận loại ý kiến từ chối và không chấp nhận. Luận văn: Giải pháp phát triển lợi nhuận các Cty niêm yết tại VN

Bảng 4.3: Bảng phân tích phương sai ý kiến kiểm toán giữa 2 sàn HOSE và HNX

Bảng 4.3 cho thấy số lượng ý kiến kiểm toán điều chỉnh được đưa ra cho các công ty niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX trong giai đoạn 2009 – 2012 lần lượt là 168 và 131. Giá trị Mean của ý kiến kiểm toán theo từng sàn là 0.2545 và 0.2426 cho thấy tỷ trọng ý kiến kiểm toán điều chỉnh xấp xỉ bằng nhau giữa hai sàn trong giai đoạn nghiên cứu. Ngoài ra, khi phân tích phương sai (ANOVA), kết quả cho ra giá trị p-value bằng 0.6342 mức ý nghĩa 10%, điều này có nghĩa là không có sự khác biệt trong khả năng nhận ý kiến kiểm toán điều chỉnh của các công ty niêm yết giữa hai sàn chứng khoán HOSE và HNX.

Bảng 4.4: Bảng thống kê mô tả các biến của dạng ý kiến chấp nhận toàn phần

Bảng 4.5: Bảng thống kê mô tả các biến của dạng ý kiến kiểm toán điều chỉnh

Từ biến EARNT1 và biến EARN bảng 4.4 và 4.5 ta thấy rằng các công ty nhận ý kiến kiểm toán điều chỉnh có lợi nhuận trung bình năm nhận ý kiến (0.055318) và năm tiếp theo (0.030702) thấp hơn đáng kể so với những công ty nhận ý kiến chấp nhận toàn phần (lợi nhuận trung bình năm nhận ý kiến và năm tiếp theo của nhóm công ty này lần lượt là 0.090744 và 0.080844).

Từ biến SIZE và LEVERAGE, ta thấy các công ty nhận ý kiến điều chỉnh có xu hướng lớn hơn, sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn so với các công ty nhận ý kiến chấp nhận toàn phần. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Anandarajan và cộng sự (2001) khi nghiên cứu cho thấy rằng các khách hàng có quy mô lớn và đang trong tình trạng khủng hoảng tài chính nghiêm trọng có xác suất nhận ý kiến kiểm toán điều chỉnh cao hơn. Ngoài ra, các công ty sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính có khả năng phải đối mặt với những vấn đề tài chính và rủi ro phá sản cao (Ohlson, 1980), dẫn đến báo cáo tài chính sẽ có nhiều vấn đề hơn và khả năng nhận một ý kiến kiểm toán điều chỉnh (đặc biệt là về vấn đề hoạt động liên tục) cũng cao hơn.

Giá trị trung bình biến BIG tăng lên từ 4,33% (bảng 4.4) đến 10.7% (bảng 4.5) giữa hai loại ý kiến cho thấy công ty kiểm toán thuộc nhóm Big4 sẵn sàng đưa ra ý kiến kiểm toán điều chỉnh đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp hơn những công ty kiểm toán khác. Điều này hoàn toàn giống với kỳ vọng là các công ty Big4 sẽ cung cấp chất lượng kiểm toán cao hơn (Becker và cộng sự 1998; DeAngelo, 1981; Fan và Wong, 2005).

Từ biến LOSS, ta có thể thấy tỷ trọng công ty bị lỗ nhận ý kiến kiểm toán điều chỉnh (28,09%) cao hơn tỷ trọng công ty bị lỗ mà nhận ý kiến chấp nhận toàn phần (17,65%). Điều này có thể giải thích là các công ty bị thua lỗ là những công ty đang gặp vấn đề về hoạt động hoặc tài chính. Những công ty này có xu hướng dùng nhiều thủ thuật “làm đẹp” báo cáo tài chính nhằm che giấu tình trạng thua lỗ của mình. Nếu kiểm toán viên phát hiện thì khả năng nhận ý kiến điều chỉnh sẽ cao hơn.

Biến ABS_ACC và DIV thể hiện một kết quả ngược với thông thường là các công ty nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần có giá trị tuyệt đối các khoản dồn tích cao hơn và chi trả cổ tức thấp hơn so với các công ty nhận ý kiến kiểm toán điều chỉnh nhưng sự chênh lệch này không đáng kể.

Tiếp theo là phần thống kê mô tả chi tiết hơn cho hai loại ý kiến kiểm toán điều chỉnh:

Bảng 4.6: Bảng thống kê mô tả các biến của loại ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh

Công ty nhận ý kiến kiểm toán ngoại trừ được cho là phải đối mặt với những vấn đề tài chính nghiêm trọng hơn công ty nhận ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh vì báo cáo tài chính còn chứa đựng sai sót có ảnh hưởng trọng yếu hoặc có rủi ro có sai sót trọng yếu nhưng không thể phát hiện do phạm vi kiểm toán bị giới hạn.

Bảng 4.6 và 4.7 cho thấy công ty nhận ý kiến ngoại trừ có lợi nhuận trung bình năm nhận ý kiến và năm tiếp theo thấp hơn. Ngoài ra, những công ty này có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận nhiều hơn khi thống kê cho thấy giá trị tuyệt đối các khoản dồn tích cao hơn so với công ty nhận ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh.

Tuy nhiên, kết quả thống kê lại chỉ ra rằng công ty nhận ý kiến ngoại trừ lại có quy mô nhỏ, sử dụng đòn bẩy tài chính ít hơn và khả năng bị lỗ thấp hơn công ty nhận ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh. Điều này là trái với kỳ vọng nhưng có thể được giải thích như sau: biến SIZE không có chênh lệch đáng kể nên ta có thể bỏ qua chênh lệch này. Biến LEVERAGE và LOSS đều là các biến đại diện cho tình hình tài chính của doanh nghiệp. Giá trị các biến cao cho thấy doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình hình tài chính khó khăn, ví dụ như công ty bị lỗ trong tình trạng nợ nhiều. Đòn bẩy tài chính có khả năng khuếch đại các khoản lỗ. Đây là dấu hiệu của vấn đề hoạt động liên tục, và vấn đề này thường được phản ánh trong loại ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh hơn là ý kiến ngoại trừ.

Cuối cùng, các công ty thuộc nhóm Big4 cho thấy khả năng đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán thông qua sự gia tăng trong xác suất đưa ra các loại ý kiến kiểm toán: xác suất đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần của Big4 là 4,33% (bảng 4.4), tăng lên 8,67% (bảng 4.6) đối với ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh và cao nhất là 12,75% (bảng 4.7) với ý kiến ngoại trừ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

Bảng 4.8 thể hiện ma trận hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc với biến độc lập cũng như giữa các biến độc lập với nhau. Lợi nhuận năm tiếp theo có mối tương quan cùng chiều đáng kể so với lợi nhuận năm nhận ý kiến kiểm toán (0.779). Ngoài ra, lợi nhuận năm tiếp theo cũng có sự tương quan cùng chiều nhưng tương đối thấp với biến công ty kiểm toán Big4, giá trị tuyệt đối các khoản dồn tích và việc chia cổ tức. Ngược lại, lợi nhuận năm tiếp theo năm nhận ý kiến có mối tương quan ngược chiều với các loại ý kiến kiểm toán điều chỉnh, đòn bẩy tài chính, quy mô công ty và sự hiện diện của khoản lỗ. Mối quan hệ tương tự cũng được tìm thấy giữa biến lợi nhuận năm nhận ý kiến kiểm toán và các biến độc lập còn lại.

Biến ý kiến kiểm toán điều chỉnh tương quan dương với hầu hết các biến độc lập (đòn bẩy tài chính, quy mô công ty, sự hiện diện của khoản lỗ, công ty kiểm toán Big4, việc chia cổ tức) và tương quan âm với giá trị tuyệt đối các khoản dồn tích.

Như vậy ta có thể thấy hệ số tương quan giữa biến lợi nhuận năm tiếp theo và năm nhận ý kiến kiểm toán là cao nhất với giá trị 0.779. Các biến độc lập còn lại đều có hệ số tương quan < 0.8 nên tính đa cộng tuyến không phải là vấn đề của bài nghiên cứu.

Bảng 4.8: Ma trận hệ số tương quan

4.3 Phân tích hồi quy Luận văn: Giải pháp phát triển lợi nhuận các Cty niêm yết tại VN

Bảng 4.9 – Kết quả hồi quy mô hình 1

Dependent Variable: EARNT1

Method: Panel Least Squares

Sample: 2009 2012

Periods included: 4

Cross-sections included: 300

Total panel (balanced) observations: 1200

(***): có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%

(**): có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%

(*): có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%

Nguồn: tổng hợp từ Eview 8.1

Bảng 4.9 trình bày về kết quả hồi quy của mô hình 1 với mục đích kiểm định giả thuyết nghiên cứu H1. Bảng kết quả hồi quy cho thấy đại lượng R2 (hệ số xác định được sử dụng để đo mức độ phù hợp của hàm hồi quy) bằng 0.6282, kết quả này có nghĩa là mô hình hồi quy giải thích được 62,82% biến động của biến EARNT1 (lợi nhuận năm tiếp theo). Như vậy mức độ phù hợp của hàm hồi quy mô hình 1 là khá cao. Ngoài ra, giá trị thống kê Durbin-Watson trong Bảng 4.9 là 1.882029, giá trị này nằm trong khoảng từ 1 đến 3, do đó mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

Trong mô hình 1, ta thấy hệ số hồi quy của lợi nhuận năm nhận ý kiến với lợi nhuận năm tiếp theo ( là 0.7699 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% (p-value bằng 0), cho thấy lợi nhuận năm nhận ý kiến có thể giải thích đến 76,99% cho sự thay đổi của lợi nhuận trong tương lai. Giá trị của hệ số hồi quy này gần bằng 1 có nghĩa là lợi nhuận của các công ty trong mẫu có độ bền vững tương đối cao.

Hệ số hồi quy của ý kiến kiểm toán điều chỉnh và lợi nhuận năm tiếp theo (âm ở mức ý nghĩa 1% cho thấy lợi nhuận trung bình năm tiếp theo của các công ty nhận ý kiến kiểm toán điều chỉnh thấp hơn các công ty nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

Hệ số hồi quy thể hiện sự khác biệt trong mối tương quan giữa lợi nhuận năm nhận kiến và năm tiếp theo của các công ty nhận ý kiến kiểm toán điều chỉnh so với công ty nhận ý kiến chấp nhận toàn phần. Hệ số âm (-0.1470) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% được hiểu là: mối tương quan giữa lợi nhuận năm nhận ý kiến và năm tiếp theo của công ty nhận ý kiến điều chỉnh yếu hơn so với công ty nhận ý kiến chấp nhận toàn phần 14,7%. Điều đó cho thấy các công ty nhận ý kiến kiểm toán điều chỉnh có sự bền vững trong lợi nhuận thấp hơn công ty nhận ý kiến chấp nhận toàn phần. Như vậy giả thuyết nghiên cứu H1 được chấp nhận. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả được tìm ra trong nghiên cứu của Vichitsarawong và Pornupatham (2015) tại thị trường chứng khoán Thái Lan từ năm 2004-2008.

Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mô hình 2

Dependent Variable: EARNT1

Method: Panel Least Squares

Sample: 2009 2012

Periods included: 4

Cross-sections included: 300

Total panel (balanced) observations: 1200

(***): có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%

(**): có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%

(*): có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%

Để kiểm định giả thuyết nghiên cứu H2, mô hình 2 được sử dụng. Mô hình 2 là sự mở rộng của mô hình 1 khi chia biến ý kiến kiểm toán điều chỉnh (OPINION) trong mô hình 1 thành hai loại ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh (UEM) và ý kiến ngoại trừ (QUALIFY). Tương tự như kết quả ở mô hình 1, R2 của mô hình 2 là 0.6282 cho thấy mức độ phù hợp của hàm hồi quy là khá cao. Giá trị thống kê Durbin-Watson của mô hình 2 là 1.881856, giá trị này nằm trong khoảng từ 1 đến 3, do đó mô hình 2 cũng không có hiện tượng tự tương quan.

Hệ số hồi quy thể hiện sự khác biệt trong mối tương quan giữa lợi nhuận năm nhận ý kiến và năm tiếp theo của các công ty nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh so với công ty nhận ý kiến chấp nhận toàn phần. Hệ số âm (-0.1276) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% được hiểu là: mức độ tương quan giữa lợi nhuận năm nhận ý kiến và năm tiếp theo của công ty nhận ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh thấp hơn so với công ty nhận ý kiến chấp nhận toàn phần 12,42%.

Tương tự,  -0.1635 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% cho thấy mối tương quan giữa lợi nhuận năm nhận ý kiến và năm tiếp theo của công ty nhận ý kiến ngoại trừ sẽ yếu hơn 16.35% so với công ty nhận ý kiến chấp nhận toàn phần. Vì vậy, theo tính chất bắc cầu, ta thấy công ty nhận ý kiến ngoại trừ sẽ có mức độ tương quan trong lợi nhuận giữa hai năm thấp hơn so với công ty chỉ nhận ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh. < có ý nghĩa thống kê, do đó, ta chấp nhận giả thuyết nghiên cứu H2. Điều đó có nghĩa là lợi nhuận của công ty nhận ý kiến ngoại trừ ít bền vững hơn lợi nhuận của công ty nhận ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh. Kết quả này giống như kỳ vọng ban đầu khi ta thấy rằng các điều kiện để kiểm toán viên đưa ra ý kiến ngoại trừ có tính chất nghiêm trọng hơn những tình huống cần được chú ý thông qua một đoạn nhấn mạnh, do đó nó có thể tạo ra tác động gây nhiễu làm cho lợi nhuận ít bền vững hơn.

Đối với các biến kiểm soát, cả hai mô hình đều cho kết quả giống nhau. Ngoài biến đòn bẩy tài chính và công ty kiểm toán Big4, các biến về quy mô công ty, sự hiện diện của lỗ, giá trị tuyệt đối của khoản dồn tích và việc chia cổ tức đều không có ý nghĩa thống kê.

Hệ số hồi quy của biến công ty kiểm toán Big4 dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% cho thấy lợi nhuận trung bình năm tiếp theo của các công ty được kiểm toán bởi Big4 sẽ cao hơn so với những công ty không được kiểm toán bởi Big4.

Hệ số hồi quy của biến đòn bẩy tài chính âm có ý nghĩa thống kê ở mức 10% được hiểu là lợi nhuận năm sau của công ty sẽ giảm nếu công ty tăng sử dụng đòn bẩy tài chính ở năm trước đó. Như vậy, tính bền vững của lợi nhuận có mối quan hệ ngược chiều với độ lớn của đòn bẩy tài chính. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Ohlson (1980) khi nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp có đòn bẩy cao sẽ đối mặt với nhiều vấn đề tài chính và rủi ro phá sản cao dẫn đến kết quả là lợi nhuận ít bền vững hơn những công ty có đòn bẩy tài chính thấp.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

5.1. Kết luận Luận văn: Giải pháp phát triển lợi nhuận các Cty niêm yết tại VN

Trong bài nghiên cứu này, tác giả phân tích mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán điều chỉnh và tính bền vững của lợi nhuận, dựa trên dữ liệu được thu thập được từ 300 công ty phi tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2009 – 2013, với phương pháp ước lượng các hệ số hồi quy được sử dụng là phương pháp bình phương bé nhất (OLS).

Với các kết quả thực nghiệm thu được, bài nghiên cứu đã trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra trước đó là tính bền vững trong lợi nhuận có khác nhau giữa các công ty nhận các loại ý kiến kiểm toán khác nhau hay không. Nhìn chung, kết quả cho thấy công ty có tính bền vững trong lợi nhuận thấp có thể được phản ánh thông qua ý kiến kiểm toán điều chỉnh. Thứ nhất, chúng ta thấy rằng mức độ tương quan giữa lợi nhuận năm nhận ý kiến và năm tiếp theo của công ty nhận ý kiến điều chỉnh sẽ thấp hơn so với công ty nhận ý kiến chấp nhận toàn phần. Có nghĩa là các công ty nhận ý kiến kiểm toán điều chỉnh sẽ có lợi nhuận năm sau giảm hoặc nếu có tăng thì tăng rất ít so với năm nhận ý kiến, trong khi đó lợi nhuận năm sau của các công ty nhận ý kiến chấp nhận toàn phần lại có xu hướng tăng đều đặn. Điều đó cho thấy các công ty nhận ý kiến điều chỉnh có lợi nhuận ít bền vững hơn. Ngoài ra, các loại ý kiến điều chỉnh cũng cung cấp những tín hiệu cảnh báo khác nhau về mức độ bền vững của lợi nhuận. Công ty nhận ý kiến kiểm toán ngoại trừ có lợi nhuận ít bền vững hơn công ty chỉ nhận ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh.

Từ những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán điều chỉnh và tính bền vững của lợi nhuận, ta thấy ý kiến kiểm toán điều chỉnh có thể phát ra những tín hiệu cảnh báo cho nhà đầu tư về sự thay đổi của lợi nhuận trong tương lai. Như vậy, kiến kiểm toán điều chỉnh cho thấy vai trò trong việc cung cấp những thông tin hữu ích về một thuộc tính đại điện cho chất lượng lợi nhuận đến những người sử dụng báo cáo tài chính. Phát hiện của bài nghiên cứu góp phần giải quyết những vấn đề đang được quan tâm hiện nay là giá trị của báo cáo kiểm toán đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ là một gợi ý đối với nhà đầu tư khi đứng trước các quyết định kinh tế. Hiểu được các loại ý kiến trong báo cáo kiểm toán sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá được chất lượng lợi nhuận của các công ty được kiểm toán và từ đó sẽ đưa ra quyết định kinh tế hiệu quả.

5.2. Hạn chế của bài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

5.2.1. Hạn chế của bài nghiên cứu Luận văn: Giải pháp phát triển lợi nhuận các Cty niêm yết tại VN

Bài nghiên cứu đã có đóng góp trong việc đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về giá trị của báo cáo kiểm toán đối với người sử dụng, đặc biệt là với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như sau:

  • Do hạn chế về dữ liệu nên tác giả chỉ có thể chọn mẫu được 300 công ty phi tài chính có đầy đủ báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính trong 394 doanh nghiệp được niêm yết từ năm 2009 và còn giao dịch đến năm 2013 trên cả hai sàn chứng khoán HOSE và HNX.
  • Do đặc thù hệ thống tài chính Việt Nam, thông tin công bố trên thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán chưa thật sự minh bạch do đó độ tin cậy của dữ liệu đầu vào chưa cao so với các nước phát triển.
  • Giai đoạn nghiên cứu từ 2009 – 2013 là khoảng thời gian không dài. Nguyên nhân là do hạn chế về thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu mà việc thu thập dữ liệu một cách thủ công từ các báo cáo kiểm toán sẽ cần rất nhiều thời gian.
  • Trong giai đoạn nghiên cứu từ 2009 – 2013, không có công ty niêm yết nào trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhận loại ý kiến từ chối và không chấp nhận, do đó tác giả không có cơ hội nghiên cứu mối quan hệ của hai loại ý kiến này đối với sự bền vững của lợi nhuận, từ đó có thể cung cấp bằng chứng chắc chắn hơn về khả năng phản ánh thông tin chất lượng lợi nhuận của tất cả các loại ý kiến kiểm toán điều chỉnh.

Trong nghiên cứu của mình, tác giả chỉ sử dụng một thuộc tính để phản ánh chất lượng lợi nhuận là tính bền vững của lợi nhuận. Trong khi đó, chất lượng lợi nhuận còn được đại diện bởi các thuộc tính khác như chất lượng dồn tích, khả năng dự báo, tính ổn định, khả năng phản ánh xác thực giá trị, tính kịp thời và tính bảo thủ.

5.2.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Trong tương lai, để cho ra kết quả khách quan và toàn diện hơn về mối quan hệ giữa kiến kiểm toán điều chỉnh và sự bền vững của lợi nhuận, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng nghiên cứu với khoảng thời gian dài hơn, đồng thời kiểm tra tính vững của kết quả thông qua dữ liệu quá khứ.

Ngoài ra, nghiên cứu này cũng có thể được mở rộng bằng việc phân tích nội dung của các loại ý kiến kiểm toán điều chỉnh như trong Vichitsarawong và Pornupatham (2015). Có nghĩa là chúng ta chia các loại ý kiến điều chỉnh thành những nhóm nhỏ theo các lý do chính cho sự điều chỉnh đó (giới hạn phạm vi kiểm toán, bất đồng ý kiến với ban giám đốc, vấn đề hoạt động liên tục…). Kết quả kiểm định sẽ cho thấy những lý do nào phản ánh được tính bền vững của lợi nhuận và với cùng một lý do thì ý kiến kiểm toán nào phản ánh lợi nhuận ít bền vững hơn. Phân tích nội dung giúp nghiên cứu giải thích tốt hơn về mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và sự bền vững của lợi nhuận, từ đó cung cấp bằng chứng về giá trị của các thông tin được đưa ra trong từng loại ý kiến kiểm toán điều chỉnh.

Cuối cùng, các nghiên cứu tiếp theo cũng có thể kiểm định mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán với chất lượng lợi nhuận thông qua một hoặc một số thuộc tính khác như khả năng dự báo, tính ổn định, tính kịp thời… Luận văn: Giải pháp phát triển lợi nhuận các Cty niêm yết tại VN

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY   

===>>> Luận văn: Mối QH kiểm toán và lợi nhuận từ các Cty niêm yết

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x