Luận văn: Ảnh hưởng hội đồng quản trị đến TC các Cty niêm yết

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Ảnh hưởng hội đồng quản trị đến TC các Cty niêm yết hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng các đặc tính của hội đồng quản trị đến sự trình bày sai sót số liệu trên báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán tại Việt Nam đang là vấn đề nhức nhói. Cụ thể, theo số liệu thống kê của Vietstock vào tháng 4/2014, sau kiểm toán có đến 80% doanh nghiệp trong số 500 doanh nghiệp đã ra báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất phải điều chỉnh số liệu tại khoản mục lợi nhuận sau thuế năm 2013. Đến ngày 25/3/2015, nguồn này cho biết có 330 doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2014 đầy đủ, trong đó có tới 196 đơn vị, tức 59% có số liệu chênh lệch so với trước kiểm toán. Nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận bị “bốc hơi”, thậm chí chuyển từ lãi sang lỗ và ngược lại với chênh lệch đến 70, 80 tỷ đồng. Sự sai sót số liệu quá lớn như vậy đã gây cho các nhà đầu tư thiệt hại vô cùng lớn, tạo cho họ tâm lý hoang mang, ngại đầu tư vào thị trường Việt. Ngoài ra, sự chênh lệch số liệu này còn gây ra hàng loạt tác hại khác như làm giảm niềm tin vào thị trường vốn, làm cho thị trường vốn kém hiệu quả, phá vỡ hoạt động bình thường của thị trường, thiệt hại kinh tế,… và nhất là làm xấu đến sự tăng trưởng và thịnh vượng của một quốc gia. Những sai sót số liệu này có thể do yếu kém về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ hoặc do cố ý vi phạm các nguyên tắc chuẩn mực kế toán khi lập và trình bày báo cáo tài chính. Nếu không có cách khắc phục kịp thời, sự sai sót số liệu trên báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán có thể gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế nước nhà.

Vậy quản trị doanh nghiệp cần như thế nào để hạn chế những trường hợp sai lệch số liệu như trên. Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về Ảnh hưởng của quản trị doanh nghiệp đến việc giảm thiểu sai sót số liệu báo cáo tài chính, các nghiên cứu này đã chứng minh được các bộ phận trong quản trị doanh nghiệp có vai trò lớn đối với giảm thiểu sai sót số liệu trên báo cáo tài chính và một trong các nhân tố, là hội đồng quản trị. Ảnh hưởng của từng đặc điểm của Hội đồng quản trị với việc trình bày sai sót số liệu trên báo cáo tài chính được các tác giả nước ngoài nghiên cứu rất nhiều. Tuy nhiên tại Việt Nam, vấn đề này chưa được quan tâm trong khi tinh trạng của nó rất nghiêm trọng. Do đó tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng các đặc tính của hội đồng quản trị đến sự trình bày sai sót số liệu trên báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để tìm hiểu mối quan hệ này ở Việt Nam đồng thời giúp người dùng báo cáo cũng như doanh nghiệp có cái nhìn và hành động đúng đắn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Luận văn: Ảnh hưởng hội đồng quản trị đến TC các Cty niêm yết

Mục tiêu chung: Nghiên cứu này kiểm định nhằm đưa ra bằng chứng thực nghiệm về tác động các đặc tính Hội đồng quản trị đến sự trình bày sai sót số liệu trên báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó giúp người sử dụng báo cáo cũng như doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn hơn về báo cáo tài chính và dựa vào đó có quyết định đúng đắn trong các hoạt động chuyên môn của họ.

Mục tiêu cụ thể

Kiểm tra sự tương quan giữa các đặc tính Hội đồng quản trị và sự sai sót số liệu trên báo cáo tài chính.

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các đặc tính Hội đồng quản trị đến sự sai sót số liệu trên báo cáo tài chính.

Từ mục tiêu cụ thể như trên, tác giả đề ra câu hỏi nghiên cứu như sau:

  • Các đặc tính nào của Hội đồng quản trị có tương quan với sự sai sót số liệu trên báo cáo tài chính?
  • Mức độ ảnh hưởng của các đặc tính đó lên sự sai sót số liệu trên báo cáo tài chính như thế nào?

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là các báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có thời gian niêm yết từ năm 2011-2014.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Với mục tiêu nghiên cứu như trên, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Bằng phương pháp phân tích tương quan (correlation analysis), kiểm định Independent t-test, kiểm định Mann-Whitney và phân tích hồi quy Logistic, tác giả kiểm định các giả thuyết đưa ra về ảnh hưởng của các đặc tính hội đồng quản trị đến sự trình bày sai sót số liệu trên báo cáo tài chính.

5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN Luận văn: Ảnh hưởng hội đồng quản trị đến TC các Cty niêm yết

Kết quả nghiên cứu giúp nhận dạng mức độ rủi ro có sai sót số liệu trên báo cáo tài chính từ các đặc tính Hội đồng quản trị.

Kết quả nghiên cứu có thể dùng để định hướng thiết kế Hội đồng quản trị với mức độ rủi ro có sai sót số liệu thấp nhất.

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu, kết cấu luận văn gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu trước

Chương này sẽ tổng quan và nhận xét nội dung của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được thực hiện có liên quan đến Hội đồng quản trị và báo cáo tài chính; đồng thời xác định những kết quả đạt được và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Trình bày khái niệm Hội đồng quản trị và sai sót số liệu trên báo cáo tài chính.

Nêu nội dung các lý thuyết, phương pháp, cách tiếp cận liên quan đến đề tài.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Từ phần tổng quan các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết, chương này đề xuất phương pháp nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu, mẫu,… để giải quyết cụ thể cho hai mục tiêu nghiên cứu đưa ra.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Trình bày kết quả nghiên cứu thu được theo hai mục tiêu đã đề ra về mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và sự sai sót số liệu trên báo cáo tài chính.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Tóm tắt nghiên cứu, thảo luận các vấn đề xoay quanh kết quả đạt được, hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ KHE HỔNG NGHIÊN CỨU

Trong chương này, tác giả tổng quan về các nghiên cứu trước của trong và ngoài nước đã được thực hiện có liên quan đến ảnh hưởng của các đặc tính của Hội đồng quản trị đến sai sót số liệu trên báo cáo tài chính; đồng thời xác định những kết quả đạt được cũng như khe hổng nghiên cứu, vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC Luận văn: Ảnh hưởng hội đồng quản trị đến TC các Cty niêm yết

1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Quản trị công ty vả ảnh hưởng của nó đến sai sót trên BCTC là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm vì vai trò quan trọng của quản trị công ty trong việc phát triển của nền kinh tế. Trong số những nghiên cứu về quản trị công ty, nghiên cứu về vai trò Hội đồng quản trị là một trong các đối tượng được quan tâm đáng kể.

Shamsul Nahar Abdullah (2010): “Financial restatements and corporate governance among Malaysian listed companies”. Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét các tác động của Bộ luật Malaysia về quản trị doanh nghiệp đến bản chất việc công bố lại báo cáo tài chính tại Malaysia. Số liệu cho bài viết này được lấy từ các báo cáo hàng năm đã phải trình bày lại trong giai đoạn 2002-2005. Một nhóm mẫu đối ứng bao gồm các công ty không trình bày và tương đồng với nhóm trình bày lại về kích thước, ngành và năm tài chính. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng thử nghiệm t-test, mối tương quan Pearson và hồi quy logistic. Các kết quả cho thấy rằng lý do chính của sự sai sót báo cáo tài chính là để thổi phồng lợi nhuận. Bài nghiên cứu không tìm thấy được mối liên hệ giữa sự kiêm nhiệm, sự độc lập và việc phải điều chỉnh lại báo cáo tài chính. Cuối cùng, kết quả cho thấy các công ty có mức độ cao về các khoản nợ có nhiều khả năng có sai sót trọng yếu về tài chính.

Agrawal, A. and Chadha, S., (2005): Corporate governance and accounting scandals. Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của cơ chế quản trị doanh nghiệp đến xác suất trình bày sai sót thu nhập trên báo cáo tài chính. Tác giả thu thập dữ liệu của công ty gồm 159 cặp công ty có và không có việc trình bày lại chỉ tiêu thu nhập trên báo cáo tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một số đặc điểm Hội đồng quản trị ảnh hưởng đến báo cáo tài chính như: thành viên độc lập có chuyên môn tài chính làm giảm rủi ro việc trình bày lại thu nhập trên báo cáo tài chính trong khi biến thành viên có mối quan hệ thân tộc làm tăng xác suất này. Ngược lại, sự độc lập của Hội đồng không ảnh hưởng đến sự trình bày thu nhập.

Efendi (2007) Why do corporate managers misstate financial statements? The role of option compensation and other factors. Tác giả điều tra các nguyên nhân dẫn đến sai sót báo cáo tài chính cuối giai đoạn bong bóng thị trường năm 1990. Kết quả cho thấy khi một CEO là chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ làm tăng khả năng có sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính. Ngoài ra còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng sai sót trọng yếu như lượng cổ phần của CEO, chi phí đại diện. Bên cạnh đó, chỉ số nợ cũng làm tăng khả năng sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính.

Klein (2002) Audit committee, board of director characteristics, and earnings management. Ở nghiên cứu này tác giả tìm xem liệu có mối quan hệ nào giữa Ban kiểm toán và Hội đồng quản trị đến quản lý thu nhập không? Về các biến Hội đồng quản trị, tác giả tìm thấy ảnh hưởng nghịch giữa sự độc lập của Hội đồng quản trị – thành viên Hội đồng quản trị bên ngoài – với sự điều chỉnh thu nhập. Sự độc lập của Ban kiểm toán và các khoản trích trước bất thường cũng có mối quan hệ tương tự với sự điều chỉnh thu nhập.

Smaili (2013): Corporate Governance and Financial Reporting Irregularities. Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của hội đồng quản trị, ban kiểm toán, và kiểm toán viên (là cá nhân cơ chế quản trị doanh nghiệp) đến sự bất thường của báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính bất thường được chia làm 3 mức độ không tuân thủ các quy định liên quan. Mẫu thu thập gồm 107 công ty có báo cáo tài chính vi phạm và 107 công ty kiểm soát tương đồng ngành, quy mô. Kết quả cho thấy mức độ không tuân thủ của các doanh nghiệp thực sự cao hơn khi: (1) có ít thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị và các ủy ban kiểm toán, và không có cổ đông lớn hoặc cá nhân sở hữu một phần quan trọng của công ty cổ phần, (2) gần đây đã thay đổi kiểm toán viên, (3) có một giám đốc điều hành đồng thời là chủ tịch Hội đồng quản trị, và (4) có biểu hiện giao tiếp kém giữa ủy ban kiểm toán công ty và kiểm toán viên bên ngoài.

Uzun et al., (2004) Board Composition and Corporate Fraud. Nghiên cứu kiểm tra các đặc điểm khác nhau của Hội đồng quản trị và các tính năng quản trị khác ảnh hưởng như thế nào đến sự xuất hiện gian lận của công ty Mỹ trong giai đoạn 1978-2001. Các phát hiện cho thấy rằng thành phần hội đồng quản trị và cấu trúc của một ủy ban giám sát của hội đồng quản trị có tương quan đáng kể với tỷ lệ gian lận của công ty. Kết quả cho thấy số lượng các giám đốc độc lập bên ngoài tăng lên làm giảm việc làm sai trái của công ty.

Vafeas, N. (2000): Board structure and the informativeness of earnings. Nghiên cứu này dựa trên nghiên cứu trước đó về quản trị doanh nghiệp và nghiên cứu xem liệu chất lượng thông tin về thu nhập, đại diện bởi các mối quan hệ thu nhập-lợi nhuận, có thay đổi theo tỷ lệ giám đốc bên ngoài phục vụ trong Hội đồng quản trị và quy mô Hội đồng quản trị không. Kết quả cho thấy thu nhập của các công ty với quy mô Hội đồng nhỏ nhất trong mẫu (với tối thiểu của năm thành viên hội đồng quản trị) được coi như là thông tin tin cậy hơn của người tham gia thị trường. Ngược lại, không có bằng chứng cho thấy thành phần hội đồng quản trị làm giảm nhẹ mối quan hệ thu nhập-lợi nhuận.

Matousi (2011): Board independence and corporate fraud: the case of tunisian firms. Nghiên cứu điều tra một mẫu của 64 công ty Tunisia. Kết quả cho thấy các thành viên Hội đồng quản trị có mối thân tộc và nhiệm kỳ của giám đốc bên ngoài làm tăng mạnh xác suất của gian lận. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy sự hiện diện của giám đốc bên ngoài không phải là một cơ chế hiệu quả để ngăn chặn gian lận báo cáo tài chính.

Haniffa và Cooke, (2002): Culture, corporate governance and disclosure in Malaysian corporations. Nghiên cứu này dùng phương pháp hồi quy để điều tra liệu quản trị doanh nghiệp và các thuộc tính cá nhân ngoài đặc điểm đặc biệt của công ty có là yếu tố quyết định công bố thông tin tự nguyện ở Malaysia hay không. Kết quả cho thấy tầm quan trọng tiềm năng của hai biến số quản trị công ty là vị trí thành viên Hội đồng không điều hành và tỷ lệ của các thành viên có mối quan hệ thân tộc trong Hội đồng quản trị.

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Luận văn: Ảnh hưởng hội đồng quản trị đến TC các Cty niêm yết

Cao Nguyễn Lệ Thư, luận văn thạc sĩ Đại học Kinh Tế TP.HCM (2014):

Đánh giá các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ở sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh”. Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về thông tin kế toán, chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính; đánh giá thực trạng chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết; xác định những nhân tố ảnh hưởng đến thông tin tài chính trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh từ đó đưa ra giải pháp cải thiện chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính. Đề thực hiện các mục tiêu này, tác giả sử dụng các phương pháp định tính kết hợp với các phương pháp định lượng như: phương pháp hồi quy tuyến tính bội, phân tích tương quan, phân tích phương sai ANOVA. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra được các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông tin kế toán bao gồm quy mô doanh nghiệp, thành viên Hội đồng quản trị không điều hành, kết cấu vốn nhà nước.

Phan Minh Nguyệt, luận văn thạc sĩ Đại học Kinh Tế TP.HCM (2014): “Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam”.

Mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính; đánh giá thực trạng các đối tượng sử dụng; xác định các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của công ty niêm yết ở Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp thiết kế, khám phá thăm dò, xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và hồi quy tuyến tính. Kết quả cho rằng rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán đối với các công ty niêm yết, nhà quản trị công ty, lập và trình bày báo cáo tài chính, chi phí và lợi ích khi lập báo cáo tài chính và thuế là năm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính.

Hồ Phan Khánh Linh, luận văn thạc sĩ Đại học Kinh Tế TP.HCM (2015): “Mối liên hệ giữa cấu trúc Hội đồng quản trị và thành quả hoạt động của doanh nghiệp – bằng chứng tại các công ty phi tài chính đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nam”. Bằng bốn phương pháp hồi quy phổ biến được các nhà nghiên cứu lựa chọn là phương pháp bình quân bé nhất (OLS), phương pháp mô hình tác động cố định (FEM), phương pháp mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và phương pháp moment tổng quát (GMM), nghiên cứu không tìm ra mối quan hệ nào giữa cấu trúc Hội đồng quản trị và thành quản hoạt động doanh nghiệp, trong khi đó thành quả hoạt động một năm về trước của công ty có tác động thuận chiều với thành quả trong năm hiện tại của công ty.

Hồ Mỹ Hòa, luận văn thạc sĩ Đại học Kinh Tế TP.HCM (2013): “Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc tính Hội đồng quản trị và cấu trúc sở hữu đến thành quả tài chính của các công ty Việt Nam”. Với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của đặc tính Hội đồng quản trị và cấu trúc sở hữu đến thành quả tài chính của công ty cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng và cho nhiều kết quả, trong đó có việc khẳng định rằng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị càng độc lập thì càng làm ROE và ROA sụt giảm. Tuy nhiên quy mô dữ liệu của bài nghiên cứu này còn chưa đủ lớn để khái quát hóa và làm đại diện cho tất cả các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Huỳnh Thị Ánh Tuyết, luận văn thạc sĩ Đại học Kinh Tế TP.HCM (2013):

Ảnh hưởng của quy mô Hội đồng quản trị và sự kiêm nhiệm Giám đốc điều hành đến đến giá trị thị trường của các doanh nghiệp bằng chứng tại Việt Nam”. Luận văn này được tác giả thực hiện nhằm mục tiêu xem xét mức độ ảnh hưởng của quy mô Hội đồng quản trị và sự kiêm nhiệm Giám đốc điều hành đến giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2008-2012. Bằng phương pháp hồi quy trong dữ liệu bảng, tác giả thực hiện được mục tiêu đề ra. Thứ nhất, quy mô Hội đồng quản trị có nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% và có ảnh hưởng ngược chiều đến giá trị thị trường. Thứ hai, sự kiêm nhiệm Giám đốc điều hành sẽ làm tăng giá trị công ty. Tuy nhiên, với bài nghiên cứu này, tác giả chỉ thu thập mẫu với 130 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE, và tác giả chỉ xem xét 2 đặc tính của Hội đồng quản trị là quy mô Hội đồng quản trị và sự kiêm nhiêm Giám đốc điều hành.

1.2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KHE HỔNG NGHIÊN CỨU

Phần tổng quan nghiên cứu bên trên đã trình bày được các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và sai sót trên báo cáo tài chính. Các nghiên cứu này phần nào phác họa được vai trò của Hội đồng quản trị đến sự sai sót số liệu trên báo cáo tài chính thông qua sáu đặc tính: Quy mô Hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành, thành viên Hội đồng có mối quan hệ thân tộc, nhiệm kỳ thành viên không điều hành và thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn kế toán tài chính.

Tuy nhiên, ở phạm vi trong nước, các nghiên cứu chỉ tập trung đến mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính, chưa đi cụ thể, thực tiễn vào hiện tượng sai sót số liệu nghiêm trọng hiện nay. Ở phạm vi thế giới, các nghiên cứu tập trung vào sự ảnh hưởng đến việc trình bày lại báo cáo tài chính lại xuất phát từ nhiều yếu tố dàn trải, không tập trung nghiên cứu sâu vào các đặc tính Hội đồng quản trị. Trong khi đó, các nghiên cứu về ảnh hưởng của các đặc tính Hội đồng quản trị lại chỉ hướng vào yếu tố là gian lận – một phần của sai sót báo cáo tài chính.

Xác định được khe hổng này, tác giả thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các đặc tính Hội đồng quản trị đến sự trình bày sai sót số liệu trên báo cáo tài chính, một vấn đề ngày càng nghiêm trọng, thấy rõ nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn: Ảnh hưởng hội đồng quản trị đến TC các Cty niêm yết

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY   

===>>> Luận văn: Tổng quan về hội đồng quản trị đến sai sót trên BCTC

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x