Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng về lợi nhuận các Cty niêm yết tại VN hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và tính bền vững của lợi nhuận – Bằng chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết tại Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1 Mô hình và biến nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được tác giả sử dụng là dựa vào bài nghiên cứu của Vichitsarawong và Pornupatham (2015).
EARN – lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh
OPINION – biến giả ý kiến kiểm toán điều chỉnh
UEM – biến giả ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh
QUALIFY – biến giả ý kiến kiểm toán ngoại trừ
Control variables – biến kiểm soát, gồm:
LEVERAGE: đòn bẩy tài chính
SIZE: quy mô công ty
LOSS: biến giả đại điện cho khoản lỗ trong năm hiện hành
BIG: biến giả công ty kiểm toán
ABS_ACC: giá trị tuyệt đối của các khoản dồn tích
DIV: biến giả cổ tức sai số ngẫu nhiên
Biến lợi nhuận của năm nhận ý kiến kiểm toán (EARNit) và năm tiếp theo (EARNit+1) được tính bằng cách lấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chia cho tổng tài sản trung bình. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh phản ánh các hoạt động kinh doanh chủ yếu đóng góp vào lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính là thành phần thường xuyên nhất của lợi nhuận bao gồm doanh thu, chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ; doanh thu, chi phí tài chính và chi phí hoạt động. Như vậy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được kỳ vọng là sẽ mang nội dung thông tin để có thể dự báo được lợi nhuận tương lai và sẽ có tính ổn định nhất qua các thời kỳ. Wild (1992) nghiên cứu khả năng cung cấp thông tin của các bộ phận hợp thành lợi nhuận ròng và kết luận rằng việc tách các bộ phận của lợi nhuận ròng rất hữu ích cho các cổ đông trong việc định giá công ty. Hevas (2007) tuyên bố rằng chỉ có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mới làm tăng “sức mạnh” giải thích của lợi nhuận. Những thành phần khác của lợi nhuận như thu thập từ hoạt động không thường xuyên (thanh lý, nhượng bán tài sản) hoặc bất thường (thắng kiện, thu hồi nợ phải thu khó đòi đã xóa sổ) chỉ mang tính chất tạm thời và gần như là không có giá trị để định giá. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng nếu lợi nhuận hiện hành bao gồm phần lớn các thành phần không thường xuyên thì lợi nhuận hiện hành sẽ là chỉ báo kém cho lợi nhuận trong tương lai (Ali và Zarowin, 1992; Ramakrishnan và Thomas, 1998). Herrmann và cộng sự (2000) kiểm định tính bền vững và tính chính xác trong khả năng dự báo của các thành phần tạo nên lợi nhuận ở Mỹ và Nhật Bản. Họ nhận thấy rằng tính chính xác trong khả năng dự báo của lợi nhuận ở Mỹ và Nhật Bản gia tăng cùng với việc tách các thành phần tạo nên lợi nhuận.
Biến giả ý kiến kiểm toán điều chỉnh (OPINION) được đưa vào mô hình 1 cùng với biến tương tác giữa nó với lợi nhuận trong năm nhận ý kiến (EARN x OPINION). Biến giả này nhận giá trị 1 nếu kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phải loại chấp nhận toàn phần trong năm hiện tại, và nhận giá trị 0 nếu ngược lại. Khi kiểm định giả thuyết H1, tác giả kỳ vọng tìm thấy mối tương quan ngược chiều giữa biến tương tác và biến phụ thuộc, có nghĩa là 3 < 0 vì ý kiến kiểm toán điều chỉnh được cho là có khả năng báo hiệu một tác động tiêu cực vào sự bền vững lợi nhuận của công ty. Luận văn: Thực trạng về lợi nhuận các Cty niêm yết tại VN
Để kiểm định giả thuyết H2, tác giả phân loại ý kiến điều chỉnh thành hai loại: ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh và ý kiến ngoại trừ vì trong giai đoạn 2009 – 2012, không có bất kỳ công ty niêm yết trên sàn chứng khoán nhận ý kiến từ chối và ý kiến không chấp nhận. Sau đó, tác giả dùng biến giả cho mỗi ý kiến điều chỉnh và kết hợp chúng với biến lợi nhuận của năm nhận ý kiến. Khi kiểm định giả thuyết H2, tác giả kỳ vọng rằng công ty nhận ý kiến kiểm toán ngoại trừ sẽ có lợi nhuận ít bền vững hơn công ty nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh (β5 < β4).
Tác giả thêm vào mỗi mô hình các biến kiểm soát cho tình hình hoạt động và đặc điểm riêng của từng công ty, những biến kiểm soát này đã được chứng minh là có tác động đến sự bền vững lợi nhuận trong các nghiên cứu trước đây. Lev (1983) cho thấy môi trường kinh tế và đặc trưng của các công ty có mối quan hệ với khả năng duy trì lợi nhuận lợi nhuận của công ty.
Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp (LEVERAGE), được tính bằng tổng số nợ chia cho tổng tài sản, được đưa vào mô hình vì các doanh nghiệp có đòn bẩy cao được cho là sẽ có nhiều vấn đề tài chính và rủi ro phá sản cao (Ohlson, 1980), dẫn đến kết quả là lợi nhuận ít bền vững hơn những công ty có đòn bẩy tài chính thấp. Nguyên nhân là do: doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính để hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế, nhưng thực tế cho thấy rằng các doanh nghiệp khi tăng sử dụng nợ đến một mức nào đó, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng không thể đáp ứng hoặc đáp ứng một cách khó khăn các nghĩa vụ tài chính của mình đối với các chủ nợ (gọi là kiệt quệ tài chính). Nguy cơ kiệt quệ tài chính càng gia tăng đối với các doanh nghiệp có các chi phí cố định cao, các tài sản kém thanh khoản, hoặc doanh thu có độ nhạy cảm cao (doanh thu biến động mạnh khi trạng thái nền kinh tế thay đổi). Doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính có thể phải gánh chịu các chi phí liên quan đến tình trạng này; ví dụ điển hình là chi phí cho việc vay mượn thêm của doanh nghiệp sẽ gia tăng do chủ nợ tăng lãi suất hoặc ràng buộc thêm nhiều điều kiện khắt khe trong hợp đồng để bù đắp rủi ro cho vay. Trong một nỗ lực nhằm đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn, các nhà quản trị có thể bỏ lỡ các dự án có khả năng sinh lợi trong dài hạn. Các nhân viên thường bị căng thẳng và suy sụp tinh thần, dẫn đến bỏ việc. Các công nhân sản xuất có thể làm việc kém hiệu quả (năng suất thấp) khi rơi vào trạng thái như thế, tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, doanh nghiệp có thể bị mất khách hàng, nhà cung cấp lớn làm cho công việc kinh doanh bị trì trệ. Do đó có thể thấy các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao phải đối mặt với nguy cơ kiệt quệ tài chính (nguyên nhân dẫn đến phá sản) cao hơn những doanh nghiệp khác. Ta có thể thấy việc sử dụng đòn bẩy như con dao hai lưỡi. Nếu doanh nghiệp hoạt động có lãi, đòn bẩy sẽ khuếch đại lãi lên; ngược lại, nếu doanh nghiệp hoạt động bị lỗ thì đòn bẩy lại làm khoản lỗ trở nên lớn hơn nhiều khi không sử dụng nó. Tóm lại, những doanh nghiệp có đòn bẩy cao thường có lợi nhuận ít bền vững hơn những doanh nghiệp không sử dụng hoặc sử dụng với mức độ thấp.
Biến kiểm soát quy mô doanh nghiệp (SIZE), đo bằng lograrit tự nhiên của tổng tài sản, cũng được đưa vào mô hình vì các doanh nghiệp lớn có thể gặp rủi ro về biến động lợi nhuận so với các công ty nhỏ hơn; do đó, lợi nhuận của các công ty này có khuynh hướng ít bền vững so với các công ty quy mô nhỏ hơn (Lys và Watts, 1994; Shu, 2000).
Từ kết quả nghiên cứu của Atwood và cộng sự (2011), tác giả đưa vào mô hình biến giả đại diện cho khoản lỗ năm hiện hành (LOSS) để chấp nhận sự biến động trong tính bền vững của lợi nhuận giữa các công ty có lãi và bị lỗ. Nguyên nhân là lỗ thường cung cấp ít thông tin về triển vọng tương lai của một doanh nghiệp hơn là lãi (Hayn, 1995) và hệ số phản ứng lợi nhuận luôn thấp hơn cho nhóm công ty bị lỗ liên tục (Joos và Plesko, 2005). Hơn nữa, Li (2011) thấy rằng các nhà đầu tư không mong đợi sự bền vững trong lợi nhuận của các công ty bị lỗ và xem đó chỉ là các tổn thất nhất thời.
Tác giả đưa biến kiểm soát công ty kiểm toán (BIG) vào mô hình vì công ty kiểm toán thuộc nhóm Big4 được kỳ vọng sẽ cung cấp chất lượng kiểm toán cao hơn so với những không ty không phải Big4 (Becker và cộng sự 1998; DeAngelo, 1981; Fan và Wong, 2005). Hussainey (2009) thực hiện kiểm định sự ảnh hưởng của chất lượng kiểm toán (đo lường bằng những báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Big4) lên khả năng dự đoán lợi nhuận trong tương lai của các nhà đầu tư. Nghiên cứu phát hiện rằng nhà đầu tư có thể dự đoán lợi nhuận tương lai tốt hơn khi báo cáo tài chính được kiểm toán bởi các công ty trong nhóm Big4.
Tác giả đưa vào mô hình biến giá trị tuyệt đối của khoản dồn tích (ABS_ACC) vì Sloan (1996) tìm thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa giá trị tuyệt đối của các khoản dồn tích và sự bền vững của lợi nhuận. Cơ sở dồn tích là một trong các nguyên tắc kế toán cơ bản nhất chi phối các phương pháp kế toán cụ thể trong kế toán doanh nghiệp. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Như vậy, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập trên cơ sở dồn tích. Theo cơ sở này, lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp sẽ bao gồm “lợi nhuận bằng tiền” và “lợi nhuận dồn tích”. Lợi nhuận bằng tiền được hình thành từ các khoản doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã thực thu, thực chi trong kỳ. Lợi nhuận dồn tích đến từ các khoản doanh thu đủ điều kiện ghi nhận nhưng chưa thu được bằng tiền (doanh thu bán chịu trong kỳ, doanh thu theo phần công việc đã hoàn thành) và các khoản chi phí không phải thực sự chi bằng tiền trong kỳ (phân bổ chi phí trả trước, trích lập dự phòng phải trả, khấu hao tài sản cố định…). Trong khi đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở tiền, giao dịch chỉ được ghi nhận khi thực sự phát sinh bằng tiền (có số tiền thực thu, thực chi) nên nhà quản lý không thể điều chỉnh thời điểm ghi nhận các giao dịch. Từ đó, chênh lệch giữa lợi nhuận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạo ra những biến kế toán được gọi là các khoản dồn tích. Hay nói cách khác các khoản dồn tích là phần lợi nhuận kế toán không bằng tiền được trình bày trong kết quả hoạt động kinh doanh nên giá trị các khoản dồn tích được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế trừ cho lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Biến giả cổ tức (DIV) cũng được đưa vào mô hình vì cổ tức được kỳ vọng là có thể cung cấp tín hiệu về chất lượng lợi nhuận, nói cách khác, những công ty chia cổ tức được kỳ vọng sẽ có chất lượng lợi nhuận cao hơn những công ty khác. Có hai lập luận ủng hộ quan điểm này: đầu tiên, theo lý thuyết đại diện, cổ tức có vai trò trong việc tối thiểu hóa xung đột giữa nhà quản lý và cổ đông. Cổ tức có thể làm giảm chi phí đại diện bằng cách giúp thị trường vốn giám sát hoạt động của nhà quản lý. Có nghĩa là cổ đông có quyền đối với tài sản của công ty nhưng rất khó ngăn chặn những người bên trong (nhà quản lý) sử dụng dòng tiền sai mục đích, do đó việc chi trả đầy đủ cổ tức thường xuyên giúp cổ đông phần nào ngăn chặn được hành vi “bóp méo” lợi nhuận của nhà quản lý. Thứ hai, trong trường hợp nhà quản lý muốn “làm đẹp” báo cáo tài chính thì việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông dựa trên lợi nhuận ảo (lợi nhuận không phản ánh đúng hiệu quả hoạt động của công ty) rất khó khăn hoặc tốn kém vì họ cần dòng tiền thực sự cho việc phân phối cổ tức này. Do đó, cổ tức được xem là phương tiện truyền thông về hiệu quả hoạt động thực sự của công ty cho các cổ đông, và từ đó cung cấp tín hiệu về chất lượng lợi nhuận. Để cung cấp bằng chứng về mối quan hệ giữa cổ tức và chất lượng lợi nhuận, các nghiên cứu thực hiện kiểm định dựa trên một hoặc một số thuộc tính nhất định đại diện cho chất lượng lợi nhuận. Hanlon và cộng sự (2007) thấy rằng nhà đầu tư có thể dự đoán tốt hơn về lợi nhuận tương lai nếu các công ty thực hiện chia cổ tức (cổ tức có khả năng dự báo). Chen và cộng sự (2007) sử dụng chất lượng dồn tích như chỉ tiêu để đo lường rủi ro thông tin và kết luận công ty trả cổ tức sẽ có rủi ro thông tin thấp hơn. Skinner và Soltes (2011) tìm thấy được mối quan hệ cùng chiều giữa việc chi trả cổ tức và tính bền vững của lợi nhuận, có nghĩa là công ty chi trả cổ tức sẽ có lợi nhuận bền vững hơn những công ty khác. Dựa vào phát hiện trong nghiên cứu của Skinner và Soltes (2011), tác giả đưa biến giả cổ tức vào mô hình để làm biến kiểm soát cho tính bền vững của lợi nhuận.
Tiếp theo là bảng tóm tắt tất cả các biến gồm mô tả biến, cách tính và kỳ vọng dấu giữa biến giải thích và biến phụ thuộc.
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt biến
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
3.2 Lựa chọn mẫu và thu thập dữ liệu nghiên cứu Luận văn: Thực trạng về lợi nhuận các Cty niêm yết tại VN
3.2.1 Lựa chọn mẫu
Điều kiện chọn mẫu:
Các công ty được lựa chọn là các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thương mại hoặc dịch vụ; không phải công ty chứng khoán hoặc các định chế tài chính trung gian như ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng, tiết kiệm vì các công ty này hoạt động dưới sự giám sát nghiêm ngặt của chính phủ, phải tuân theo luật, quy định đặc thù và không áp dụng cùng chuẩn mực kế toán với các công ty phi tài chính. Điều kiện chung để chọn các công ty phi tài chính cho mẫu nghiên cứu là:
- Được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) từ trước 2009.
- Có sẵn thông tin về báo cáo kiểm toán đính kèm với báo cáo tài chính trong khoảng thời gian nghiên cứu từ 2009 – 2013 nhằm đảm bảo tất cả các biến có cùng số quan sát.
Quy trình chọn mẫu:
Để thu được mẫu cuối cùng gồm 300 công ty được niêm yết trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán, quy trình chọn mẫu được thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Thông qua danh sách các công ty niêm yết trên website của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (http://www.hsx.vn), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (http://www.hnx.vn), tiến hành liệt kê tất cả các công ty (mã chứng khoán) được niêm yết từ năm 2009 trở về trước và còn giao dịch đến năm 2013. Tại thời điểm tác giả tiến hành chọn mẫu (ngày 18/02/2015), có 394 công ty niêm yết trên hai sàn thỏa điền kiện (180 trên HOSE và 214 trên HNX).
- Bước 2: Kiểm tra nhóm ngành của các công ty này để chọn ra các công ty phi tài chính. Sau khi loại ra 18 công ty tài chính, mẫu còn 376 công ty (173 trên HOSE và 203 trên HNX).
- Bước 3: Kiểm tra các công ty có đầy đủ báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính đính kèm qua các năm hay không. Sau đó, tiến hành loại bỏ tất cả công ty không có đủ dữ liệu cần thiết trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2013. Mẫu cuối cùng còn lại 300 công ty trên hai sàn (165 trên HOSE và 135 trên HNX)
3.2.2 Thu thập dữ liệu Luận văn: Thực trạng về lợi nhuận các Cty niêm yết tại VN
Tác giả sử dụng hai nguồn để tập hợp dữ liệu:
Báo cáo kiểm toán: ý kiến kiểm toán và tên công ty kiểm toán (để xem xét công ty kiểm toán có thuộc nhóm Big4 hay không) được thu thập thủ công từ 1,200 báo cáo kiểm toán tải về của 300 công ty trong mẫu từ 2009 – 2012. Dữ liệu về ý kiến kiểm toán và công ty kiểm toán chỉ được lấy đến cuối năm 2012 thay vì đến cuối năm 2013 vì dữ liệu về lợi nhuận của năm tiếp theo năm nhận ý kiến (tức là năm 2014) vẫn chưa được công bố đầy đủ tại thời điểm tác giả thực hiện nghiên cứu.
Website vietstock.vn (trang Tin nhanh và Dữ liệu tài chính chứng khoán Việt Nam): số liệu của các khoản mục trong báo cáo tài chính từ năm 2009 – 2013 được thu thập từ website để tính toán cho các biến như sau:
Biến lợi nhuận năm nhận ý kiến kiểm toán và năm tiếp theo (EARN):
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Tổng cộng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ (Mã số 270) trên Bảng cân đối kế toán
Biến đòn bẩy tài chính (LEVERAGE):
- Nợ phải trả (Mã số 300) trên Bảng cân đối kế toán
- Tổng cộng tài sản (Mã số 270) trên Bảng cân đối kế toán
Biến quy mô công ty (SIZE):
- Tổng cộng tài sản (Mã số 270) trên Bảng cân đối kế toán
Biến giả đại diện cho lỗ (LOSS):
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Biến giá trị tuyệt đối của các khoản dồn tích (ABS_ACC):
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20) trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Tổng cộng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ (Mã số 270) trên Bảng cân đối kế toán
Biến giả cổ tức (DIV):
- Cổ tức, lợi nhuận trả cho chủ sỡ hữu (Mã số 36) trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
3.3 Phương pháp định lượng
Sau khi thu thập dữ liệu và tính toán giá trị cho các biến độc lập trong phương trình hồi quy, tác giả đã sử dụng phần mềm Eview 8.1 và Excel 2010 làm công cụ phân tích thống kê mô tả, phân tích phương sai, phân tích tương quan, phân tích hồi quy theo trình tự:
Bước 1: Phân tích thống kê mô tả để thấy được giá trị trung bình của các biến khác nhau như thế nào giữa các loại ý kiến kiểm toán. Phân tích phương sai (một yếu tố) ý kiến kiểm toán để tìm sự khác biệt trong khả năng nhận ý kiến kiểm toán điều chỉnh của các công ty niêm yết giữa hai sàn chứng khoán HOSE và HNX.
Bước 2: Tính hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc – biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau để có cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa các biến, đồng thời để phát hiện mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến hay không.
Bước 3: Phân tích kết quả hồi quy từ hai mô hình (1) và (2). Hai mô hình này được dùng để kiểm định giả thuyết H1 và H2. Luận văn: Thực trạng về lợi nhuận các Cty niêm yết tại VN
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Giải pháp phát triển lợi nhuận các Cty niêm yết tại VN