Luận văn: Giải pháp nghiên cứu thị trường chứng khoán VN

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp nghiên cứu thị trường chứng khoán VN hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam – nghiên cứu ở 03 nhóm ngành – Công nghiệp, xây dựng và tài chính dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1. Danh mục thông tin tự nguyện Luận văn: Giải pháp nghiên cứu thị trường chứng khoán VN

Được trình bày tại phụ lục số 02, danh mục thông tin tự nguyện công bố bao gồm 67 mục thông tin thuộc nhiều nhóm thông tin khác nhau. Phụ lục 01 trình bày các thông tin công bố tự nguyện theo nghiên cứu của Meek (1995) và được bổ sung bởi Chau và Gray (2002).

Tóm tắt số lượng các mục thông tin trước và sau khi đối chiếu

Số lượng mục thông tin trước khi đối chiếu theo nghiên cứu của Chau và Gray (2002) dựa trên nghiên cứu của Meek (1995)

B: Số lượng mục thông tin tự nguyện công bố thông tin sau khi đối chiếu với thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ tài chính.

Thông tin chiến lược

Đối với mục thông tin chiến lược, tự nguyện công bố bao gồm 04 mục thông tin như trình bày. Đối với mục thông tin chung thì đã được bắt buộc công bố tại mục “I.5 Định hướng phát triển” của thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ tài chính.

Đối với mục “Mua lại và thanh lý” thì cả 4 mục thông tin này đều không bắt buộc công bố. Hầu hết các công ty niêm yết chỉ công bố khoản tiền nhận được từ thanh lý tài sản cố định, chứ rất ít nêu lý do thanh lý và các khoản lợi thế thương mại từ việc mua sắm tài sản cố định. Nếu công ty không có tài sản thanh lý trong năm thì mục “Lý do thanh lý” sẽ được để trống, xem như đây là thông tin không thể công bố.

Mục Nghiên cứu và phát triển bao gồm thông tin về mô tả dự án nghiên cứu, được yêu cầu công bố tại mục “II.3 Tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án”, đối với các kế hoạch nghiên cứu thì được công bố cùng với kế hoạch định hướng trong tương lai của công ty niêm yết, tại mục III.4 thông tư số 52/2012/TT-BTC. Do đó, các thông tin tại nhóm mục này đều bắt buộc phải công bố.

Mục Triển vọng tương lai, các kế hoạch về doanh thu lợi nhuận, lưu chuyển luồng tiền được xác định là thông tin tự nguyện công bố. Nếu công ty không công bố về lưu chuyển luồng tiền thì đương nhiên sẽ không công bố “giả định của cơ sở dự báo”, nên khi đó mục giả định sẽ để trống, không nhập “0” để tính điểm cho công ty đó.

Thông tin phi tài chính

Mục thông tin về hội đồng quản trị gồm 04 mục không bắt buộc công bố thông tin theo hướng dẫn của thông tư 52/2012/TT-BTC gồm tuổi, trình độ giáo dục và kinh nghiệp của các thành viên trong hội đồng. Về mối quan hệ của hội đồng quản trị mặc dù không bắt buộc theo thông tư 52/2012/TT-BTC nhưng bắt buộc trên báo cáo Quản trị công ty (phụ lục 03 của thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ tài chính) nên đây được xem như thông tin bắt buộc.

Mục thông tin người lao động có 50% thông tin được xem là tự nguyện công bố như về thông tin phân bổ nhân viên, các thông tin về đào tạo, tai nạn trong lao động.

Mục thông tin chính sách xã hội và giá trị tăng thêm, hầu hết đều tự nguyện công bố, quy định tại “II.2 Tổ chức và nhân sự” thông tư 52/2012/TT-BTC.

Mục Thông tin chính sách xã hội và giá trị tăng thêm, trừ các chương trình cộng đồng quy định tại I.5 thông tư 52/2012/TT-BTC, thì đều thuộc các thông tin công bố tự nguyện

Thông tin phân loại

Mục thông tin phân loại gồm 10 mục thông tin tự nguyện, mục “sản phẩn theo địa bàn” tác giả chấm điểm dựa trên doanh thu theo khu vực địa lý, tương tự đối với “sản phẩm theo từng lĩnh vực”. Lĩnh vực ở đây, được hiểu là ngành/nhóm ngành hoặc tùy vào các phân loại của từng công ty, cách theo dõi của bộ phần kế toán công ty.

Mục thông tin tổng hợp gồm nhiều mục thông tin, 14/25 mục là tự nguyện công bố. Trong đó, hầu hết các công ty niêm yết đều rất ít công bố, ví dụ các thông tin về đánh giá lại tài sản cố định trong vòng 5 năm, giá trị thương hiệu, giá trị vô hình không được công bố trong tổng số mẫu được lựa chọn.

Mục thông tin tiền tệ nước ngoài chỉ có một mục tự nguyện liên quan đến ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến các hoạt động trong tương lai. Có thể do việc đánh giá mang tính chưa chắc chắn trong tương lai, nên hầu hết các công ty đều đánh giá ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến kết quả hiện tại.

Mục thông tin giá cổ phiếu tự nguyện công bố gồm các thông tin về giá cổ phiếu, biến động giá cổ phiếu và các thông tin đến vốn hóa thị trường.Giá trị vốn hóa thị trường rất ít được công bố, chỉ những doanh nghiệp lớn mới công bố giá trị này như Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm, Công ty Cổ phần Bột giặt LIX…

Nhìn chung, việc chấm điểm chỉ số CBTT tự nguyện không phức tạp, nhưng yêu cầu phải xem xét nhiều thông tin trên báo cáo thường niên.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

4.1.2. Kết quả nghiên cứu nhóm ngành công nghiệp Luận văn: Giải pháp nghiên cứu thị trường chứng khoán VN

Trong quá trình thu thập mẫu trên tổng thể 211 công ty niêm yết trên hai Sở GDCK Hà nội và Sở GDCK Thành phố Hồ chí minh. Quá trình chấm điểm mức độ CBTT tự nguyệnđạt được số lượng mẫu theo yêu cầu nghiên cứu (114 quan sát). Danh sách và dữ liệu của các công ty niêm yết được thu thập từ báo cáo thường niên được trình bày ở phụ lục số 07.

Hầu hết các báo cáo thường niên đều được công bố đầy đủ trên website công bố thông tin của Sở GDCK Thành phố Hồ chí minh và Sở GDCK Hà nội, theo quy định tại thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ tài chính thì công ty phải đính kèm báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Đưa ra kết quả nghiên cứu, tác giả trình bày bảng thống kê mô tả tại bảng 4.1 nhằm thể hiện sơ bộ kết quả nghiên cứu khi thực hiện khảo sát trên 114 công ty niêm yết trên hai SởGDCK Thành phố Hồ chí minh và Sở GDCK Hà nội.

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến mô hình nghiên cứu nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tự nguyện của nhóm ngành công nghiệp Descriptive Statistics

Trong đó:

VDI

Chỉ số công bố thông tin tự nguyện của một công ty

SIZE

Quy mô công ty

LEV

Tỷ số nợ/tổng tài sản

ROA

Lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản

MAJOR

Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn

STATE

Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước

FOREIGN

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

IND

Tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành

DUAL

Tách biệt vai trò chủ tịch HĐQT và giám đốc/tổng giám đốc

Dựa trên cách tính Chỉ số CBTT tự nguyện (viết tắt là VDI) thì giá trị 1 là lớn nhất, giá trị 0 là nhỏ nhất. Như kết quả cho thấy giá trị của các công ty niêm yết trong nhóm ngành công nghiệp là khá thấp, trung bình ở mức 0.198. Chỉ số nhỏ nhất 0,0046 (3/66) là của ba mã chứng khoán VTF, SGC, POM (xem chi tiết tên đầy đủ của công ty tại phụ lục 07).Chỉ số cao nhất thuộc về Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm, mã chứng khoán là IMP, gồm 30/66 mục thông tin có thể công bố tự nguyện. Theo nhận xét của tác giả, nếu điểm số CBTT bắt buộc thì 30/66 là điểm số thấp nhưng đối với CBTT tự nguyện, chỉ số này là cao. Hầu hết các chỉ số CBTT tự nguyện cao thuộc về các công ty vừa và lớn, điều này theo dự đoán của tác giả sẽ hỗ trợ cho giả thuyết 1.

Số lượng công ty niêm yết nhóm ngành công nghiệp ở hai Sở GDCK rất nhiều, trong đó có nhiều nhóm ngành khác nhau nên quy mô công ty cũng đa dạng. Quy mô công ty được đo lường bởi logarit tổng tài sản, tổng tài sản ở mức thấp nhất khoảng 18 tỷ đồng đến công ty có tổng tài sản lớn nhất là trên 22 ngàn tỷ đồng.

Tỷ số nợ phải trả/tổng tài sản cũng biến động rất lớn. Có các công ty chỉ sử dụng nợ khoảng 5% nhưng có các công ty sử dụng nợ đến gần 90%. Điển hình như công ty Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau (CMX) có tỷ số nợ phải trả/tổng tài sản là 93,22%. Tỷ số này trung bình ở mức 50%. Luận văn: Giải pháp nghiên cứu thị trường chứng khoán VN

Tỷ số ROA (lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản) của nhóm ngành công nghiệp cũng khá thấp và chưa đồng đều. Công ty có ROA cao nhất là Công ty Cổ phần Bột giặt LIX (Mã chứng khoán: LIX) trong khi chỉ số trung bình là 2.807.

Sở hữu của cổ đông lớn cũng ở mức trung bình khoảng 50%.

Tỷ lệ sở hữu của nhà nước trong nhóm ngành công nghiệp không lớn, ở mức trung bình 18%. Có thể ảnh hưởng quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành ở mức cao hơn trung bình (56%) và cao hơn tỷ lệ quy định của Nhà nước. Theo quy định tại thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/07/2012, công ty niêm yết cần bố trí tối thiểu 1/3 tổng số thành viên hội đồng quản trị phải là thành viên hội đồng quản trị không điều. Kết quả cho thấy có sự không tuân thủ quy định trên.

Kết quả thống kê về việc tách bạch vai trò của chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc/giám đốc, trung bình là 0.64. Điều này có ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện thì cần thực hiện thêm các kiểm định khác được trình bày sau.

Trước khi chạy mô hình hồi qui, cần xem xét tính tương quan của các biến độc lập và biến phụ thuộc thông qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Hệ số tương quan giữa các biến mô hình nghiên cứu nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tự nguyện của nhóm ngành tài chính

 Correlations

Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Lựa chọn kiểm định các giả thuyết ở mức ý nghĩa 0,05.

Như vậy, hầu hết các biến đều có mức tương quan thấp với chỉ số CBTT tự nguyện (VDI). Có 03 biến có thể kiểm định với mức ý nghĩa được lựa chọn: SIZE, ROA, FOREIGN.

Bảng 4.3. Tóm tắt mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của nhóm ngành công nghiệp

Model Summary

Predictors: (Constant), SIZE, LEV, ROA, MAJOR, STATE, FOREIGN, IND, DUAL

Bảng 4.4. Bảng ANOVA mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của nhóm ngành công nghiệp

ANOVAb

  • Predictors: (Constant), SIZE, LEV, ROA, MAJOR, STATE, FOREIGN, IND, DUAL
  • Dependent Variable: VDI

Bảng 4.5. Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của nhóm ngành công nghiệp

Coefficientsa

Dependent Variable: VDI

Kết quả chỉ số VIF <5, không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Từ phân tích hệ số tương quan và kết quá hồi quy, chỉ có hai biến là SIZE và FOREIGN có ý nghĩa giải thích mô hình ảnh hưởng đến mức độ CBTT của công ty niêm yết ở nhóm ngành công nghiệp. Tác giả chạy lại mô hình hồi qui với hai biến trên, kết quả hồi quy và các kiểm định như sau (xem chi tiết tại phụ lục số 03).

Kiểm định 1: Kết quả cho thấy chỉ có biến quy mô công ty, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có tác động đến mức độ CBTT tự nguyện. Hệ số t với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05.

Kiểm định 2: Mức độ giải thích của mô hình với R2 điều chỉnh là 24,5%, là khá thấp. Hệ số F với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,01 cho thấy an toàn khi kết luận mô hình phù hợp với dữ liệu thu thập.

Kiểm định 3: Xem xét hệ số VIF nhỏ hơn 5, kết luận không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Tiếp theo, kiểm định cuối cùng, thực hiện kiểm định phương sai của phần dư không thay đổi với kiểm định Speardman cho thấy mức ý nghĩa lớn hơn 0,05 cho thấy không xảy ra hiện tượng phương sai của phần dư thay đổi.

Đạt được 4 kiểm định trên, kết quả hồi qui với hai biến được xây dựng cho mô hình giải thích biến động của mức độ CBTT tự nguyện ở nhóm ngành công nghiệp.

Bảng 4.6. Kết quả hồi qui mô hình hai biến SIZE, FOREIGN ảnh hưởng đến VDI nhóm ngành công nghiệp

Coefficientsa

Dependent Variable: VDI

Phương trình hồi qui với hai biến SIZE và FOREIGN được thể hiện như sau:

= −0,446 + 0,023 + 0,002

Quy mô công ty (SIZE): Xét về ảnh hưởng của biến đến VDI là cùng chiều, phù hợp khi phân tích kết quả hệ số tương quan và mô hình hồi quy, với mức ý nghĩa trong mô hình hồi qui là 0,000 (< 0,05). Điều này cũng phù hợp với dự báo giả thuyết 1. Có thể giải thích các công ty lớn thường có bộ phận kế toán chuyên nghiệp và chịu trách nhiệm theo dõi nhiều thông tin hơn nhằm phục vụ nhu cầu báo cáo cho bên trong và bên ngoài, nên khi công bố báo cáo thường niên có nhiều thông tin hơn. Các thông tin được theo dõi chi tiết, đầy đủ ở bộ phận kế toán, đó chính là nền tảng của việc công bố thông tin nói chung và công bố thông tin tự nguyện nói riêng. Ngoài ra, công ty lớn có khả năng đầu tư về trang thiết bị, phần mềm quản lý theo dõi thông tin, chi phí tốt hơn, tạo điều kiện cho bộ phận kế toán thực hiện ghi chép. Ngoài ra, việc công bố nhiều thông tin cho thấy ở các công ty lớn chú trọng việc tạo niềm tin cho người sử dụng báo cáo tài chính, xây dựng hình ảnh công ty tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, hiểu hơn về nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin. Kết quả nghiên cứu phù hợp với dấu của hệ số tương quan khi phân tích hệ số tương quan, kết quả cũng tương ứng với giả thuyết đề ra và một số nghiên cứu trước. Trong mô hình hai biến có ý nghĩa, mức độ đóng góp giải thích của biến SIZE là 56,53%.

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tên biến: FOREIGN): Với mức ý nghĩa 0,03< 0,05 cho thấy ảnh hưởng của FOREIGN đến VDI. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể do khoảng cách địa lý, sự khác biệt về văn hóa, sự tin tưởng khi đầu tư. Khi mức đầu tư càng lớn, nhu cầu cần nắm thông tin càng cao và điều này dẫn đến yêu cầu từ các nhà đầu tư nước ngoài đối với các công ty niêm yết là cần lượng thông tin nhiều hơn. Ở các nghiên cứu phần tổng quan cũng cho thấy kết quả tương tự, các công ty có tình trạng niêm yết ở nước ngoài, liên quan đến yếu tố nước ngoài đều có mức độ CBTT tự nguyện cao hơn. Kết quả cũng phù hợp với dự báo giả thuyết 6. Mức độ đóng góp cho việc giải thích của mô hình là 43,46%.

4.1.3. Kết quả nghiên cứu nhóm ngành xây dựng Luận văn: Giải pháp nghiên cứu thị trường chứng khoán VN

Tương tự phương pháp được thực hiện ở nhóm ngành công nghiệp về quy trình thực hiện. Số lượng mẫu thu thập được là 61 công ty, đạt được 60% so với tổng thể. Danh sách và dữ liệu của các công ty niêm yết được thu thập từ báo cáo thường niên được trình bày ở phụ lục số 07.

Bảng 4.7. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tự nguyện của nhóm ngành xây dựng

Descriptive Statistics

Chi số CBTT tự nguyện (VDI) ở nhóm ngành xây dựng chưa đồng đều. Công ty có chỉ số VDI thấp nhất là LGC (Công ty Cổ phần Đầu tư CầuĐường CII) niêm yết trên Sở GDCK Thành phố Hồ chí minh với 3/66 mục thông tin được công bố tự nguyện. Cao nhất là mã chứng khoán HBC (Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình) với 24/66 mục thông tin công bố tự nguyện.

Quy mô công ty ở nhóm ngành xây dựng: tổng tài sản nhỏ nhất ở khoản 32 tỷ đồng, lớn nhất khoảng 9 ngàn tỷ đồng.

Tỷ số nợ phải trả/tổng tài sản trung bình là 63%, cao so với các doanh nghiệp ở nhóm ngành công nghiệp. Tuy nhiên đặc thù ngành xây dựng cần đầu tư lớn các công trình, với vốn chủ sở hữu có thể chưa đáp ứng nhu cầu nên việc sử dụng nợ trong cơ cấu nguồn vốn ở các công ty xây dựng cao là phù hợp.

Tỷ số lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản trung bình đạt 0,020 (2%), cao nhất đạt được 14% cho thấy khả năng sinh lợi của tài sản chưa đồng đều giữa các công ty.

Tổng tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn cho thấy mức độ tập trung vốn của công ty. Tất cả các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng đều có cổ đông sở hữu cổ phần từ 5% trở lên. Luận văn: Giải pháp nghiên cứu thị trường chứng khoán VN

Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong nhóm ngành xây dựng ở mức 22%. Công ty có sở hữu Nhà nước cao nhất là BECAMEX, 73,34%. Mức sở hữu của Nhà nước trong các công ty xây dựng được khảo sát thấp nhất là 5%.

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài cao nhất là 49%, là trường hợp của CTD (Công ty Cổ phần Xây dựng COTEC)và REE (Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh).

Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành trung bình là 58%. Trong các quan sát, tỷ lệ này dưới 1/3 so với quy định của Nhà nước chỉ có 03 trường hợp, còn lại các công ty niêm yết đều bố trí thành viên hội đồng quản trị không điều hành theo đúng quy định.

Tách biệt vai trò chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc/giám đốc được thực hiện ở 65% các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng được khảo sát.

Bảng 4.8. Hệ số tương quan giữa các biến mô hình nghiên cứu nhân tố tác động mức độ công bố thông tin tự nguyện của nhóm ngành xây dựng

Correlations

Kết quả hệ số tương quan cho thấy có 03 biến có mức độ tương quan có ý nghĩa. Mức tương quan lần lượt đối với biến SIZE (Quy mô công ty) là 0,511; biến FOREIGN (Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài) là 0,495; biến DUAL (tách biệt vai trò chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc/giám đốc) là 0,269. Ba biến trên có thể thực hiện kiểm định với mức ý nghĩa nhỏ hơn hoặc bằng 0,05.

Xem xét dấu trên bảng hệ số tương quan, dấu của 03 biến trên đều phù hợp với dự đoán của giả thuyết 1, giả thuyết 6 và giả thuyết

Bảng 4.9. Tóm tắt mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của nhóm ngành xây dựng

Model Summary

Predictors: (Constant), DUAL, SIZE, ROA, IND, STATE, MAJOR, LEV, FOREIGN

Bảng 4.10. Bảng ANOVA mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của nhóm ngành xây dựng

ANOVAb

  • Predictors: (Constant), SIZE, ROA, IND, STATE, MAJOR, LEV, FOREIGN, IND, DUAL
  • Dependent Variable: VDI

Bảng 4.11. Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của nhóm ngành xây dựng

Dependent Variable: VDI

Quy trình kiểm định thông qua 04 bước (kết quả xem chi tiết tại phụ lục 04):

Kiểm định 1: Biến có ý nghĩa giải thích cho mô hình với hệ số t có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 là biến SIZE.

Kiểm định 2: Mức độ phù hợp của mô hình với R2 là 24%. Hệ số F có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,01 an toàn cho kết luận mô hình phù hợp với dữ liệu thu thập.

Kiểm định 3: Hệ số VIF thấp 1.921, không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Kiểm định 4: Thực hiện kiểm định phương sai của phần dư thay đổi, cho thấy mức nghĩa là 0,442 lớn hơn 0,05. Bác bỏ giả thuyết phương sai của phần dư có thay đổi.

Bảng 4.12. Kết quả mô hình hồi quy biến SIZE ảnh hưởng đến VDI nhóm ngành xây dựng

Dependent Variable: VDI

Phương trình:

= −0,538 + 0,026

Với mức ý nghĩa 0,000 < 0,05, cho thấy quy mô công ty có tác động cùng chiều đến mức độ CBTT tự nguyện, phù hợp với dự đoán ở giả thuyết 1. Kết quả nghiên cứu này giống với kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Vân (2013) với đề tài nghiên cứu mức độ công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp ngành xây dựng yết giá tại Sàn giao dịch chứng khoán Hà nội, kết quả chỉ có quy mô công ty là có ý nghĩa giải thích cho mô hình nghiên cứu. Có thể giải thích tương tự như kết quả ảnh hưởng của biến SIZE ở nhóm ngành công nghiệp.

Mức độ giải thích của mô hình của biến SIZE là 24,8% (xem chi tiết tại phụ lục 04).

4.1.4. Kết quả nghiên cứu nhóm ngành tài chính Luận văn: Giải pháp nghiên cứu thị trường chứng khoán VN

Với tổng thể là 45 công ty thuộc nhóm ngành tài chính, tác giả khảo sát 35/45 công ty, đạt trên 70% so với tổng thể. Danh sách và dữ liệu của các công ty niêm yết được thu thập từ báo cáo thường niên được trình bày ở phụ lục số 07. Trong nhóm ngành tài chính, có các công ty kinh doanh về chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm…

Bảng 4.13. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của nhóm ngành tài chính

Descriptive Statistics

DUAL Tách biệt vai trò chủ tịch HĐQT và giám đốc/tổng giám đốc

Chỉ số CBTT tự nguyện của nhóm ngành tài chính thấp, trung bình ở mức 0,187. VIX (Công ty cổ phần chứng khoán IB) có chỉ số thấp nhất 0,015 và chỉ có 1/66 mục thông tin tự nguyện được công bố. Cao nhất là Tập đoàn Bảo việt (BVH) với chỉ số VDI là 0,424, tương ứng 28/66 mục thông tin tự nguyện được công bố. Tập đoàn Bảo việt cũng được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. BVH cũng là công ty duy nhất trình bày báo cáo thường niên đính kèm báo cáo tài chính đã được kiểm toán trình bày theo chuẩn mực khác (chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS).

Quy mô công ty trong ngành tài chính lớn, trung bình logarit tổng tài sản ở mức 28,31 tương ứng giá trị tổng tài sản gần 2 ngàn tỷ đồng.

Tỷ số nợ phải trả/tổng tài sản có sự chênh lệch cao, tỷ số thấp nhất là 2,7% và cao nhất là 94,8%.

Tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam có mức độ tập trung vốn cao nhất là 95,76%, đó cũng là phần trăm sở hữu cao nhất của nhà nước trong các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành tài chính trong năm 2014.

Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành cũng chưa tương đồng, có các công ty không bố trí thành viên HĐQT không điều hành, cũng có công ty bố trí 100% thành viên HĐQT không điều hành. Tuy nhiên, trung bình đạt được 73% là khá cao.

Việc tách biệt vai trò chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc/giám đốc được thực hiện hầu hết các công ty. Điều này có thể do quy mô công ty lớn nên việc kiêm nhiệm sẽ khó thực hiện. Mặc dù quy định về pháp luật không yêu cầu tách biệt, nhưng hầu hết nhà đầu tư sẽ có cảm nhận tốt hơn khi việc tách biệt vai trò được thực hiện.

Bảng 4.14. Hệ số tương quan mô hình nghiên cứu mức độ công bố thông tin tự nguyện nhóm ngành tài chính

Correlations

Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Kết quả phân tích hệ số tương quan tại bảng 4.14 cho thấy 02 biến tương quan ở mức trung bình với chỉ số CBTT tự nguyện (VDI), là tỷ số nợ phải trả/tổng tài sản (LEV) và tỷ lệ sở hữu của Nhà nước (STATE). Mức tương quan giữa các biến độc lập cũng ở mức trung bình.

Bảng 4.15.Tóm tắt mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của nhóm ngành tài chính

Model Summary

Predictors: (Constant), SIZE, LEV, ROA, MAJOR, STATE, FOREIGN, IND, DUAL Luận văn: Giải pháp nghiên cứu thị trường chứng khoán VN

Bảng 4.16.Bảng ANOVA mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của nhóm ngành tài chính

ANOVAb

  • Predictors: (Constant), SIZE, LEV, ROA, MAJOR, STATE, FOREIGN, IND, DUAL
  • Dependent Variable: VDI

Bảng 4.17. Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của nhóm ngành tài chính

Coefficientsa

Dependent Variable: VDI

Kiểm định 1: Với mức ý nghĩa được lựa chọn ban đầu là 0,05 thì kết quả cho thấy chỉ có hai biến là LEV và STATE có ý nghĩa giải thích cho mô hình.

Kiểm định 2: Chạy lại mô hình hồi qui hai biến LEV, STATE có hệ số R2 điều chỉnh là 34% giải thích cho mô hình biến động mức độ CBTT tự nguyện ở nhóm ngành tài chính. Hệ số F với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,01 đảm bảo mô hình xây dựng phù hợp với dữ liệu thu thập.

Kiểm định 3: Với VIF của bảng 4.18 ở mức thấp, không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Đáp ứng 03 kiểm định trên phù hợp, kiểm định thứ 4 được thực hiện để kiểm định phương sai của phần dư. Kết quả trình bày tại phụ lục 05 cho thấy kết quả từng biến, biến LEV có mức ý nghĩa 0,934 đủ điều kiện không xảy ra hiện tượng thay đổi phương sai của phần dư. Biến STATE có mức ý nghĩa 0,002 nhỏ hơn 0,05 cho thấy có xảy ra hiện tượng phương sai của phần dư thay đổi. Do đó, biến STATE cần loại khỏi mô hình.

Trình bày tại phụ lục 05 chi tiết kết quả hồi qui với hai biến trên tác động đến chỉ độ CBTT tự nguyện. Kết quả tóm tắt như sau:

Bảng 4.18. Kết quả mô hình hồi quy hai biến LEV, STATE ảnh hưởng đến VDI nhóm ngành tài chính

Coefficientsa

Dependent Variable: VDI

Kết quả cho thấy chỉ có biến độc lập LEV là tác động đến chỉ số CBTT tự nguyện.

Kết quả hồi qui một biến LEV như sau (chi tiết trình bày tại phụ lục 06):

Bảng 4.19. Kết quả hồi quy biến LEV ảnh hưởng đến VDI nhóm ngành tài chính

Coefficientsa

Dependent Variable: VDI

Phương trình:

= 0,119 + 0,001

Đối với nhóm ngành tài chính, kết quả cho thấy chỉ có biến LEV giải thích sự tăng giảm của chỉ số CBTT tự nguyện. Có thể giải thích điều này khi công ty có các khoản nợ càng cao thì yêu cầu về công bố thông tin cần càng nhiều để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các đối tượng liên quan đến nợ phải trả của công ty. Điều này phù hợp với thực tế, khi một công ty có mức nợ trên tài sản quá lớn trên bảng cân đối kế toán của công ty sẽ dễ dẫn đến các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động. Tỷ số cao cho thấy rủi ro càng lớn, gây nên tâm lý chung cho những người sử dụng thông tin là cần thêm nhiều thông tin để hiểu rõ hoạt động của công ty vẫn an toàn và ổn định. Còn đối với công ty công bố thông tin, khi có tỷ số nợ trên tổng tài sản cao cũng sẽ có nhu cầu công bố nhiều thông tin, cả bắt buộc và tự nguyện nhằm nâng cao sự tin tưởng, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thông tin.

Các biến còn lại không ảnh hưởng đến sự thay đổi của mức độ công bố thông tin, kể cả biến SIZE, cho thấy ở nhóm ngành tài chính, quy mô lớn hay bé thì không tác động đến công bố thông tin mà việc công ty đó sử dụng đòn bẩy nợ thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến CBTT bởi vì đối với các công ty ngành tài chính, tỷ số này khá nhạy cảm và là mối quan tâm quan trọng của các đối tượng sử dụng thông tin.

Kết quả nghiên cứu chấp nhận giả thuyết 2, dấu của hệ số hồi quy tương ứng dấu của hệ số tương quan, với mức độ giải thích cho mô hình là 24,7%, xem tại phụ lục số 06.

4.2. SO SÁNH BA NHÓM NGÀNH: CÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG, TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Luận văn: Giải pháp nghiên cứu thị trường chứng khoán VN

4.2.1. So sánh kết quả nghiên cứu ở ba nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và tài chính

Trước tiên, tác giả tổng hợp kết quả tính điểm cho chỉ số CBTT tự nguyện (gọi tắt là VDI) của 03 nhóm ngành ơ bảng 4.20.

Bảng 4.20. So sánh kết quả Chỉ số CBTT tự nguyện của ba nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và tài chính

Xét về VDI trung bình thì nhóm ngành xây dựng thấp nhất(16%). Các công ty xây dựng đều thực hiện công bố khá ít thông tin, đặc biệt là các công ty niêm yết tại Sở GDCK Hà nội, có nhiều đối tượng không thực hiện công bố các thông tin bắt buộc. Chỉ một số có chỉ số cao thuộc về các công ty có quy mô lớn, điều này cũng được chứng minh ở kết quả tại mục 4.1.3.

Tiếp theo là VDI của nhóm ngành tài chính, nếu xét về từng đối tượng thì ngành tài chính có VDI thấp nhất, nhưng xét về trung bình thì nhóm ngành tài chính đứng thứ tự giữa so với hai ngành còn lại. VDI nhỏ hơn của nhóm ngành công nghiệp không nhiều. VDI ở nhóm ngành công nghiệp là cao nhất ở mức trung bình 20%.

Bảng 4.21. So sánh một số chỉ số kết quả nghiên cứu của 03 nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và tài chính

Bảng 4.22. Tóm tắt kết quả nghiên cứu của 03 nhóm ngành công nghiệp, xây dựng, tài chính

Trong đó: (+) Quan hệ cùng chiều, (-) Quan hệ ngược chiều, (Không) Biến độc lập không có tác động đến biến phụ thuộc VDI

Với mức độ phù hợp của mô hình ở mức tương đối, mức ý nghĩa phù hợp cho thấy kết quả nghiên cứu chỉ ra một phần nguyên nhân dẫn đến việc CBTT tự nguyện hiện nay.

Các biến giải thích trong mô hình có mức ý nghĩa phù hợp so với mức ý nghĩa được lựa chọn là 0,05.

Nhóm ngành phi tài chính

Giả thuyết 1 được chấp nhận: Quy mô công ty có tác động cùng chiều đến mức độ công bố thông tin tự nguyện.Biến SIZE (Quy mô công ty) giải thích được ở hai mô hình nghiên cứu trên ngành công nghiệp và ngành xây dựng. Quy mô càng lớn, thông tin của công ty càng nhiều và được theo dõi chặt chẽ bởi các bộ phận có liên quan, đặc biệt là bộ phận kế toán công ty. Từ đó, với nhu cầu công bố thông tin sẽ thuận lợi, đầy đủ hơn.

Giả thuyết 6 được chấp nhận: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài có tác động cùng chiều đến mức độ công bố thông tin tự nguyện. Biến FOREIGN chỉ giải thích cho mô hình nghiên cứu nhóm ngành công nghiệp. Trên số liệu khảo sát nhóm ngành này thu hút vốn đầu tư không nhiều, trung bình khoảng 9,5%.

Nhóm ngành tài chính

Tuy nhiên với ngành tài chính thì SIZE, FOREIGN không có ý nghĩa giải thích. Giả thuyết 2 được chấp nhận, biến LEV (tỷ số nợ phải trả/tổng tài sản) có tác động cùng chiều đến VDI ở ngành tài chính. Công ty có tỷ số nợ phải trả càng cao thì có thể nhu cầu thông tin được yêu cầu công bố càng lớn và cần tạo niềm tin vững chắc cho các bên liên quan. Đối với một số nghiên cứu trước đây cả trong và ngoài nước, khi thu thập mẫu ngẫu nhiên trên thị trường chứng khoán, không phân chia nhóm ngành thì đều loại trừ các công ty tài chính niêm yết, điều này có thể hiểu vì ngành tài chính có mô hình hoạt động đặc thù hơn. Ở đây kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt so với hai ngành công nghiệp và xây dựng. Kết quả khác biệt của ngành tài chính cũng giải thích khi các nghiên cứu trước được thực hiện thì loại trừ công ty tài chính khi khảo sát ngẫu nhiên các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Số lượng công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ở nhóm ngành xây dựng, tài chính còn khá ít nên việc thu mở rộng cỡ mẫu khó thực hiện so với ngành công nghiệp.

Nhìn vào kết quả cho thấy ở mỗi nhóm ngành đều có kết quả khác biệt nhau, có và không có tương đồng nhau giữa các nhóm ngành. Tuy vậy, các giả thuyết được chấp nhận ở ba ngành đều có chiều tác động giống giả thuyết đặt ra.

4.2.2. So sánh với một số nghiên cứu trước Luận văn: Giải pháp nghiên cứu thị trường chứng khoán VN

Như đã trình bày ở chương 1, nghiên cứu về mức độ công bố thông tin tự nguyện được thực hiện ở nhiều nước và tại Việt nam cũng có một số nghiên cứu. Nhằm đạt được mục tiêu so sánh kết quả nghiên cứu, tác giả trình bày so sánh lần lượt các biến trong mô hình, mức độ giải thích của mô hình nghiên cứu tác động đến biến độc lập VDI.

Quy mô công ty

Biến quy mô công ty (SIZE) có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ công bố thông tin tự nguyện tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Ngọc Vỹ An (2013) nghiên cứu về hoàn thiện công bố thông tin tại các doanh nghiệp niêm yết trên Sở GDCK Thành phố Hồ chí minh. tác giả Phạm Ngọc Vỹ An (2013) không sử dụng phương pháp tính chỉ số CBTT tự nguyện mà tính chỉ số minh bạch thông tin thông qua khảo sát cảm nhận của nhà đầu tư về 30 công ty niêm yết được chọn. Tác giả cũng đo lường biến độc lập quy mô công ty bằng 03 phương pháp khác nhau (logarit tổng tài sản, logarit tổng doanh thu thuần, logarit của giá trị thị trường của công ty). Tuy cùng kết quả với đề tài ở nhóm ngành công nghiệp, xây dựng nhưng với phương pháp khác nhau, nghiên cứu đã đưa ra một góc nhìn khác về mức độ minh bạch thông tin của công ty niêm yết.

Một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ chí minh của tác giả Nguyễn Thị Thu Hảo (2014). Tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 106 công ty niêm yết, loại trừ các công ty tài chính trong quá trình thu thập mẫu.Với phương pháp tương tự, tác giả cho thấy ba biến phù hợp giải thích mô hình là quy mô công ty, loại hình sở hữu (đo lường bằng tỷ lệ cổ phần nắm giữ bởi cá nhân, tổ chức nước ngoài), và tỷ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu. Với mức độ giải thích của biến đến mô hình là 46%. Xét về mức độ giải thích của mô hìnhR2 điều chỉnh là 22,8%. Kết quả tương đồng với đề tài khi nghiên cứu ở nhóm ngành công nghiệp và xây dựng với R2 điều chỉnh lần lượt là 24,5% và 24,8% nước ngoài, tương tự nghiên cứu của Meek (1995) cho thấy quy mô công ty là một yếu tố quan trọng giải thích cho mức độ CBTT tự nguyện. Meek (1995) đo lường VDI bằng phương pháp chấm điểm thông qua danh mục thông tin (không có trọng số), đo lường quy mô công ty bằng logarit tổng tài sản. Kích thước mẫu là 226 công ty ở nhiều quốc gia, với mức độ giải thích của mô hình là 35%.

Xiao Huafang và Yuan Jianguo (2007) cũng cho thấy kết quả tương tự.

Tỷ số nợ phải trả/tổng tài sản

Ít nghiên cứu khảo sát đối với nhóm ngành này. Kết quả với ý nghĩa giải thích cho mô hình nghiên cứu ở nhóm ngành tài chính, tỷ số nợ phải trả/tổng tài sản có mức giải thích cho VDI là 24,7%.

Nghiên cứu của Phạm Ngọc Vỹ An (2013) khảo sát ngẫu nhiên cũng cho thấy điều này với mức độ giải thích cho mô hình là 55%.Ngược lại, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hảo (2014) khảo sát các công ty phi tài chính không cho thấy ảnh hưởng của biến đòn bẩy tài chính (đo lường bằng tỷ số nợ phải trả/tổng tài sản) VDI.

Xiao Huafang và Yuan Jianguo (2007) đo lường lợi nhuận bằng nợ phải trả/tổng tài sản cũng không có ý nghĩa giải thích cho VDI. Tuy nhiên, Chau và Gray (2002)nghiên cứu tại Hồng Kông, Singapore; Meek (1995) nghiên cứu ở một số nước Châu Âu, đều không đo lường ảnh hưởng của tỷ số nợ phải trả/tổng tài sản mà sử dụng tỷ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu, hai nghiên cứu này cho thấy có ý nghĩa giải thích mức độ CBTT tự nguyện. Luận văn: Giải pháp nghiên cứu thị trường chứng khoán VN

Tỷ số lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản

Không có ý nghĩa trong kết quả nghiên cứu ở 03 nhóm ngành. Điều này ngược với kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Vỹ An (2013).

Nguyễn Thị Thu Hảo (2014) đo lường biến lợi nhuận bằng tỷ số lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu tác động đến VDI với mức độ đóng góp giải thích cho mô hình là 27%.

Meek (1995), Chau và Gray (2002) đo lường biến lợi nhuận bằng tỷ số lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần, đều không cho thấy mức độ tác động của doanh thu đến VDI.

Tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn

Không có ý nghĩa trong giải thích VDI ở 03 mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu của Xiao Huafang và Yuan Jianguo (2007) lại cho thấy có mối liên hệ giữa phần sở hữu của cổ đông lớn đến mức độ CBTT tự nguyện

Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước

Không có ý nghĩa trong giải thích VDI ở 03 mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu của Xiao Huafang và Yuan Jianguo (2007) cũng có kết quả tương tự khi thực hiện tại Trung quốc.

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

Giải thích 43% cho biến VDI trong mô hình nghiên cứu ở nhóm ngành công nghiệp. Nghiên cứu của Meek (1995) cho thấy các công ty có tình trạng niêm yết ở nước ngoài thì có mức độ CBTT cao hơn, yếu tố nước ngoài có ảnh hưởng đến tự nguyện công bố thông tin của doanh nghiệp. Kết quả của Xiao Huafang và Yuan Jianguo (2007) cũng có kết quả tương tự.

Nghiên cứu trong nước chưa khảo sát nhân tố này, cụ thể như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hảo (2014) và Phạm Ngọc Vỹ An (2013).

Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập

Không có ý nghĩa trong giải thích VDI ở 03 mô hình nghiên cứu. Kết quả tương ứng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hảo (2014) khảo sát trên báo cáo thường niên.

Kết quả nghiên cứu của Xiao Huafang và Yuan Jianguo (2007) cho kết quả ngược lại khi thực hiện khảo sát tại Trung quốc với mức tương quan ngược chiều khá thấp (0,082).

Tách biệt vai trò chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc/giám đốc

Không có ý nghĩa trong giải thích VDI ở 03 mô hình nghiên cứu. Kết quả tương ứng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hảo (2014).

Kết quả nghiên cứu của Xiao Huafang và Yuan Jianguo (2007) cho kết quả ngược lại khi thực hiện khảo sát tại Trung quốc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Kết quả tóm tắt 03 mô hình nghiên cứu được thực hiện ở 03 nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và tài chính đưa ra các kết quả khác nhau.

So sánh với các nghiên cứu trước thực hiện trong và ngoài nước cũng có sự giống nhau, cụ thể là biến SIZE được xem là biến độc lập có tác động đến VDI ở nhiều nghiên cứu. Các biến còn lại có sự khác biệt giữa các nghiên cứu.

CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến mức độ công bố thông tin đã được thực hiện nhiều trên những phương pháp, lĩnh vực, địa lý khác nhau. Tác giả lựa chọn nghiên cứu ba mô hình thực hiện ở ba nhóm ngành khác nhau vì ở mỗi ngành có những đặc điểm khác nhau và điều đó có thể ảnh hưởng khác nhau đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của một công ty. Đây cũng là một hướng nghiên cứu nhằm đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu công bố thông tin ơ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam.

Thông qua quá trình thu thập thông tin trên báo cáo thường niên, với sự hỗ trợ của công cụ phân tích dữ liệu SPSS, kết quả của đề tài cho thấy mức độ CBTT tự nguyện ở các ngành có sự khác biệt. Đồng thời, các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tự nguyện khác nhau ở các nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và tài chính. So sánh với các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước cũng có sự tương đồng đã được trình bày tại mục 4.2.2.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với nhóm ngành công nghiệp,quy mô công ty và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có tác động cùng chiều đến mức độ CBTT tự nguyện. Đối với nhóm ngành xây dựng, quy mô công ty có tác động cùng chiều đến mức độ CBTT tự nguyện. Đối với ngành tài chính, chỉ có tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ CBTT tự nguyện.

Dựa trên kết quả về tác động của giữa biến độc lập đến biến phụ thuộc đã được xác định, có thể đóng góp một phần cách giải thích về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện.Đối với biến quy mô công ty tác động tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện, nhưng không thể đơn thuần tăng quy mô công ty để dẫn đến tăng mức độ CBTT tự nguyện bởi vì mô hình nghiên cứu ở cả ba nhóm ngành chỉ giải thích được trung bình 24%, trên thực tế còn nhiều nguyên nhân khác chưa được nghiên cứu trong đề tài này. Theo lý thuyết ủy nhiệm, công ty càng lớn thì chi phí ủy nhiệm càng cao, do đó, cần phải công bố nhiều thông tin để làm giảm chi phí ủy nhiệm, tạo niềm tin cho người sở hữu. Ngoài ra, thường thấy khi quy mô công ty lớn thường có bộ phận kế toán lớn hơn, theo dõi và đáp ứng nhu cầu thông tin nhiều hơn so với công ty nhỏ, chứng tỏ công ty có nhiều khả năng CBTT và chủ động hơn trong CBTT.

Tương tự đối với biến tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài (FOREIGN) giải thích trong mô hình nghiên cứu ở các nhóm ngành công nghiệp, có tác động với mức độ CBTT tự nguyện thể hiện sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, khoảng cách địa lý tác động đến yêu cầu cao hơn trách nhiệm công bố thông tin của công ty.

Tỷ số nợ phải trả/tổng tài sản (LEV) ở nhóm ngành tài chính tác động cùng chiều đến mức độ CBTT tự nguyện, cho thấy ở những công ty nợ cao thường công bố nhiều thông tin khác nhau, tình hình ở nhiều năm để thể hiện sự ổn định trong tài chính, phát triển bền vững tạo niềm tin cho các bên liên quan, đặc biệt là đối tượng liên quan nợ phải trả.

Từ những nhận định trên cùng quá trình chấm điểm chỉ số CBTT tự nguyện, tác giả nhận thấy để nâng cao mức độ CBTT tự nguyện của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, chủ yếu cần phải nâng cao nhận thức của công ty, đặc biệt vai trò quan trọng của ban lãnh đạo công ty và nền tảng cung cấp thông tin từ bộ phận kế toán. Và để nâng cao nhận thức của công ty thì công ty, và đặc biệt bộ phận kế toán cần phải hiểu tầm quan trọng của thông tin được công bố, ở cả các mục thông tin bắt buộc và thông tin tự nguyện.

Ngoài ra, vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước là không thể thiếu thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn việc công bố thông tin cùng với các chế tài xử lý vi phạm trong vấn đề công bố thông tin. Do phạm vi đề tài thực hiện thu thập số liệu và nghiên cứu chỉ số CBTT tự nguyện trên báo cáo thường niên, nên kết luận và kiến nghị liên quan đến CBTT trên báo cáo này. Theo nhận định của tác giả, các văn bản quy định về trình bày báo cáo thường niên theo thông tư số 52/2012/TT-

BTC ngày 05/04/2012 của Bộ tài chính là còn mang tính khái quát, chưa cụ thể và một số nội dung tự nguyện công bố thông tin nhưng quan trọng với người sử dụng báo cáo thường niên. Đây là báo cáo định kỳ năm thể hiện tình hình kinh doanh, hơn nữa là bảng tóm tắt các hoạt động về mọi mặt của công ty trong một năm tài chính.Từ những nhận xét nêu trên, tác giả xin nêu lên một số kiến nghị nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin của công ty niêm yết.

5.2. KIẾN NGHỊ Luận văn: Giải pháp nghiên cứu thị trường chứng khoán VN

5.2.1. Kiến nghị đối với đối tượng công bố thông tin trên báo cáo thường niên

Như đã trình bày, việc công bố thông tin tự nguyện của công ty niêm yết bao gồm nhiều loại thông tin, theo danh mục nghiên cứu của đề tài có 03 nhóm thông tin chủ yếu: thông tin chiến lược, thông tin phi tài chính và thông tin tài chính.

Kiến nghị đầu tiên, kết quả cho thấy các công ty có quy mô lớn thì có mức độ CBTT tự nguyện cao hơn, điều này thể hiện bộ phận kế toán của công ty lớn có dữ liệu thu thập, nhận thức tốt hơn về tác động của CBTT đến hoạt động của công ty nhiều hơn. Những công ty nhỏ có xu hướng mở rộng công ty cần quan tâm đến nâng cao mức độ CBTT, cả thông tin bắt buộc và thông tin tự nguyện, cần xây dựng bộ máy kế toán hướng đến việc ghi nhận, theo dõi, thu thập dữ liệu phục vụ cho công tác công bố thông tin dưới sự hướng dẫn của ban lãnh đạo công ty. Trước tiên, công ty cần nâng cao kiến thức của những đối tượng liên quan đến việc quyết định công bố thông tin, đặc biệt là đối với ban lãnh đạo và đội ngũ kế toán công ty. Việc am hiểu về các quy định hiện hành về công bố thông tin bắt buộc, công bố thông tin tự nguyện là nền tảng cho quá trình xây dựng công tác thu thập thông tin. Khi nắm và thực hiện được những thông tin bắt buộc phải công bố, công ty đảm bảo việc tuân thủ pháp luật. Ngoài ra, dựa trên danh mục CBTT tự nguyện mà tác giả đề xuất, công ty xem xét các mục thông tin từ đó đáp ứng việc công bố tốt hơn, đầy đủ hơn. Do đó, công ty cần đầu tư đào tạo và tăng cường trao dồi kỹ năng, kiến thức về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán từ khi tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán.

Thứ hai, các công ty có tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài cao có thể xem xét việc lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế, dạng tiếng Anh… nhằm tạo điều kiện và đáp ứng nhu cầu đọc báo cáo thường niên của các nhà đầu tư nước ngoài. Từ dấu hiệu nhận thấy ở kết quả nghiên cứu, các công ty có sở hữu nước ngoài thường công bố nhiều thông tin hơn, vì vậy các công ty có xu hướng mở rộng thị trường ngoài nước cần công bố nhiều thông tin ngay từ khi bắt đầu nhằm tạo lập niềm tin cho nhà đầu tư, rút ngắn khoảng cách địa lý với nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba là đối với ngành tài chính, các công ty có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản càng cao thì càng cần chú ý công bố nhiều thông tin tự nguyện, có thể xe xét so sánh với các công ty cùng ngành có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản tương đương. Kết quả nghiên cứu ở nhóm ngành tài chính, cho thấy đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo thường niên có sự quan tâm nhiều hơn đối với các công ty có tỷ số nợ trên tổng tài sản cao hơn và do đó, các công ty này cũng có xu hướng công bố nhiều thông tin hơn.

5.2.2. Kiến nghị đối với cơ quan Chính phủ ban hành văn bản pháp luật Luận văn: Giải pháp nghiên cứu thị trường chứng khoán VN

Đề tài thực hiện đối chiếu danh mục thông tin với thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ tài chính (gọi tắt là thông tư 52/2012/TT-BTC) để có danh mục thông tin công bố tự nguyện. Tuy nhiên, qua quá trình đối chiếu tác giả nhận thấy trên báo cáo cáo thường niên, nhiều khoản mục thông tin quan trọng nhưng chưa bắt buộc công bố. Hầu hết đơn vị đều thực hiện theo mẫu phụ lục số 02 của thông tư 52/2012/TT-BTC. Ví dụ như đối với thông tin chiến lược, các dự báo định tính, định lượng doanh thu, lợi nhuận, luồng tiền cũng như việc trình bày lý do mua sắm tài sản, thanh lý tài sản cố định có giá trị lớn đều hỗ trợ nhiều cho bên sử dụng báo cáo nhận định về tình hình công ty, trong khi đó các thuyết minh tài chính về khoản mục tài sản rất hạn chế. Do đó, tác giả kiến nghị với cơ quan chính phủ ban hành thông tư bổ sung các mục thông tin trên biểu mẫu 02 – Báo cáo thường niên của thông tư 52/2012/TT-BTC. Các mục thông tin tác giả kiến nghị bổ sung được ghi chú ở phụ lục số 02 của đề tài, các mục thông tin không yêu cầu công ty bắt buộc công bố chủ yếu liên quan đến nhóm mục thông tin tổng hợp, vì có thể chưa phù hợp trong điều kiện hiện tại và để công bố các thông tin này thì công ty cần cân nhắc chi phí để có được thông tin, sự cần thiết của thông tin, chẳng hạn như các mục thông tin giá trị thương hiệu, giá trị vô hình, trình bày thông tin lại theo chuẩn mực khác…Để thực hiện cơ quan Chính phủ cần ban hành một thông tư bổ sung, sửa đổi nhằm cụ thể hóa, văn bản hóa các mục thông tin cần công bố.

Thứ hai, ngoài việc trình bày các thông tin bắt buộc trên báo cáo thường niên, cơ quan Chính phủ cần hướng công ty thực hiện báo cáo phát triển bền vững như đã được thực hiện ở một số công ty trong nước, và nhiều nước trên thế giới. Báo cáo này ở một số nước như Trung quốc, được xem là một phần bắt buộc trong công bố thông tin, bao gồm toàn bộ nội dung về xu hướng phát triển, các bên liên quan, hoạt động quản trị, sản phẩm dịch vụ, xã hội, môi trường, người lao động. Tuy nhiên, thực hiện báo cáo này còn khá mới đối với các công ty niêm yết nên cần sự hỗ trợ từ phía Chính phủ cũng như cần một khoảng thời gian để tiếp cận và học tập kinh nghiệm từ các công ty đi trước, từ các nước. Quan trọng là các công ty cần nhận thức tầm quan trọng của báo cáo từ đó mới thể hiện sự quan tâm và hành động công bố thông tin. Từ đó, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của nhà đầu tư, xã hội, các bên liên quan khác.

5.2.3. Kiến nghị đối với Sở giao dịch chứng khoán Hà nội và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ chí minh

Từ kết quả nghiên cứu, đó cũng là dấu hiệu cho thấy các công ty có mức độ CBTT tự nguyện thấp, như các công ty có quy mô nhỏ, ít có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, có tỷ số nợ thấp (đối với nhóm ngành tài chính). Sở giao dịch chứng khoán có thể căn cứ nhằm hướng đến các công ty có mức CBTT tự nguyện còn thấp sẽ tăng cường các lớp đào tạo, huấn luyện, trước tiên là nâng cao nhận thức của công ty, đặc biệt là bộ phận kế toán trong vấn đề công bố thông tin, đào tạo về cách thức, yêu cầu công bố và các quy định hiện hành.

Ngoài ra, việc đào tạo huấn luyện cần được thực hiện ngay khi công ty bắt đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán vì còn khoảng thời gian tiếp cận với việc công bố thông tin. Việc thiết lập các chế tài đủ mạnh nhằm răn đe trong công tác công bố thông tin và vô cùng cần thiết, trực tiếp tác động đến nhận thức, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Luận văn: Giải pháp nghiên cứu thị trường chứng khoán VN

Mục tiêu của tác giả là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện ở ba nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và tài chính, xem xét sự khác nhau 03 nhóm ngành và một số nghiên cứu trước đây, đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao mức độ CBTT tự nguyện. Mặc dù những kiến nghị đưa ra mang tính định tính, và giải thích dựa trên kết quả nghiên cứu nhưng còn tồn tại một số hạn chế được nêu sau đây.

Thứ nhất, đề tài nghiên cứu dựa trên số lượng mẫu của ba nhóm ngành, chưa đi sâu từng ngành cụ thể vì số lượng công ty niêm yết chưa đáp ứng yêu cầu nghiên cứu. Trong tương lai, nhiều công ty niêm yết hơn, đảm bảokích thước mẫu đầy đủ, nghiên cứu có thể tiến hành khảo sát riêng ở hai Sở GDCK và so sánh kết quả đạt được. Ngoài ra, việc nghiên cứu chỉ thực hiện trên báo cáo thường niên 2014 cũng là một giới hạn, chỉ cho thấy ý nghĩa của nghiên cứu trong một giới hạn nhất định. Các nghiên cứu sau có thể mở rộng thời gian thu thập dữ liệu và nghiên cứu trong giai đoạn nhiều năm.

Thứ hai, ở cả ba nhóm ngành đều cho thấy mức độ giải thích cho mô hình trung bình ở mức 24%, chứng cho tỏ còn có các nhân tố khác bên trong công ty ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện. Do đó, có thể một số nghiên cứu tiếp theo mở rộng hướng nghiên cứu, ví dụ như nghiên cứu về hành vi công bố thông tin.

Cuối cùng là khi chấm điểm mức độ CBTT tự nguyện, dựa trên số lượng và nội dung của mục thông tin, tức là chủ yếu quan tâm đến độ bao quát, “độ rộng” của thông tin chứ chưa quan tâm đến chiều sâu của thông tin. Các nghiên cứu tiếp theo có thể đo lường mức độ CBTT theo cách khác nhau, sau đó phân tích tương quan giữa các kết quả đạt được.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Đạt được mục tiêu ban đầu nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện tự nguyện của công ty để tiến hành áp dụng nghiên cứu thực nghiệm cho cả 03 nhóm ngành: công nghiệp, xây dựng và tài chính, dựa vào những kết quả đạt được ở mỗi nhóm ngành, đề tài đưa ra những kiến nghị đến các bên có liên quan nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin tự nguyệncủa các công ty đại chúng niêm yết trên Sở GDCK.

Các kiến nghị tác giả đưa ra hướng đến 03 đối tượng. Thứ nhất là công ty công bố thông tin trên báo cáo thường niên, thứ hai là cơ quan Chính phủ ban hành quy định công bố thông tin đối với công ty đại chúng niêm yết và cuối cùng là đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt nam. Luận văn: Giải pháp nghiên cứu thị trường chứng khoán VN

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY 

===>>> Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán VN

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x