Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp nâng cao PT cổ phiếu các Cty chứng khoán hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu tác động của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
Như đã đề cập ở mục dữ liệu nghiên cứu, luận văn được thực hiện với các mẫu quan sát là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014. Đầu tiên, bài nghiên cứu thu thập danh sách các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM, kết quả thu được danh sách sơ bộ gồm tổng cộng 313 công ty niêm yết (chi tiết được trình bày ở Phụ lục 1). Sau đó, bài nghiên cứu tiếp tục thu thập báo cáo tài chính đã kiểm toán của từng công ty niêm yết dựa vào danh sách sơ bộ ban đầu, căn cứ vào các yêu cầu đưa ra ở mục dữ liệu nghiên cứu để xem xét liệu mẫu quan sát có phù hợp với mục tiêu nghiên cứu hay không. Mẫu cuối cùng gồm 736 quan sát công ty – năm của 172 công ty được thu thập từ năm 2010 đến năm 2014 với đa dạng các ngành khác nhau như là: xi măng, thực phẩm, nhựa, may mặc, thiết bị điện tử, giấy, vật liệu xây dựng, vận tải, du lịch, thương mại, hàng tiêu dùng… Luận văn: Giải pháp nâng cao PT cổ phiếu các Cty chứng khoán
Hình 4.1 Số quan sát theo công ty – năm của mẫu nghiên cứu
Gọi các công ty niêm yết được kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán KPMG, PwC, Deloitte, EY là nhóm Big 4, các công ty niêm yết được kiểm toán bởi các công ty khác cung cấp dịch vụ kiểm toán là nhóm Non-Big 4, 736 quan sát công ty – năm phân chia theo Big 4 và Non-Big 4 được tóm tắt trong bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1: Tổng hợp số lượng mẫu quan sát theo nhóm từng năm từ 2010-2014
Dựa vào bảng trên có thể nhận thấy rằng: 547 quan sát (chiếm khoảng 74%) là nhóm Non-Big 4 và 189 quan sát (chiếm khoảng 26%) là nhóm Big 4. Như vậy, phần lớn thị phần cung cấp dịch vụ kiểm toán các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán TP. HCM từ năm 2010 đến năm 2014 được thực hiện bởi các công ty kiểm toán không phải là KPMG, PwC, Deloitte, EY.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
4.1 Thống kê mô tả
Bảng 4.2 tổng hợp thống kê mô tả các biến của mẫu quan sát. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) dao động từ 6.00 đồng cho đến 18,663.00 đồng, với giá trị trung bình là 2,830.64 đồng và độ lệch chuẩn là 2,565.64 đồng. Giá trị trung bình của giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS) là 19,490.68 đồng với độ lệch chuẩn là 8,490.57 đồng, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là 59,981.98 đồng và 7,628.69 đồng. Giá cổ phiếu (Pt) dao động từ 1,900.00 đồng đến 173,000.00 đồng với giá trị trung bình là 15,462.91 đồng và độ lệch chuẩn là 15,865.82 đồng. Khi giá cổ phiếu được điều chỉnh theo sai số được rút ra từ biến động giá cổ phiếu 3 tháng trong tương lai, giá cổ phiếu (Pt3) dao động từ 2,119.76 đồng đến 207,914.60 đồng với giá trị trung bình là 15,419.45 đồng và độ lệch chuẩn là 16,647.48 đồng. Tương tự giá cổ phiếu (Pt6) có giá trị trung bình là 15,286.17 đồng với độ lệch chuẩn là 16,282.98 đồng, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là 171,339.10 đồng và 1,200.03 đồng.
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến EPS, BVPS, Pt, Pt3, Pt6
Bảng 4.3 thể hiện hệ số tương quan Pearson giữa hai biến với nhau trong giá cổ phiếu (Pt, Pt3, Pt6), lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS). Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS) có tương quan cao nhất ở mức 0.600. Tiếp theo là tương quan giữa giá cổ phiếu (Pt, Pt3, Pt6) và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) lần lượt ở mức 0.562, 0.554, 0.572. Tương quan giữa giá cổ phiếu (Pt, Pt3, Pt6) và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS) lần lượt ở mức 0.462, 0.453, 0.456. Giá cổ phiếu thì có tương quan mạnh với nhau nhưng giảm dần cho biến động trong khoảng thời gian tương lai xa hơn. Tất cả hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
Bảng 4.3: Hệ số tương quan Pearson giữa các cặp biến
4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng bằng OLS cho các mô hình (1)-(2)-(3) Luận văn: Giải pháp nâng cao PT cổ phiếu các Cty chứng khoán
Trường hợp biến phụ thuộc Pt
Bảng 4.4: Kiểm định bằng OLS cho mô hình (1) với biến EPS và Pt
Dependent Variable: P_P
Method: Least Squares
Date: 07/24/16 Time: 16:00
Sample: 1 736
Included observations: 736
Bảng 4.5: Kiểm định bằng OLS cho mô hình (2) với biến BVPS và Pt
Dependent Variable: P_P
Method: Least Squares
Date: 07/24/16 Time: 16:05
Sample: 1 736
Included observations: 736
Bảng 4.6: Kiểm định bằng OLS cho mô hình (3) với biến EPS, BVPS và Pt
- Dependent Variable: P_P
- Method: Least Squares
- Date: 07/24/16 Time: 16:06
- Sample: 1 736
- Included observations: 736
Dựa vào kết quả chạy hồi quy tuyến tính bằng OLS trong trường hợp biến phụ thuộc là Pt có thể thấy rằng: với mức ý nghĩa thống kê 1%, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu có khả năng giải thích 25.6% biến động của giá cổ phiếu (bảng 4.4), giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu có khả năng giải thích 13.2% biến động của giá cổ phiếu (bảng 4.5), lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu cùng với nhau có khả năng giải thích 28.3% biến động của giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2010-2014 (bảng 4.6). EPS và BVPS có hệ số hồi quy dương với mức ý nghĩa thống kê cao nhất 1%, điều này cho thấy EPS & BVPS có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết, ít nhất là về mặt ý nghĩa thống kê. Luận văn: Giải pháp nâng cao PT cổ phiếu các Cty chứng khoán
Trường hợp biến phụ thuộc Pt3
Trong mục này, bài nghiên cứu sẽ thực hiện chạy lại mô hình (1)-(2)-(3) với giá cổ phiếu được điều chỉnh theo sai số rút ra từ biến động giá cổ phiếu 3 tháng trong tương lai như sau:
- Pt3: là giá cổ phiếu được điều chỉnh cho thời điểm t (thời điểm kết thúc niên độ kế toán) theo sai số được rút ra từ biến động giá cổ phiếu 3 tháng trong tương lai kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán
- Pt+3: là giá cổ phiếu tại thời điểm t+3 (tháng)
- 3 : là lợi suất thị trường, được xác định dựa trên chỉ số chứng khoán VN-Index cho khoảng thời gian từ t đến t+3 (tháng). Cụ thể, lợi suất thị trường được tính toán dựa vào chỉ số VN-Index ở phiên thứ t ( ) và chỉ số VN-Index ở phiên thứ t+3 tháng ( +3) 3 = log( +3)
Bảng 4.7: Kiểm định bằng OLS cho mô hình (1) với biến EPS và Pt3
Dependent Variable: P_P
Method: Least Squares
Date: 07/24/16 Time: 16:08
Sample: 1 736
Included observations: 736
Bảng 4.8: Kiểm định bằng OLS cho mô hình (2) với biến BVPS và Pt3
Dependent Variable: P_P
Method: Least Squares
Date: 07/24/16 Time: 16:11
Sample: 1 736
Included observations: 736
Bảng 4.9: Kiểm định bằng OLS cho mô hình (3) với biến EPS, BVPS và Pt3
Tương tự như trường hợp Pt, kết quả nghiên cứu định lượng trong trường hợp biến phụ thuộc là Pt3 ở mức ý nghĩa thống kê 1% cho thấy: lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu có khả năng giải thích 24.8% biến động của giá cổ phiếu (bảng 4.7), giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu có khả năng giải thích 13.6% biến động của giá cổ phiếu (bảng 4.8), lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu cùng với nhau có khả năng giải thích 27.7% biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2010-2014 (bảng 4.9). EPS và BVPS có hệ số hồi quy dương với mức ý nghĩa thống kê cao nhất 1%, điều này cho thấy EPS & BVPS có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến giá cổ phiếu công ty niêm yết, ít nhất là về mặt ý nghĩa thống kê.
Trường hợp biến phụ thuộc Pt6
Tương tự trường hợp biến phụ thuộc là Pt3, bài nghiên cứu sẽ thực hiện chạy lại mô hình (1)-(2)-(3) với giá cổ phiếu được điều chỉnh theo sai số rút ra từ biến động giá cổ phiếu 6 tháng trong tương lai như sau:
Trong đó:
- Pt6: là giá cổ phiếu được điều chỉnh cho thời điểm t (thời điểm kết thúc niên độ kế toán) theo sai số được rút ra từ biến động giá cổ phiếu 6 tháng trong tương lai kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán
- Pt+6: là giá cổ phiếu tại thời điểm t+6 (tháng)
- 6 : là lợi suất thị trường, được xác định dựa trên chỉ số chứng khoán VN-Index cho khoảng thời gian từ t đến t+6 (tháng). Cụ thể, lợi suất thị trường được tính toán dựa vào chỉ số VN-Index ở phiên thứ t ( ) và chỉ số VN-Index ở phiên thứ t+6 tháng ( +6) 6 = log( +6)
Bảng 4.10: Kiểm định bằng OLS cho mô hình (1) với biến EPS và Pt6
Bảng 4.11: Kiểm định bằng OLS cho mô hình (2) với biến BVPS và Pt6
Bảng 4.12: Kiểm định bằng OLS cho mô hình (3) với biến EPS, BVPS và Pt6
Tương tự như trường hợp Pt và Pt3, kết quả nghiên cứu định lượng trong trường hợp biến phụ thuộc là Pt6 ở mức ý nghĩa thống kê 1% cho thấy: lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu có khả năng giải thích 28.5% biến động của giá cổ phiếu (bảng 4.10), giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu có khả năng giải thích 13.8% biến động của giá cổ phiếu (bảng 4.11), lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu cùng với nhau có khả năng giải thích 31.0% biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2010-2014 (bảng 4.12). EPS và BVPS có hệ số hồi quy dương với mức ý nghĩa thống kê cao nhất 1%, điều này cho thấy EPS & BVPS có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến giá cổ phiếu các công ty niêm yết, ít nhất là về mặt ý nghĩa thống kê.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu định lượng cũng cho thấy EPS hoặc/và BPVS có khả năng giải thích cao hơn biến động giá cổ phiếu được điều chỉnh theo sai số được rút ra từ biến động giá cổ phiếu 6 tháng trong tương lai kể từ ngày kết thúc niên độ (Pt6) so với trong trường hợp giá cổ phiếu tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán (Pt) và giá cổ phiếu được điều chỉnh theo sai số được rút ra từ biến động giá cổ phiếu 3 tháng trong tương lai kể từ ngày kết thúc niên độ (Pt3). Kết quả này phần nào cho thấy có dấu hiệu giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM phản ánh thông tin BCTC đã kiểm toán với một độ trễ (phản ứng chậm với thông tin BCTC đã kiểm toán được công bố). Điều này là hợp lý vì đối với thị trường chứng khoán còn rất mới như Việt Nam thì giả thiết về thị trường hiệu quả không dễ đáp ứng được.
4.3 Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định (R2) giữa hai nhóm trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt Luận văn: Giải pháp nâng cao PT cổ phiếu các Cty chứng khoán
Trong mục này, bài nghiên cứu tiếp tục đi phân tích định lượng về tác động của lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) hoặc/và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS) đến biến động của giá cổ phiếu (Pt) với mẫu quan sát được chạy hồi quy tuyến tính bằng OLS theo từng năm (2010, 2011, 2012, 2013, 2014) và theo hai nhóm (Big 4, Non-Big 4). Sau khi thu được kết quả hồi quy là hệ số xác định R2 theo từng năm cho từng nhóm, bài nghiên cứu tiếp tục thực hiện kiểm định t-test theo từng cặp mẫu (paired sample t-test) cho cùng một mô hình để xem xét: liệu có sự khác biệt giữa giá trị trung bình (mean) của hệ số xác định R2 giữa hai nhóm Big 4 và Non-Big 4 hay không.
H0: µR2(Big 4) = µR2(Non-Big 4) ó µR2(Big 4) – µR2(Non-Big 4) = 0
H1: µR2(Big 4) ≠ µR2(Non-Big 4) ó µR2(Big 4) – µR2(Non-Big 4) ≠ 0
Bảng 4.13 liệt kê kết quả chạy hồi quy tuyến tính bằng OLS của biến lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu hoặc/và biến giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu lên biến giá cổ phiếu cho nhóm Big 4 và Non-Big 4. Đồng thời, bảng này cũng thể hiện kết quả kiểm định t-test theo từng cặp mẫu (paired sample t-test) cho cùng một mô hình.
Bảng 4.13: Tóm tắt kết quả kiểm định bằng t-test theo từng cặp mẫu cho các mô hình (1)-(2)-(3) trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt
Đối với mô hình (1):
Giá trị F của mô hình với biến lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) là biến giải thích cho giá cổ phiếu (Pt) của cả hai nhóm Big 4 và Non-Big 4 ở mỗi năm trong suốt khoảng thời gian quan sát thì đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ngoại trừ giá trị F năm 2010, 2011 của nhóm Big 4 thì không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu có khả năng giải thích cho sự biến động của giá cổ phiếu. Cụ thể, lợi nhuận có khả năng giải thích từ 30.6% đến 48.0% (nhóm Big 4), và từ 17.6% đến 64.0% (nhóm Non-Big 4) cho sự biến động của giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM.
Đối với kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 giữa hai nhóm cho cùng một mô hình, giá trị p-value thu được từ kiểm định t-test là 0.093, nhỏ hơn mức 10% hay nói cách khác kết quả kiểm định có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Ở mức ý nghĩa thống kê này, giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ, nghĩa là có sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 giữa nhóm Big 4 và Non-Big 4.
Bảng 4.14: Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt (mô hình 1)
Hypothesis Testing for DIFFERENCE
Date: 07/24/16 Time: 16:18
Sample: 1 5
Included observations: 5
Test of Hypothesis: Mean = 0.000000
Sample Mean = -0.166275
Sample Std. Dev. = 0.169414
Đối với mô hình (2):
Giá trị F của mô hình với biến giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS) là biến giải thích cho giá cổ phiếu (Pt) của cả hai nhóm Big 4 và Non-Big 4 ở mỗi năm trong suốt khoảng thời gian quan sát thì hầu hết đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Giá trị F năm 2012 của nhóm Big 4 thì có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, giá trị F năm 2010 của nhóm Non-Big 4 thì có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và giá trị F năm 2010, 2011 của nhóm Big 4 thì không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, điều này cho thấy là giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu có khả năng giải thích cho sự biến động của giá cổ phiếu. Cụ thể, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu có khả năng giải thích từ 13.3% đến 23.9% (nhóm Big 4), và từ 4.2% đến 19.3% (nhóm Non-Big 4) cho sự biến động của giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM.
Đối với kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 giữa hai nhóm cho cùng một mô hình, giá trị p-value thu được từ kiểm định t-test theo từng cặp mẫu của mô hình (2) là 0.587 lớn hơn mức ý nghĩa thống kê 10% (p-value>10%), điều này dẫn tới không thể bác bỏ giả thiết Ho. Vì vậy, không thể kết luận rằng có sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 giữa hai nhóm Big 4 và Non-Big 4. Hay nói cách khác, thông tin kế toán trên BCTC của các công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán Big 4 và doanh nghiệp kiểm toán không thuộc nhóm Big 4 (cụ thể là giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu – BVPS) thì có sức giải thích không khác nhau đối với biến động của giá cổ phiếu.
Bảng 4.15: Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt (mô hình 2)
Hypothesis Testing for DIFFERENCE
Date: 07/24/16 Time: 16:20
Sample: 1 5
Included observations: 5
Test of Hypothesis: Mean = 0.000000
Sample Mean = -0.021795
Sample Std. Dev. = 0.082727
Đối với mô hình (3):
Giá trị F của mô hình với biến lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS) là biến giải thích cho giá cổ phiếu (Pt) của cả nhóm Big 4 và Non-Big 4 ở mỗi năm trong suốt khoảng thời gian quan sát thì hầu hết đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ngoại trừ giá trị F năm 2010 của nhóm Big 4 thì có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và giá trị F năm 2011 của nhóm Big 4 thì không có nghĩa thống kê. Điều này cho thấy là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu cùng với nhau có khả năng giải thích cho sự biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM, cụ thể là từ 22.6% đến 55.6% (nhóm Big 4), và từ 18.3% đến 66.7% (nhóm Non-Big 4). Luận văn: Giải pháp nâng cao PT cổ phiếu các Cty chứng khoán
Đối với kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 giữa hai nhóm cho cùng một mô hình, giá trị p-value thu được từ kiểm định t-test theo từng cặp mẫu của mô hình (3) là 0.221 lớn hơn mức ý nghĩa thống kê 10% (p-value>10%), điều này dẫn tới không thể bác bỏ giả thiết Ho. Tương tự như ở mô hình (2), không thể kết luận rằng có sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 giữa hai nhóm Big 4 và Non-Big 4. Hay nói cách khác, thông tin kế toán trên BCTC của các công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán Big 4 và doanh nghiệp kiểm toán không thuộc nhóm Big 4 (cụ thể là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu – EPS và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu – BVPS) thì có sức giải thích không khác nhau đối với biến động của giá cổ phiếu.
Bảng 4.16: Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt (mô hình 3)
Hypothesis Testing for DIFFERENCE
Date: 07/24/16 Time: 16:21
Sample: 15
Included observations: 5
Test of Hypothesis: Mean = 0.000000
Sample Mean = -0.114967
Sample Std. Dev. = 0.177544
Tổng kết: như vậy có thể thấy lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và/hoặc giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS) có khả năng giải thích biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2010-2014 với giá trị F có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%. Kết quả kiểm định t-test theo từng cặp mẫu cho sự khác biệt hệ số xác định R2 giữa hai nhóm thì thu được như sau:
- Đối với mô hình (1): với mức ý nghĩa thống kê 10%, khả năng giải thích của thông tin kế toán trên BCTC của các công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán thuộc nhóm Big 4 đối với biến động giá cổ phiếu là khác biệt so với khả năng giải thích của thông tin kế toán trên BCTC của các công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán không thuộc nhóm Big4.
- Đối với mô hình (2) và (3): thông tin kế toán trên BCTC của các công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán Big 4 và doanh nghiệp kiểm toán không thuộc nhóm Big 4 (cụ thể là giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu – BVPS, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu – EPS và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu – BVPS) thì có sức giải thích không khác nhau đối với biến động của giá cổ phiếu.
4.4 Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định (R2) giữa hai nhóm trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt3 Luận văn: Giải pháp nâng cao PT cổ phiếu các Cty chứng khoán
Luận văn tiếp tục đi phân tích định lượng về tác động của lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) hoặc/và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS) đến biến động của giá cổ phiếu (Pt3) với mẫu quan sát được chạy hồi quy tuyến tính bằng OLS theo từng năm (2010, 2011, 2012, 2013, 2014) và theo hai nhóm (Big 4, Non-Big 4). Tương tự như mục 4.3, sau khi thu được kết quả hồi quy là hệ số xác định R2 theo từng năm cho từng nhóm, kiểm định t-test theo từng cặp mẫu (paired sample t-test) cho cùng một mô hình được thực hiện để xem xét: liệu có sự khác biệt giữa giá trị trung bình (mean) của hệ số xác định R2 giữa hai nhóm Big 4 và Non-Big 4 hay không.
Bảng 4.17: Tóm tắt kết quả kiểm định bằng t-test theo từng cặp mẫu cho các mô hình (1)-(2)-(3) trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt3
Đối với mô hình (1):
Giá trị F của mô hình với biến lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) là biến giải thích cho giá cổ phiếu của cả hai nhóm Big 4 và Non-Big 4 ở mỗi năm trong suốt khoảng thời gian quan sát hầu hết đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ngoại trừ giá trị F của hồi quy năm 2011 của nhóm Big 4 thì có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và giá trị thống kê F của hồi quy năm 2010 của nhóm Big 4 thì không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu có khả năng giải thích cho sự biến động của giá cổ phiếu. Cụ thể, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu có khả năng giải thích từ 9.3% đến 35.9% (nhóm Big 4), và từ 16.1% đến 62.8% (nhóm Non-Big 4) cho sự biến động của giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM.
Đối với kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 giữa hai nhóm cho cùng một mô hình, giá trị p-value thu được từ kiểm định t-test theo từng cặp mẫu của mô hình là 0.061 <10%, giá trị này thì có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Ở mức ý nghĩa thống kê này, giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ, nghĩa là có sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 giữa nhóm Big 4 và nhóm Non-Big 4.
Bảng 4.18: Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt3 (mô hình 1)
Hypothesis Testing for DIFFERENCE
Date: 07/24/16 Time: 16:23
Sample: 1 5
Included observations: 5
Test of Hypothesis: Mean = 0.000000
Sample Mean = -0.228674
Sample Std. Dev. = 0.197840
Đối với mô hình (2):
Giá trị F của mô hình với biến giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS) là biến giải thích cho giá cổ phiếu của cả hai nhóm Big 4 và Non-Big 4 ở mỗi năm trong suốt khoảng thời gian quan sát hầu hết đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Riêng giá trị F của hồi quy năm 2012 của nhóm Big 4 có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, giá trị F của hồi quy năm 2010, 2011 của nhóm Big 4 và giá trị thống kê F của hồi quy năm 2010 của nhóm Non-Big 4 thì không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, điều này cho thấy là giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu có khả năng giải thích cho sự biến động của giá cổ phiếu. Cụ thể, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu có khả năng giải thích từ 11.4% đến 28.2% (nhóm Big 4), và từ 11.5% đến 33.8% (nhóm Non-Big 4) cho sự biến động giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM.
Đối với kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 giữa hai nhóm cho cùng một mô hình, giá trị p-value thu được từ kiểm định t-test theo từng cặp mẫu của mô hình (2) là 0.565 lớn hơn mức ý nghĩa thống kê 10% (p-value>10%), điều này dẫn tới không thể bác bỏ giả thiết Ho. Vì vậy, không thể kết luận rằng có sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 giữa nhóm Big 4 và Non-Big 4. Hay nói cách khác, thông tin kế toán trên BCTC của các công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán Big 4 và doanh nghiệp kiểm toán không thuộc nhóm Big 4 (cụ thể là giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu – BVPS) thì có sức giải thích không khác nhau đối với biến động của giá cổ phiếu.
Bảng 4.19: Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt3 (mô hình 2)
Hypothesis Testing for DIFFERENCE
Date: 07/24/16 Time: 16:24
Sample: 1 5
Included observations: 5
Test of Hypothesis: Mean = 0.000000
Sample Mean = -0.041384
Sample Std. Dev. = 0.147660
Đối với mô hình (3):
Giá trị F của mô hình với biến lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS) là biến giải thích cho giá cổ phiếu của cả hai nhóm Big 4 và Non-Big 4 ở mỗi năm trong suốt khoảng thời gian quan sát hầu hết đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ngoại trừ giá trị F năm 2010 của nhóm Big 4 thì có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và giá trị F năm 2011 của nhóm Big 4 thì không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS) cùng với nhau có khả năng giải thích cho sự biến động của giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM, cụ thể là từ 23.6% đến 48.4% (nhóm Big 4), và từ 16.2% đến 65.4% (nhóm Non-Big 4). Luận văn: Giải pháp nâng cao PT cổ phiếu các Cty chứng khoán
Đối với kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 giữa hai nhóm cho cùng một mô hình, giá trị p-value thu được từ kiểm định t-test theo từng cặp mẫu của mô hình (3) là 0.214 lớn hơn mức ý nghĩa thống kê 10% (p-value>10%), điều này dẫn tới không thể bác bỏ giả thiết Ho. Tương tự như mô hình (2), không thể kết luận rằng có sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 giữa nhóm Big 4 và Non-Big 4. Hay nói cách khác, thông tin kế toán trên BCTC của các công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán Big 4 và doanh nghiệp kiểm toán không thuộc nhóm Big 4 (cụ thể là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu – EPS và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu – BVPS) thì có sức giải thích không khác nhau đối với biến động của giá cổ phiếu.
Bảng 4.20: Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt3 (mô hình 3)
Hypothesis Testing for DIFFERENCE
Date: 07/24/16 Time: 16:26
Sample: 1 5
Included observations: 5
Test of Hypothesis: Mean = 0.000000
Sample Mean = -0.173754
Sample Std. Dev. = 0.263058
Tổng kết: kết quả kiểm định cho thấy lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và/hoặc giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS) có khả năng giải thích biến động giá cổ phiếu (được điều chỉnh cho biến động giá 3 tháng trong tương lai kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán) của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2010-2014, với giá trị F có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%. Kết quả kiểm định t-test theo từng cặp mẫu cho sự khác biệt hệ số xác định R2 giữa hai nhóm thì thu được như sau:
- Đối với mô hình (1): với mức ý nghĩa thống kê 10%, khả năng giải thích của thông tin kế toán trên BCTC của công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán thuộc nhóm Big 4 (cụ thể là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu – EPS) đối với biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM là khác biệt khi so với nhóm Non-Big4.
- Đối với mô hình (2) và (3): kết quả thu được tương tự như ở mục 4.3, cụ thể không thể kết luận rằng có sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 giữa hai nhóm. Hay nói cách khác, thông tin kế toán trên BCTC của công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán Big 4 và doanh nghiệp kiểm toán không thuộc nhóm Big 4 (cụ thể giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu – BVPS, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu – EPS và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu – BVPS) thì có sức giải thích không khác nhau đối với biến động của giá cổ phiếu.
4.5 Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định (R2) giữa hai nhóm trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt6 Luận văn: Giải pháp nâng cao PT cổ phiếu các Cty chứng khoán
Tương tự như mục 4.4, bài nghiên cứu sẽ tiếp tục đi phân tích hồi quy cho mô hình (1)-(2)-(3) với giá cổ phiếu được điều chỉnh cho biến động giá 6 tháng trong tương lai kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán (thay vì điều chỉnh cho biến động giá 3 tháng trong tương lai kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán như mục 4.4). Cách tính toán cũng như các bước được thực hiện giống như mục 4.4.
Bảng dưới đây liệt kê kết quả chạy hồi quy bằng OLS của biến lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu hoặc/và biến giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu lên biến giá cổ phiếu (trong đó thành phần giá cổ phiếu được thay bằng giá cổ phiếu điều chỉnh cho biến động giá 6 tháng trong tương lai theo lợi suất thị trường) cho các công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán Big4 và doanh nghiệp kiểm toán không thuộc nhóm Big4. Sau khi thu được kết quả hồi quy là các hệ số xác định R2 từng năm theo từng nhóm, bài nghiên cứu tiếp tục thực hiện kiểm định t-test theo từng cặp mẫu (paired sample t-test) cho cùng một mô hình để xem xét: liệu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giá trị trung bình (mean) của hệ số xác định R2 giữa nhóm Big 4 và Non-Big 4 hay không.
Bảng 4.21: Tóm tắt kết quả kiểm định bằng t-test theo từng cặp mẫu cho các mô hình (1)-(2)-(3) trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt6
Đối với mô hình (1):
Giá trị F của mô hình với biến lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) là biến giải thích cho giá cổ phiếu của cả hai nhóm Big 4 và Non-Big 4 ở mỗi năm trong suốt khoảng thời gian quan sát hầu hết đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ngoại trừ giá trị của hồi quy năm 2010 của nhóm Big 4 thì không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu có khả năng giải thích cho sự biến động của giá cổ phiếu. Cụ thể, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu có khả năng giải thích từ 21.5% đến 40.7% (nhóm Big 4), và từ 15.8% đến 61.7% (nhóm Non-Big 4) cho sự biến động của giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM.
Đối với kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 giữa hai nhóm cho cùng một mô hình, giá trị p-value thu được từ kiểm định t-test theo từng cặp mẫu của mô hình (1) là 0.134 lớn hơn mức ý nghĩa thống kê 10% (p-value>10%), điều này dẫn tới không thể bác bỏ giả thiết Ho. Vì vậy, không thể kết luận rằng có sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 giữa nhóm Big 4 và Non-Big 4. Nói cách khác, thông tin kế toán trên BCTC của các công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán Big 4 và doanh nghiệp kiểm toán không thuộc nhóm Big 4 (cụ thể là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu – EPS) thì có sức giải thích không khác nhau đối với biến động của giá cổ phiếu.
Bảng 4.22: Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt6 (mô hình 1)
Hypothesis Testing for DIFFERENCE
Date: 07/24/16 Time: 16:29
Sample: 15
Included observations: 5
Test of Hypothesis: Mean = 0.000000
Sample Mean = -0.165502
Sample Std. Dev. = 0.197637
Đối với mô hình (2):
Giá trị F của mô hình với biến giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS) là biến giải thích cho giá cổ phiếu của cả hai nhóm Big 4 và Non-Big 4 ở mỗi năm trong suốt khoảng thời gian quan sát hầu hết đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Riêng giá trị F của hồi quy năm 2011, 2013 của nhóm Big 4 có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và giá trị F của hồi quy năm 2010 của cả nhóm Big 4 và Non-Big 4 thì không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, điều này cho thấy là giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu có khả năng giải thích cho sự biến động của giá cổ phiếu. Cụ thể, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu có khả năng giải thích từ 9.8% đến 16.9% (nhóm Big 4), và từ 8.6% đến 27.7% (nhóm Non-Big 4) cho sự biến động của giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM. Luận văn: Giải pháp nâng cao PT cổ phiếu các Cty chứng khoán
Đối với kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 giữa hai nhóm cho cùng một mô hình, giá trị p-value thu được từ kiểm định t-test theo từng cặp mẫu của mô hình (2) là 0.353 lớn hơn mức ý nghĩa thống kê 10% (p-value>10%), điều này dẫn tới không thể bác bỏ giả thiết Ho. Vì vậy, không thể kết luận rằng có sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 giữa nhóm Big 4 và Non-Big 4. Hay nói cách khác, thông tin kế toán trên BCTC của các công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán Big 4 và doanh nghiệp kiểm toán không thuộc nhóm Big 4 (cụ thể là giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu – BVPS) thì có sức giải thích không khác nhau đối với biến động của giá cổ phiếu.
Bảng 4.23: Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt6 (mô hình 2)
Hypothesis Testing for DIFFERENCE
Date: 07/24/16 Time: 16:30
Sample: 15
Included observations: 5
Test of Hypothesis: Mean = 0.000000
Sample Mean = -0.045824
Sample Std. Dev. = 0.097497
Đối với mô hình (3):
Giá trị F của mô hình với biến lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS) là biến giải thích cho giá cổ phiếu của cả hai nhóm Big 4 và Non-Big 4 ở mỗi năm trong suốt khoảng thời gian quan sát hầu hết đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ngoại trừ giá trị F năm 2010, 2011 của nhóm Big 4 thì có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này cho thấy là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS) cùng với nhau có khả năng giải thích cho sự biến động của giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM, cụ thể là từ 21.7% đến 44.7% (nhóm Big 4), và từ 15.8% đến 64.9% (nhóm Non-Big 4).
Đối với kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 giữa hai nhóm, giá trị p-value thu được từ kiểm định t-test theo từng cặp mẫu của mô hình (3) là 0.250 lớn hơn mức ý nghĩa thống kê 10% (p-value>10%), điều này dẫn tới không thể bác bỏ giả thiết Ho. Vì vậy, không thể kết luận rằng có sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 giữa nhóm Big 4 và Non-Big 4. Hay nói cách khác, thông tin kế toán trên BCTC của các công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán Big 4 và doanh nghiệp kiểm toán không thuộc nhóm Big 4 (cụ thể là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu – EPS và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu – BVPS) thì có sức giải thích không khác nhau đối với biến động của giá cổ phiếu.
Bảng 4.24: Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu về sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 trong trường hợp giá cổ phiếu là Pt6 (mô hình 3)
Hypothesis Testing for DIFFERENCE
Date: 07/24/16 Time: 16:31
Sample: 1 5
Included observations: 5
Test of Hypothesis: Mean = 0.000000
Sample Mean = -0.149361
Sample Std. Dev. = 0.248198
Tổng kết: kết quả kiểm định cho thấy lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và/hoặc giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS) có khả năng giải thích biến động giá cổ phiếu (được điều chỉnh cho biến động giá 6 tháng trong tương lai kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán) của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2010-2014, với giá trị F có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%.
Ngoài ra, kết quả thu được từ kiểm định t-test theo từng cặp mẫu không thể kết luận rằng có sự khác biệt giá trị trung bình của hệ số xác định R2 giữa hai nhóm. Hay nói cách khác, thông tin kế toán trên BCTC của các công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán Big 4 và doanh nghiệp kiểm toán không thuộc nhóm Big 4 (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu – EPS hoặc/và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu – BVPS) thì có sức giải thích không khác nhau đối với biến động của giá cổ phiếu.
4.6 Bàn luận về tác động của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu khi so sánh với kết quả các nghiên cứu có liên quan Luận văn: Giải pháp nâng cao PT cổ phiếu các Cty chứng khoán
Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS) có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết. Cụ thể, EPS và BVPS cùng nhau giải thích được 28.3% cho biến động giá cổ phiếu khi biến phụ thuộc là giá cổ phiếu tại thời điểm kết thúc niên độ.
Trong trường hợp biến phụ thuộc là giá cổ phiếu được điều chỉnh theo sai số được rút ra từ biến động giá cổ phiếu trong 3 tháng, 6 tháng tương lai thì EPS và BVPS cùng nhau giải thích được lần lượt là 27.7% và 31.0% biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM giai đoạn từ 2010 đến 2014. Như vậy, kết quả kiểm định phần nào cung cấp bằng chứng cho thấy giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM phản ứng chậm (hay nói cách khác có độ trễ) so với thông tin BCTC đã kiểm toán được công bố.
Khả năng giải thích sự biến động giá cổ phiếu của EPS và BVPS có sự khác biệt khi so sánh với kết quả nghiên cứu trong nước trước đây. Cụ thể, nghiên cứu tác động của thông tin kế toán trên BCTC của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM bằng phương pháp OLS cho giai đoạn 2003-2007 của Nguyễn Việt Dũng (2009) cho thấy: EPS và BVPS cùng nhau có khả năng giải thích 40%, 44%, và 29% biến động giá cổ phiếu lần lượt cho các trường hợp biến phụ thuộc giá cổ phiếu là Pt, Pt3, và Pt6. Hay như nghiên cứu lặp lại về tác động của thông tin kế toán BCTC đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM bằng phương pháp OLS cho giai đoạn 2009-2012 của Trần Thị Thanh Vân và Đoàn Ngọc Tuân (2014) cho thấy: EPS và BVPS cùng nhau có khả năng giải thích 53%, 55%, 38% biến động giá cổ phiếu lần lượt cho các trường hợp biến phụ thuộc giá cổ phiếu là Pt, Pt3, và Pt6. Luận văn: Giải pháp nâng cao PT cổ phiếu các Cty chứng khoán
Như vậy, sau khi kiểm soát tác động của nhân tố quy mô (scale factor), khả năng giải thích của EPS và BVPS đến biến động của giá cổ phiếu có khuynh hướng bị sụt giảm. Điều này giống với kết quả nghiên cứu của Brown và các cộng sự (1999).
Kiểm định paired sample t-test thu được kết quả cũng đáng quan tâm: hầu hết trong các trường hợp xem xét, thông tin kế toán trên BCTC của các công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán Big 4 và doanh nghiệp kiểm toán không thuộc nhóm Big 4 (cụ thể là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu – EPS hoặc/và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu – BVPS) thì có sức giải thích không khác nhau đối với biến động của giá cổ phiếu. Trong một số ít các trường hợp xem xét với mức ý nghĩa thống kê 10%, khả năng giải thích của thông tin kế toán trên BCTC của các công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán thuộc nhóm Big 4 đối với biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM thì có sự khác biệt khi so với nhóm Non-Big4. Tuy nhiên, nếu như tăng lên mức ý nghĩa thống kê là 5% thì trong tất cả các trường hợp xem xét, thông tin kế toán trên BCTC của các công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán Big 4 và doanh nghiệp kiểm toán không thuộc nhóm Big 4 thì có sức giải thích không khác nhau đối với biến động của giá cổ phiếu. Kết quả này hoàn toàn khác biệt với kết quả nghiên cứu của Hsien – Li Lee và Hua Lee (2013) khi đối với thị trường chứng khoán ở Đài Loan, lợi nhuận và giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu được kiểm toán bởi KTV thuộc nhóm Big 4 giải thích tốt hơn sự biến động trong giá cổ phiếu của các công ty niêm yết.
Tóm tắt chương 4
Hồi quy tuyến tính dựa vào phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS) cho thấy lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. Sự tác động này hoàn toàn có ý nghĩa, ít nhất là về mặt thống kê. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM phản ứng chậm, có độ trễ so với thông tin BCTC đã kiểm toán được công bố.
Kiểm định t-test theo từng cặp mẫu cũng thu được một số kết quả đáng quan tâm. Trong hầu hết các trường hợp, kết quả của kiểm định t-test cho thấy thông tin kế toán trên BCTC (cụ thể là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu) của các công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán Big 4 và doanh nghiệp kiểm toán không thuộc nhóm Big 4 thì có sức giải thích không khác nhau đối với biến động của giá cổ phiếu. Trong một số ít các trường hợp với mức ý nghĩa thống kê 10%, thông tin kế toán trên BCTC của các công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán thuộc nhóm Big 4 thì có sức giải thích đối với biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM khác biệt so với nhóm Non-Big4. Khi xem xét ở mức ý nghĩa thống kê 5%, thông tin kế toán trên BCTC của các công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán Big 4 và doanh nghiệp kiểm toán không thuộc nhóm Big 4 thì có sức giải thích không khác nhau đối với biến động của giá cổ phiếu trong tất cả các trường hợp.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Luận văn được thực hiện để nghiên cứu lặp lại về tác động của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, trên cơ sở vận dụng mô hình gốc Ohlson (1995) có điều chỉnh theo đề xuất của Brown (1999) khi kiểm soát tác nhân quy mô, đồng thời cũng xem xét cách xử lý biến phụ thuộc giá cổ phiếu của Aboody, Hughes và Liu (2002) do ảnh hưởng của giả thiết thị trường hiệu quả. Sự kiểm soát tác nhân quy mô và xem xét ảnh hưởng của giả thiết thị trường hiệu quả nhằm mục đích có thể rút ra mô hình kinh tế lượng phù hợp với thị trường chứng khoán TP.HCM.
Mô hình nghiên cứu được đề xuất gồm giá cổ phiếu (Pt) là biến phụ thuộc và hai biến độc lập là: lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS). Tất cả các biến trong mô hình sẽ được điều chỉnh giảm bằng cách chia cho giá cổ phiếu ở cuối kỳ trước Pt-1 nhằm loại bỏ sự ảnh hưởng của tác nhân quy mô. Ngoài việc hồi quy giá cổ phiếu tại thời điểm cuối kỳ t (kết thúc niên độ kế toán), nghiên cứu cũng xem xét chạy hồi quy với giá cổ phiếu được điều chỉnh theo sai số được rút ra từ biến động giá cổ phiếu trong tương lai, cụ thể là 3 tháng và 6 tháng sau ngày kết thúc niên độ kế toán (Pt3, Pt6).
Đề tài sử dụng hệ số xác định (R2) từ việc chạy mô hình hồi quy bằng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS) để kiểm chứng tính thích hợp của thông tin kế toán trên BCTC trong việc giải thích biến động giá cổ phiếu của công ty niêm yết. Hệ số xác định R2 càng cao thì càng chứng tỏ khả năng tốt hơn của lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu hoặc/và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu trong việc giải thích sự biến động giá cổ phiếu. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đi kiểm định t-test theo từng cặp mẫu (paired sample t-test) và xem xét liệu có sự khác biệt giá trị trung bình (mean) của hệ số xác định (R2) đối với công ty niêm yết được kiểm toán bởi KTV thuộc nhóm Big 4 (nhóm Big 4) và không thuộc nhóm Big 4 (nhóm Non-Big 4) bằng cách: thực hiện chia những mẫu quan sát được thành hai nhóm mẫu quan sát nhỏ theo từng năm dựa trên đặc điểm BCTC được kiểm toán bởi KTV thuộc nhóm Big 4 hay không.
Kết quả phân tích hồi quy bằng OLS cho thấy thông tin kế toán trên BCTC, cụ thể là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến sự biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. Kết quả kiểm định cũng cho thấy lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu có tác động mạnh theo hướng tích cực hơn (+) lên giá cổ phiếu của công ty niêm yết so với giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu có hệ số hồi quy dương và đáng kể). Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu cùng với nhau có khả năng giải thích được 28.3% biến động giá cổ phiếu trong khoảng thời gian nghiên cứu với biến phụ thuộc được sử dụng là giá cổ phiếu tại thời điểm kết thúc niên độ (Pt). Trong trường hợp sử dụng giá cổ phiếu có điều chỉnh (Pt3, Pt6), khả năng giải thích biến động giá cổ phiếu của lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu cùng với giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu lần lượt là 27.7% và 31.0%. Đây là bằng chứng phần nào cho thấy giá cổ phiếu của công ty niêm yết phản ứng chậm với một độ trễ so với thông tin kế toán BCTC đã kiểm toán được công bố. Như vậy, nhà đầu tư hoàn toàn có thể dựa một phần vào thông tin BCTC đã kiểm toán được công bố, đặc biệt là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu để phân tích, đánh giá và đưa ra các quyết định kinh tế. Do giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán TP.HCM phản ứng chậm đối với thông tin BCTC đã kiểm toán được công bố, nhà đầu tư cần phải lưu ý để có thể đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.
Kết quả thu được từ kiểm định t-test theo từng cặp mẫu cho thấy thông tin kế toán trên BCTC của các công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán Big 4 và doanh nghiệp kiểm toán không thuộc nhóm Big 4 (cụ thể là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu) thì có sức giải thích không khác nhau đối với biến động của giá cổ phiếu. Trong một số trường hợp như trình bày chương kết quả nghiên cứu với mức ý nghĩa thống kê 10%, thông tin kế toán trên BCTC của các công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán thuộc nhóm Big 4 thì có sức giải thích đối với biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM là khác biệt so với nhóm Non-Big4. Khi xem xét ở mức ý nghĩa thống kê 5%, thông tin kế toán trên BCTC của các công ty niêm yết được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán Big 4 và doanh nghiệp kiểm toán không thuộc nhóm Big 4 thì có sức giải thích không khác nhau đối với biến động của giá cổ phiếu trong tất cả các trường hợp.
5.2 Kiến nghị Luận văn: Giải pháp nâng cao PT cổ phiếu các Cty chứng khoán
Đối với các công ty niêm yết
Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng chứng minh là EPS & BVPS có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến giá cổ phiếu của công ty niêm yết. Vì vậy, công ty niêm yết cần nâng cao ý thức trách nhiệm của Ban giám đốc doanh nghiệp trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính, công bố thông tin ra thị trường chứng khoán. Nhà quản lý của các công ty niêm yết cần thận trọng trong việc cung cấp thông tin BCTC vì những thông tin BCTC này đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc ra quyết định kinh tế của nhà đầu tư.
Chỉ tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) có ảnh hưởng đáng kể theo hướng tích cực đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết. Vì vậy, mục tiêu của doanh nghiệp là phải gia tăng chỉ tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, đưa ra tín hiệu lạc quan đến với các nhà đầu tư hiện hữu cũng như là các nhà đầu tư tiềm năng. Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải tìm cách gia tăng doanh số và kiểm soát tốt để giảm chi phí. Tuy nhiên, doanh thu (bằng với sản lượng * đơn giá) được biết đến là một chỉ tiêu rất khó thay đổi vì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong thực tế. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh lẫn nhau, doanh nghiệp không thể hoàn toàn tự quyết được mà phải cân đối giá bán theo thị trường. Vì vậy, một hướng đi khả thi hơn cho doanh nghiệp là kiểm soát được chi phí phát sinh để có thể gia tăng lợi nhuận. Một số phương pháp như kế toán chi phí dựa trên kết quả hoạt động (Activity-based Costing – ABC) sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được toàn bộ các chi phí có liên quan, nhận dạng được những hoạt động nào mang lại giá trị và từ đó cải thiện được hiệu quả hoạt động. Vận dụng các mô hình quản trị chi phí hiện đại vào kế toán quản trị doanh nghiệp là một xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên, việc cố gắng gia tăng chỉ tiêu lợi nhuận không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tìm mọi cách để đạt được điều này. Che dấu, cố tình bỏ sót hay vận dụng những thủ thuật không được chấp nhận…trước hết sẽ vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và sau đó hậu quả nặng nề hơn, sẽ làm giảm uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp và có thể mất đi niềm tin của nhà đầu tư hiện hữu và tiềm năng.
Thiết lập hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) trong việc quản trị doanh nghiệp. Đây là một giải pháp nhằm xây dựng hệ thống tích hợp thông tin, đồng bộ hóa dữ liệu của tất cả các phòng ban, đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, đủ linh hoạt để đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau. Thay vì phải sử dụng từng phần mềm riêng lẻ cho từng bộ phận trong doanh nghiệp thì ERP sẽ được vận hành cho tất cả các bộ phận này. Hệ thống ERP sẽ góp phần cho việc lập báo cáo tài chính một cách kịp thời, minh bạch, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mặc dù cần phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí khi thiết lập ERP, tuy nhiên việc vận dụng ERP cho doanh nghiệp cũng đang là một xu hướng tất yếu hiện nay. Luận văn: Giải pháp nâng cao PT cổ phiếu các Cty chứng khoán
Thiết lập bộ phận quản trị rủi ro doanh nghiệp (Enterprize Risk Management – ERM) sẽ góp phần nhận dạng, đánh giá nhằm giảm thiểu những rủi ro ảnh hưởng hoạt động của doanh nghiệp, từ đó làm giảm thiểu rủi ro đến báo cáo tài chính của đơn vị.
Cũng theo kết quả nghiên cứu, giá cổ phiếu phản ứng chậm khi có một độ trễ so với mức công bố thông tin kế toán trên BCTC đã kiểm toán. Vì vậy, công ty niêm yết cần phải chủ động, chấp hành nghiêm chỉnh nội dung và thời hạn nộp báo cáo tài chính, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng rộng rãi nhằm giúp nhà đầu tư tiếp cận được thông tin BCTC phục vụ cho quá trình ra quyết định kinh tế. Tính hữu ích của thông tin kế toán trên BCTC sẽ được nâng cao nếu như thông tin đó mang tính kịp thời (Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế – IASB, 2010).
Đối với các công ty kiểm toán
Do thông tin kế toán trên BCTC đã kiểm toán (cụ thể là EPS, BVPS) có tác động đến giá cổ phiếu của công ty niêm yết, Kiểm toán viên (KTV) của các công ty kiểm toán phải hiểu được vai trò và tầm quan trọng trong việc kiểm toán các thông tin trên BCTC của doanh nghiệp. Các công ty kiểm toán phải không ngừng cải thiện cách tiếp cận kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC. Hiện nay, do tình hình chung của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, dịch vụ kiểm toán độc lập cũng gặp nhiều áp lực, có thể kể đến là phí kiểm toán bị sụt giảm. Đứng trước thực trạng này, các công ty kiểm toán phải tự cân đối lại nguồn nhân lực, quỹ thời gian để vẫn đảm bảo công tác kiểm toán được thực hiện tuân thủ theo quy trình kiểm toán của đơn vị, chuẩn mực kiểm toán và các quy định hiện hành.
Ngoài ra, do giá cổ phiếu của công ty niêm yết phản ứng chậm với thông tin kế toán trên BCTC đã kiểm toán nên KTV cũng phải có trách nhiệm trong việc tuân thủ thời hạn phát hành báo cáo kiểm toán cho đơn vị, nhằm hỗ trợ đơn vị được kiểm toán trong việc cung cấp thông tin kế toán trên BCTC đã kiểm toán đến các nhà đầu tư. Như vậy, việc phát hành báo cáo kiểm toán độc lập đúng tiến độ sẽ giúp cho công ty niêm yết công bố thông tin sớm đến các nhà đầu tư và qua đó, tăng cường tính hữu ích của thông tin kế toán trình bày trên BCTC.
Đối với cơ quan quản lý, tổ chức nghề nghiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của thông tin kế toán trên BCTC (cụ thể là EPS, BVPS) đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết còn chưa cao, vì vậy cần phải tăng cường chất lượng thông tin trên BCTC trên thị trường chứng khoán TP.HCM nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung.
Chỉ tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) có ảnh hưởng đáng kể theo hướng tích cực đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết theo kết quả nghiên cứu. Vì vậy, cần nâng cao vai trò giải thích của chỉ tiêu EPS trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Theo công thức tính EPS trước khi thông tư 200/2014/TT-BTC được Bộ Tài Chính ban hành năm 2014 thì chỉ tiêu này không có loại trừ ảnh hưởng của việc trích lập các quỹ không dành cho cổ đông chẳng hạn như là quỹ khen thưởng, phúc lợi. Nếu như tiến hành loại trừ khoản trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi thì EPS sẽ giảm đáng kể đối với các công ty có trích lập dạng quỹ này lớn. Điều này là tương tự với các loại quỹ khác mà không dành cho cổ đông của công ty.
Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định rõ bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2015, chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu được tính như sau:
Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ
Phản ánh chỉ tiêu EPS pha loãng trong BCTC: trước khi thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành trong đó có hướng dẫn trình bày chỉ tiêu lãi suy giảm trên cổ phiếu thì thông tư 21/2006/TT-BTC chỉ hướng dẫn các tính và trình bày chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu mà không hướng dẫn về chỉ tiêu lãi suy giảm trên cổ phiếu. Nhà đầu tư cần phải được cung cấp đồng thời cả hai chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu để có thể đưa ra các quyết định kinh tế hợp lý.
Các cơ quan quản lý cần tăng cường quản lý thời gian cho việc nộp BCTC, nhằm đảm bảo tính kịp thời của thông tin trình bày trên BCTC, tính hữu ích của thông tin BCTC đối với các nhà đầu tư. Tăng cường mức chế tài, xử phạt hành chính đối với các hành vi không tuân thủ quy định trong lĩnh vực chứng khoán, các hành vi gian lận trên BCTC.
Đối với các nhà đầu tư
Nhìn chung cho đến nay, BCTC vẫn là một nguồn thông tin quan trọng hữu ích được các nhà đầu tư thu thập trong quá trình ra các quyết định kinh tế. Nhà đầu tư có thể dựa vào thông tin trình bày trên BCTC, đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong chiến lược kinh doanh của mình. Do giá cổ phiếu trên thị trường có dấu hiệu tự động điều chỉnh sau một thời gian nên nhà đầu tư cũng cần lưu ý về đặc điểm này khi ra các quyết định kinh tế.
5.3 Hạn chế nghiên cứu Luận văn: Giải pháp nâng cao PT cổ phiếu các Cty chứng khoán
Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết khá vững chắc và đã được kiểm chứng thực nghiệm trong thực tế tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, các sai sót và hạn chế khách quan trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu này là điều không thể tránh khỏi. Các hạn chế này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể liệt kê như sau:
Mẫu nghiên cứu còn giới hạn, gồm 736 quan sát công ty – năm cho 172 công ty trong vòng 5 năm từ 2010 đến năm 2014. Đối tượng khảo sát của bài nghiên cứu chỉ bao gồm các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM nên không mang tính bao quát cho cả thị trường chứng khoán Việt Nam.
Luận văn sử dụng dữ liệu giá cổ phiếu được thu thập từ chuyên trang chứng khoán www.cophieu68.vn nên có thể có những sai sót nằm trong chính cơ sở dữ liệu mà người viết khó có thể phát hiện được.
Đề tài chỉ xem xét tác động của lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM. Tồn tại những thông tin BCTC khác cũng có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết mà luận văn chưa đề cập.
Trong quá trình nhập dữ liệu có thể có những sai sót chưa được phát hiện (nhập sai dữ liệu), bài nghiên cứu đã rất cố gắng để hạn chế tối đa sai sót dạng này xảy ra.
5.4 Hướng nghiên cứu trong tương lai
Các nghiên cứu tiếp theo có thể gia tăng quy mô mẫu quan sát, mở rộng phạm vi nghiên cứu cho toàn bộ thị trường chứng khoán tại Việt Nam.
Trong tương lai, có thể tiến hành nghiên cứu với việc thêm nhiều biến thông tin BCTC khác. Việc xem xét tác động của nhiều biến nhiều khả năng sẽ làm gia tăng ý nghĩa cho mô hình nghiên cứu. Chẳng hạn, thêm biến cổ tức là biến độc lập vào mô hình nghiên cứu như cách thực hiện của Hsien-Li Lee và Hua Lee (2013). Tác giả đã thực hiện nghiên cứu trong cả hai trường hợp khi có cổ tức và khi không có sự xuất hiện của biến cổ tức. Trong trường hợp có sự hiện diện của biến cổ tức thì mô hình nghiên cứu sẽ trở thành:
Ri,t = α0 + αγ1 * EPSi,t / Pi,t-1 + α2 * BVPSi,t / Pi,t-1 + α3 * Di,t / Pi,t-1 + ε3,i,t (với Ri,t: là tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu)
Tóm tắt chương 5
Chương 5 đã trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu cũng như quá trình thực hiện nghiên cứu. Từ đó, bài nghiên cứu nêu ra một số kiến nghị đối với các công ty niêm yết, doanh nghiệp kiểm toán, các cơ quan quản lý, tổ chức nghề nghiệp, và các nhà đầu tư nhằm mục đích nâng cao tính hữu ích của thông tin trình bày trên BCTC và sử dụng các thông tin này một cách hiệu quả. Chương này cũng nêu ra một số hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. Luận văn: Giải pháp nâng cao PT cổ phiếu các Cty chứng khoán
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Tác động thông tin kế toán đến các Cty chứng khoán