Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng nghiên cứu cổ phiếu các Cty chứng khoán hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu tác động của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1 Trình tự nghiên cứu của đề tài
Đề tài được thực hiện gồm các bước được liệt kê sau đây:
- Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu.
- Bước 2: Xác định mục tiêu nghiên cứu.
- Bước 3: Tổng quan các nghiên cứu về tác động của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu của công ty niêm yết.
- Bước 4: Cơ sở lý thuyết nền về tác động của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu của công ty niêm yết.
- Bước 5: Đề xuất mô hình nghiên cứu.
- Bước 6: Phương pháp thu thập, tổng hợp, xử lý dữ liệu nghiên cứu.
- Bước 7: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
- Bước 8: Kết luận và kiến nghị
Vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu về tác động của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu công ty niêm yết
Cơ sở lý thuyết nền về tác động của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu của công ty niêm yết
Mô hình nghiên cứu
Thu thập, tổng hợp, xữ lý dữ liệu
Phần mềm Eview 7.0
Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Kết luận và kiến nghị
Hình 3.1 Khung nghiên cứu của đề tài
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
3.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng Luận văn: Thực trạng nghiên cứu cổ phiếu các Cty chứng khoán
3.2.1 Mô hình nghiên cứu
Sau khi Ohlson (1995) đưa ra mô hình thể hiện mối liên quan giữa thông tin BCTC (cụ thể là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu) và giá cổ phiếu của doanh nghiệp với một nền tảng lý thuyết vững chắc, từ đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến mảng đề tài này này khi các nhà nghiên cứu sau đó đã vận dụng mô hình Ohlson để đi phân tích định lượng. Như đã đề cập ở chương tổng quan các nghiên cứu liên quan trước đây về tác động của thông tin BCTC đến giá cổ phiếu, các nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng (2009), Đỗ Hạnh Nguyên (2014), Trần Thị Thanh Vân và Đoàn Ngọc Tuân (2014), hay như Brown và các cộng sự (1999), Hsien-Li Lee và Hua Lee (2013)…đều xuất phát từ mô hình gốc của Ohlson (1995) làm mô hình nghiên cứu. Như vậy, có thể thấy rằng mô hình Ohlson (1995) đã được kiểm chứng rất nhiều trong thực tiễn.
Mô hình Ohlson (1995): Pi,t = µ0 + µ1 * EPSi,t + µ2 * BVPSi,t + εi,t
Luận văn này cũng đi theo các dòng nghiên cứu trước đây, dựa vào mô hình gốc của Ohlson (1995) nhưng có điều chỉnh để mô hình nghiên cứu phù hợp với thị trường chứng khoán tại TP.HCM nhằm giải thích tác động của thông tin BCTC đến giá cổ phiếu. Những điều chỉnh đó là:
Dựa theo đề xuất của Brown và các cộng sự (1999) trong việc kiểm soát tác động của ảnh hưởng quy mô, các biến trong mô hình được điều chỉnh giảm bằng giá cổ phiếu tại thời điểm đầu kỳ, Pt-1. Sự điều chỉnh này đã được Hsien-Li Lee và Hua Lee áp dụng trong công trình nghiên cứu công bố năm 2013.
Mô hình Ohlson (1995) được đưa ra dựa ra giả thiết là thị trường hiệu quả. Tuy nhiên, giả thiết thị trường hiệu quả là một giả thiết mạnh và được xem là thị trường ở trạng thái lý tưởng. Vì vậy, luận văn vận dụng đề xuất của Aboody, Hughes và Liu (2002) khi biến phụ thuộc giá cổ phiếu được điều chỉnh theo sai số được rút ra từ biến động giá cổ phiếu trong tương lai. Điều này cho phép luận văn có được một cơ sở lý thuyết hợp lý để đo lường tác động của thông tin BCTC đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán TP.HCM. Việc điều chỉnh này đã được Nguyễn Việt Dũng (2009), Trần Thị Thanh Vân và Đoàn Ngọc Tuân (2014) áp dụng trong công trình nghiên cứu khoa học của mình.
Ngoài ra, luận văn cũng sẽ nghiên cứu riêng từng mô hình cho tác động của lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đến giá cổ phiếu, tác động của giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu đến giá cổ phiếu, và tác động của lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu đến giá cổ phiếu. Cách thực hiện này cũng đã được Trần Thị Thanh Vân và Đoàn Ngọc Tuân (2014) vận dụng khi tác giả nhận thấy biến giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu tác động không đáng kể đến giá cổ phiếu, hay như nghiên cứu của Hsien-Li Lee và Hua Lee (2013) khi sử dụng các mô hình khác nhau để đo lường tác động của thông tin BCTC đã kiểm toán đến giá cổ phiếu.
Hình 3.2 Cơ sở lý luận cho mô hình nghiên cứu đề xuất
Như vậy, mô hình nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này là:
- Pi,t / Pi,t-1 = α0 + α1 * EPSi,t / Pi,t-1 + ε1,i,t
- Pi,t / Pi,t-1 = β0 + β1 * BVPSi,t / Pi,t-1 + ε2,i,t
- Pi,t / Pi,t-1 = γ0 + γ1 * EPSi,t / Pi,t-1 + γ2 * BVPSi,t / Pi,t-1 + ε3,i,t
Trong đó:
- Pt là giá cổ phiếu đóng cửa tại thời điểm cuối kỳ t
- Pt-1 là giá cổ phiếu đóng cửa tại thời điểm cuối kỳ t -1 (đầu kỳ t)
- EPSt là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong thời kỳ t
- BVPSt là giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu tại thời điểm cuối kỳ t
Các giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết 1: Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) có ảnh hưởng cùng chiều tới giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM.
Giả thuyết 2: Giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS) có ảnh hưởng cùng chiều tới giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM.
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)
Giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS)
Giá cổ phiếu (P)
Hình 3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất
3.2.2 Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý dữ liệu Luận văn: Thực trạng nghiên cứu cổ phiếu các Cty chứng khoán
Bài nghiên cứu cũng sử dụng hệ số xác định R2 từ việc chạy mô hình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (Ordinary Least Square – OLS) để kiểm chứng giá trị thích hợp (value-relevance) của thông tin BCTC trong việc giải thích giá cổ phiếu của công ty niêm yết. Hệ số xác định R2 càng cao thì càng chứng tỏ khả năng của lợi nhuận hoặc/và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trong việc giải thích biến động của giá cổ phiếu của công ty niêm yết.
Hai phân tích định lượng được thực hiện trong bài nghiên cứu này như sau:
- Đầu tiên, bài nghiên cứu sẽ chạy hồi quy cho mô hình (1)-(2)-(3) bằng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường – OLS cho các mẫu quan sát công ty – năm trong khoảng thời gian nghiên cứu, với biến phụ thuộc là giá cổ phiếu tại thời điểm kết thúc niên độ (Pt) và tính ra hệ số xác định R2. Sau đó, thay biến phụ thuộc là giá cổ phiếu tại thời điểm kết thúc niên độ (Pt) bằng biến phụ thuộc là giá cổ phiếu được điều chỉnh theo sai số được rút ra từ biến động giá cổ phiếu trong tương lai.
- Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng (2009) thì khi biến phụ thuộc là Pt6, Pt9, Pt12, sức giải thích của thông tin BCTC có xu hướng giảm, hay như hệ số hồi quy của biến lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) vẫn dương nhưng sức giải thích của EPS lại giảm và biến giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu hầu như không tác động đến giá cổ phiếu sau thời điểm kết thúc niên độ kế toán khi biến phụ thuộc là Pt6, Pt9, Pt12 (Trần Thị Thanh Vân và Đoàn Ngọc Tuân, 2014). Do BCTC năm thường được công bố một khoảng thời gian sau khi niên độ kế toán kết thúc (không quá 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính) nên bài nghiên cứu cũng sẽ xem xét thêm trường hợp Pt3 và Pt6 (giá cổ phiếu được điều chỉnh theo sai số được rút ra từ biến động giá cổ phiếu 3 tháng trong tương lai và 6 tháng trong tương lai). Như vậy, các mốc thời gian khác được lựa chọn sử dụng trong nghiên cứu này là 3 tháng và 6 tháng sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Do mục tiêu ở phần này là nhằm tìm bằng chứng chứng minh giá cổ phiếu phản ánh thông tin BCTC với một độ trễ nào đó nên đề tài không lấy các mốc thời gian khác như là 9 tháng, hay 12 tháng. Nếu như chưa tìm được bằng chứng, đề tài sẽ tiếp tục mở rộng mốc thời gian nghiên cứu lên đến 9 tháng, 12 tháng,…
- Hai là, nghiên cứu cũng thực hiện chia những mẫu quan sát được thành hai nhóm mẫu quan sát nhỏ theo từng năm dựa trên đặc điểm BCTC được kiểm toán bởi KTV thuộc nhóm Big 4 hay không. Sau khi đã chạy hồi quy bằng OLS cho hai nhóm mẫu theo từng năm để xác định hệ số xác định R2, bài nghiên cứu tiếp tục thực hiện kiểm định t-test theo từng cặp mẫu (paired-sample t-test) và xem xét liệu có sự khác biệt giữa giá trị trung bình (mean) của hệ số xác định (R2) đối với các công ty niêm yết được kiểm toán bởi KTV thuộc nhóm Big 4 và không thuộc nhóm Big 4. Cách thực hiện này đã được Hsien-Li Lee và Hua Lee vận dụng vào công trình nghiên cứu công bố năm 2013.
Bảng 3.1 Tóm tắt ký hiệu, cách đo lường và nguồn dữ liệu thu thập cho các biến của mô hình
3.2.3 Mô tả dữ liệu nghiên cứu và kích thước mẫu nghiên cứu Luận văn: Thực trạng nghiên cứu cổ phiếu các Cty chứng khoán
Mẫu quan sát gồm các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM với dữ liệu cho các biến lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS) được thu thập từ BCTC đã kiểm toán công bố từ năm 2010 đến năm 2014. Đối với giá cổ phiếu thì được thu thập từ chuyên trang chứng khoán www.cophieu68.vn. Một số yêu cầu được đưa ra để đảm bảo mẫu quan sát phù hợp với bài nghiên cứu bao gồm:
- Cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM
- Có đầy đủ thông tin đối với BCTC đã kiểm toán và giá cổ phiếu cho mỗi năm trong suốt thời gian nghiên cứu 2010-2014. Lý do tác giả không chọn khoảng thời gian nghiên cứu khác chẳng hạn gần với thời gian thực hiện đề tài (2011-2015) là bởi thông tư 200/2014/TT-BTC được Bộ Tài Chính ban hành hướng dẫn về cách tính toán EPS của các công ty khác biệt so với cách tính toán EPS trước đây theo thông tư 21/2006/TT-BTC, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2015.
- Doanh nghiệp không thay đổi KTV giữa các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 và không thuộc nhóm Big 4 trong suốt thời gian quan sát.
- Năm dương lịch
- Các ngành phi tài chính
- Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) không bị âm
- Giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS) không bị âm
Quá trình thu thập và xử lý dữ liệu cho mẫu cuối cùng bao gồm 736 quan sát công ty – năm của 172 công ty trong 5 năm (2010-2014) hoạt động trong đa dạng các ngành khác nhau.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 đề cập về trình tự nghiên cứu của đề tài (khung nghiên cứu) và thiết kế nghiên cứu định lượng (mô hình nghiên cứu, phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý dữ liệu, mô tả dữ liệu và kích thước mẫu nghiên cứu). Trong đó, mô hình kinh tế lượng đề xuất sử dụng cho bài nghiên cứu dựa vào những ưu điểm cũng như xem xét các hạn chế còn tồn tại trên cơ sở các nghiên cứu liên quan trước đó. Mô hình nghiên cứu của đề tài gồm một biến phụ thuộc là giá cổ phiếu và hai biến độc lập là: lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu (BVPS). Luận văn: Thực trạng nghiên cứu cổ phiếu các Cty chứng khoán
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Giải pháp nâng cao PT cổ phiếu các Cty chứng khoán