Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả chứng chỉ xây dựng hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Yêu cầu của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả chứng chỉ xây dựng
Thứ nhất, quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải dựa trên các quy định của pháp luật và tuân thủ đúng pháp luật.
Thứ hai, quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đảm bảo công khai minh bạch, dân chủ và bình đẳng.
Thứ ba, quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải thích ứng với các quy luật khách quan của kinh tế thị trường.
Thứ tư, quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể, điều kiện kinh tế – xã hội ở từng thời kỳ.
Thứ năm, quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đáp ứng đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế.
3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng phải dựa trên việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm nhiệm vụ quản lý nhà nước tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng phải dựa trên các tiêu chí về quản trị hiện đại.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng phải hướng vào việc tạo sự thuận lợi, đơn giản cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng nhằm đáp ứng ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng phải đặt trong tổng thể quá trình đổi mới đồng bộ, căn bản và toàn diện quản lý nhà nước về xây dựng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lí Công
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả chứng chỉ xây dựng
3.3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Cục Quản lý hoạt động xây dựng
Một là, phân tích, đánh giá từng vị trí, việc làm để xây dựng kế hoạch tuyển chọn, sắp xếp, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức phù hợp.
Hai là, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, cập nhật nội dung những văn bản pháp luật mới trong lĩnh vực xây dựng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng của Cục Quản lý hoạt động xây dựng.
Ba là, xây dựng, rà soát, bổ sung chiến lược về sử dụng cán bộ, công chức của Cục Quản lý hoạt động xây dựng; phát hiện, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo; ưu tiên quy hoạch cán bộ nữ, cán bộ trẻ.
Bốn là, nâng cao năng lực hội nhập cho các cán bộ, công chức của Cục Quản lý hoạt động xây dựng thông qua việc tổ chức các lớp học ngoại ngữ hoặc cử đi học các lớp tiếng Anh 03 tháng hoặc 06 tháng ở nước ngoài.
3.3.2. Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ hiện đại, xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả chứng chỉ xây dựng
Một là, rà soát, phát hiện và loại bỏ các thủ tục hành chính bất hợp lý. Hai là, trang bị đồng bộ, đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng về tin học; nâng cấp chất lượng của hệ điều hành; ứng dụng các phần mềm hiện đại nhằm hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng.
Ba là, công bố công khai quy trình, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng và các loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng; thời gian thẩm định hồ sơ và cấp chứng chỉ hành nghề; địa chỉ nộp hồ sơ và nhận kết quả v.v…
3.3.3. Cải tiến phong cách, lề lối làm việc và sự phối kết hợp giữa Cục Quản lý hoạt động xây dựng với các đơn vị chức năng của Bộ Xây dựng trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng
- Hàng năm, từng đồng chí lãnh đạo Cục và chuyên viên phải lập kế hoạch thực hiện các công việc theo nhiệm vụ được giao.
- Hàng tuần có hội ý lãnh đạo, hàng tháng có giao ban báo cáo thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra; nêu khó khăn, vướng mắc và hướng giải quyết, đề xuất lãnh đạo Bộ để thực hiện tốt công việc được giao.
- Phối hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo Cục với từng chuyên viên và các đơn vị có liên quan để kịp thời tháo gỡ vướng mắc giải quyết công việc nhanh, đảm bảo chất lượng, tiến độ.
- Mỗi cán bộ, chuyên viên phải nghiên cứu kỹ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để soạn thảo văn bản có chất lượng hơn, đảm bảo thời gian quy định.
- Phối hợp và hợp tác với các đơn vị liên quan giải quyết nhanh những vấn đề có liên quan.
- Thành lập một số Hội đồng để giải quyết các vấn đề mang tính chuyên môn, nhằm huy động các chuyên gia có uy tín, có chuyên môn sâu và hoạt động trong lĩnh vực hẹp ở trong và ngoài Bộ để giải quyết tốt và có hiệu quả các công việc của Cục.
- Xây dựng các quy chế, quy trình cho các nhiệm vụ, công việc nhằm đảm bảo sự khách quan, dân chủ, công bằng và là thước đo đánh giá trong công tác cán bộ, công chức và viên chức trong cơ quan.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng nhất là đối với các công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước, công trình trọng điểm, công trình có quy mô lớn, phức tạp…
3.3.4. Tiếp tục tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật xây dựng nói chung và pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng nói riêng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của cán bộ, công chức nhà nước nói riêng và nhân dân nói chung
Một là, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật xây dựng nói chung và pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng nói riêng trước hết được thực hiện đối với đội ngũ cán bộ, công chức của Cục Quản lý hoạt động xây dựng để họ nắm, hiểu biết sâu sắc nội dung các quy định của pháp luật.
Hai là, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật xây dựng nói chung và pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng nói riêng cần thực hiện thông qua các hình thức phong phú, đa dạng và phù hợp.
3.3.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả chứng chỉ xây dựng
Thông qua hoạt động thanh tra, Cục Quản lý hoạt động xây dựng phát hiện những bất cập, hạn chế hoặc những “lỗ hổng” trong pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng; trên cơ sở đó, Cục sẽ sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất với Bộ Xây dựng, Chính phủ ban hành những quy định mới phù hợp hơn.
3.3.6. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng
Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng của Cục Quản lý hoạt động xây dựng cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng góp phần hoàn thiện đồng bộ thể chế này ở nước ta.
KẾT LUẬN
Hiến pháp năm 2013 long trọng tuyên bố: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Tuy nhiên, trên thực tế, để có thể tự do kinh doanh trong một số ngành, nghề, công dân phải thỏa mãn một số điều kiện do pháp luật quy định mà một trong số đó là được cấp chứng chỉ hành nghề. Hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng là một trong những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Bởi lẽ, sản phẩm của hoạt động xây dựng là nhà ở, công trình xây dựng. Nó được con người sử dụng để ở, sinh sống và làm việc. Vì vậy, nếu doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cung cấp sản phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn xây dựng v.v… sẽ tiềm ẩn sự nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe và tiềm ẩn thiệt hại đến tài sản của cá nhân, của xã hội. Để phòng chống, ngăn ngừa các nguy cơ này có thể xảy ra thì cần thiết phải có sự quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng. Một trong những quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực này là cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho tổ chức, cá nhân. Ý nghĩa của hoạt động này là nhằm thẩm tra, công nhận các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm chuyên môn mới được hành nghề xây dựng.
Chương 1 luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Chương này phân tích, tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của chứng chỉ nói chung và chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng nói riêng; luận giải sự cần thiết của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, yêu cầu và các nguyên tắc của quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; phân tích nội dung quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Tiếp đó, luận văn phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
Chương 2 của luận văn khu trú vào hai nội dung cơ bản; bao gồm phân tích thực trạng nội dung các quy định về quản lý nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây dựng. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra những thành tựu; những hạn chế, khiếm khuyết và nhận diện nguyên nhân của những hạn chế, khiếm khuyết (bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan). Đây là cơ sở để luận văn đưa ra định hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây dựng tại Chương 3.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu tại Chương 1 và Chương 2, luận văn đưa ra 05 yêu cầu và 05 phương hướng cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây dựng.
Trên cơ sở các yêu cầu và phương hướng chủ yếu này, luận văn đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây dựng. Các giải pháp này bao gồm:
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Cục Quản lý hoạt động xây dựng.
- Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ hiện đại, xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng.
- Cải tiến phong cách, lề lối làm việc và sự phối kết hợp giữa Cục Quản lý hoạt động xây dựng với các đơn vị chức năng của Bộ Xây dựng trong quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.
- Tiếp tục tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật xây dựng nói chung và pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng nói riêng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của cán bộ, công chức nhà nước nói riêng và nhân dân nói chung.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng nhằm góp phần hoàn thiện đồng bộ thể chế quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả chứng chỉ xây dựng
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Bộ Xây dựng