Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp kiến nghị nhằm pháp triển doanh nghiệp hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu của Công ty Visa Resources tại thị trường Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Triển vọng, mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu của công ty Visa Resources tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025
3.1.1. Triển vọng Luận văn: Giải pháp kiến nghị nhằm pháp triển doanh nghiệp
Để thấy rõ được triển vọng phát triển của hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu của công ty Visa Resources tại thị trường Việt Nam, bài nghiên cứu này sử dụng phân tích mô hình SWOT với 2 yếu tố: Cơ hội và Thách thức.
3.1.1.1. Cơ hội
Thứ nhất, nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam ngày càng tăng
Từ một quốc gia xuất khẩu than hàng đầu, những năm gần đây, Việt Nam phải nhập khẩu than với kim ngạch và sản lượng ngày một lớn. Nhu cầu tiêu dùng than của một số “ông lớn” thuộc các ngành điện lực, dầu khí…là những tác nhân dẫn đến lượng than nhập khẩu ngày càng cao. Ông Ngô Sơn Hải, Phó tổng giám đốc EVN cho biết, năm 2017 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từng cho biết về lượng than mà Tập đoàn này dự kiến phải nhập khẩu trong năm 2017, với sản lượng vào khoảng 4,7 triệu tấn, có thể sẽ tăng lên 11 triệu tấn vào năm 2020, và 19 triệu tấn vào năm 2025. Năm 2016, EVN bắt đầu có nhu cầu nhập khẩu than và nhà máy đầu tiên sử dụng than nhập khẩu là Nhiệt điện Duyên Hải 3. Hiện, Chính phủ đang giao cho EVN xây dựng và quản lý nhà máy nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu là Nhiệt điện Vĩnh Tân, Nhiệt điện Duyên Hải 3, 4 mở rộng. Nhưng, nhu cầu tiêu dùng than nhập khẩu không chỉ riêng EVN mà còn có các nhà máy nhiệt điện của nước ngoài, nhà máy của các tập đoàn khác như Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Theo ước tính của Vinacomin, đến năm 2020, nhu cầu than cho sản xuất trong nước là hơn 75 triệu tấn than, nhưng sản xuất than trong nước chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu, còn lại sẽ phải nhập khẩu. Hơn thế, sản xuất than là việc khó khăn và không thể tăng sản lượng nhanh nên theo thời gian lượng than nhập khẩu tăng dần. Luận văn: Giải pháp kiến nghị nhằm pháp triển doanh nghiệp
Phát triển nhiệt điện than trong nước ngày càng phụ thuộc vào nguồn than nhập khẩu. Theo Quy hoạch điện 7, đến năm 2020 Việt Nam phải nhập đến 50 triệu tấn than, năm 2030 là 80 triệu tấn. Các nhà máy đang và chuẩn bị xây dựng như Vũng Áng, Vĩnh Tân, Duyên Hải… phải sử dụng than nhập khẩu do than trong nước không phù hợp
Hiện nay, cùng với Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, có khá nhiều đầu mối doanh nghiệp thương mại được phép nhập khẩu than. Thông tin từ Cục Hải quan Quảng Ninh, có 18 đơn vị nhập khẩu than qua địa bàn này. Than nhập khẩu có thuế 0%, với sự suy giảm của thị trường năng lượng thế giới, giá dầu xuống thấp kéo theo giá than giảm mạnh, than ngoại đang có lợi thế hơn so với than nội khoảng 5-8 USD/tấn.
Thứ hai, nhiều chính sách hỗ trợ hoạt động nhập khẩu than được ban hành. Thông báo số 346/TB-VPCP ngày 26/8/2014 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đối với các đầu mối nhập khẩu than: Cho phép đàm phán trực tiếp với các doanh nghiệp xuất khẩu than “Khẩn trương chuyển đổi các Hợp đồng nguyên tắc đã ký với các đối tác thành các hợp đồng mua bán dài hạn”.
Để bảo đảm việc nhập khẩu than cho sản xuất điện có hiệu quả, duy trì nguồn cung ổn định dài hạn, chất lượng phù hợp với yêu cầu của nhà máy điện với giá cạnh tranh, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, ngày 16/01/2017, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 46/TTg-CN về việc cung cấp than cho sản xuất điện. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: “Các đơn vị cung cấp than (TKV, TCT Đông Bắc và các đơn vị khác) làm việc với EVN để xây dựng kế hoạch cung cấp than ổn định, lâu dài đáp ứng phục vụ cho các NMNĐ của EVN theo đúng quy định của pháp luật”.
Tiếp theo các chỉ đạo của Chính phủ đã thiên về hướng cho phép các nhà máy nhiệt điện được chủ động hơn trong việc nhập khẩu than thay vì phải thông qua các đơn vị đầu mối. Tại công văn số 2172/VPCP-CN ngày 10/3/2017 của Văn phòng Chính phủ nêu rõ: “Chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than (gồm cả chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện BOT, chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài…) chịu trách nhiệm thu xếp nguồn than để cung cấp cho nhà máy theo quy định (trực tiếp nhập khẩu, hoặc mua than qua đầu mối là TKV, TCT Đông Bắc, hoặc qua doanh nghiệp thương mại)”.
Thông tư số 13/TT-BCT/2017 của Bộ Công Thương hướng dẫn cơ chế xác định giá than nhập khẩu.
Như vậy, thị trường kinh doanh than nhập khẩu ở Việt Nam thực sự mở cửa đối với các doanh nghiệp kinh doanh than trong và ngoài nước.
Thứ ba, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ công tác nhập khẩu than đá được chú trọng đầu tư.
QH 403/2016 đề ra định hướng là: Xây dựng mới, đầu tư nâng cấp, mở rộng các cảng hiện có đáp ứng nhu cầu nhập khẩu than theo từng giai đoạn, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển các cảng biển Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó:
- Giai đoạn đến năm 2020: Đầu tư xây dựng mới cảng biển Duyên Hải – Trà Vinh với công suất đến 40 triệu tấn than/năm, tiếp nhận được tàu có tải trọng đến 80.000 ÷ 160.000 DWT nhằm phục vụ việc nhập khẩu than cung cấp cho Trung tâm Điện lực Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh) với tổng công suất thiết kế 4.200 MW.
- Giai đoạn 2021 ÷ 2030: Đầu tư cải tạo và mở rộng nâng cấp cảng Hòn Nét với công suất đến 30 triệu tấn than/năm, tiếp nhận được tàu có tải trọng đến 100.000 DWT. Đầu tư cải tạo mở rộng cảng Hà Tĩnh (khu bến Sơn Dương) với công suất đến 35 triệu tấn than/năm, tiếp nhận được tàu có tải trọng đến 200.000 DWT.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh
3.1.1.2. Thách thức Luận văn: Giải pháp kiến nghị nhằm pháp triển doanh nghiệp
Hiện nay, công tác nhập khẩu than vào Việt Nam còn gặp phải nhiều vấn đề vướng mắc và những vấn đề này sẽ còn duy trì trong tương lai, gây ra nhiều khó khăn cho việc kinh doanh than đá nhập khẩu tại Việt Nam. Cụ thể:
Thứ nhất, về cảng trung chuyển
Từ năm 2010, Chính phủ đã chỉ đạo TKV nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng cảng trung chuyển than với địa điểm được lựa chọn là khu vực bể cảng Trung tâm Điện lực Duyên Hải, Trà Vinh. Cho tới nay, dự án vẫn chưa hoàn thành công tác nghiên cứu khả thi. Nguyên nhân có thể là do vai trò các đơn vị đầu mối nhập khẩu than chưa được quan tâm đúng mức nên chưa có đơn vị nào đứng ra thực hiện công tác đầu tư xây dựng hạ tầng nhập khẩu. Đến thời điểm hiện tại, TKV cũng đã chính thức đề nghị không tiếp tục thực hiện dự án và đề xuất nghiên cứu bổ sung phương án xây dựng cảng trung chuyển tại Cù Lao Ông Chó. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn chưa có chỉ đạo đối với đề xuất này của TKV. Việc Chính phủ vẫn chưa có chỉ đạo đối với đề xuất mới của TKV, do đó chưa có cơ sở pháp lý để các đơn vị nhập khẩu than cho sản xuất điện tại khu vực tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chuyển tải than thay thế cũng là một vấn đề cần được giải quyết. Trong dài hạn, khi nhập khẩu than với khối lượng lớn, việc không có cảng trung chuyển ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình vận hành của chuỗi cung ứng, không chỉ PVN, EVN mà cả các hộ tiêu thụ nhỏ lẻ khác. Khi doanh nghiệp phải tự chủ động tìm giải pháp sẽ gây ra hiện tượng manh mún, chồng chéo, không có quy hoạch, gây ảnh hưởng đến môi trường và khó đảm bảo nguồn cung ổn định.
Thứ hai, việc cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ cũng dẫn tới các đơn vị nhập khẩu phải chịu nhiều khoản chi phí phát sinh (như phạt dôi nhật với số tiền lớn, mất uy tín của doanh nghiệp với các đối tác quốc tế…).
Thứ ba, mặc dù Chính phủ đã ban hành một số văn bản về công tác nhập khẩu than, song không có văn bản thống nhất chỉ đạo phương án điều hành cung ứng than cho nhiệt điện nên có khó khăn cho công tác tổ chức nhập khẩu than. Chẳng hạn:
Thông báo số 346/TB-VPCP ngày 26/8/2014 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó TTg Hoàng Trung Hải đối với các đầu mối nhập khẩu than: Cho phép đàm phán trực tiếp với các doanh nghiệp xuất khẩu than “Khẩn trương chuyển đổi các Hợp đồng nguyên tắc đã ký với các đối tác thành các hợp đồng mua bán dài hạn”.
Để bảo đảm việc nhập khẩu than cho sản xuất điện có hiệu quả, duy trì nguồn cung ổn định dài hạn, chất lượng phù hợp với yêu cầu của nhà máy điện với giá cạnh tranh, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, ngày 16/01/2017, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 46/TTg-CN về việc cung cấp than cho sản xuất điện. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: “Các đơn vị cung cấp than (TKV, TCT Đông Bắc và các đơn vị khác) làm việc với EVN để xây dựng kế hoạch cung cấp than ổn định, lâu dài đáp ứng phục vụ cho các NMNĐ của EVN theo đúng quy định của pháp luật”. Luận văn: Giải pháp kiến nghị nhằm pháp triển doanh nghiệp
Tuy nhiên, cho đến nay, các bên cung cấp than và EVN vẫn chưa đạt được những thỏa thuận cung cấp than mang tính bền vững và lâu dài.
Tiếp theo các chỉ đạo của Chính phủ đã thiên về hướng cho phép các nhà máy nhiệt điện được chủ động hơn trong việc nhập khẩu than thay vì phải thông qua các đơn vị đầu mối. Tại công văn số 2172/VPCP-CN ngày 10/3/2017 của Văn phòng Chính phủ nêu rõ: “Chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than (gồm cả chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện BOT, chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài…) chịu trách nhiệm thu xếp nguồn than để cung cấp cho nhà máy theo quy định (trực tiếp nhập khẩu, hoặc mua than qua đầu mối là TKV, TCT Đông Bắc, hoặc qua doanh nghiệp thương mại)”.
Như vậy, thị trường kinh doanh than nhập khẩu ở Việt Nam thực sự mở cửa đối với các doanh nghiệp kinh doanh than trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả chủ trương này, các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu than trực tiếp của Việt Nam cần có sự hướng dẫn và quản lý để không xẩy ra tình trạng “tranh mua” trên thị trường quốc tế, làm cho giá than (FOB) bị đẩy lên cao.
Chỉ đạo mới nhất của Bộ Công Thương (Thông báo số 69/TB-BCT ngày 27/03/2018) yêu cầu sử dụng phương thức đấu thầu quốc tế rộng rãi khi mua than nhập khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các bên mua than (các dự án nhiệt điện) đã đưa ra trong hồ sơ mời thầu những điều khoản là điều chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, dẫn đến những khó khăn như đã nêu trên. Ngoài ra, các nhà máy nhiệt điện khi chủ động mua than nhập khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn so với các đơn vị đầu mối vì không có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp để tiếp cận thị trường luôn biến động phức tạp, chuẩn bị cơ sở hạ tầng vận chuyển, chuyển tải và chế biến than.
Thứ tư, một số thách thức khác gây trở ngại cho hoạt động nhập khẩu than vào Việt Nam, có thể kể đến như sau:
Chưa có thị trường than trong nước được vận hành có sự quản lý chặt chẽ, hợp lý của Nhà nước gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững ngành than.
Chưa có chính sách “ngoại giao” năng lượng nói chung và than nói riêng với các nước có tiềm năng về tài nguyên năng lượng sơ cấp và tài nguyên than để tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tăng cường hoạt động thương mại, đầu tư, hợp tác trong lĩnh vực khai thác và kinh doanh than ở nước ngoài.
Chưa có chính sách đồng bộ giữa việc nhập khẩu than và tiêu thụ, sử dụng than nhập khẩu cũng như cho việc đầu tư khai thác than ở nước ngoài đưa về phục vụ trong nước.
Hệ thống hậu cần (logistics) phục vụ nhập khẩu than bao gồm vận tải biển quốc tế, chuyển tải, kho bãi, vận tải nội địa, v.v… còn nhiều yếu kém, bất cập; việc giao nhận than tại các cơ sở sử dụng than, nhất là tại các nhà máy nhiệt điện than còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Tổ chức các đơn vị nhập khẩu than còn phân tán, dàn trải, chưa có sự hợp lực, hợp tác với nhau cũng như chưa có sự hợp lực, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị sử dụng than nên chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp các nguồn lực trong nước, trong khi cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, kinh nghiệm, năng lực tài chính của từng đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Chưa có chính sách đầu tư xây dựng hệ thống kho dự trữ than quốc gia trong bối cảnh nhu cầu than tăng cao, nhập khẩu than khối lượng lớn, thị trường than thế giới có nhiều biến động mạnh, khó đoán định, gây cản trở, ách tắc cho việc nhập khẩu than.
Đến nay Việt Nam mới tham gia thị trường nhập khẩu than nhiệt (steam coal), trong khi thị trường này đã được các tập đoàn tài chính – thương mại lớn trên thế giới sắp đặt “trật tự” và chi phối từ lâu. Cho nên Việt Nam đã và sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn than với khối lượng lớn, hạn chế về năng lực và kinh nghiệm đầu tư khai thác than ở nước ngoài,…
3.1.2. Mục tiêu Luận văn: Giải pháp kiến nghị nhằm pháp triển doanh nghiệp
Hiện tại, công ty Visa Resources là một trong 10 công ty kinh doanh than đá nhập khẩu lớn nhất tại thị trường Việt Nam. Tuy mới vào thị trường Việt Nam trong thời gian ngắn, nhưng Công ty đã tạo được uy tín nhất định trong ngành đối với khách hàng, đối tác. Doanh thu Công ty năm 2018 là gần 10 triệu USD và dự kiến năm 2019 đạt doanh thu 30 triệu USD. Với những con số ấn tượng này, Visa Resources là một trong những công ty phát triển nhanh nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh than đá nhập khẩu.
Với những thành tựu đạt được trong giai đoạn 2017 – 2019, Công ty đã đặt ra mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn 2020-2025 nhằm góp phần vào việc phát triển điện năng và nguyên liệu cho hệ thống nhà máy nhiệt điện và công nghiệp tại Việt Nam. Cụ thể như sau:
- Là một trong 5 công ty cung cấp than nhập khẩu hàng đầu tại Việt Nam;
- Doanh thu tăng 50% trong giai đoạn 2020 – 2025.
3.1.3. Định hướng
Với những thành tựu đạt được cùng những hạn chế đang còn mắc phải trong giai đoạn 2017 -2019 kết hợp với những điểm yếu, điểm mạnh hiện nay của Công ty trong hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu trên thị trường Việt Nam và những cơ hội, thách thức trong tương lai, để đạt được mục tiêu phấn đấu mà Công ty đã đề ra, trong giai đoạn 2020 – 2025, Công ty sẽ đi theo các định hướng phát triển như sau:
- Đa dạng hóa thị trường cung cấp than và tìm kiếm thêm nhiều đối tác uy tín trong việc cung cấp than đá nhằm chủ động nguồn hàng và tránh những rủi ro trong công tác nhập than đá.
- Tuyển thêm nhân sự cho văn phòng đại diện tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng nhiều.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường Việt Nam.
3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu của công ty Visa Resources tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025
3.3.1. Nhóm giải pháp dành cho hoạt động nhập khẩu than đá Luận văn: Giải pháp kiến nghị nhằm pháp triển doanh nghiệp
3.3.1.1. Đa dạng hóa nguồn cung than đá nhập khẩu
Như đã phân tích ở chương 2, hạn chế hiện nay của Công ty trong hoạt động nhập khẩu than đá là nguồn cung than đá nhập khẩu đang phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Indonesia, trong khi trong tương lai, việc nhập khẩu than đá từ Indonesia gặp phải 2 vấn đề lớn: chất lượng than đá ngày một đi xuống và Indonesia đang có xu hướng giảm sản lượng than xuất khẩu. Bên cạnh đó, Công ty cũng chỉ đang tập trung vào một vài công ty xuất khẩu than đá của Indonesia, trong đó có các công ty không có uy tín dẫn đến những khó khăn trong công tác chuẩn bị hàng hóa đáp ứng các hợp đồng kinh doanh. Do đó, việc đa dạng hóa nguồn cung than đá nhập khẩu là một vấn đề rất quan trọng mà Công ty cần tập trung giải quyết để có thể phát triển được hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu tại thị trường Việt Nam trong tương lai. Để làm được điều này, trong giai đoạn 2020 – 2025, Công ty cần thực hiện 2 giải pháp sau:
Thứ nhất, tập trung khai thác mạnh hơn thị trường than đá Liên bang Nga
Trong các thị trường có khả năng cung cấp than đá vào Việt Nam, Liên bang Nga vẫn là thị trường có nhiều tiềm năng nhất mà Công ty cần tập trung khai thác trong lâu dài để phát triển bền vững hoạt động kinh doanh than đá tại Việt Nam. Như đã phân tích chi tiết ở nội dung phần 2.2.2.2, việc nhập khẩu than đá từ Liên bang Nga vào Việt Nam có những cơ hội lớn trong tương lai như sau:
- Nga có trữ lượng than dồi dào và tiềm năng xuất khẩu than lớn, vì trong nước ưu tiên sử dụng khí đốt.
- Than của Nga có giá FOB cạnh tranh. Các nhà xuất khẩu than của Nga thường có khả năng và dễ chấp nhận phương thức bán CIF, thuận lợi cho phía mua Việt Nam.
- Việt Nam với Liên bang Nga có quan hệ truyền thống lâu đời, điều kiện chính trị thuận lợi, công nghệ khai thác mỏ tương đồng, vì vậy, việc hợp tác khai thác than tại bể than Đông bắc thuộc Liên Bang Nga là định hướng quan trọng trong việc thu xếp nguồn than nhập khẩu trong dài hạn của Việt Nam.
Thứ hai, tìm kiếm thị trường cung cấp than mới – thị trường Úc
Để đa dạng hóa hơn nguồn cung than đá, Công ty có thể mở rộng thêm thị trường mới mà hiện nay Công ty chưa khai thác, đó là thị trường than đá Úc bởi than là nguồn năng lượng lớn nhất ở Úc. Theo Bristish Petroleum, tính đến cuối năm 2017, tổng trữ lượng than của Úc là 144.818 triệu tấn, chiếm 14% tổng trữ lượng than và đứng thứ 3 thế giới, trong đó 68.310 triệu tấn than antraxit và bitum (gọi chung than đen) và 76.508 triệu tấn than bán bitum và than non (gọi chung than nâu). Than đen có cả than năng lượng và than dùng cho luyện kim. Với sản lượng than năm 2017 thì trữ lượng than của Úc có thể khai thác trong 301 năm. Theo dự báo của JEEI Outlook 2018 (tháng 10/2017), Úc sẽ tăng xuất khẩu ròng than nhiệt với mức tăng khá lớn (từ 378 triệu tấn năm 2015 lên 583 triệu tấn năm 2050) để mở rộng sang thị trường châu Á. Như vậy, trong tương lai, Úc có xu hướng xuất khẩu than đá, đặc biệt tập trung sang thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam với sản lượng lớn. Than đá của Úc có chất lương và chủng loại rất phù hợp với nhu cầu sử dụng than đá của Việt Nam.
3.3.1.2. Tăng cường công tác kiểm soát hoạt động nhập khẩu than đá Luận văn: Giải pháp kiến nghị nhằm pháp triển doanh nghiệp
Hiện nay, liên quan đến quy trình nhập khẩu than đá, Công ty Visa Resources đang có 2 hạn chế lớn:
- Công ty chưa thực sự làm tốt công tác nghiên cứu đối tác cung cấp than đá nên đang gặp phải vấn đề mua than đá từ các công ty không có uy tín, năng lực kém, dẫn đến công tác nhập hàng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong thời hạn giao hàng và cung cấp các chứng từ liên quan.
- Công tác kiểm soát chất lượng than đá chưa được chú trọng, dẫn đến tình trạng nhiều lô hàng không đảm bảo được chất lượng, ảnh hưởng đến uy tín và kết quả kinh doanh công ty.
Như vậy, để giải quyết những hạn chế trên, Công ty cần tăng cường giao trách nhiệm tìm hiểu thông tin đối tác và bố trí nhân sự thực hiện công tác kiểm tra chất lượng than đá trước khi giao lên tàu cho các văn phòng đại diện của công ty đang đặt tại các nước mà Công ty thu mua hàng, như văn phòng đại diện tại Indonesia, tại Nam Phi…Bên cạnh đó, Công ty cần tuyển thêm nhân sự cho văn phòng đại diện tại Việt Nam, đặc biệt nhân sự phụ trách công tác kiểm soát chất lượng tại cảng Việt Nam như tiến hành nhận hàng từ đối tác để có các biện pháp giải quyết kịp thời, tránh giao hàng kém chất lượng cho người mua.
3.3.2. Nhóm giải pháp dành cho hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu
3.3.2.1. Định giá bán than đá có tính cạnh tranh
Hiện nay, vì lý do giá than đá nhập khẩu vào Việt Nam phụ thuộc và thay đổi rất nhiều vào 2 yếu tố: nhu cầu của thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và giá cược vận chuyển khiến giá cả đầu vào còn cao. Ngoài ra, mục tiêu lợi nhuận cao mà Công ty đặt ra đã khiến giá cả than đá bán tại Việt Nam của Công ty còn cao, chưa có tính cạnh tranh. Do đó, giải pháp hết sức quan trọng trong giai đoạn tiếp theo là công ty cần phải định lại giá bán có tính cạnh tranh hơn. Để làm được điều này, Công ty cần:
- Đầu tư nghiên cứu hành vi, thông tin về nhu cầu cũng như chính sách nhập khẩu than đá của thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, qua đó có các chiến lược phù hợp để giữ ổn định giá đầu vào. Cụ thể:
Mua và theo dõi các chỉ dố ICI, S&P platt hoặc NewC;
Tham gia vào các Hội nghị than, các diễn đàn nhập khẩu than và An ninh năng lượng của Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Indonesia, Úc… và phân tích xu hướng tiêu dùng cũng như kịp thời cập nhật các thông tin chính sách xuất khẩu than của các nước;
Đầu tư trực tiếp vào các mỏ than hoặc ký các hợp đồng lâu dài với chủ mỏ để có nguồn hàng với giá cả ổn định, cạnh trạnh;
Tìm kiếm khách hàng mua than đá theo hợp đồng lâu dài (các Tập đoàn kinh tế Nhà nước) để qua đó giảm ảnh hưởng của việc thay đổi giá của thị trường.
Về giá cước: Công ty phải là đối tác uy tín, thực hiện đúng cam kết thưởng phạt với chủ tàu và hợp tác lâu dài với 1 hoặc 2 chủ tàu cho chuyến thường xuyên về Việt Nam, đặc biệt cần cố định giá cước với các hợp đồng đầu ra lâu dài với khách hàng để có được giá cước vận chuyển tốt.
3.3.2.2. Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng Luận văn: Giải pháp kiến nghị nhằm pháp triển doanh nghiệp
Công tác kinh doanh than đá nhập khẩu tại Việt Nam chịu sự cạnh tranh rất cao vì thị trường kinh doanh than đá nhập khẩu tại Việt Nam thực sự mở cửa đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong và ngoài nước. Do đó, bên cạnh việc tìm kiếm, mở rộng thêm khách hàng mới vì việc duy trì lượng khách hàng cũ là hết sức quan trọng đối với Công ty, do đó, ngoài việc giữ vững uy tín của Công ty bằng việc cung cấp than đá đảm bảo các điều khoản về chất lượng, thời gian giao hàng…thì tăng cường công tác chăm sóc khách hàng là một trong những giải pháp quan trọng để giữ vững khách hàng.
Để thực hiện được giải pháp này, ngoài việc luôn giữ vững uy tín của Công ty trong các lần giao dịch với đối tác về chất lượng than đá, thời gian giao hàng và giá cả, Công ty cần định kỳ giữ liên lạc để thắt chặt mối quan hệ với khách hàng, cùng trao đổi để hiểu rõ khách hàng đang có những nhu cầu gì về than đá để có những kế hoạch kinh doanh kịp thời…
3.4. Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu của công ty Visa Resources tại thị trường Việt Nam
Hiện nay, hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu tại Việt Nam đang và sẽ gặp phải nhiều thách thức như đã phân tích ở trên, do đó, để có thể hạn chế những thách thức này và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu tại Việt Nam được diễn ra thuận lợi hơn, người viết đề ra một vài kiến nghị như sau đối với Chính phủ: Luận văn: Giải pháp kiến nghị nhằm pháp triển doanh nghiệp
- Chính phủ cần đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý chuỗi cung ứng phụ vụ hoạt động nhập khẩu than đá
- Chính phủ cần ban hành các văn bản chỉ đạo thống nhất, chi tiết và đầy đủ về hoạt động nhập khẩu than
- Chính phủ cần có các hỗ trợ và chỉ đạo mang tầm chiến lược, ổn định lâu dài để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu
KẾT LUẬN
Than đóng vai trò quan trọng đối với các ngành công nghiệp, đặc biệt là sản xuất điện. Việc thiếu nguồn than cho các nhà máy nhiệt điện là một thực tế, đây là thách thức lớn đối với an ninh năng lượng quốc gia. Tại Việt Nam, nhiệt điện than hiện chiếm khoảng 39% tổng nguồn cung năng lượng của thế giới và đến năm 2030 con số này sẽ tăng thêm 1,5% nữa. Hiện trong cơ cấu điện của Việt Nam thì nhiệt điện than cũng chiếm khoảng 40%. Đến năm 2030, theo quy hoạch, sản lượng nhiệt điện than chiếm khoảng 50%. Một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Australia, Ấn Độ… nhiệt điện than cũng chiếm tỷ lệ trên 40% . Như vậy, trong vòng 15 – 20 năm nữa, vai trò của than trong sản xuất điện của Việt Nam vẫn rất quan trọng. Thiếu than cho các nhà máy điện là vấn đề đã được lường trước từ lâu. Với lượng sản xuất hiện nay đạt 40 – 41 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu lên đến trên 50 triệu tấn cho các nhà máy nhiệt điện thời gian tới, thì rõ ràng là việc đáp ứng than antraxit (có chất bốc thấp và nhiệt năng cao) đảm bảo cho các nhà máy điện trong nước là không khả thi. Nguy cơ thiếu than là hiện hữu. Hiện nay, than chủ yếu tập trung tại mỏ than Đông Bắc với trữ lượng khoảng 48,9 tỉ tấn than antraxit. Nhu cầu than cho điện tăng với tốc độ rất nhanh. Năm 2020, theo quy hoạch cần khoảng 60 triệu tấn than, năm 2025 cần 90 triệu tấn than và năm 2030 lên tới hơn 120 triệu tấn than. Trong kế hoạch 2017 – 2030, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 70 triệu tấn than bitum hoặc á bitum. Đây không thuần túy là vấn đề thương mại mà mục tiêu là để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Nắm bắt được tiềm năng lớn thị trường Việt trong việc sử dụng than đá nhập khẩu, tháng 2/2017, công ty Visa Resources đã chính thức thâm nhập vào thị trường Việt Nam để tiến hành hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu. Mặc dù mới hoạt động 2 năm, nhưng Công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong kết quả kinh doanh, cơ cấu khách hàng và cơ cấu sản phẩm, tuy nhiên vẫn tồn động nhiều hạn chế về nguồn cung, chất lượng than đá và hoạt động xúc tiến thương mại. Để có thể phát triển hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới, Công ty cần thực hiện nhiều giải pháp liên quan đến hoạt động nhập khẩu và hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu mà trước mắt, trong giai đoạn 2020 – 2030, Công ty cần thực hiện 4 giải pháp quan trọng, đó là: đa dạng hóa nguồn cung than đá bằng cách tăng cường khai thác thị trường Liên bang Nga và tìm kiếm thị trường mới – thị trường Úc; tăng cường công tác kiểm soát hoạt động nhập khẩu trên 2 phương diện: lựa chọn đối tác cung cấp than uy tín, có năng lực và gia tăng hoạt động kiểm soát chất lượng than đá; tăng cường các hoạt động xúc tiến tại thị trường Việt Nam và công tác chăm sóc khách hàng để duy trì, mở rộng mạng lưới khách hàng, là yếu tố chủ chốt mang lại doanh thu, lợi nhuận cho Công ty. Luận văn: Giải pháp kiến nghị nhằm pháp triển doanh nghiệp
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam