Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu của Công ty Visa Resources tại thị trường Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công ty Visa Resources là một trong ba công ty thuộc Tập đoàn Visa, là công ty thương mại quốc tế chuyên cung cấp các sản phẩm/hàng hóa chứa cacbon như: than nhiệt, than coke, than mỡ, than antraxit, ferro chrom và các loại khoáng sản khác như: quặng sắt, quặng mangan, quặng ferro chrom…Công ty có lịch sử hơn 10 hình thành và phát triển trong lĩnh vực kinh doanh than đá nhập khẩu (từ 2008 đến nay) và đã có mặt tại các thị trường: Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Nam Phi, Indonesia. Chính vì vậy, Công ty đã có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực kinh doanh than đá nhập khẩu, như: danh tiếng, kinh nghiệm, quy trình kinh doanh, nguồn cung than đá… Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
Mặc dù công ty Visa Resources đã có mặt tại các thị trường: Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Nam Phi, Indonesia nhưng đến tại thời điểm hiện nay, công ty chủ yếu kinh doanh than đá nhập khẩu trên 3 thị trường chính yếu: Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan.
Trong khi Ấn Độ là quốc gia nhập khẩu than lớn thứ hai trên thế giới và có xu hướng tiếp tục gia tăng khối lượng nhập khẩu than trong tương lai (dự kiến sẽ tăng mạnh từ 146 Mtce năm 2018 lên 708 Mtce trong năm 2023 theo dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế – IEA) thì Trung Quốc – quốc gia nhập khẩu than lớn nhất thế giới đang có xu hướng giảm dần lượng nhập khẩu và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi Trung Quốc có nhiều chính sách nhằm kiểm soát chặt hoạt động nhập khẩu than. Vào tháng 4/2018, một số cảng tại miền Nam và miền Đông Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp kiểm soát nhập khẩu than, từ việc cấm dỡ hàng đến thắt chặt giấy phép Hải quan. Hiện chưa rõ mức độ nghiêm trọng, quy mô và thời hạn của những biện pháp hạn chế này. Song, có một điều chắc chắn rằng Bắc Kinh muốn hạn chế mức tăng trưởng nhập khẩu than nhằm hỗ trợ giá than nội địa và khuyến khích hoạt động sản xuất than trong nước. Ngoài ra, việc chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua mang lại giá trị kinh tế to lớn cho người dân nhưng cũng khiến môi trường tại quốc gia này trở nên ô nhiễm trầm trọng. Thủ đô Bắc Kinh và 70 thành phố của Trung Quốc, khói mù đã bao phủ trên diện rộng buộc chính quyền phải đưa ra các mức báo động. Giải pháp đầu tiên và cũng là giải pháp mang lại nhiều lợi ích nhất mà các nhà cầm quyền Trung Quốc đưa ra là thay thế than đá bằng các loại khí đốt tự nhiên trong sinh hoạt, cũng như hoạt động thương mại. Nồi hơi và lò đốt sử dụng nhiên liệu là than đá, gỗ, hoặc các chất thải là nguồn phát sinh nhiễm lớn, có hại tới sức khỏe và tuổi thọ người dân, đặc biệt là miền Bắc Trung Quốc. Chính vì những yếu tố trên, vào cuối năm 2018, IEA dự báo tiêu thụ than ở Trung Quốc sẽ giảm 0,5% mỗi năm xuống còn 2.673 Mtce vào năm 2023. Đây cũng chính là khó khăn, thách thức cho hoạt động kinh doanh than nhập khẩu của tập đoàn Visa Resoures tại thị trường này.
Hiện nay trên thế giới, bốn nước nhập khẩu than lớn nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiếp theo là Đài Loan, Hồng Kông và các nước công nghiệp phát triển như: Hà Lan, Pháp, Italia, Anh… cũng là các nước nhập khẩu than chính. Thái Lan chỉ là thị trường nhập khẩu than với khối lượng khá khiêm tốn. Theo Kế hoạch phát triển ngành điện của Thái Lan cho giai đoạn 2015-2036, quốc gia này dự định xây thêm 20 nhà máy điện chạy bằng khí (17.728 MWe), 09 nhà máy điện chạy bằng “than sạch” (7.390 MWe) và 14.206 MW từ các trạm năng lượng tái tạo, bao gồm cả thủy điện, một phần lớn trong số đó sẽ được nhập khẩu từ Lào hoặc Myanmar. Việc có thêm đến hai nhà máy hạt nhân cũng nằm trong kế hoạch. Như vậy, với kế hoạch phát triển ngành điện này, xu hướng trong tương lai, Thái Lan sẽ giảm dần việc nhập khẩu than đá.
Như vậy, có thể thấy rằng, hiện nay Tập đoàn Visa Resoures chỉ mới đang kinh doanh than đá nhập khẩu chủ yếu trên 3 thị trường, con số này còn quá khiêm tốn và với những khó khăn trên thị trường Trung Quốc và Thái Lan khi trong tương lai, hai thị trường này lại có xu hướng giảm hoạt động nhập khẩu than đá thì việc tìm kiếm cho mình những thị trường kinh doanh mới để đa dạng hóa thị trường nhằm tăng doanh thu, giảm thiểu rủi ro khi phụ thuộc vào những thị trường cũ là điều hết sức cần thiết cho sự phát triển kinh doanh của Tập đoàn. Một trong những thị trường tiềm năng đó chính là thị trường Việt Nam khi theo các dự báo, đến 2030, Việt Nam vẫn tăng mạnh nhu cầu nhập khẩu than. Cụ thể như sau:
Tại Việt Nam, dự báo nhu cầu than trong Quy hoạch điều chỉnh “Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến 2020, có xét triển vọng đến 2030” (phê duyệt theo Quyết định số 403/2016/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ – sau đây viết tắt là QH 403/2016) được nêu ở bảng 0.1 sau:
Bảng 0.1 cho thấy nhu cầu than của nước ta ngày càng tăng cao. Cụ thể đến năm 2020: 86,4 triệu tấn; năm 2025: 121,5 triệu tấn; năm 2030: 156,6 triệu tấn. Trong đó, nhu cầu than cho sản xuất điện vào năm 2020 là 64,1 triệu tấn; năm 2025 là 96,5 triệu tấn và năm 2030 là 131,1 triệu tấn. Như vậy, đến năm 2030, nhu cầu than của Việt Nam được dự báo tương đương khoảng 87 triệu TOE (tấn dầu tiêu chuẩn), bình quân đầu người khoảng 0,84 TOE/người (tương ứng với dân số khi đó được dự báo là 104 triệu người). Theo dự báo trong Kịch bản thông thường của JEEI Outlook 2018 (tháng 10/2017), thì đến năm 2030 nhu cầu than bình quân đầu người của thế giới (TOE/người) là 0,5. Trong đó của Trung Quốc: 1,48; Nhật Bản: 0,93; Hàn Quốc:1,74; Đài Loan: 1,75; Malaixia: 0,86; Thái Lan: 0,35; Mỹ: 0,78; châu Đại Dương: 1,18. Như vậy, so với bình quân đầu người của thế giới thì nhu cầu than của Việt Nam đến năm 2030 cao hơn nhưng so với nhiều nước trong khu vực thì vẫn còn thấp hơn nhiều, nhất là so với Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, châu Đại Dương, Nhật Bản và một số nước khác giàu tài nguyên than. Qua đó cho thấy nhu cầu than tăng cao nêu trên là có thể chấp nhận được, xét cả trên phương diện mức độ phát thải CO2 bình quân đầu người. Vấn đề quan trọng đặt ra là liệu có nguồn than đáp ứng đủ nhu cầu than nêu trên hay không?
Theo dự báo trong QH 403/2016, sản lượng than thương phẩm trong nước dự kiến vào năm 2020 là khoảng 47-50 triệu tấn; năm 2025 khoảng 51-54 triệu tấn và năm 2030 là 55-57 triệu tấn. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân, ngoài nguồn than khai thác trong nước cần phải nhập khẩu than và đầu tư khai thác than ở nước ngoài đưa về phục vụ trong nước với mức sản lượng dự kiến đến năm 2020 là 37-40 triệu tấn, năm 2025 là 77-80 triệu tấn và đến năm 2030 trên 100-102 triệu tấn. Trong đó than nhập khẩu cho sản xuất điện khoảng 25,5 triệu tấn năm 2020; 72,5 triệu tấn năm 2025 và tới 90,3 triệu tấn năm 2030.
Tuy nhiên, theo số liệu cập nhật đến nay của Quy hoạch điện, nhu cầu than cho sản xuất điện có một số thay đổi so với dự báo trong QH403/2016, cụ thể như sau:
- Năm 2020: khoảng 61 triệu tấn (giảm 3 triệu tấn do một số dự án nhà máy nhiệt điện than vào chậm so với dự kiến như: Long Phú 1, Sông Hậu 1, Hải Dương…).
- Năm 2025: khoảng 108 triệu tấn (tăng 12 triệu tấn do công suất các nguồn điện mặt trời, điện sinh khối dự kiến huy động thấp hơn nên phải thay thế, bổ sung bằng nguồn nhiệt điện than).
- Năm 2030: khoảng 157 triệu tấn (tăng 26 triệu tấn do công suất các nguồn điện mặt trời, điện sinh khối dự kiến huy động thấp. Đồng thời, do tạm ngừng dự án nhiệt điện hạt nhân khoảng 4.600 MW nên phải thay thế, bổ sung bằng nguồn nhiệt điện than).
Ngoài ra, việc khai thác than trong nước gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nếu không có giải pháp đồng bộ để tháo gỡ sẽ khó có thể đạt được mức sản lượng đề ra trong QH 403/2016. Nguyên nhân chính của tình trạng này gồm là do:
- Nguồn tài nguyên than có mức độ thăm dò còn rất hạn chế, độ tin cậy rất thấp, đặc biệt tại các vùng mỏ truyền thống đã có dấu hiệu bước vào thời kỳ suy giảm. Tổng trữ lượng và tài nguyên chắc chắn và tin cậy chỉ chiếm 7,23% tổng tài nguyên than. Trong khi đó, việc đầu tư thăm dò nâng cấp trữ lượng có nhiều rào cản từ việc cấp phép, chồng lấn quy hoạch của địa phương nên thực hiện chậm so với tiến độ đề ra trong QH 403/2016.
- Hiện nay phần trữ lượng than có điều kiện khai thác thuận lợi đã cạn kiệt, hầu hết các mỏ than đều khai thác xuống sâu, đi xa hơn nên mức độ nguy hiểm và rủi ro ngày càng tăng, theo đó chi phí đầu tư, giá thành than ngày càng tăng cao. Ngoài ra, chính sách thuế, phí đối với than tăng cao cũng làm cho giá thành than được đà tăng vọt. Theo tính toán trong QH than 403/2016 thì giá thành than bình quân toàn ngành đến năm 2020 (ngàn đồng/tấn theo mặt bằng giá tại thời điểm năm 2015): 1.611; năm 2025: 1.718; năm 2030: 1.918. Nếu tính thêm thuế tài nguyên than từ 1/7/2016 tăng thêm 3% so với trước thì còn cao hơn nữa và cao hơn nhiều giá bán than bình quân thực tế của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (năm 2015: 1.522 ngàn đồng/tấn và năm 2016: 1.471,5 ngàn đồng/tấn).
- Thời gian tới, than ở Việt Nam được chuyển sang khai thác bằng công nghệ hầm lò là chủ yếu. Đây là công nghệ có chi phí cao, nguy hiểm, nhiều rủi ro, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tính mạng của người lao động, gây ra nhiều bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động, cho nên rất khó thu hút lao động, trong khi thời gian đào tạo công nhân hầm lò tương đối dài (2-3 năm).
- Chính sách, pháp luật của Nhà nước về sản xuất, kinh doanh than và tiêu thụ, sử dụng than còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa phù hợp với kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước gắn liền với đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nhất là chính sách thuế, phí ngày càng tăng cao theo hướng tận thu tài chính cho ngân sách nhà nước, đi ngược lại với chính sách khai thác tận thu tối đa, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên than được coi là nguồn lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
Tóm lại, với những phân tích trên có thể thấy rằng trong tương lai, nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam rất lớn.
Là công ty có thế mạnh trong lĩnh vực kinh doanh than đá nhập khẩu nhưng đang đối mặt với những khó khăn trong tương lai trên các thị trường kinh doanh chủ yếu, do đó, khi nắm bắt được tiềm năng phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu trên thị trường Việt Nam, tháng 02/2017, công ty Visa Resources đã chính thức bước vào thị trường Việt Nam để tiến hành hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu trên thị trường này. Sau 2 năm đầu hoạt động, Công ty đã bước đầu đạt được những kết quả khả quan, khối lượng và doanh số liên tục tăng qua các năm và hàng năm đều đạt được lợi nhuận. Tuy nhiên, vì mới chỉ ở giai đoạn đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nên Công ty vẫn còn nhiều hạn chế và điểm yếu trong quá trình hoạt động, bên cạnh đó Công ty phải đối đầu với nhiều khó khăn, đặc biết là chịu sự cạnh tranh cao từ các đối thủ cạnh tranh. Do đó, để có thể tận dụng được những cơ hội rộng mở về kinh doanh than đá nhập khẩu tại thị trường Việt Nam, công ty Visa Resources cần phải có những chiến lược rõ ràng và hướng đi đúng đắn trong tương lai.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, với tư cách là người quản lý và chịu trách nhiệm chính về hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu tại thị trường Việt Nam của công ty Visa Resources, người viết quyết định chọn đề tài “Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu của công ty Visa Resources tại thị trường Việt Nam” để làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
Mục đích chính của đề tài là hệ thống hóa các khái quát về hoạt động kinh doanh nhập khẩu, về mặt hàng than đá và tiến hành phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu của công ty Visa Resources tại thị trường Việt Nam cùng các phân tích liên quan để từ đó có những cơ sở cần thiết để đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu tại thị trường Việt Nam cho Công ty Visa Resources trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích trên, đề tài đề ra 3 mục tiêu nghiên cứu sau:
- Xây dựng khung phân tích về hoạt động kinh doanh nhập khẩu;
- Phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh than đá nhập khẩu của công ty Visa Resources tại thị trường Việt Nam;
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu của công ty Visa Resources tại thị trường Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu của công ty Visa Resources.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động nhập khẩu than đá của công ty Visa Resources trên một số thị trường chính như: Indonesia, Liên bang Nga, Nam Phi, Úc và hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu tại thị trường Việt Nam.
Về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu phân tích trong giai đoạn từ năm 2007 – 9 tháng đầu năm 2018, thông tin kinh doanh của Công ty tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ 2017 – quý I/2019 và các giải pháp, kiến nghị đưa ra cho giai đoạn 2020 – 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống: Thu thập và xử lý thông tin, số liệu thứ cấp thông qua sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các đề tài nghiên cứu, các báo cáo thống kê và các bài viết trên mạng Internet…và tiến hành phân tích, so sánh các thông tin, số liệu có được.
5. Đóng góp của đề tài Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
Đề tài đã hệ thống hóa các khái quát về kinh doanh nhập khẩu, về mặt hàng than đá và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu, từ đó có thể làm cơ sở, tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập khẩu nói chung và kinh doanh than đá nhập khẩu nói riêng.
Dựa trên hệ thống các khái quát trên, đề tài đi vào phân tích thực trạng quy trình, các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu của công ty Visa Resources tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài phân tích triển vọng, mục tiêu và định hướng phát triển, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu của công ty Visa Resources tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2020 – 2025.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, các danh mục và tài liệu tham khảo, Luận văn được chia thành 03 chương chính như sau:
- Chương 1: Khái quát về kinh doanh nhập khẩu, mặt hàng than đá và vài nét về thị trường kinh doanh than đá nhập khẩu của Việt Nam
- Chương 2: Thực trạng kinh doanh than đá nhập khẩu của công ty Visa Resources tại thị trường Việt Nam
- Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu của công ty Visa Resources tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH NHẬP KHẨU, MẶT HÀNG THAN ĐÁ VÀ VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG KINH DOANH THAN ĐÁ NHẬP KHẪU CỦA VIỆT NAM
1.1. Khái quát về kinh doanh nhập khẩu Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm
Để hiểu rõ hơn về khái niệm kinh doanh nhập khẩu ta cần phải tìm hiểu khái niệm về kinh doanh, về nhập khẩu hàng hóa.
Trước hết, kinh doanh là một hoạt động được một cá nhân hoặc một nhóm người thực hiện với mục đích sáng tạo ra lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh có nghĩa là sản xuất hoặc mua bán hàng hóa và dịch vụ để bán cho khách hàng. Trong hoạt động kinh doanh có hai loại lưu thông: lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ.
Theo luật Thương mại 2005: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. Vì vậy, ta có thể hiểu: Kinh doanh nhập khẩu là dùng tiền của, công sức, tài năng…vào việc mua hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam (được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật) để bán nhằm mục đích kiếm lợi.
Kinh doanh nhập khẩu là trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức có mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới.
1.1.2. Vai trò
Tác động của hoạt động kinh doanh nhập nhẩu được xem xét trên 3 đối tượng, đó là với nền kinh tế quốc dân, với doanh nghiệp và với người tiêu dùng để thấy rõ hơn những tác động tích cực và các tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
1.1.2.1. Đới với nền kinh tế quốc dân
Tác động tích cực
Nhập khẩu hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Nhu cầu xã hội hiện nay rất đa dạng vì thế chất lượng, mẫu mã, giá cả,… của các sản phẩm càng đa dạng bao nhiêu càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội bấy nhiêu. Hoạt động nhập khẩu đã là cách tốt nhất hiện nay để tăng mức thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng do hàng hóa được nhập về nhiều và trên thị trường hiện nay có đa dạng hơn về chủng loại các mặt hàng.
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là nhân tố tác động tích cực đến quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ của cả nền kinh tế. Tại sao lại có thể nói như vậy là do nhập khẩu tăng sẽ làm cho hàng hóa tự sản xuất trong nước buộc phải cải tiến kỹ thuật, sử dụng mẫu mã hình thức ưu mắt hơn thì mới có thể cạnh tranh được với hàng hóa nhập ngoại. Đồng thời, hoạt động kinh doanh dịch vụ trong nước cũng sẽ phát triển hơn do những sản phẩm phục vụ cho kinh doanh dịch vụ được cung cấp đầy đủ, tiện nghi và hiện đại hơn. Hoạt động này còn làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đóng thuế nhập khẩu. Theo số liệu thống kê, nguồn thu thuế nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước. Giai đoạn từ 1992 đến 1998, có những năm tỷ lệ đạt 26% tổng thu. Giai đoạn 1999 – 2004, do phải cắt giảm để thực hiện cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập, tỷ trọng có giảm đi những vẫn chiếm 15,9%. Nếu tính cả thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng nhập khẩu thì tỷ trọng thu từ hàng hóa nhập khẩu giai đoạn này đạt rất cao (31,1%) và duy trì ổn định cho đến nay. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh nhập khẩu còn góp phần tạo việc làm cho một bộ phận người lao động, giảm gánh nặng thất nghiệp cho xã hội. Hiện nay, một bộ phận lớn người lao động đang làm việc trong lịnh vực nhập khẩu và các lĩnh vực liên quan khác như thuế quan, ngân hàng,…
Tác động tiêu cực
Nếu các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu định hướng không rõ ràng có thể gây nên khủng hoảng thừa hoặc thiếu cho nền kinh tế. Khủng hoảng thừa trong trường hợp doanh nghiệp dự đoán nhiều hơn sức mua của thị trường và hàng hóa nhập về ồ ạt sẽ làm cho hàng hóa không tiêu thụ được do cung lớn hơn cầu, khủng hoảng thừa sẽ làm cho nền kinh tế giảm sút và hiệu quả kinh doanh không được như mong muốn. Bên cạnh đó, tác động của khủng hoảng thiếu cũng mang lại nhiều mặt tiêu cực cho nền kinh tế. Khi mà các nhà kinh doanh nhập khẩu không tính toán đúng nhu cầu của thị trường, hàng hóa nhập về quá ít sẽ làm cho giá cả leo thang rất nhanh do cung không đáp ứng nổi cầu. Như vậy, hoạt động kinh doanh nhập khẩu nếu không đựơc định hướng đúng sẽ rất dễ gây ra khủng hoảng thừa hoặc khủng hoảng thiếu làm thiệt hại cho nền kinh tế.
1.1.2.2. Đối với doanh nghiệp Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
Tác động tích cực
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu giúp cho các doanh nghiệp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng thu nhập và đảm bảo được việc làm cho cán bộ công nhân viên. Hàng hóa nhập về và được tiêu thụ sẽ làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp và với việc tính toán hợp lý giữa chi phí bỏ ra và doanh thu đạt được sẽ tạo ra mức lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp và từ đó doanh nghiệp sẽ có thêm một khoản dôi dư để trả lương cho cán bộ, tăng lương giúp cho người lao động đảm bảo hơn được chất lượng cuộc sống. Để đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu thì các cán bộ phải thay đổi tư duy theo hướng chuyên môn hóa để đáp ứng được quan hệ quốc tế mới có hiệu quả trong vấn đề kinh doanh nhập khẩu. Các doanh nghiệp cần chú trọng vấn đề tạo chữ tín. Các phòng ban phải tự vận động để nâng cao nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu, tăng thêm sự hiểu biết về luật pháp, thông lệ trong thương mại quốc tế. Chính những yếu tố bắt buộc đó đã làm cho trình độ của các cán bộ được nâng cao. Cơ sở vật chất cũng phải thay đổi với điều kiện của hoạt động kinh doanh nhập khẩu theo hướng tốt hơn. Để doanh nghiệp được cấp giấy phép nhập khẩu nhất là đối với các mặt hàng dược phẩm, thì buộc các doanh nghiệp phải có các xưởng đạt tiêu chuẩn GMP, các máy tính nối mạng, … Như vậy, để có hoạt động nhập khẩu buộc các doanh nghiệp phải có cơ sở vật chất hiện đại hơn từ đó doanh nghiệp sẽ có hướng sản xuất hàng hóa với tiêu chuẩn tốt hơn.
Tác động tiêu cực
Nếu doanh nghiệp không xác định được nhu cầu, chủng loại, số lượng hàng hóa thì dễ gây thua lỗ. Lúc này hoạt động nhập khẩu nghiễm nhiên trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp. Nguyên nhân có thể do thuốc quá hạn sử dụng, bị tồn kho quá lâu mà không tiêu thụ được hoặc việc nhập những loại nguyên liệu không phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp không nhạy bén với xu thế phát triển của toàn cầu sẽ gây thất thoát về tài chính. Ví dụ trong trường hợp điển hình đó là giá trị hàng hóa đang tăng lên thì doanh nghiệp nhập vào và khi giá hàng hóa đang xuống thì lại không nhập. Hoặc trong trường hợp có sự biến động tỷ giá, khi đồng ngoại tệ tăng, đồng nội tệ giảm giá là lúc doanh nghiệp không nên nhập khẩu hàng hóa nhưng nếu không nắm được rõ quá trình tăng giảm của tỷ giá thì doanh nghiệp rất dễ bị thất thoát về mặt tài chính ngay ở khâu đầu tiên.
Nếu doanh nghiệp không xác định tốt được nhu cầu của thị trường thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp đã nhập khẩu chậm hơn các doanh nghiệp khác và việc nhập khẩu thuốc chậm bỗng nhiên trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp khi mà lượng thuốc nhập về không còn tiêu thụ được nhiều trên thị trường.
1.1.2.3. Đối với người tiêu dùng Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
Tác động tích cực
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu giúp đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể lựa chọn mặt hàng theo ý muốn. Họ có thêm nhiều sự lựa chọn, có thể dùng mặt hàng tốt nhất với cùng một giá thành. Người tiêu dùng được đáp ứng nhu cầu nhanh và cấp thiết. Điều này càng thể hiện rõ hơn ở lĩnh vưc y tế. Lượng thuốc sản xuất trong nước hiện nay chưa đủ để đáp ứng cho người tiêu dùng. Một con số rõ nhất đấy là hiện nay trong các bệnh viện lượng thuốc ngoại chiếm tới 65% các chỉ định của bác sĩ, nhiều nhất là đối với những bệnh nhân ngoại trú. Như vậy, nếu không có lượng thuốc lớn từ hoạt động nhập khẩu sẽ không thể đáp ứng được ngay nhu cầu của các bệnh nhân đặc biệt trong các trường hợp cấp cứu.
Tác động tiêu cực
Có thể người tiêu dùng phải chịu giá cả quá cao nếu đó là hình thức nhập khẩu độc quyền tương đối. Một ví dụ để nói về hiện tượng độc quyền tương đối trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu đó là: nếu có dịch SAT thì doanh nghiệp nào nhập khẩu về trước thì có thể nâng giá thành lên cao, trong trường hợp này cung < cầu, cung không đáp ứng nổi cho cầu sẽ gây nên việc tăng giá đột ngột. Người tiêu dùng khi đó sẽ phải bỏ ra lượng tiền lớn hơn so với giá trị thực tế họ phải bỏ ra để nhận được các lợi ích mà họ cần.
1.1.3. Các hình thức
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa có thể được phân chia thành nhiều hình thức khác nhau tùy theo tiêu thức dùng để phân loại. Việc phân loại các loại hình kinh doanh nhập khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể xác định được những thế mạnh và điểm yếu của loại hình kinh doanh đang được áp dụng, từ đó có thể phát huy thế mạnh, khắc phục và hạn chế những nhược điểm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
1.1.3.1. Theo mức độ chuyên doanh Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
Kinh doanh chuyên môn hóa
Hình thức doanh nghiệp chỉ chuyên kinh doanh một hoặc một nhóm hàng hóa có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất nhất định. Chẳng hạn kinh doanh xăng dầu, kinh doanh sách báo…
Loại hình kinh doanh này có ưu điểm: Do chuyên sâu theo ngành hàng nên có điều kiện nắm chắc được thông tin về người mua, người bán, giá cả thị trường, tình hình hàng hóa và dịch vụ nên có khả năng cạnh tranh trên thị trường, có thể vươn lên thành độc quyền kinh doanh; Trình độ chuyên môn hóa ngày càng được nâng cao, có điều kiện để tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật. Đặc biệt là các hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên dụng tạo ra lợi thế lớn trong cạnh tranh; Có khả năng đào tạo được những cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia và nhân viên kinh doanh giỏi, có những kiến thức vững chắc đối với nghành hàng mà công ty kinh doanh.
Bên cạnh đó, loại hình kinh doanh này cũng có những nhược điểm nhất định, đó là: Trong điều kiện cạnh tranh – xu thế tất yếu của kinh tế thị trường, thì tính rủi ro cao. Khi mặt hàng kinh doanh bị bất lợi thì chuyển hướng kinh doanh chậm và khó đảm bảo cung ứng đồng bộ hàng hóa cho các nhu cầu.
Kinh doanh tổng hợp
Doanh nghiệp kinh doanh nhiều hàng hóa có công dụng, trạng thái, tính chất khác nhau, kinh doanh không lệ thuộc vào hàng hóa hay thị trường truyền thống, bất cứ hàng hóa nào có lợi thế là kinh doanh. Đây là loại hình kinh doanh của hộ tiểu thương, cửa hàng bách hóa tổng hợp, các siêu thị.
Loại hình kinh doanh này có ưu điểm: Hạn chế được một số rủi ro kinh doanh do dễ chuyển hướng kinh doanh; Vốn kinh doanh ít bị ứ đọng do mua nhanh, bán nhanh và đầu tư vốn cho nhiều ngành hàng, có khả năng quay vòng nhanh, bảo đảm cung ứng đồng bộ hàng hóa cho các nhu cầu; Có thị trường rộng, luôn có thị trường mới, việc đối đầu với cạnh tranh đã kích thích tính năng động, sáng tạo và đòi hỏi sự hiểu biết nhiều của người kinh doanh, có điều kiện phát triển các dịch vụ bán hàng.
Nhược điểm của loại hình kinh doanh này là: Khó trở thành độc quyền trên thị trường và ít có điều kiện tham gia liên minh độc quyền; Do không chuyên môn hóa nên khó đào tạo, bồi dưỡng được các chuyên gia ngành hàng.
Loại hình kinh doanh đa dạng hóa
Doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau nhưng bao giờ cũng có nhóm mặt hàng kinh doanh chủ yếu có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất. Đây là loại hình kinh doanh được nhiều doanh nghiệp ứng dụng, nó cho phép phát huy ưu điểm và hạn chế được nhược điểm của loại hình kinh doanh tổng hợp.
1.1.3.2. Theo chủng loại hàng hóa kinh doanh – Loại hình kinh doanh tư liệu sản xuất Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
Đối tượng kinh doanh là các sản phẩm phục vụ hoạt động sản xuất như máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất… Đặc điểm của loại hình kinh doanh này là: Tại Việt Nam, hiện nay, tư liệu sản xuất đang là mặt hàng được khuyến khích nhập khẩu nhằm phát triển sản xuất trong nước, phục vụ xuất khẩu, thể hiện ở mức thuế thấp hơn hoặc miễn thuế đối với loại hàng hóa này, việc nhập khẩu không hạn chế về số lượng, các ưu đãi trong vay vốn kinh doanh…; Thị trường tiêu thụ tư liệu sản xuất dựa vào sản xuất và phục vụ sản xuất. Quy mô thị trường phụ thuộc vào quy mô và trình độ tổ chức sản xuất của khu vực thị trường đó. Do đó, quy mô và cơ cấu thị trường phụ thuộc vào trình độ phát triển sản xuất của một quốc gia; Người mua chủ yếu là các đơn vị sản xuất, khối lượng hàng hóa trong mỗi lần giao dịch thường lớn và có thể cung cấp lâu dài thành từng chuyến; Người mua biết nhiều về tính năng và giá trị sử dụng của các sản phẩm khác nhau, có yêu cầu khá cao đối với quy cách và nơi sản xuất hàng hóa; Kinh doanh tư liệu sản xuất cần đồng bộ, ngoài việc cung cấp thiết bị chính còn cần đầy đủ phụ tùng, linh kiện, đối với một số sản phẩm có tính chất chuyển giao công nghệ, nhà kinh doanh còn phải cung cấp các chuyên gia hướng dẫn lắp đặt, sử dụng và đào tạo người sử dụng cho người mua.
Loại hình kinh doanh tư liệu tiêu dùng
Hàng tiêu dùng là các sản phẩm phục vụ mọi nhu cầu cho cuộc sống của con người, bao gồm các sản phẩm như hàng dệt may, đồ điện gia dụng, thực phẩm, lương thực, bách hóa phẩm…Mỗi loại hàng hóa lại rất đa dạng và phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất lượng sản phẩm…Thị trường hàng tiêu dùng thường có những biến động lớn và phức tạp, có những đặc điểm sau: Hiện nay, hàng tiêu dùng không phải là mặt hàng được khuyến khích nhập khẩu nhằm mục đích phát triển sản xuất trong nước. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng gặp phải một số cản trở như: danh mục hàng nhập khẩu chịu sự quản lý của bộ Thương mại, các cơ quan chuyên ngành, mức thuế cao, hạn ngạch nhập khẩu, quản lý ngoại tệ, hạn chế trong tín dụng ngân hàng (buộc doanh nghiệp phải ký quỹ 100% khi mở L/C)…; Đối tượng người tiêu dùng phong phú: bao gồm đủ mọi tầng lớp dân chúng, với những ngành nghề, trình độ, khả năng tài chính…khác nhau dẫn đến sự đa dạng trong nhu cầu đối với các loại hàng hóa; Người mua thường mua với khối lượng không lớn, phạm vi tiêu thụ rộng khắp, phân tán trên mọi khu vực địa lý gây ra những khó khăn và tốn kém cho việc vận chuyển, phân phối, bảo quản; Sức mua thường có những biến đổi lớn : những sự thay đổi trong đời sống của người dân như mức lương hạ, giá của một số sản phẩm thiết yếu tăng, môi trường chính trị biến động…thường dẫn đến những biến đổi lớn trong quy mô và cơ cấu tiêu thụ.
1.1.3.3. Theo phương thức kinh doanh nhập khẩu – Nhập khẩu trực tiếp
Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động kinh doanh mà các nhà độc quyền sản xuất công nghiệp trực tiếp mua hàng của các nhà sản xuất và phải tự tổ chức các khâu của quá trình nhập khẩu không qua trung gian. Hình thức này có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí trung gian nhưng mức độ rủi ro lại cao nếu như không tìm hiểu kỹ về mặt hàng cũng như quan hệ với các đối tác. Đối với hình thức này doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm pháp lý về mọi hoạt động, tự nghiên cứu thị trường, chịu mọi chi phí về giao dịch, giao nhận lưu kho, quảng cáo, chi phí tiêu thụ hàng hóa và thuế.
Nhập khẩu ủy thác
Nhập khẩu ủy thác là một hoạt động kinh doanh mà các doanh nghiệp muốn nhập khẩu một mặt hàng nào đó nhưng không có quyền tham gia hay không có khả năng tham gia, khi đó sẽ ủy nhiệm cho một doanh nghiệp khác giao dịch trực tiếp tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Bên nhận ủy thác sẽ nhận được một khoản thù lao gọi là phí ủy thác. Hình thức này có đặc điểm là: Bên nhận ủy thác không phải bỏ vốn cũng không phải xin hạn ngạch, không phải nghiên cứu thị trường do không phải tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu mà chỉ đứng ra đại diện cho bên ủy thác để tìm và giao dịch với đối tác nước ngoài, ký kết hợp đồng và làm thủ tục nhập hàng, thay mặt bên ủy thác khiếu nại, bồi thường với bên nước ngoài khi có tổn thất hay vi phạm hợp đồng xảy ra; Trong hình thức kinh doanh này, doanh nghiệp nhận ủy thác được nhận một phần thù lao gọi là chi phí ủy thác trị giá khoảng 0,5% đến 1,5% tổng giá trị hợp đồng và phải nộp thuế thu nhập trên nguồn thu này, không được tính doanh số và nộp thuế giá trị gia tăng. Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
Nhập khẩu dưới hình thức liên doanh liên kết
Là hoạt động nhập khẩu hàng hóa trên cơ sở hợp tác một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp nhằm phối hợp tác một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp nhằm phối hợp thế mạnh để cùng giao dịch nhập khẩu và cùng đề ra chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này theo hướng có lợi cho cả hai bên. Trong đó các bên cùng chia lãi và cùng chịu lỗ. Hình thức này có ưu điểm là chịu rủi ro ít hơn vì mỗi doanh nghiệp liên doanh, liên kết nhập khẩu chỉ phải góp một phần vốn nhất định, cùng với đó là quyền hạn, trách nhiệm, chi phí, lỗ lãi …của hai bên cũng với số vốn góp này. Doanh nghiệp đứng ra nhận hàng nhập khẩu sẽ được tính kim ngạch xuất nhập khẩu nhưng đến khi tiêu thụ chỉ được tính doanh số trên số hàng tính theo tỉ lệ vốn góp và chịu thuế giá trị gia tăng theo số vốn góp. Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp sẽ phải lập hai hợp đồng, một hợp đồng mua hàng với đối tác nước ngoài và một hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệp khác.
Nhập khẩu tái xuất
Là hình thức nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào trong nước, không nhằm mục đích tiêu thụ mà nhằm mục đích tái xuất sang nước thứ ba để thu được lợi ích lớn hơn. Nhập khẩu tái xuất có đặc điểm sau: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở nước tái xuất phải tính chi phí ghép mối đối tác xuất và đối tác nhập, đảm bảo lợi nhuận, thu được số tiền lớn hơn số tiền đã bỏ ra; Doanh nghiệp nước tái xuất phải lập 2 hợp đồng: một hợp đồng nhập khẩu và một hợp đồng xuất khẩu và không phải chịu thuế suất nhập khẩu; Để đảm bảo thanh toán hợp đồng tái xuất thường được thanh toán bằng thư tín dụng giáp lưng; Hàng hóa không nhất thiết phải chuyển về nước tái xuất mà có thể chuyển thẳng sang nước thứ ba nhưng tiền hàng thì trả luôn cho người tái xuất. Số tiền này thu được từ nước nhập khẩu và trả cho nước xuất khẩu.
Nhập khẩu theo hình thức hàng đổi hàng
Là hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu. Trong đó người bán chính là người mua, lượng hàng trao đổi có giá trị tương đương. Ưu điểm của hình thức này là vừa bán được hàng, vừa mua được hàng, tiết kiệm được chi phí Hình thức này có đặc điểm: Mang lại lợi ích cho cả hai bên bởi cùng một đồng mà vừa xuất khẩu được vừa nhập khẩu được hàng hóa mà không phải mất chi phí liên quan; Đối tác xuất khẩu cũng chính là đối tác nhập khẩu; Hình thức này chỉ áp dụng đối với trường hợp có nhu cầu buôn vấn đối lưu đối với hai nước. Hàng hóa nhập khẩu tuơng đương nhau về giá trị và cân bằng về giá cả.
Nhập khẩu đấu thầu
Là hình thức giao dịch đặc biệt trong đó người mua công bố trước các điều kiện giao hàng để người bán báo giá và các điều kiện khác. Sau đó người mua sẽ tiến hành lựa chọn để mua hàng của những người bán có báo giá và các điều kiện phù hợp nhất với những yêu cầu của người mua đặt ra. Đây là phương pháp được các nhà nhập khẩu sử dụng phổ biến. Ưu điểm của nó là chỉ có một người mua nhưng lại có rất nhiều người bán. Do vậy thông qua đấu thầu sẽ phát huy được tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, nhờ đó người mua sẽ có lợi hơn và thỏa mãn được nhu cầu của mình dễ dàng hơn.
1.1.4. Nội dung, quy trình kinh doanh nhập khẩu
1.1.4.1. Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là việc đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp phải làm khi muốn tham gia vào thị trường. Mục đích của hoạt động này nhằm xác định nhu cầu của thị trường và nhu cầu có khả năng thanh toán trên một địa bàn nhất định mà doanh nghiệp dự định sẽ kinh doanh trong tương lai. Nếu nghiên cứu thị trường đúng đắn và nghiêm túc sẽ đem lại cho doanh nghiệp những thông tin sát thực nhất về lượng cung, lượng cầu hiện tại cũng như tương lai của thị trường.
Việc thực hiện nghiên cứu thị trường thông qua các tiêu thức sau: – Kế hoạch sản xuất hàng hóa của các doanh nghiệp; – Công nghệ, công suất của máy móc mà các doanh nghiệp đang và sẽ sử dụng; – Định mức sử dụng nguyên liệu của từng doanh nghiệp; – Khả năng tự cung ứng và khả năng sử dụng các nguồn nguyên liệu thay thế khác; – Số lượng đối thủ cạnh tranh và khả năng cung ứng của các đối thủ; – Điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh.
Lập phương án kinh doanh
Căn cứ vào kết quả của hoạt động nghiên cứu thị trường, tiến hành lập phương án kinh doanh hàng nhập khẩu một cách chi tiết về: – Kế hoạch kinh doanh mặt hàng: cần phải xác định dựa vào nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường chứ không phải nhu cầu của thị trường; – Kế hoạch nhập khẩu hàng hóa; – Kế hoạch bán hàng: Công ty cần phải tính thật kỹ về chi phí kinh doanh bỏ ra cho từng mặt hàng, lợi nhuận dự kiến trên từng đơn vị hàng hóa từ đó sẽ đưa ra mức giá bán dự kiến cho từng loại hàng, sau đó tính tổng doanh thu và tổng lợi nhuận có thể đạt được với từng mức giá và mức lợi nhuận dự kiến cho mỗi đơn vị hàng hóa. Tuy nhiên việc tính toán chi phí kinh doanh và lợi nhuận dự kiến vào giá bán phải dựa vào giá bán hiện tại của hàng hóa trên thị trường để đảm bảo sao cho khi hàng hóa bán ra thị trường có mức giá cạnh tranh nhất, hợp lý nhất.
1.1.4.2. Quy trình nhập khẩu hàng hoá
Sau khi đã hoàn tất việc nghiên cứu thị trường và lập được phương án kinh doanh hoàn chỉnh, khả thi thì bước tiếp theo thực hiên là tổ chức công tác nhập khẩu hàng hóa. Việc tổ chức nhập khẩu hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau như: Điều kiện cơ sở giao hàng, hình thức kinh doanh nhập khẩu của công ty, những chính sách của nhà nước đối với mặt hàng mà công ty dự định nhập khẩu. Việc tổ chức nhập khẩu của công ty bao gồm: Đàm phán ký kết hợp đồng, trong bước này cần phải chú ý đến các điều khoản: tên hàng, số lượng, giá cả, chất lượng, chủng loại, phương thức giao nhận hàng, phương thức thanh toán…;- Mở L/C; – Thuê tàu (nếu mua FOB), mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu trong hợp đồng ký kết không quy định người bán phải mua bảo hiểm); – Tổ chức nhận hàng: kho bãi, phương tiện vận chuyển nội địa, phương thức bảo quản…; – Làm thủ tục hải quan, tiếp nhận hàng và tiến hành kiểm tra hàng hóa; – Làm thủ tục thanh toán; – Khiếu nại về hàng hóa (nếu hàng hóa có những hư hỏng hoặc sai lệch so với hợp đồng đã ký kết).
1.1.4.3. Tổ chức triển khai bán hàng nhập khẩu Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
Sau khi đã nhập được hàng về, công ty sẽ tiến hành tổ chức bán hàng và giao hàng cho các đơn đặt hàng. Việc làm này tiến hành càng nhanh thì càng giúp cho công ty thu hồi vốn nhanh chóng, và tốc độ quay của vòng vốn càng nhanh. Điều đó có nghĩa là công ty sẽ giảm được chi phí về kho bãi, chi phí cơ hội, chi phí bán hàng và sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty. Để phát triển thêm danh tiếng và thương hiệu của mình, công ty đã tham gia hội chợ triển lãm, tạo cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và thu thập thông tin trực tiếp từ khách mua hàng. Đồng thời cũng có thể thu thập được ngay những ý kiến phản hồi phía khách hàng về hàng hóa của công ty. Từ những thông tin thực tế thu thập được sẽ giúp công ty rút ra những điểm mạnh cũng như điểm yếu, những mặt còn hạn chế để kịp thời sửa đổi.
1.1.4.4. Đánh giá kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu
Đánh giá kết quả kinh doanh là một hoạt động mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Đây là một hoạt động nhằm xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong một thời gian nhất định thường là quý, 6 tháng hoặc năm. Từ những đánh giá về các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, chi phí, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu…công ty sẽ rút ra được những điểm mạnh của mình đồng thời cũng thấy được mặt yếu của mình và từ đó cần phải có những biện pháp giải quyết nhằm hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Khi đánh giá kết quả kinh doanh nhập khẩu, công ty thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận
Doanh thu và lợi nhuận chính là thước đo phản ánh hiệu quả kinh doanh phổ biến nhất. Doanh thu bán hàng có thể được tính một cách đơn giản bằng công thức sau:
TR= P x Q
Trong đó: TR: Tổng doanh thu bán hàng; P: Giá bán của mỗi đơn vị hàng hóa;
Q: Số lượng hàng hóa bán ra trong kỳ
Tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu:
TP= TR – TC
Trong đó: TP: tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu; TR: tổng doanh thu bán hàng; TC: Tổng chi phí kinh doanh hàng nhập khẩu bao gồm cả giá gốc hàng bán. Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
Chỉ tiêu mức doanh lợi trên doanh số bán
Trong đó: P1: Mức doanh lợi của doanh nghiệp trong kỳ; P: Lợi nhuận doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ; DS: Doanh số bán thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho biêt 1 đồng doanh số bán thực hiện mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ. Do đó nó có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ ra cho doanh nghiệp thấy kinh doanh những mặt hàng nào, thị trường nào mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Chỉ tiêu mức doanh lợi trên vốn kinh doanh
Trong đó: P2’: Mức doanh lợi của vốn kinh doanh trong kỳ (%);
VKD: Tổng vốn kinh doanh trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy kết quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh
Trong đó: P3’: Mức doanh lợi của chi phí kinh doanh trong kỳ (%); Cfkd: Tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp trong kỳ. Một đồng chi phí kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu
Chỉ tiêu này cho biết công ty bỏ ra bao nhiêu đồng ngoại tệ thì thu được một đồng nội tệ. Người ta thường lấy chỉ tiêu này so sánh với tỷ giá trao đổi ngoại tệ tại thời điểm thực hiện hợp đồng để biết rằng nếu so với việc đổi trong nước việc kinh doanh của công ty lợi hơn bao nhiêu. Từ đó công ty đưa ra quyết định liệu có tiến hành kinh doanh hay không
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập khẩu
Trên thực tế, việc xác định được chính xác và đầy đủ tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nào đó trong nền kinh tế sẽ tạo ra những thuận lợi nhất định trong việc đem lại hiệu quả cho hoạt động đó. Tuy nhiên, việc xác định này phức tạp và chỉ thực hiện được bằng cách chọn lọc ra những nhân tố cơ bản để nghiên cứu. Trong phạm vi bài viết này, người viết cũng chỉ đưa ra một số những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Các nhân tố ảnh hưởng sẽ được phân tích theo trình tự: các yếu tố thuộc về vĩ mô (phân tích theo mô hình PEST), các yếu tố thuộc về ngành hàng (phân tích theo mô hình Năm nhân tố của Michael Porter) và các yếu tố bên trong doanh nghiệp (gồm 2 yếu tố điểm mạnh và điểm yếu thuộc mô hình phân tích SWOT). Cụ thể như sau:
1.1.5.1. Các yếu tố thuộc về vĩ mô
Mô hình PEST là một trong những công cụ phổ biến nhất được sử dụng bởi các doanh nghiệp nhằm phân tích vị thế và những tác động từ thị trường bên ngoài. Mô hình PEST phân tích các thay đổi về Chính trị (Politics), Kinh tế (Economics), Xã hội – Văn hoá (Socio-culture) và Công nghệ (Technology) trong môi trường kinh doanh. Cụ thể như sau:
Chính trị
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một khu vực lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
Yếu tố này thường phân tích các khía cạnh sau:
- Sự bình ổn: Phương pháp này sẽ phân tích sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh. Ngược lại, các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.
- Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập… sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật lao động, Luật chống độc quyền, Chống bán phá giá …
- Chính sách: Các chính sách của Nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Chúng có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Có thể kể đến các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng…
Kinh tế
Các yếu tố kinh tế bao gồm mức độ tăng trưởng, lãi suất và tỷ lệ lạm phát của một nền kinh tế. Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến cách các doanh nghiệp hoạt động và ra quyết định.
Ví dụ, lãi suất có thể ảnh hưởng đến chi phí vốn của doanh nghiệp và do đó sẽ ảnh hưởng tới chiến lược phát triển và mở rộng một công ty. Tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến chi phí hàng hóa xuất khẩu, nguồn cung và giá hàng hóa nhập khẩu.
Xã hội – Văn hóa
Các yếu tố xã hội bao gồm khía cạnh văn hoá và những vấn đề như hiểu biết về sức khoẻ, tăng trưởng dân số, cơ cấu độ tuổi, nghề nghiệp và đặc biệt là an sinh xã hội. Những yếu tố xã hội này ảnh hưởng đến tổng cầu về sản phẩm dịch vụ của một công ty và cách mà công ty sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ sự già hóa dân số có thể gây nên sự thiếu hụt nhân lực trong các công ty và dẫn đến chi phí lao động tăng cao hơn. Dựa trên các yếu tố xã hội, các tổ chức có thể thay đổi chiến lược quản lý của mình để thích ứng được với những biến đổi này, ví dụ khi thiếu hụt nhân sự làm việc trí óc, công ty có thể thuê những người đứng tuổi hơn.
Công nghệ
Các yếu tố công nghệ bao gồm các khía cạnh về sinh thái, môi trường cũng như các khía cạnh liên quan đến nghiên cứu và phát triển (R&D) và tự động hóa. Các yếu tố công nghệ sẽ tác động đến rào cản gia nhập thị trường, mức năng suất tối thiểu, và sự cân nhắc về việc tự sản xuất hay thuê ngoài.
Ngoài ra, các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến chi phí và chất lượng của sản phẩm dịch vụ và thường sẽ dẫn đến những đổi mới sáng tạo.
1.1.5.2. Các yếu tố thuộc về ngành hàng Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay, đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích, mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh. Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:
Áp lực từ đối thủ cạnh tranh hiện tại
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong một ngành sản xuất thường bao gồm các nội dung chủ yếu như: cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng cơ cấu của ngành và hàng rào lối ra.
Cơ cấu cạnh tranh của ngành dựa vào số liệu và khả năng phân phối sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành sản xuất tập trung. Cơ cấu cạnh tranh thay đổi từ ngành sản xuất phân tán tới ngành sản xuất tập trung. Thông thường ngành riêng lẻ bao gồm một số các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có một doanh nghiệp nào trong số đó có vị trí thống trị ngành. Trong khi đó một ngành tập trung có sự chi phối bởi một số ít các doanh nghiệp lớn thậm chí chỉ một doanh nghiệp duy nhất gọi là độc quyền. Bản chất và mức độ cạnh tranh đối với các ngành tập trung rất khó phân tích và dự đoán.
Tình trạng cầu của một ngành là một yếu tố quyết định về tính mãnh liệt trong cạnh tranh nội bộ ngành. Thông thường, cầu tăng tạo cho doanh nghiệp một cơ hội lớn để mở rộng hoạt động. Ngược lại, cầu giảm dẫn đến cạnh tranh khốc liệt để các doanh nghiệp giữ được phần thị trường đã chiếm lĩnh. Đe dọa mất thị trường là điều khó tránh khỏi đối với các doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh.
Hàng rào lối ra là mối đe dọa cạnh tranh nghiêm trọng khi cầu của cạnh tranh giảm mạnh. Hàng rào lối ra là kinh tế, là chiến lược và là quan hệ tình cảm giữ doanh nghiệp trụ lại. Nếu hàng rào lối ra cao, các doanh nghiệp có thể bị khóa chặt trong một ngành sản xuất không ưa thích. Hàng rào này có thể do các yếu tố về chi phí quyết định. Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tương lai
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành. Đây là đe dọa cho các doanh nghiệp hiện tại và mức độ cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn. Do đó, các doanh nghiệp hiện tại trong cùng ngành sẽ tạo ra hàng rào cản trở sự gia nhập, thường thì nó bao gồm: – Những ưu thế tuyệt đối về chi phí: về công nghệ, nguồn nguyên vật liệu, nguồn nhân lực…; – Khác biệt hóa sản phẩm; – Sử dụng ưu thế về quy mô nhằm giảm chi phí đơn vị sản phẩm; – Duy trì, củng cố các kênh phân phối.
Áp lực từ khách hàng
Người mua được xem như là một sự đe dọa cạnh tranh khi họ buộc DN giảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng cao và dịch vụ tốt hơn. Ngược lại, khi người mua yếu sẽ mang đến cho DN cơ hộ để tăng giá bán nhằm kiếm được lợi nhuận nhiều hơn. Khách hàng ở đây có thể hiểu là người tiêu dùng cuối cùng, là nhà phân phối hoặc nhà mua công nghiệp.
Người mua có thể gây áp lực bằng cách liên kết với nhau mua một khối lượng lớn để có được giá cả hợp lý. Trong trường hợp có nhiều nhà cung ứng họ có quyền lựa chọn nhà cung ứng nào tốt hơn, do vậy các nhà cung ứng phải cạnh tranh với nhau.
Áp lực từ nhà cung cấp
Nhà cung ứng có thể được coi là một áp lực đe dọa khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Qua đó làm giảm khả năng cung ứng để đảm bảo cho các yếu tố đầu vào đủ về số lượng và đúng chất lượng cần thiết.
Áp lực từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc điểm cơ bản của nó thường có các ưu thế sản phẩm bị thay thế ở các đặc trưng riêng biệt. Ngày nay, sản phẩm của các DN cạnh tranh với nhau thông qua việc sáng tạo ra các giá trị mới, giá trị tăng thêm, giá trị cảm nhận hơn là giá trị hữu dụng vốn có của nó và người mua, khách hàng cũng bỏ tiền ra để mua những giá trị đó.
1.1.5.3. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Trong khi PEST là công cụ phân tích liên quan đến những yếu tố bên ngoài, thì phân tích SWOT tập trung vào những biến đổi bên trong liên quan đến các yếu tố bên ngoài. SWOT là viết tắt của S: Strength – Điểm mạnh, W: Weakness – Điểm yếu, O: Opportunity – Cơ hội, T: Threat – Thách thức. Tất cả những doanh nghiệp quản lý theo phong cách hiện đại sử dụng công cụ phân tích này, không theo cách này thi theo cách khác. Phân tích SWOT đặt điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp vào một tình huống rõ ràng với những cơ hội (để thành công) và thách thức (để thất bại) của doanh nghiệp. Ở đây, bài viết chỉ sử dụng 2 yếu tố là điểm mạnh và điểm yếu để phân tích các yếu tố thuộc về bên trong của doanh nghiệp
Điểm mạnh
Điểm mạnh (Strength) trong mô hình SWOT chính là lợi thế của riêng doanh nghiệp. Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà doanh nghiệp đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Hãy trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp làm điều gì tốt và tốt nhất? Những nguồn lực nội tại mà doanh nghiệp có là gì? Doanh nghiệp sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ… như thế nào?
Điểm yếu
Một cách dễ hiểu nhất, điểm yếu (Weakness) chính là những việc doanh nghiệp làm chưa tốt. Nếu cảm thấy lúng túng thì cách tìm ra điểm yếu đơn giản nhất chính là dò lại những lĩnh vực như nguồn lực, tài sản, con người…, nếu ở khoản nào “vắng bóng” điểm mạnh thì ở đó sẽ tồn tại điểm yếu, kém.
1.2. Khái quát về mặt hàng than đá
1.2.1. Khái niệm Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
Than là một dạng nhiên liệu hóa thạch, được hình thành từ thực vật bị chôn vùi trải qua các giai đoạn từ than bùn, và dần chuyển hóa thành than nâu hay còn gọi là than non (lignit), và thành than bán bitum, sau đó thành than bitum hoàn chỉnh (bituminous coal), và cuối cùng là biến đổi thành than antraxitt. Quá trình biến đổi này là quá trình phức tạp của cả sự biến đổi về sinh học và cả quá trình biến đổi của địa chất. Đặc biệt, quá trình biến đổi về địa chất là cả một quãng thời gian được tính bằng hàng triệu năm
Là một nhiên liệu hóa thạch được đốt để lấy nhiệt, than cung cấp khoảng một phần tư năng lượng cơ bản của thế giới và là nguồn năng lượng lớn nhất để sản xuất điện. Một số quy trình sản xuất sắt thép và các quy trình công nghiệp khác cũng đốt than.
1.2.2. Đặc điểm
Than hay các loại nhiên liệu rắn khác có những đặc tính cần thiết để có thể phân biệt thành các loại than tốt, than xấu, than dễ cháy, than khó cháy, than có nhiệt lượng cao, than có nhiệt lượng thấp…Để có thể hiểu được đặc điểm của than, ta có các đặc tính sau:
1.2.2.1. Thành phần hóa học của than
Trong than, các nguyên tố cấu thành bao gồm các thành phần sau:
Cacbon (C)
Cacbon là thành phần cháy chủ yếu trong nhiên liệu rắn, nhiệt lượng phát ra khi cháy của 1 kg cacbon gọi là nhiệt trị của cacbon, khoảng 34.150 kj/kg. Vì vậy lượng cacbon trong nhiên liệu càng nhiều thì nhiệt trị của nhiên liệu càng cao. Tuổi hình thành nhiên liệu càng già thì thành phần cacbon càng cao, song khi ấy độ liên kết của than càng lớn nên than càng khó cháy. Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
Hyđrô (H)
Hydro là thành phần cháy quan trọng của nhiên liệu rắn, khi cháy toả ra nhiệt lượng 144.500 kj/kg. Nhưng lượng hyđrô có trong thiên nhiên rất ít. Trong nhiên liệu lỏng hyđrô có nhiều hơn trong nhiên liệu rắn.
Lưu huỳnh (S)
Lưu huỳnh là thành phần cháy trong nhiên liệu. Trong than lưu huỳnh tồn tại dưới ba dạng: liên kết hữu cơ Shc, khoáng chất Sk, liên kết sunfat Ss. Lưu huỳnh hữu cơ và khoáng chất có thể tham gia quá trình cháy gọi là lưu huỳnh cháy Sc. Còn lưu huỳnh sunfat thường nằm dưới dạng CaSO4, MgSO4 , FeSO4 .., những liên kết này không tham gia quá trình cháy mà chuyển thành tro của nhiên liệu.
Vì vậy: S = Shc + Sk + Ss (%) = Sc + Ss (%)
Lưu huỳnh nằm trong nhiên liệu rắn ít hơn trong nhiên liệu lỏng. Nhiệt trị của lưu huỳnh bằng khoảng 1/3 nhiệt trị của cacbon. Khi cháy lưu huỳnh sẽ tạo ra khí SO2 hoặc SO3. Lúc gặp hơi nước SO3 dễ hoà tan tạo ra axit H2SO4 gây ăn mòn kim loại. Khí SO2 từ than đá thải ra ngoài là khí độc nguy hiểm vì vậy lưu huỳnh là nguyên tố có hại của nhiên liệu.
Oxy (O) và Nitơ (N)
Oxy và Nitơ là những chất trơ trong nhiên liệu rắn và lỏng. Sự có mặt của Oxy và Nitơ làm giảm thành phần cháy của nhiên liệu làm cho nhiệt trị của nhiên liệu giảm xuống. Nhiên liệu càng non thì Oxy càng nhiều. Khi đốt nhiên liệu, Nitơ không tham gia quá trình cháy chuyển thành dạng tự do ở trong khói.
Tro, xỉ (A):
Là thành phần còn lại sau khi nhiên liệu được cháy kiệt.
Độ ẩm (M)
Là thành phần nước có trong nhiên liệu thường được bốc hơi vào giai đoạn đầu của quá trình cháy.
Như vậy, về thành phần hoá học của nhiên liệu thì ta có các thành phần sau: C, H, O, N, S, A, M và có thể được thể hiện bằng thành phần phần trăm C+H+S+O+N+A+M=100%.
1.2.2.2. Thành phần công nghệ của than Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
Ngoài thành phần hoá học, người ta còn đánh giá đặc tính của than dựa trên thành phần công nghệ. Các thành phần công nghệ sử dụng để đánh giá than bao gồm độ ẩm, hàm lượng cốc, hàm lượng chất bốc, hàm lượng tro, nhiệt trị nhiên liệu.
Độ ẩm trong than (M)
Độ ẩm của than là hàm lượng nước chứa trong than. Độ ẩm toàn phần của than được xác định bằng cách sấy nhiên liệu trong tủ sấy ở nhiệt độ 1050C cho đến khi trọng lượng nhiên liệu không thay đổi. Phần trọng lượng mất đi gọi là độ ẩm nhiên liệu. Thực ra ở nhiệt độ 1050C chưa đủ để thải hoàn toàn độ ẩm ra khỏi nhiên liệu vì một số loại độ ẩm trong như ẩm tinh thể, thường phải ở nhiệt độ 500- 8000C mới thóat ra ngoài được.
Độ tro trong than (A)
Các vật chất ở dạng khoáng chất trong than khi cháy biến thành tro, Sự có mặt của chúng làm giảm thành phần cháy nghĩa là làm giảm nhiệt trị của than. Tỷ lệ tro trong than ảnh hưởng rất lớn đến tính chất cháy của than như: giảm nhiệt trị của than, gây nên mài mòn bề mặt ống hấp thụ nhiệt, bám bẩn làm giảm hệ số truyền nhiệt qua vách ống,…Ngoài ra một đặc tính quan trọng nữa của tro ảnh hưởng lớn đến quá trình làm việc của thiết bị cháy là độ nóng chảy của tro.
Độ tro của nhiên liệu được xác định bằng cách đem mẫu nhiên liệu đốt đến 800- 8500C đối với nhiên liệu rắn, 5000C đối với nhiên liệu lỏng cho đến khi trọng lượng còn lại không thay đổi. Phần trọng lượng không thay đổi đó tính bằng phần trăm gọi là độ tro của nhiên liệu. Độ tro của madut vào khoảng 0,2- 0,3%, của gỗ vào khoảng 0,5 – 1%, của than antraxit có thể lên tới 15 – 30% hoặc cao hơn nữa.
Một trong những đặc tính quan trọng làm ảnh hưởng đến điều kiện làm việc trong lò hơi là độ nóng chảy của tro.
Chất Bốc của than (V )
Khi đem đốt nóng nhiên liệu trong điều kiện môi trường không có Oxy thì mối liên kết các phân tử hữu cơ bị phân huỷ. Quá trình đó gọi là quá trình phân huỷ nhiệt. Sản phẩm của phân huỷ nhiệt là những chất khí được gọi là “Chất bốc” và kí hiệu là VC %, bao gồm những khí Hydro, Cacbuahydro, Cacbonoxit, Cacbonic. Những liên kết có nhiều Oxy là những liên kết ít bền vững dễ bị phá vỡ ở nhiệt độ cao, vì vậy than càng non tuổi bao nhiêu thì chất bốc càng nhiều bấy nhiêu, than bùn (V=70%), than đá (V=10-45)%, than antraxit (V=2-9) %. Nhiệt độ bắt đầu sinh ra chất bốc phụ thuộc vào tuổi hình thành của than, than càng non tuổi thì nhiệt độ bắt đầu sinh chất bốc càng thấp. Lượng chất bốc sinh ra còn phụ thuộc vào thời gian phân huỷ nhiệt. Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
Theo tiêu chuẩn ASTMD388 thì Chất bốc của than là thành phần bay hơi của than đã trừ đi độ ẩm khi mẫu than được đốt nóng trong chén có nắp đậy kín (không đưa không khí vào), ở nhiệt độ 800-8200C trong thời gian 7 phút, và được kí hiệu là V (%).
Chất bốc của than có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình cháy than, chất bốc càng nhiều bao nhiêu thì than càng xốp, dễ bắt lửa và cháy kiệt bấy nhiêu. Vì vậy khi cháy than ít chất bốc như than Antraxit của Việt nam thì cần phải có biện pháp kĩ thuật thích hợp.
Thành phần cốc trong than (FC )
Chất rắn còn lại (đã trừ đi độ tro) của than sau khi bốc hết chất bốc thì được gọi là cốc của than. Cốc là thành phần chất cháy chủ yếu của than. Tính chất của cốc phụ thuộc vào tính chất của các mối liên hệ hữu cơ có trong các thành phần cháy. Nếu cốc ở dạng cục thì gọi là than thiêu kết (than mỡ, than béo), nếu cốc ở dạng bột thì gọi là than không thiêu kết (than đá, than antraxit). Than có nhiều chất bốc thì cốc càng xốp, than càng có khả năng phản ứng cao, Cacbon không những dễ bị Oxy hoá mà còn dễ bị hoàn nguyên khí CO2 thành khí CO. Than gầy và than Antraxit không cho cốc xốp khi cháy, cho nên chúng là loại than khó cháy. Tuỳ thuộc khả năng thiêu kết của than mà than có màu sắc khác nhau. Than không thiêu kết có màu xám, than ít thiêu kết có màu ánh kim loại.
Độ cứng của than phụ thuộc vào độ xốp của cốc, than càng xốp thì độ bền càng bé than càng dễ nghiền.
Nhiệt trị của than
Nhiệt trị của than là nhiệt lượng phát ra khi cháy hoàn toàn 1 kg than, được kí hiệu bằng chữ Q (Kj/kg). Nhiệt trị của than được phân thành nhiệt trị cao và nhiệt trị thấp.
Xác đinh nhiệt trị bằng thực nghiệm được tiến hành bằng cách đo trực tiếp lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy một lượng nhiên liệu nhất định trong “Bom nhiệt lượng kế”. Bom nhiệt lượng kế là một bình bằng thép trong chứa oxy ở áp suất 2,5 – 3,0 MN/m2. Bom được đặt trong một thùng nhỏ chứa nước ngập đến toàn bộ bom gọi là “bình nhiệt lượng kế”. Nhiệt lượng toả ra khi cháy nhiên liệu dùng để đun nóng khối lượng nước này. Người ta đo được nhiệt độ của nước nóng và suy ra nhiệt trị của nhiên liệu. Để hạn chế ảnh hưởng do toả nhiệt ra môi trường xung quanh, người ta thường đặt bình nhiệt lượng kế vào một thùng khác có hai vỏ và chứa đầy nước, đảm bảo cho không gian xung quanh nhiệt lượng kế có nhiệt độ đồng đều. Phương pháp xác định nhiệt trị bằng tính toán dựa trên cơ sở tính nhiệt lượng toả ra khi cháy từng thành phần nguyên tố của nhiên liệu. Như vậy để tính chính xác nhiệt trị cần phải xác định chính xác, cũng như ảnh hưởng của hiệu ứng nhiệt sinh ra kèm theo các phản ứng cháy.
1.2.3. Phân loại
Phụ thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng cácbon và độ tro, người ta phân thành nhiều loại than. Mỗi loại than có những ưu, nhược điểm riêng và nhìn chung, không thể thay thế cho nhau được.
1.2.3.1. Than bùn
Than bùn được hình thành do sự tích tụ và phân huỷ không hoàn toàn tàn dư thực vật trong điều kiện yếm khí xảy ra liên tục. Quá trình này diễn ra tại các vùng trũng ngập nước. Các vùng đất ngập nước là những vùng có năng suất sinh học cao, điều kiện phát triển của thực vật rất thuận lợi. Tuy nhiên, lớp thổ nhưỡng tại các vùng này luôn trong điều kiện yếm khí; do đó, mặc dù sinh khối các loài cỏ sống trên mặt nước tăng nhanh, nhưng quá trình phân giải xác thực vật lại xảy ra chậm và không đạt tới giai đoạn vô cơ hoá dẫn đến tích luỹ hữu cơ. Tiếp theo cỏ là lau, lách, cây bụi, cây thân gỗ thay thế, kết hợp với quá trình kiến tạo địa chất, quá trình bồi tụ, lắng đọng phù sa đã chôn vùi kể cả cây thân gỗ, làm cho hữu cơ tích tụ thành các lớp và tạo thành than bùn.
Than bùn nằm ngay trên mặt đất hoặc sát mặt đất. Than bùn có nhiệt lượng cháy từ 1.500 đến 4.200kcal/kg. Than bùn làm chất đốt phục vụ nhu cầu địa phương, làm phân bón ruộng, nguyên liệu hóa chất, một số loại làm than hoạt tính.
1.2.3.2. Than nâu (lignite) Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
Than nâu hay còn gọi là than non (lignite) là loại đá trầm tích có màu nâu có thể đốt cháy được, được hình thành chủ yếu từ vật chất mùn (humit), một lượng nhỏ bitum và chất axit hữu cơ, thường có màu nâu hoặc đen.
Than nâu có hàm lượng cacbon khoảng 25-35%, độ ẩm cao khoảng 66%, và hàm lượng tro dao động từ 6% đến 19%. Suất sinh nhiệt của than nâu trong khoảng 10 – 20 MJ/kg khi ẩm. Than nâu có hàm lượng vật chất dễ bay hơi cao nên nó dễ dàng chuyển sang các sản phẩm dạng khí và lỏng so với các loại than đá cao cấp khác. Tuy nhiên, do độ ẩm cao và nhạy cháy có thể gây ra các rủi ro trong vận chuyển và lưu trữ. Than nâu chủ yếu được dùng làm nhiên liệu năng lượng, dùng luyện than nửa cốc, than khí hóa và thủy hóa.
1.2.3.3. Than bán bitum
Than bán bitum hay còn gọi là than gầy, cũng được biết đến là than lignite đen, loại than giữa than lignite và than bitum theo hệ thống phân loại ở Mỹ và Canada. Xét về giác độ địa chất thì than bán bitum là than trẻ, được hình thành cách đây 251 triệu năm. Ở trạng thái khô và không có tro, than á bitum chứa 42-52% cacbon, nhiệt lượng riêng trong phạm vi từ 19 đến 26 megajoules/kg. Than này có màu từ nâu xẫm đến đen, và sáng hơn than lignite, than bán bitum thường có một cấu trúc thớ gỗ hơn là cấu trúc chắc bóng. Vài loại than bán bitum trông rất giống than bitum.
Một tính ưu việt của than bán bitum là than này chứa ít nước hơn so với than lignite và vì vậy cứng hơn, một tính chất làm cho than này thích hợp hơn cho vận chuyển và lưu bãi. Tuy nhiên, hàm lượng hưu huỳnh của than bán bitum đôi khi thấp hơn 1%, thấp dưới mức lưu huỳnh trong than bitum. Điều này cho thấy phải đốt than bán bitum hiều hơn than bitum để sản sinh ra cùng lượng năng lượng như nhau. Nhiều nhà máy điện đã chuyển sang than bán bitum vì hàm lượng lưu huỳnh trong than bitum cao làm tổn hại đến môi trường. Than bán bitum được dùng chủ yếu làm nhiên liệu nồi hơi và cho các nhà máy nhiệt điện.
1.2.3.4. Than bitum hoàn chỉnh (bituminous coal)
Than bitum hoàn chỉnh (bituminous coal) hay còn gọi là than mỡ là một loại đá trầm tích được hình thành từ quá trình thành đá và nén ép nửa biến chất của vật liệu than bùn ban đầu. Thành phần chủ yếu của nó là các maceral: vitrinit, và liptinit. Than bitum tương đối mềm, chứa chất giống như hắc ín hay nhựa đường. Loại than này có chất lượng cao hơn than nâu nhưng thấp hơn than antraxit. Chúng được hình thành từ quá trình bị nén ép của than nâu. Nó có thể có màu đen hoặc nâu đen.
Hàm lượng cacbon trong than bitum thường giao động trong khoảng 60-80%; phần còn lại là nước, hydro, và lưu huỳnh…, chúng chưa được tách khỏi các maceral. Bank density trong khoảng 1346 kg/m³. Dung trọng tự nhiên khoảng 833 kg/m³ (52 lb/ft³). Nhiệt cung cấp từ than mỡ dao động trong khoảng 24-35 MJ/kg (21 triệu đến 30 triệu BTU/tấn) ở trạng thái ẩm, không có vật liệu khoáng. Trong công nghiệp khai khoáng than, đây là loại than cung cấp một lượng lớn khí metan, một khí nguy hiểm có thể gây ra các vụ nổ trong hầm lò. Tuy nhiên, than bitum vẫn được sử dụng rộng rãi, nhất là làm nhiên liệu cho các nhà máy điện vì nó sinh ra nhiệt lượng cao.
1.2.3.5. Than antraxit Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
Than antraxit có màu đen, ánh kim, đôi khi có ánh ngũ sắc. Đây là loại than không có ngọn lửa, cháy khó và cần thông gió mạnh mới cháy được. Nó có khả năng sinh nhiệt lớn hơn mọi loại than khác nên được dùng chủ yếu làm nhiên liệu nhiệt lượng cao. Than không tự bốc cháy nên có thể để chất đống lâu ngày, có độ bền cơ học cao, không bị vỡ vụn trong khi chuyên chở.
1.3. Vài nét về thị trường kinh doanh than đá nhập khẩu của Việt Nam
Việt Nam chỉ mới bắt đầu nhập khẩu than từ năm 2013 nhưng đã tăng hơn 6,5 lần sau 4 năm. Khối lượng than nhập khẩu của Việt Nam từ 2014 đến tháng 9/2018 được thể hiện trong biểu đồ dưới đây: giai đoạn 2013 –tháng 9/2018 “Nguồn: Tổng cục Hải quan”
Nhu cầu tiêu dùng than gia tăng đã kéo theo lượng than nhập khẩu không ngừng gia tăng. Trước năm 2014, thống kê hải quan không xếp than vào danh mục 50 mặt hàng nhập khẩu lớn, nhưng sang năm 2014, đã có 3,096 triệu tấn than được nhập khẩu, với trị giá 364,1 triệu USD. Năm 2016, nhập khẩu than đã tăng vọt lên 13,3 triệu tấn, kim ngạch đạt 927 triệu USD. So với năm 2015, tăng 92,4% về lượng và 69,4% về giá trị. Kết thúc năm 2017, Việt Nam đã nhập khẩu 14,5 triệu tấn than đá, tăng 9,8% so với năm 2016. Trị giá nhập khẩu đạt khoảng 1,52 tỷ USD, tăng 58,4% so với năm trước. Giá nhập khẩu than bình quân năm 2017 là 105 USD/tấn, tăng 44,2% so với năm 2016. Mặc dù lượng than cung cấp cho các hộ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đều đạt ở mức cao so với kế hoạch năm và vượt so với cùng kỳ năm 2017 do nhu cầu than của các nhà máy nhiệt điện và các hộ tiêu thụ đều ở mức cao so với dự kiến đầu năm. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu than đá vào Việt Nam sau khi sụt giảm liên tục từ tháng 6 đến tháng 8/2018, thì bắt đầu từ tháng 9/2018 tăng trở lại 31,9% về lượng và tăng 36,9% về kim ngạch; tháng 10/2018 tăng tiếp 8,5% về lượng và tăng 13,3% về kim ngạch, đạt 2,17 triệu tấn, tương đương 268,56 triệu USD. Tổng cộng 10 tháng đầu năm 2018, cả nước đã nhập khẩu 17,34 triệu tấn than đá, trị giá 2,05 tỷ USD, tăng 48,8% về lượng và tăng 71,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Ước tính chỉ nhập khẩu 11 tháng đã vượt 2,2 tỷ USD với gần 20 triệu tấn. Theo Quy hoạch điện 7, đến năm 2020, Việt Nam dự kiến phải nhập đến 50 triệu tấn than đá và năm 2030 là 80 triệu tấn.
Vì vậy, trước tình hình Việt Nam vẫn còn rất yếu và rất thiếu về cơ sở hạ tầng như cảng nước sâu, hệ thống kho bãi trung chuyển, khả năng vận chuyển quốc tế và nội địa,…nên để phục vụ cho nhu cầu sẽ phải nhập khẩu than số lượng lớn trong những năm tới đây, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều quy hoạch, chỉ đạo để thực hiện đầu tư xây dựng cảng biển nhập khẩu than đá. Tuy nhiên, đến nay nhiều quy hoạch, đề án vẫn còn nhiều bất cập chưa thực hiện được. Do vậy, hiện nay tại miền Nam Việt Nam chưa có cảng nào có khả năng tiếp nhận trực tiếp tàu có tải trọng đến cỡ Panamax (72.000 DWT) và cảng trung chuyển than nhập khẩu vẫn còn khá hạn chế.
Ngoài những chỉ đạo của Chính phủ liên quan đến cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác nhập khẩu than, Chính phú Việt Nam còn ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nhập khẩu than, đáng chú ý nhất là chính sách cho phép các nhà máy nhiệt điện được chủ động hơn trong việc nhập khẩu than đá thay vì phải thông qua các đơn vị đầu mối và chính sách thông thoáng, cho phép tất cả các công ty đều có thể nhập khẩu than, Nhà nước không giới hạn quyền nhập khẩu than của bất cứ đơn vị nào. Như vậy, thị trường kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam thực sự mở cửa đối với các doanh nghiệp kinh doanh than trong và ngoài nước.
Đến nay, tham gia thị trường nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt điện chạy than ngoài TKV, TCT Đông Bắc còn có PV Power Coal thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhập khẩu cho các dự án nhiệt điện của PVN; EVN nhập khẩu than cho các dự án nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu của EVN. Các chủ đầu tư, BOT tự nhập cho các dự án nhà máy nhiệt điện than của mình và nhiều doanh nghiệp thương mại trong và ngoài nước khác tham gia cung ứng than nhập khẩu về Việt Nam. Số doanh nghiệp tham gia thị trường nhập khẩu than cho điện năm 2016 ngoài TKV và TCT Đông Bắc theo thống kê lên tới 55 doanh nghiệp. Và đến nay, Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào thực hiện đầu tư khai thác than ở nước ngoài, mà mới chỉ có Công ty nhiệt điện An Khánh đã thành lập công ty liên doanh để khai thác than ở Indonesia với sản lượng khoảng 3 – 5 triệu tấn/năm.
Về thị trường nhập khẩu than đá, Australia, Indonesia và Trung Quốc là 3 thị trường lớn nhất cung cấp than đá cho Việt Nam; trong đó than nhập khẩu từ Australia chiếm 26% trong tổng lượng và chiếm 33,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu than của cả nước, đạt 4,52 triệu tấn, tương đương 692,52 triệu USD, tăng 47,6% về lượng và tăng 89,6% về trị giá so với cùng kỳ. Giá nhập khẩu cũng tăng 28,5%, đạt 153,1 USD/tấn. Nhập khẩu than từ thị trường Indonesia chiếm 50% trong tổng lượng và chiếm 31,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu than của cả nước, đạt 8,67 triệu tấn, tương đương 638,27 triệu USD, tăng rất mạnh 92,2% về lượng và tăng 115,4% về trị giá so với cùng kỳ. Giá nhập khẩu từ thị trường này tăng trên 12%, đạt trung bình 73,6 USD/tấn. Than nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tuy giảm 19,7% về lượng nhưng tăng 37,3% về kim ngạch, đạt 742.183 tấn, trị giá 255,19 triệu USD, chiếm gần 4,3% trong tổng lượng và chiếm 12,7 trong tổng kim ngạch nhập khẩu than của cả nước. Giá nhập trung bình tăng rất mạnh 71%, đạt 343,8 USD/tấn. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu than từ thị trường Nga 1,98 triệu tấn, trị giá 210,04 triệu USD, giảm 2,8% về lượng nhưng tăng 5,6% về kim ngạch. Nhập khẩu từ thị trường Malaysia 275.464 tấn, trị giá 15,69 triệu USD, tăng 85,6% về lượng và tăng 110,8% về kim ngạch. Nhập khẩu than từ Nhật Bản 20.128 tấn, trị giá 6,91 triệu USD, tăng rất 272,3% về lượng và tăng 321% về kim ngạch. Luận văn: Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu ở Việt Nam
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thực trạng than đá nhập khẩu tại CT Visa Resources