Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp HT cấp giấy chứng nhận sử dụng đất hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn trước và sau đo đạc bản đồ địa chính chính quy năm 2017 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.2. Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Kết quả đo đạc bản đồ địa chính tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
Trong những năm qua công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Cô Tô luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng và hoàn thành chỉ tiêu hàng năm được UBND thành phố giao. Tuy nhiên, để đạt được những kết quả đó, hàng năm UBND huyện đều giao nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận đối với từng xã, thị trấn và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường. Luận văn: Giải pháp HT cấp giấy chứng nhận sử dụng đất
Đồng thời, chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường hàng tháng giao ban với cán bộ địa chính các xã, thị trấn nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đánh giá kết quả thực hiện, nguyên nhân tồn tại nhằm đưa ra những biện pháp khắc phục; đồng thời, tại các phiên họp giao ban hàng tháng, UBND huyện nghe Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện báo cáo tình hình thực hiện và cho ý kiến chỉ đạo. Kết quả cấp GCN lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân đạt tỷ lệ cao.
Bảng 3.2. Số liệu đo đạc bản đồ năm 2017 của huyện Cô Tô
Số liệu bảng 3.2 cho thấy, công tác xây dựng quản lý, sử dụng hệ thống hồ sơ địa chính nhằm phục vụ công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phục vụ các công tác quản lý nhà nước về đất đai khác như lập hồ sơ giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất hộ gia đình, cá nhân đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất, là cơ sở để các cơ quan liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai đã được đầu tư xây dựng và có kết quả là hệ thống bản đồ được đo đạc năm 2017. Tuy nhiên về chất lượng bản đồ đo đạc không đáp ứng được yêu cầu chính xác thực tế nên việc sử dụng hệ thống bản đồ này cho việc cấp GCN là rất khó khăn.
Số liệu bảng 3.3 cho thấy, giai đoạn từ đầu năm 2018 trở về trước, kết quả cấp GCN đạt tỷ lệ cao. Ở giai đoạn đó huyện chưa đo đạc bản đồ địa chính nên số liệu diện tích dùng để cấp GCN là số liệu trích đo từng thửa. Kết quả cụ thể toàn huyện đã cấp được 5.180 GCN trên tổng số 6.366 GCN cần cấp đạt tỷ lệ 81,3%.
Đến năm 2018 huyện đã hoàn thành việc đo đạc địa chính và đưa bản đồ địa chính đã được nghiệm thu vào cấp GCN ban đầu và cấp đổi GCN theo bản đồ địa chính. Do đã cơ bản cấp GCN ở giai đoạn đầu nên số lượng GCN cấp lần đầu giảm nhiều, trong năm 2018 cấp được tổng số trên toàn huyện là 60 giấy đạt tỷ lệ 4,25 số giấy chứng nhận cần cấp lần đầu.
Bảng 3.3. Kết quả đăng ký, cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân tính theo hồ sơ Đơn vị tính: hồ sơ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đất Đai
3.2.2. Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh theo không gian Luận văn: Giải pháp HT cấp giấy chứng nhận sử dụng đất
Bảng 3.4. Kết quả đăng ký, cấp GCN tại huyện Cô Tô theo không gian tính theo hồ sơ tính đến 31/12/2019
Số liệu bảng 3.4 cho thấy, Triển khai thực hiện Quyết định số 3348/QĐ-UBND ngày 29/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc bổ sung có mục tiêu cho các địa phương kinh phí thực hiện công tác đo vẽ bản đồ địa chính, cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2018, Ủy ban nhân dân huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bảo đảm theo kế hoạch, chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn để hướng dẫn cán bộ địa chính cấp xã trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng thời phối hợp để giải quyết những tồn tại, vướng mắc ngay tại cơ sở, tạo điều kiện cho người dân hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tổng số GCN cần cấp được tính trên số lượng thửa đất theo bản đồ địa chính (trừ số thửa đất không cần cấp). Như vậy đến năm 2018, số lượng GCN cần cấp theo bản đồ địa chính trên toàn huyện là 6366 GCN, tổng cấp được 1290 GCN trong đó xã Đồng Tiến cấp được 800GCN, xã Thanh Lân cấp được 100 GCN và thị trấn Cô Tô cấp được số GCN là 390 giấy. Tỷ lệ cấp GCN lần đầu theo bản đồ địa chính thấp, nguyên nhân do số lượng thửa đất chưa được cấp GCN lần đầu sau năm 2017 cũng không còn không nhiều, đặc biệt tại xã Thanh Lân trong năm 2018 và 2019 số lượng thửa cấp lầ đầu không có, chủ yếu thực hiện cấp đổi theo bản đồ địa chính.
3.2.3. Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh theo loại đất Luận văn: Giải pháp HT cấp giấy chứng nhận sử dụng đất
Bảng 3.5. Kết quả đăng ký, cấp GCN trước đo đạc cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện Cô Tô theo loại đất tính theo diện tích
Số liệu bảng 3.5 cho thấy, Trước năm 2017 việc cấp GCN đối với các loại đất đạt tỷ lệ cao. Đất ở đô thì đã cấp 15,9 ha/16,02 ha đạt tỷ lệ 98%. Đất ở nông thôn đã cấp 27,607 ha/28,41 ha đạt tỷ lệ 97,17%. Đất sản xuất nông nghiệp đã cấp 222,728 ha/231,77 ha đạt tỷ lệ 96,1%, đất nuôi trồng thủy sản cấp được 10,63 ha/10,75 ha đạt tỷ lệ 98,85% diện tích cần cấp.
Bảng 3.6. Kết quả đăng ký, cấp GCN sau đo đạc cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện Cô Tô theo loại đất tính theo hồ sơ
Theo số liệu tại bảng 3.6 đất ở đô thị có tỷ lệ cấp đổi GCN sau đo đạc thấp nhât, đạt 13,21%, đất ở nông thôn có số hồ sơ kê khai là 930 hồ sơ, số hồ sơ được cấp GCN là 171, chiếm tỷ lệ 18,39%. Đất sản xuất nông nghiệp có số hồ sơ kê khai là 3.899 hồ sơ, số hồ sơ được cấp là 662 hồ sơ, đạt tỷ lệ 16,98%. Đất nuôi trồng thủy sản có số hồ sơ kê khai là 25 hồ sơ, số hồ sơ được cấp GCN là hồ sơ, tồn đọng 20 hồ sơ. Như vậy cho thấy, tỷ lệ cấp đổi GCN theo kết quả đo đạc năm 2017 là rất thấp, hầu hết các hộ gia đình, cá nhân đều còn chưa thống nhất được về diện tích đo đạc mới. Các thửa đất được đo đạc lại có diện tích sai lệch rất nhiều so với GCN đã cấp, do đó để hoàn thiện cơ sở pháp lý, công nhận toàn bộ diện tích của thửa cho người sử dụng đất cũng là cản trở tiến độ cấp đổi GCN.
3.2.4. Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh tính theo đối tượng sử dụng đất
Bảng 3.7. Kết quả đăng ký, cấp GCN tại huyện Cô Tô theo đối tượng tính theo hồ sơ trước 31/12/2017
Số liệu bảng 3.7 cho thấy, do các tổ chức sử dụng đất trên đảo Cô Tô đều có hồ sơ sử dụng đầy đủ, ranh giới sử dụng đất rõ ràng nên việc cấp GCN cho đối tượng là tổ chức đạt tỷ lệ cao. Đối với đất của cơ sở tôn giáo đang sử dụng còn 2 trường hợp chưa được cấp GCN là do bổ sung thêm công trình Chùa trên đảo Cô Tô (đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và được Hội đồng nhân dân tỉnh cho phép chuyển mục đích từ đất rừng sang đất cơ sở tôn giáo nhưng chưa hoàn thiện thủ tục cấp GCN.
Bảng 3.8. Kết quả tồn đọng, vướng mắc trong cấp GCNtại huyện Cô Tô
Số liệu bảng 3.8 cho thấy, số hồ sơ tồn đọng, vướng mắc chưa cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất nhiều (5.016 hồ sơ), trong đó ở thị trấn Cô Tô nhiều nhất là 2.248 hồ sơ. Nguyên nhân chủ yếu do đo đạc bản đồ địa chính tăng so với trước đây và điện tích mà dân đang sử dụng khác so với trong hồ sơ địa phương quản lý
3.3. Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh theo ý kiến của người dân và cán bộ quản lý
3.3.1. Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh theo ý kiến của người sử dụng đất Luận văn: Giải pháp HT cấp giấy chứng nhận sử dụng đất
Để làm rõ hơn về chất lượng công tác đăng ký đất đai tại Cô Tô, tác giả đã tiến hành khảo sát thu thập ý kiến người dân và cán bộ quản lý về công tác đăng ký đất đai, cấp GCN. Kết quả điều tra 100 phiếu trên cả ba địa bàn thị trấn Cô Tô, xã Thanh Lân, xã Đồng Tiến như sau:
a) Đánh giá theo tiêu chí cơ quan nhà nước tạo điều kiện
Bảng 3.9. Tổng hợp ý kiến của người dân theo tiêu chí cơ quan nhà nước tạo điều kiện
Theo số liệu điều tra ở bảng 3.9: khi được hỏi “Ông bà đánh giá mức độ tạo điều kiện của các cơ quan có thẩm quyền khi ông (bà) thực hiện việc đăng ký cấp GCN” có 70 phiếu trả lời ở mức độ “các cơ quan thẩm quyền tạo điều kiện tốt”, phiếu trả lời ở mức độ “các cơ quan thẩm quyền tạo điều kiện trung bình” và phiếu điều tra có câu trở lời “các cơ quan có thẩm quyền không tạo điều kiện”. Như vậy cho thấy các cơ quan có thẩm quyền trong việc đăng ký, cấp GCN cho người dân tại Cô Tô được đánh giá tạo điều kiện cho người làm thủ tục tốt, số lượng đánh giá không tạo điều kiện ít, rơi vào nhóm những người có nguồn gốc sử dụng đất không rõ ràng, cần xác minh, thẩm tra nên người dân chưa hiểu và cho rằng các cơ quan có thẩm quyền không tạo điều kiện
b) Đánh giá theo tiêu chí thái độ của cán bộ hướng dẫn hồ sơ
Bảng 3.10. Tổng hợp ý kiến của người dân theo tiêu chí thái độ của cán bộ
Số liệu bảng 3.10 cho thấy: Bộ phận một cửa là nơi tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính của mỗi địa phương, có vai trò quan trọng trong hoạt động của mọi cơ quan, là nơi tiếp xúc trực tiếp với người dân do đó công việc tại văn phòng một cửa luôn được chú trọng. Các cán bộ tiếp dân đều là những người có năng lực, trách nhiệm và có chuyên môn phù hợp. Kết quả đánh giá cho thấy, có 87% số phiếu trả lời “thái độ của cán bộ hướng dẫn nhiệt tình, tạo điều kiện” cho thấy các cơ quan nhà nước đang ngày càng hoàn thiện về thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ.
c) Đánh giá theo tiêu chí thủ tục hành chính
Số liệu bảng 3.11 cho thấy: Trước khi có kết quả đo đạc địa chính năm 2017, kết quả cấp GCN của Cô Tô đạt tỷ lệ khá cao, hầu hết đất của các tổ chức đã được cấp GCN, đất của hộ gia đình, cá nhân cũng đạt tỷ lệ trên 90%. Số liệu cấp GCN với tỷ lệ cao như trên là kết quả của việc đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục cho người dân, giúp hoàn thành việc đăng ký ban đầu. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ phiếu trả lời về thủ tục đơn giản đạt 48%, trong khi số phiếu trả lời về việc
Bảng 3.11. Tổng hợp ý kiến của người dân theo tiêu chí thủ tục hành chính
Thủ tục phức tạp là 23%. Đây là tỷ lệ đánh giá khá cao so với nhiều địa phương khác bởi thủ tục hành chính luôn là tiêu chí bị người dân đánh giá thấp nhất trong số các loại tiêu chí khảo sát về hành chính.
d) Đánh giá theo tiêu chí thời gian và số lần giải quyết hồ sơ
Để đánh giá về tiêu chí thời gian và số lần phải đến cơ quan hành chính giải quyết hồ sơ, học viên đã tiến hành điều tra bằng hai câu hỏi: Số lần số lần đến cơ quan giải quyết thủ tục để nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất? Ông/bà có hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thời hạn trả kết quả như đã hẹn không (trả trễ hẹn, đúng hẹn)?
Bảng 3.12. Tổng hợp ý kiến của người dân về số lần số lần đến cơ quan giải quyết thủ tục
Qua kết quả tổng hợp phiếu điều tra ở bảng 3,12 cho thấy, thời gian giải quyết thủ tục cấp GCN cho người dân vẫn chưa được đánh giá cao. Số lần người dân phải đến cơ quan hoàn thiện thủ tục đăng ký, cấp GCN từ hơn 2 lần trở lên khá nhiều. Thời gian giải quyết thủ tục còn dài ngày, trễ hẹn. Lý do thời gian bị kéo dàn và trễ hẹn với dân là do lực lượng cán bộ của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Cô Tô còn quá mỏng, số cán bộ không đủ để đáp ứng khối lượng công việc nhiều. Thực tế cũng cho thấy, quá trình sử dụng đất là quá trình kéo dài từ nhiều thời kỳ, có rất nhiều biến động trong quá trình sử dụng đất, do đó việc xác minh nguồn gốc sử dụng đất của nhiều trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc. Hơn nữa, các văn bản pháp luật về đăng ký đất đai, cấp GCN còn có sự thay đổi, bổ sung nhiều lần dẫn tới việc người dân chưa tiếp cận được với các chính sách, do đó kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký đất đai và cấp GCN.
Bảng 3.13. Tổng hợp ý kiến của người dân về thời gian giải quyết thủ tục Đơn vị tính: Phiếu
Số liệu bảng 3.13 cho thấy, chỉ có 30% người dân trả lời thủ tục giải quyết hồ sơ đúng hẹn, 53% sai hẹn và 17% sai hẹn dài ngày.
đ) Đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ
Bảng 3.14. Tổng hợp ý kiến của người dân về trình độ chuyên môn của cán bộ
Số liệu bảng 3.14 cho thấy: Kết quá điều tra về trình độ chuyên môn của cán bộ hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ lại không tốt nhu khi khảo sát về thái độ cùa cán bộ khi tiếp nhận hồ sơ, cụ thể: chỉ có 25% trường hợp được khảo sát cho rằng cán bộ có trình độ chuyên môn cao, 42% trường hợp cho rằng cán bộ có trình độ chuyên môn trung bình và có 33 % số trường hợp cho rằng cán bộ có trình độ chuyên môn kém. Với kết quả khảo sát này, công tác đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn cần được chú trọng và đầu tư hơn nữa, ở mức cán bộ có thể giải đáp mọi khúc mắc cũng như hướng dẫn được công dân trong lĩnh vực công về đất đai, một lĩnh vực cần có chuyên môn và thái độ tận tình hết lòng với nhân dân. Cũng có nhiều trường hợp do tính chất phúc tạp cùa hồ sơ lên cán bộ tiếp nhận cần báo cáo xin chi đạo cúa cấp trên chứ không thể tùy tiện phát ngôn và hướng dẫn, dẫn đến việc nhiều người cho rằng cán bộ có trinh độ chuyên môn kém, chua xử lý được các tình huống phát sinh. Đó cùng là một trong những lý do khiến người dân thấy rằng năng lực cán bộ còn hạn chế. Do vậy, khi đánh giá một vấn đề nào đó phái là đánh giá khách quan dựa trên cái từ nhiều phía, tránh áp đặt làm sai lệch sự việc. Luận văn: Giải pháp HT cấp giấy chứng nhận sử dụng đất
e) Đánh giá về số liệu sau đo đạc địa chính
Bảng 3.15. Tổng hợp ý kiến của người dân về số liệu sau đo đạc địa chính
Số liệu bảng 3.15 cho thấy: Kết quả đo đạc địa chính năm 2017 đang có sự chênh lệch rất nhiều so với GCN đã cấp tại giai đoạn trước 2017. Có những thửa đất diện tích tang lên gấp hàng chục lần so với GCN đã cấp ban đầu. Nguyên nhân là do ở giai đoạn trước, khi cấp GCN cơ quan nhà nước chỉ cấp đối với phần diện tích trong hạn mức được cấp, phần diện tích
3.3.2. Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh theo ý kiến của cán bộ quản lý
Bảng 3.16. Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý về công tác đăng ký đất đai, cấp GCN
Số liệu bảng 3.16 cho thấy: Kết quả điều tra đối với chính những cán bộ địa chính trên địa bàn ba đơn vị cấp xã và cán bộ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Cô Tô, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện. Kết quả cho thấy, hồ sơ tiếp nhận đầu vào đầy đủ, giấy tờ pháp lý chiếm 20% còn lại là hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa đầy đủ giấy tờ đang chờ bồ sung là 36,7%, hồ sơ khó khăn vướng mắc 30% và lý do khác là 13.33%. Đa số cán bộ đều cho rằng những hồ sơ đầy đù giấy tờ đều làm rất dễ dàng, không có vướng mắc gì và có mong muốn giải quyết sớm cho công dân được công nhận quyền sử dụng đất. Đối với những hồ sơ chưa đầy đù cần bổ sung các giấy tờ về nguồn gốc sử dụng đất, giấy tờ chứng minh thừa kế,..có những trường hợp xét đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận nhưng theo số liệu đo đạc địa chính mới phần diện tích tăng thêm quá nhiều dẫn đến nghĩa vụ tài chính phải nộp quá lớn làm cho nguời dân không thực hiện được.
3.4. Những khó khăn, tồn tại và giải pháp đẩy nhanh công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh Luận văn: Giải pháp HT cấp giấy chứng nhận sử dụng đất
3.4.1. Những khó khăn, tồn tại trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Cô Tô
Công tác cấp đổi, cấp lại gặp khó khăn do hồ sơ lưu giữ không thống nhất Công tác cấp đổi, cấp lại GCNQSD đất còn gặp nhiều khó khăn do yếu tố lịch sử để lại. Công tác quy hoạch ngành lâm nghiệp còn có sự chồng chéo với quy hoạch sử dụng đất do đó việc xác định ranh giới thửa đất, nguồn gốc sử dụng đất của các hộ gia đình mất nhiều thời gian.
Đất khu dân cư của huyện khá rộng, số hộ có diện tích từ vài nghìn m2 khá nhiều, có hộ gia đình đang sử dụng 1-2 ha. Phần lớn đất của các hộ gia đình sử dụng sau ngày 15-10-1993 đến nay, nếu được cấp GCN quyền sử dụng đất có thể phải nộp tiền sử dụng đất, hoặc chỉ được công nhận diện tích đất ở theo hạn mức đã được quy định là 180 m2, trong khi nhiều hộ gia đình đang ở trên thửa đất có diện tích rộng tới 1-2 ha . Với số tiền nộp quá lớn như vậy nên người dân không có khả năng về tài chính, hoặc không chấp nhận công nhận diện tích đất ở theo hạn mức. Điều này khiến người dân thắc mắc và cũng là nguyên nhân gây khó khăn hạn chế trong đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Công tác cấp GCN lần đầu trước khí có đo đạc địa chính đạt kết quả khá cao, tuy nhiên công tác cấp đổi GCN sau đo đạc lại đạt tỷ lệ thấp. Nguyên nhân là do số liệu đo đạc có chênh lệch quá lớn so với số liệu cấp GCN ban đầu. Do đó để hoàn thiện thủ tục xác minh, thẩm tra, công nhận lại diện tích đất đã cấp GCN là một quá trình phức tạp và khó khăn dẫn đến việc chậm tiến độ, kết quả cấp đổi không cao.
Hồ sơ khi đo, lập bản đồ địa chính còn nhiều thiếu sót và khả năng áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai chưa cao
Công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất cho các hộ gia đình cá nhân từ những năm 2004 trở về trước chỉ mặc định với một diện tích nhất định mặc dù diện tích đất của hộ gia đình sử dụng nhiều hơn tại thời điểm cấp Giấy CNQSD đất vì vậy khi đo đạc và làm hồ sơ cấp đổi, cấp lại GCNQSD đất theo bản đồ địa chính thì tại hồ sơ cấp GCNQSD đất trước đó không có ranh giới mốc giới cụ thể đối với thửa đất do đó mất nhiều thời gian kiểm chứng, xác minh đặc biệt là đối với các thửa đất có ranh giới giáp ranh với đất lâm nghiệp và đất quốc phòng.
Công tác đo đạc bản đồ địa chính được các đơn vị đo đạc độc lập và chưa phối hợp tốt với địa phương trong quá trình dẫn đạc do đó việc xác nhận ranh giới, mốc giới thửa đất đối với các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện trong quá trình kiểm tra sau hoàn thiện hồ sơ còn gặp nhiều khó khăn. Luận văn: Giải pháp HT cấp giấy chứng nhận sử dụng đất
Hệ thống hồ sơ địa chính của huyện hiện nay quản lý chủ yếu ở dạng giấy. Hồ sơ, sổ sách bị thất lạc nhiều, thiếu, chưa hoàn chỉnh hoặc không còn phù hợp với thực tế. Việc quản lý hệ thống hồ sơ địa chính, cấp GCN và cập nhật biến động vẫn thực hiện một cách thủ công, kém chính xác. Hiện nay huyện đã có bản đồ địa chính dạng số để phục vụ đăng ký đất đai. Tuy nhiên, bản đồ địa chính dạng số còn chưa chuẩn xác, việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận trong bộ sổ hồ sơ địa chính hoặc dưới dạng các file ghi nhớ đơn giản như wold, excel, mà chưa được áp dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
Về đội ngũ cán bộ chuyên môn: Số lượng cán bộ còn ít, trình độ chuyên môn của cán bộ chưa cao, chủ yếu là tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng hoặc đại học tại chức, trình độ tin học ở mức trung bình. Cán bộ địa chính cơ sở chưa nắm vững được các chính sách liên quan đến việc cấp GCN. Hơn nữa cán bộ địa chính thường xuyên luân chuyển công tác do đó cán bộ địa chính không nắm vững được tình hình nhà đất trên địa bàn cơ sở, lúng túng trong công tác, hồ sơ sổ sách bàn giao không đầy đủ.
Số tiền thực hiện nghĩa vụ tài chính khi chứng nhận chung quyền sử dụng đất nhiều: Quy định về nộp lệ phí trước bạ nhà ở, đất ở còn cao, phần lớn người dân trong huyện ở khu vực nông thôn nên khó có khả năng thực hiện hai khoản tiền khi đi đăng ký.
Nhận thức của người dân về quyền và nghĩa vụ thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận còn hạn chế
Người dân “không mặn mà” với việc đăng ký, cấp GCN, vì liên quan đến nghĩa vụ tài chính mà người dân phải nộp khi thực hiện việc đăng ký, cấp GCN. Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải hoàn thành các khoản lệ phí theo quy định của nhà nước như lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân ngoài ra còn có lệ phí đo vẽ trích đo thửa đất… Tại huyện Cô Tô số lượng hộ có diện tích vài nghìn m2 khá nhiều, có hộ gia đình đang sử dụng 1-2 ha. Như vậy số tiền lệ phí trước bạ phải nộp cũng có khi nên đến hàng chục triệu đồng nên nhiều hộ gia đình, cá nhân khó có khả năng thực hiện. Chỉ một bộ phận người dân bức xúc cần có GCN để tham gia các giao dich như: Chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn… mới nôn nóng làm “sổ đỏ”.
Qua số liệu thống kê, còn một số trường hợp chưa đi kê khai đăng ký đất đai ban đầu. Điều này đòi hỏi phải có sự tuyên truyền sâu rộng để người sử dụng đất có trách nhiệm, nắm được quyền và lợi ích của mình để thực hiện nghĩa vụ đăng ký đất đai, cấp GCN.
Tranh chấp đất đai ngày càng nhiều, công tác giải quyết tranh chấp đất đai chưa dứt điểm: Những năm gần đây, tình trạng khiếu kiện, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thị trấn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Số các vụ việc liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng, mua bán sử dụng đất, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất… trên địa bàn huyện 55 trường hợp; nguyên nhân chủ yếu như: quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, làm cho nhu cầu sử dụng đất tăng, thúc đẩy giá đất tăng cao; nhận thức của một số người dân về pháp luật đất đai còn hạn chế; việc quản lý đất đai còn nhiều thiếu sót, sơ hở; việc giao đất và cấp GCN tiến hành chậm; tình trạng lấn chiếm đất đai diễn ra phổ biến nhưng không được ngăn chặn và xử lý kịp thời.
3.4.2. Các giải pháp đẩy nhanh công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Cô Tô
UBND huyện Cô Tô cần xin ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cách giải quyết với các trường hợp mà hồ sơ lưu trữ không thống nhất để có cách giải quyết dứt điểm và không sai pháp luật chung cho những trường hợp này trên địa bàn huyện, tạo lòng tin với nhân dân nói chung và khi cấp đổi, cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính.
Cần khắc phục những trường hợp đo, lập bản đồ địa chính chưa đúng với thực địa theo đúng quy định của pháp luật để đấy nhanh tiến độ cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính; mời Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh tập huấn về việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai.
Cần thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn về quản lý đất đai nói chung và cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính nói riêng; nếu thiếu quá về số lượng thì đề xuất xin ý kiến tỉnh cho hợp đồng để tăng cường nhân lục thực hiện việc cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính.
Đề xuất xin ý kiến UBND tỉnh Quảng Ninh vận dụng chính sách cho khu vực biển và hải đảo để miễn hoặc giảm nghĩa vụ tài chính cho người dân trong việc cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính. Luận văn: Giải pháp HT cấp giấy chứng nhận sử dụng đất
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về pháp luật đất đai nói chung, đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận nói riêng để giúp dân nâng cao nhận thức về công tác này mà tự giác thực hiện, thấy rõ lợi ích của việc cấp GCN, làm cho họ hiểu được đây là quyền lợi và trách nhiệm của người sử dụng đất để người dân tự giác kê khai hồ sơ xin cấp GCN.
Giải quyết dứt điểm các tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện tạo niềm tin cho người sử dụng đất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Kết quả công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Cô Tô sau và trước khi lập bản đồ địa chính:
Tổng cả huyện Cô Tô (1 thị trấn và 2 xã) sau khi lập bản đồ địa chính năm 2018, có 5.004,93 ha đất tự nhiên; trong đó có 1.692,90 ha với 6.366 thửa đất cần cấp GCNQSD đất.
Từ đầu đến khi đo, lập xong bản đồ địa chính đã cấp được 5.240 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bằng 82,3% số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần cấp.
Sau khi đo, lập xong bản đồ địa chính đã cấp được 1.350 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cấp đổi 1.290 giấy, cấp mới 60 giấy). Tính theo diện tích thì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính được cho 276,865 ha.
Cả huyện Cô Tô còn 5.016 hồ sơ chưa cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính do diện tích kê khai, đăng ký tăng so với diện tích trong bản đồ địa chính.
1.2. Ý kiến của người dân và cán bộ quản lý đất đai như sau: Luận văn: Giải pháp HT cấp giấy chứng nhận sử dụng đất
Nhận xét của người dân về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính: cơ quan nhà nước tạo điều kiện tốt là 70,0%, không tạo điều kiện là 8,0%; cán bộ hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo là 87,0%, không nhiệt tình, gây khó khăn là 6,0%; thủ tục hành chính đơn giả, dễ hiễu là 48,0%, phức tạp là 23,0%; phải đến cơ quan nhà nước 2 lần là 55,0%, đến nhiều hơn 4 lần là 15,0%; thời gian giải quyết hồ sơ đúng hẹn là 30,%, sai hẹn dài ngày là 17,0%; trình độ chuyên môn của cán bộ cao là 25,0%, yếu là 33,0%; số liệu đo đạc bản đồ địa chính đúng với thực tế là 12,0%, không đúng là 88,0%.
Nhận xét của cán bộ về người dân khi đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính: hồ sơ đầy đủ, thuận lợi là 20,0%; chưa đầy đủ, khó giải quyết là 30,0%.
Chỉ ra được 6 khó khăn, tồn tại và đề xuất 6 giải pháp khác phục các khó khăn, tồn tại đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính.
2. Kiến nghị
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Cô Tô.
Áp dụng các giải pháp đã đề xuất ở mục để hoàn thiện, đẩy nhanh công tác cấp giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính tại huyện Cô Tô. Luận văn: Giải pháp HT cấp giấy chứng nhận sử dụng đất
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Công tác đăng ký quyền sử dụng đất tại huyện Cô Tô