Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng về tình hình đất đai của huyện Cô Tô hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn trước và sau đo đạc bản đồ địa chính chính quy năm 2017 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Khái quát về tình hình cơ bản của huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
3.1.1.1. Vị trí địa lý:
Cô Tô là huyện đảo nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, với tọa độ địa lý: Từ 20055’ đến 21015’7” vĩ độ Bắc. Từ 107035’ đến 108020’ kinh độ Đông. Huyện Cô Tô cách đất liền 100 km về phía đông bắc Vịnh Bắc Bộ, có tổng chiều dài biên giới biển tiếp giáp với Trung Quốc gần 200 km từ khơi đảo Trần đến ngoài phía đông đảo Bạch Long Vĩ của Hải Phòng. Luận văn: Thực trạng về tình hình đất đai của huyện Cô Tô
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Cô Tô
Phía Bắc giáp đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà), đảo Vĩnh Thực (thị xã Móng Cái).
- Phía Nam giáp vùng biển đảo Bạch Long Vĩ – Hải Phòng.
- Phía Tây giáp huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.
- Phía Đông giáp Thái Bình Dương.
Huyện Cô Tô là một quần đảo với hơn 40 đảo lớn nhỏ, trong đó có 3 đảo lớn: đảo Cô Tô, đảo Thanh Lân và đảo Trần. Diện tích đất nổi của huyện là 4.620 ha. Trong đó, đảo Cô Tô lớn là 1.780 ha, đảo Thanh Lân là 1.887 ha, đảo Trần là 512 ha, còn lại là các đảo diện tích nhỏ lẻ khác. Cô Tô có 3 đơn vị hành chính gồm 2 xã và một thị trấn.
3.1.1.2. Khí hậu, thời tiết
Quần đảo Cô Tô có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh mang tính chất khí hậu hải dương. Do chịu ảnh hưởng và tác động của biển đã tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi ven biển.
- Lượng mưa: Lượng mưa tương đối cao so với toàn tỉnh, trung bình năm là 1.707,8 mm, năm cao nhất 2.561,8 mm, thấp nhất khoảng 908 mm. Tuy vậy, lượng mưa phân bố không đều trong năm và phân làm 2 mùa rõ rệt.
- Chế độ gió – bão: Trên địa bàn huyện Cô Tô thường thịnh hành 2 loại gió chính là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Quần đảo Cô Tô là một trong những nơi chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất nước ta, bão thường xuất hiện vào thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 11.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đất Đai
3.1.1.3. Thuỷ văn, hải văn Luận văn: Thực trạng về tình hình đất đai của huyện Cô Tô
Nhìn chung chế độ thuỷ văn ở huyện Cô Tô phân bố không đều theo hai mùa, hệ thống sông suối trên đảo ít và ngắn, dốc, hay bị khô hạn về mùa đông. Huyện đảo Cô Tô là khu vực có chế độ hải văn điển hình cho vùng vịnh Bắc Bộ, phụ thuộc vào gió mùa. Vào thời điểm có gió mùa Đông Bắc, sóng biển thống trị có hướng Đông Bắc – Tây Nam, biên độ lớn và tương đối ổn định. Mùa hè sóng hướng Nam có biên độ nhỏ hơn sóng hướng Đông Bắc. Mùa mưa bão sóng đạt tới 6m. Thủy triều dao động lớn từ 3,95-4,95m.
Tóm lại: Huyện đảo Cô Tô nằm trong vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng trên biển; tạo thành điểm kết nối và tuyến du lịch, giải trí Hạ Long – Cửa Ông – Vân Đồn – Cô Tô. Đặc biệt Huyện có vị trí tiền tiêu trên biển của vùng Đông bắc Tổ quốc, gần các trung tâm kinh tế lớn của vùng như Hạ Long, Hải Phòng và các trung tâm du lịch như Vân Đồn, Móng Cái, đây là các yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế tổng hợp của huyện. Tuy vậy, huyện Cô Tô cũng chịu nhiều thách thức lớn trước sóng gió, bão tố của thiên nhiên, nằm cách xa đất liền và phải thường xuyên đối mặt với những vi phạm chủ quyền lãnh thổ trên biển và vùng biển của nước ta.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên Luận văn: Thực trạng về tình hình đất đai của huyện Cô Tô
Tài nguyên đất: Đất đai huyện Cô Tô được chia thành 3 nhóm chính gồm đất cát, đất giây, đất đỏ vàng.
- Nhóm đất cát: Nhóm đất cát được hình thành ven biển, ven các sông chính do sự bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động của các hệ thống sông và biển; có 3 đơn vị đất là: Bãi cát ven sông, ven biển; Đất cồn cát trắng vàng; Đất cát biển.
- Nhóm đất Glây: Đất Glây được hình thành từ các vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính phù sa; có một đơn vị đất là đất Glây chua.
- Nhóm đất đỏ vàng: Đất đỏ vàng được hình thành trên các loại đá sa thạch.
Hình thái phẫu diện đất thường có màu vàng đỏ, hoặc vàng nhạt, tầng đất hình thành dày hay mỏng thường chịu tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất.
Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Khả năng sinh thủy của toàn huyện là khá lớn, vào khoảng 48 triệu m3/năm, nhưng khả năng giữ nước lại rất kém. Bởi vì xung quanh huyện đảo là biển bao bọc, địa bàn bị chia cắt thành các hòn đảo nhỏ, sông suối ít, độ dốc lớn nên lượng nước mặt bị thoát nhanh, địa bàn không có hồ lớn tự nhiên. Trên địa bàn huyện có 13 con suối có chiều dài từ 1 km trở lên, chỉ hoạt động vào mùa mưa, trong đó đảo Thanh Lân có 9, đảo Cô Tô có 3 con suối.
Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm tính cho toàn quần đảo vào khoảng 10,65 triệu m3. Mực nước ngầm có độ cao lớn nhất là 4,5m và thấp nhất là 2m. Chất lượng nước ngầm từ trung bình đến kém, độ pH cao. Có thể sử dụng các giếng khoan hoặc đào giếng với độ sâu 8 – 20m để cung cấp nước, có những khu vực mực nước ngầm chỉ ở độ sâu 4-5 m như ở thôn Hải Tiến, xã Đồng Tiến. Một số nơi sát biển hay bị nhiễm mặn.
Tài nguyên rừng: huyện Cô Tô có 2.416,07 ha rừng, chiếm 48,27% diện tích tự nhiên huyện (tăng 325,50 ha so với năm 2010); toàn bộ là rừng phòng hộ.
Tài nguyên biển: Vùng biển Cô Tô có 127 loài thực vật phù du thuộc 31 chi, 3 ngành tảo. Động vật phù du có 54 loài thuộc 2 giống của 4 nhóm vỏ giáp, chân chèo. Động vật đáy ở độ sâu 5 đến 20m, đã phát hiện được 100 loài chủ yếu là giun tơ, giáp xác, thân mềm, da gai.., các loài có giá trị kinh tế cao như bào ngư, trai ngọc, ốc nón, tôm hùm, hải sâm. Cô Tô rất phong phú và đẹp nổi tiếng với rừng san hô Bắc Vàn, phát triển rộng lớn ở độ sâu 10 – 20 m với 70 loài, 28 giống, họ, trong đó có nhiều loài quý hiếm như san hô đỏ, san hô sừng. Rong biển có loài, thuộc 51 giống, 30 họ, 18 bộ, 5 lớp, 4 ngành, trong đó có nhiều loại làm thực phẩm, phân bón với diện tích phân bố khoảng 250 ha, sản lượng có thể khai thác vào khoảng 2.100 tấn/năm.
Tài nguyên du lịch: Huyện đảo Cô Tô hội tụ nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái biển cao cấp như:
- Cô Tô còn giữ được vẻ nguyên sơ của môi trường sinh thái nước, không khí trong lành, cấu tạo kiến trúc địa chất, địa hình và địa mạo dải bờ biển giàu hình ảnh và nên thơ, đặc biệt hấp dẫn với các bãi biển tự nhiên như Hồng Vàn, Vàn Chải và hai bãi biển tại đảo Cô Tô con. Cô Tô cũng có những cánh rừng nguyên sinh với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có hệ sinh thái biển phong phú và đặc biệt có loài sinh vật biển quý hiếm như bò biển…, rất thích hợp với du lịch nghỉ dưỡng, phù hợp với du lịch biển hiện nay của nước ta.
- Nằm ở vị trí địa lý ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, thiên nhiên đã ban tặng Cô Tô những nét độc đáo, bí ẩn của tự nhiên. Bờ biển của đảo có vị thế khác hẳn với các đoạn bờ biển trên đất liền thuộc tuyến Hạ Long-Bạch Long Vĩ. Bãi biển sạch, đẹp với dải cát trắng mịn, lại có sóng biển lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thể thao lướt ván, lướt sóng và bơi lặn. Các bãi biển trên đảo Cô Tô còn có đặc điểm độc đáo là sườn ngầm khá sâu rất tiện cho bơi lội, hợp với nhu cầu du khách tắm biển và thích khám phá.
- Đảo còn giữ được vẻ nguyên sơ, các bãi tắm và đất ven bãi biển chưa bị chia nhỏ (đảo Coto con phù hợp cho phát triển khu nghỉ dưỡng cao cấp vì chưa có dân sinh sống và trên đảo Cô Tô to còn nhiều vị trí phù hợp phát triển du lịch sinh thái biển)
- Với hàng nghìn ngư dân đánh bắt trên biển cũng như các tàu bè đánh bắt xa đất liền của các địa phương khác gần huyện nên Cô Tô có điều kiện thuận lợi phát triển thành dịch vụ hậu cần, làng nghề cá trên địa bàn huyện (đã được phê duyệt dịch vụ). Đây chính là một trong những điểm thu hút khách du lịch và tạo thành tuyến thăm quan du lịch làng nghề cá, bắt ốc, câu mực đêm, chế biến mực, cá khô.
- Đặc biệt, tương lai khu kinh tế hành chính đặc biệt Vân Đồn hình thành Cô Tô sẽ có điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch và tạo kết nối đối với Vân Đồn từ đó tạo ra chuỗi du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn du khách.
3.1.2. Khái quát về thực trạng phát triển kinh tế – xã hội huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh Luận văn: Thực trạng về tình hình đất đai của huyện Cô Tô
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Tăng trưởng và phát triển kinh tế: Tăng trưởng kinh tế huyện Cô tô có xu hướng ngược với xu hương tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung. Sau khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng kinh tế của huyện tăng vọt hơn hẳn so với giai đoạn trước đó. Do có những điều kiện thuận lợi riêng nên những tác động của khủng hoảng kinh tế tới huyện Cô Tô không rõ ràng. Mặt khác, nguồn thu nhập chính của huyện Cô Tô là khai thác tài nguyên biển và du lịch nhưng chủ yếu là khách du lịch bình dân giá rẻ nên ít bị tác động của khủng hoảng kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Hiện tại, kinh tế của huyện Cô Tô vẫn chủ yếu phụ thuộc vào ngành nông – lâm – thủy sản. Tuy nhiên, xu hướng phụ thuộc đang có xu hướng giảm dần khi đóng góp của ngành dịch vụ đang có xu hướng gia tăng và đặc biệt tăng mạnh từ năm 2013.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển một số lĩnh vực văn hóa – xã hội Luận văn: Thực trạng về tình hình đất đai của huyện Cô Tô
Giáo dục: Giáo dục – đào tạo được đầu tư phát triển toàn diện, tập trung nguồn lực cho xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy và học trong các nhà trường.
Y tế khám chữa bệnh và kế hoạch hóa gia đình: Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố và phát triển, mô hình quân – dân y kết hợp đáp ứng ngày càng cao nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Công tác phòng và quản lý dịch bệnh được tăng cường, các chương trình y tế quốc gia được thực hiện tốt. Đội ngũ y, bác sỹ đã được tăng cường chuyên môn, nâng cao y đức, hệ thống trang thiết bị y tế đã được đầu tư, nâng cấp; công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được quan tâm đúng mức.
3.1.3. Sơ lược công tác quản lý đất đai trên địa bàn Huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành: Với mục tiêu cụ thể hóa và tổ chức thực hiện tốt các chính sách và pháp luật về đất đai từ Trung ương đến địa phương, Phòng Tài nguyên – Môi trường và Nông nghiệp huyện Cô Tô đã tham mưu cho ban chấp hành Đảng bộ, UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về đất đai. Đồng thời, thực hiện việc tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân có thể nắm bắt kịp thời các chính sách của Nhà nước về vấn đề đất đai.
Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính: Hồ sơ về địa giới hành chính của các xã, thị trấn đều được lưu trữ, quản lý cả ở dạng giấy và ở dạng số để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong quản lý và sử dụng. Việc sử dụng các loại hồ sơ, tư liệu đảm bảo đúng quy định pháp luật. Luận văn: Thực trạng về tình hình đất đai của huyện Cô Tô
Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất: Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng theo định kỳ của Luật Đất đai. Thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2014 cấp huyện, cấp xã đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của 3/3 xã, thị trấn và cấp huyện. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên địa bàn toàn huyện đã được biên tập bằng công nghệ số. Đến nay đã xây dựng được bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Cô Tô theo đúng quy định và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Hoàn thành công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 kỳ cuối (2016 – 2020) cấp huyện và đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt. Hoàn thành xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2020 trên địa bàn huyện và đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt.
Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Về công tác giao đất:
- Đấu giá đất: Phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất, phòng Tài chính kế hoạch và Công thương hoàn thiện hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất tại các vị trí: Khối vận; Trạm y tế thị trấn cũ, Nhà văn hóa khu 2 cũ.
- Công tác giao đất đối với thửa đất đấu giá không thành: Phòng đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện ban hành văn bản số 503/UBND ngày 04 tháng 11 năm 2015 về chủ trương giao đất đối với các ô đất đấu giá không thành trên địa bàn thị trấn Cô Tô và hướng dẫn người dân có nhu cầu hoàn thiện hồ sơ giao đất theo quy định; và phối hợp với Ủy ban nhân dân thị trấn Cô Tô thẩm định 12 hồ sơ đề nghị giao đất. Hiện tại Phòng đang hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét phê duyệt.
- Giao nhà và đất kinh tế mới: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện ra Kế hoạch Tổ chức thực hiện giao đất, thanh lý nhà kinh tế mới được Ủy ban nhân dân huyện tạm giao, Ủy ban nhân dân xã cho mượn. Hiện tại Phòng đã phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch và Công thương thẩm định 24 hồ sơ đề nghị giao đất, thanh lý nhà kinh tế mới, dự thảo tờ trình và quyết định trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
Về công tác thuê đất:
- Thuê mới: Phòng đã tham mưu cho UBND huyện ra quyết định thuê đất cho 02 trường hợp nuôi trồng thủy sản; 03 trường hợp thuê đất bổ sung đất để chế biến sứa tại xã Thanh Lân.
- Gia hạn thuê đất: Phòng đã tham mưu cho UBND huyện ra quyết định gia hạn thuê đất cho 05 trường hợp thuê đất để chế biến sứa và 01 trường hợp thuê đất để nuôi trồng thủy sản.
- Thu hồi đất thuê: Phòng đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện thu hồi 14 trường hợp thuê đất đã hết hạn thuê đất mà không đủ điều kiện gia hạn thuê đất.
Về công tác thu hồi đất:
- Tuyến kênh tưới sau hồ C21 xã Đồng Tiến: Phòng đã tiến hành đo đạc các thửa đất thuộc diện giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án và tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện Cô Tô ra thông báo thu hồi đối với các thửa đất trên; trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt đơn giá bồi thường cho các thửa đất thuộc dện thu hồi của các công trình tuyến kênh tưới sau hồ C21 xã Đồng Tiến.
- Dự án Trụ sở công an thị trấn Cô Tô: Phòng đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thị trấn Cô Tô tiến hành điều tra giá đất thị trường để xác định đơn giá bồi thường cho các thửa đất thuộc diện thu hồi của công trình Trụ sở Công an thị trấn Cô Tô và tham mưu cho UBND huyện trình UBND tỉnh phê duyệt đơn giá đất bồi thường.
- Các dự án hồ chứa nước ông Thanh và hồ chứa nước ông Cự tại xã Thanh Lân; Hồ C4; Chùa trên đảo Cô Tô; Điểm dân cư tự xây: Phòng đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo HĐND tỉnh cho phép chuyển đổi mục đích đối với phần diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ thuộc các dự án.
- Tuyến kênh tiêu nội đồng thôn 3, xã Thanh Lân: Phòng đã tham mưu cho UBND huyện ra quyết định thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân tự nguyện trả lại đất để thực hiện công trình tuyến kênh tiêu nội đồng thôn 3, xã Thanh Lân.
Công tác chuyển mục đích sử dụng đất
Phòng đã tham mưu trình UBND huyện ra 20 quyết định chuyển mục đích sử dụng đất và chuyển thông tin sang Chi cục Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa khác sang xây dựng chuồng trại cho 01 trường hợp và trả 05 hồ sơ chuyển mục đích, trong đó 02 trường hợp không phù hợp quy hoạch sử dụng đất, 03 trường hợp tạm dừng theo Thông báo số 122/TB-UBND ngày 01/12/2015 của Ủy ban nhân dân huyện Cô Tô.
- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất: Năm 2015, Phòng Tài nguyên – Môi trường và Nông nghiệp huyện Cô Tô đã chủ trì phối hợp với các phòng ban liên quan, các xã, thị trấn, các chủ đầu tư tiến hành thống kê, kiểm đếm, lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư các dự án trên địa bàn.
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Công tác chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất: Ước tính năm 2019, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoàn thiện 105 hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất và chuyển thông tin địa chính sang Chi cục thuế để xác định nghĩa vụ tài chính, trong đó: Thị trấn 60 hồ sơ, Đồng Tiến 33 hồ sơ, Thanh Lân 12 hồ sơ.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Cấp cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Ước tính trong năm 2019, Phòng đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện cấp 25 GCNdo thực hiện giao dịch chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Luận văn: Thực trạng về tình hình đất đai của huyện Cô Tô
Công tác cấp GCN lần đầu: Trong năm 2019, đã hoàn thiện 77 trường hợp cấp GCN lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện, trong đó:
Đất ở đô thị cấp được 11 giấy, có diện tích là 1.761,31 m2
Đất ở nông thôn cấp được 09 giấy, có diện tích là 2.080,65 m2
Đất sản xuất nông nghiệp cấp được 40 giấy, có diện tích là 61.492,58 m2 Đất nuôi trồng thủy sản cấp được 03 giấy, có diện tích 18.254,88 m2 Đất sản xuất kinh doanh được 07 giấy, có diện tích 17.459 m2
Công tác cấp đổi giấy chứng nhận đồng loạt theo bản đồ địa chính: Ước tính đến ngày 31/12/2019, trên địa bàn huyện cấp 1.404/6366 giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính, đạt tỷ lệ 22% số giấy cần cấp, trong đó: Thị trấn Cô Tô: giấy; xã Thanh Lân: 149 giấy; xã Đồng Tiến: 855 giấy.
Thống kê, kiểm kê đất đai: Công tác kiểm kê đất đai năm 2015 được UBND huyện, UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện tốt, đúng quy định, hướng dẫn tại Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014. Kết quả kiểm kê đất đai đã được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu, phê duyệt. Các đợt thống kê đất đai hàng năm đều thực hiện tốt, theo đúng quy định của pháp luật.
Xây dựng hệ thống thông tin đất đai: Hiện nay công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai đang được huyện Cô Tô triển khai thực hiện, từng bước xây dựng hệ thống thông tin đất đai hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu quản lý, sử dụng đất đai và phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Quản lý tài chính về đất đai và giá đất: Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng đất thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất đai theo đúng quy định. Công tác giao đất, cho thuê đất, bồi thường khi thu hồi đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai thực hiện theo bảng giá đất năm 2015 – 2019 tại Quyết định số 3238/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất:
Chính quyền các cấp phối hợp chặt chẽ với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể thực hiện đúng chức năng, quyền hạn và trách nhiệm trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai và quản lý, giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai: Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý phạm pháp luật về đất đai luôn được quan tâm, thực hiện nghiêm túc nên đã hạn chế được những tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất.
Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai: Tham mưu UBND huyện triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 trên địa bàn huyện, tổ chức Hội nghị triển khai thi hành Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành cấp huyện tới lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể huyện và UBND các xã, thị trấn. Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn 3/3 xã, thị trấn đã triển khai Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành tới toàn thể công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn.
Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai: Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp, đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai được huyện thực hiện thường xuyên theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật, thể hiện những tiến bộ về cải cách hành chính trong khiếu nại, tố cáo. Trong năm 2019, Phòng Tài nguyên – Môi trường và Nông nghiệp huyện đã tiếp nhận 14 đơn kiến nghị với nội dung liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện. Phòng đã ban hành các văn bản giải quyết theo đúng quy định của pháp luật đất đai, đúng thẩm quyền, giải quyết 10 đơn, và 05 đơn đang trong quá trình xử lý.
Quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện công khai minh bạch trình tự, thủ tục, thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,… tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian đi lại, giảm phiền hà cho công dân, tổ chức; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn và cán bộ công chức, viên chức, tăng cường sự phối hợp trách nhiệm, khắc phục tình trạng đùn đẩy, gây khó khăn cho việc giải quyết công việc.
3.1.4. Hiện trạng sử dụng đất đai tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh Luận văn: Thực trạng về tình hình đất đai của huyện Cô Tô
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2019, huyện Cô Tô có tổng diện tích mặt đất là 5.004,93 ha. Chi tiết thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Cô Tô năm 2019
Đất mặt nước ven biển có mục đích khác MVK 49.129,6390,58
Số liệu bảng 3.1 cho thấy, tổng diện tích tự nhiên của huyện Cô Tô tính cả diện tích có mặt nước ven biển là 54.241,32 ha, trong đó: 90,77% là mặt nước ven biển, chỉ có 9,23% là diện tích mặt đất.
Trong phần 5.004,93 ha mặt đất, có 2.780,90 ha là đất nông nghiệp, bằng 55,56% tổng diện tích mặt đất, bằng 5,13% tổng diện tích tự nhiên; nhóm đất phi nông nghiệp là 1.200,42 ha, bằng 23,98% tổng diện tích mặt đất, bằng 2,21% tổng diện tích tự nhiên; nhóm đất chưa sử dụng là 1.023,63 ha, bằng 20,45% tổng diện tích mặt đất, bằng 1,89% tổng diện tích tự nhiên. Cụ thể:
Nhóm đất nông nghiệp: Trong 2.780,90 ha đất nông nghiệp, có 2.414,43 ha đất lâm nghiệp. Như vậy, diện tích đất nông nghiệp ở Cô Tô chủ yếu là đất rừng.
Nhóm đất phi nông nghiệp: Trong 1.200,42 ha đất phi nông nghiệp, có 989,60 ha đất quốc phòng. Như vậy, đất phi nông nghiệp ở Cô Tô chủ yếu là đất quốc phòng; đất dùng vào mục đích công cộng là 85,53 ha; đất đất ở chỉ có 50,80 ha.
Nhóm đất chưa sử dụng: Trong 1.023,63 ha đất chưa sử dụng, có 764,09 ha đất bằng chưa sử dụng. Như vậy, diện tích đất chưa sử dụng ở Cô Tô chủ yếu là đất bằng.
Với cơ cấu diện tích các nhóm, các loại đất như trên cho thấy, huyện Cô Tô còn khá hoang sơ, tương đối bằng phẳng, chưa phát triển nhiều; đây là tiềm năng rất lớn cho du lịch. Luận văn: Thực trạng về tình hình đất đai của huyện Cô Tô
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Giải pháp HT cấp giấy chứng nhận sử dụng đất