Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp hoàn thiện luật công chứng tại Tp HCM hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Công chứng hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng uỷ quyền
3.1.1. Những phương hướng chung
Trước những bất cập còn tồn tại trong các quy định cũng như những vướng mắc khi thực hiện pháp luật về hợp đồng ủy trên thực tế, yêu cầu hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền là vô cùng cần thiết và phải được tiến hành khẩn trương và cẩn trọng sao cho các quy định vừa đảm bảo tính quy phạm vừa phải hợp lý, giải quyết được những yêu cầu thực tế đặt ra.
Các quy định về hợp đồng ủy quyền được xây dựng, sửa đổi, bổ sung phải đảm bảo được tính rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp cận và mang lại hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn. Những quy định được xây dựng một cách rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp cận sẽ đến gần với người dân hơn, từ việc hiểu quy định pháp luật cùng thái độ tôn trọng các quy tắc chung mà pháp luật đặt ra, người dân sẽ vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tế một cách dễ dàng, đúng và hiệu quả, từ đó các tranh chấp về hợp đồng ủy quyền chắc chắn cũng sẽ được hạn chế.
3.1.2. Kiến nghị cụ thể hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng ủy quyền Luận văn: Giải pháp hoàn thiện luật công chứng tại Tp HCM
Để đáp ứng được yêu cầu của xã hội, những quy định của pháp luật về hợp đồng uỷ quyền được ban hành không chỉ điều chỉnh những quan hệ truyền thống mà còn điều chỉnh ở những lĩnh vực mới thương mại, lao động, đất đai,… Vì vậy, tác giả xin kiến nghị một số ý kiến hoàn thiện các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam về hợp đồng ủy quyền, cụ thể như sau:
Thứ nhất, cần quy định cụ thể hơn về hình thức của xác lập uỷ quyền bằng hợp đồng uỷ quyền hay giấy uỷ quyền
Rõ ràng có sự chênh nhau trong quy định của pháp luật và thực tế áp dụng, thực hiện pháp luật liên quan đến hình thức của văn bản uỷ quyền tham gia tố tụng. Để bảo đảm thủ tục uỷ quyền là minh bạch, thống nhất và để bảo đảm văn bản uỷ quyền tham gia tố tụng là đáng tin cậy, hạn chế những rủi ro cho chính các đương sự do hành vi giả mạo uỷ quyền gây ra, theo tác giả pháp luật cần phải có những thay đổi sau đây:
Thứ nhất, bãi bỏ hiệu lực của Điều 14 Thông tư 01/2020/TT-BTP ngày 03/03/2020 của Bộ Tư pháp: Điều Luật có nội dung trái với BLTTDS năm 2015 và Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính Phủ, làm hạn chế quyền lựa chọn hình thức văn bản uỷ quyền của đương sự.
Thứ hai, nếu công việc được uỷ quyền liên quan đến một nghĩa vụ của người uỷ quyền thì hai bên phải lập thành hợp đồng uỷ quyền. Để khắc phục tình trạng việc uỷ quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được uỷ quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng. Việc uỷ quyền không thuộc những trường hợp trên thì không cần phải lập thành hợp đồng uỷ quyền, mà có thể lập giấy uỷ quyền và chỉ cần người uỷ quyền ký tên vào giấy uỷ quyền. Trong khi đó, LCC không quy định vấn đề này.
Thứ hai, cần hoàn thiện quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền.
Để các quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền của
BLDS được hiện thực hóa, yêu cầu đặt ra là các nhà làm luật cần phải có sự chỉnh sửa để thống nhất giữa các quy định của luật chung (BLDS) và luật chuyên ngành (LCC). Đồng thời, khi thực hiện hợp đồng ủy quyền cũng cần cẩn thận trong việc lựa chọn người ủy quyền, đó nên là người tin tưởng, nhân phẩm tốt để không gây ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Bên cạnh đó nội dung hợp đồng ủy quyền nên có các quy định cụ thể về việc hủy hợp đồng ủy quyền và trách nhiệm của các bên. Để từ đó hạn chế được việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền.
Thứ ba, cần hoàn thiện quy định về nghĩa vụ báo cho bên thứ ba biết về thời hạn, phạm vi ủy quyền và về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền.
Nghĩa vụ báo cho bên thứ ba biết của hai bên trong quan hệ hợp đồng ủy quyền là nghĩa vụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia hợp đồng ủy quyền, đặc biệt là quyền lợi của bên thứ ba. Vì vậy, cần bổ sung quy định chế tài hay hậu quả của việc các bên không thực hiện báo cho bên thứ ba biết về công việc được ủy quyền hay công việc ủy quyền đã chấm dứt để các bên có ý thức hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ này, đảm bảo cho quy định về nghĩa vụ báo cho bên thứ ba biết về tình hình quan hệ ủy quyền có ý nghĩa trên thực tế. Luận văn: Giải pháp hoàn thiện luật công chứng tại Tp HCM
Thứ tư, giải quyết vấn đề trường hợp một trong các bên tham gia hợp đồng ủy quyền chết
Cần bổ sung thêm quy định để làm rõ trong trường hợp một trong các bên tham gia hợp đồng ủy quyền chết thì trách nhiệm của bên còn lại và những người liên quan sẽ như thế nào để có thể bảo vệ được quyền và lợi ích của tất cả các bên tham gia vào quan hệ ủy quyền. Trong trường hợp bên ủy quyền chết thì những người thừa kế của bên ủy quyền phải báo cho bên nhận ủy quyền biết về cái chết. Và nếu như việc chấm dứt ngay hợp đồng ủy quyền sẽ làm thiệt hại đến lợi ích của bên ủy quyền thì bên nhận ủy quyền phải tiếp tục thực hiện hợp đồng ủy quyền cho đến khi người thừa kế của bên ủy quyền có thể tiếp nhận lại việc bên ủy quyền đã ủy quyền. Trường hợp bên nhận ủy quyền chết thì những người thừa kế của bên nhận ủy quyền phải thông báo cho bên ủy quyền biết về cái chết, và trường hợp nếu chấm dứt ngay hợp đồng ủy quyền sẽ làm thiệt hại đến lợi ích của bên ủy quyền thì những người thừa kế của bên nhận ủy quyền phải tiếp tục thực hiện các công việc mà bên nhận ủy quyền đang thực hiện dở cho đến khi bên ủy quyền ủy quyền công việc đó cho người khác hoặc trực tiếp thực hiện công việc đã ủy quyền.
Thứ năm, xây dựng cơ sở pháp lý để hạn chế tình trạng hợp đồng ủy quyền giả tạo diễn ra trên thực tế.
Thực tiễn cho thấy, phạm vi ủy quyền do các bên tự thỏa thuận nên nhiều người đã lợi dụng quan hệ ủy quyền trong việc định đoạt tài sản để chiếm đoạt tài sản người khác một cách dễ dàng hoặc che đậy quan hệ chuyển nhượng nhằm trốn thuế, gây thiệt hại cho nguồn thu ngân sách Nhà nước. Thực trạng này diễn ra sôi nổi trong lĩnh vực bất động sản như ủy quyền mua bán, thế chấp nhà ở, quyền sử dụng đất, ủy quyền giao dịch chứng khoán. Đồng thời người dân cũng chưa có hiểu biết đầy đủ, chưa có nhận thức sâu sắc những quy định pháp luật về hợp đồng ủy quyền nên họ sẵn sàng chấp nhận tham gia vào quan hệ ủy quyền mà không lường trước được những rủi ro khi người khác lợi dụng hợp đồng ủy quyền để trục lợi.
Do hành lang pháp lý còn thiếu quy định điều chỉnh các quan hệ tồn tại trên thực tế, nhiều quy định còn chưa phù hợp, chưa đáp ứng được hết yêu cầu cuộc sống đặt ra, vì vậy, hiện tượng “lách luật”, hay lạm dụng các quy định của pháp luật, trong đó có việc lạm dụng hợp đồng ủy quyền để sử dụng dưới hình thức hợp đồng ủy quyền giả tạo để đạt được những mục đích nhất định xảy ra trên thực tế là không thể khắc phục triệt để mà chỉ có thể hạn chế. Vì vậy, để hạn chế tình trạng giao kết hợp đồng ủy quyền giả tạo trên thực tế, nhà làm luật cần bổ sung những quy định mới về nghĩa vụ xác định rõ những công việc ủy quyền, phạm vi ủy quyền cụ thể trong nội dung hợp đồng ủy quyền; trường hợp có cơ sở xác định việc các bên sử dụng hợp đồng ủy quyền để che giấu một giao dịch khác cần có chế tài áp dụng và có các quy định hạn chế thực hiện việc công chứng những trường hợp nêu trên tại các tổ chức hành nghề công chứng nhằm mục đích hạn chế việc xác lập hợp đồng ủy quyền giả tạo vào trong các văn bản quy phạm pháp luật để có cơ sở áp dụng thống nhất và có giá trị pháp lý cao.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Luật Kinh Tế
3.2. Nâng cao hiệu quả thực hiện công chứng hợp đồng uỷ quyền tại thành phố Hồ Chí Minh Luận văn: Giải pháp hoàn thiện luật công chứng tại Tp HCM
Theo Sở Tư pháp TP.HCM tính đến năm 2017, hiện TP.HCM có 74 tổ chức hành nghề công chứng gồm 07 Phòng công chứng và 67 Văn phòng công chứng với gần 400 công chứng viên.
Trong năm 2017, các tổ chức hành nghề công chứng tại TP.HCM thực hiện được 1.971.699 vụ việc công chứng (tăng 7,9% so với năm 2016) với tổng số phí công chứng thu được là hơn 531 tỉ đồng [17].
Bà Phan Thị Bình Thuận, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM chia sẻ: TP.HCM là trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước với dân số khoảng 13 triệu người. Nhu cầu giao dịch dân sự, kinh tế của cá nhân, tổ chức trên địa bàn TP là rất lớn, kéo theo là sự gia tăng về số lượng vụ việc cũng như tính chất phức tạp của các hợp đồng, giao dịch trong xã hội. Điều này đòi hỏi hoạt động công chứng phải không ngừng nâng cao chất lượng. Công tác quản lý nhà nước phải thường xuyên chú trọng và tăng cường nhằm phòng ngừa tranh chấp, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, đảm bảo sự ổn định xã hội.
Để nâng chất hoạt động công chứng, Sở Tư pháp TP.HCM phối hợp với Hội Công chứng TP.HCM tổ chức thường xuyên những lớp bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên. Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công chứng tại TP.HCM, tạo môi trường cho công chứng viên, chuyên viên… của các tổ chức hành nghề công chứng giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động nghề nghiệp. Đồng thời, Sở cũng có cơ sở đánh giá trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của công chứng viên, nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn của công chứng viên trong hoạt động hành nghề để kịp thời có giải pháp hiệu quả hơn trong công tác quản lý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Thực tiễn công chứng hợp đồng uỷ quyền cho thấy việc thực hiện quy định này cũng còn nhiều bất cập và khó khăn, vướng mắc như trong việc xác lập hình thức uỷ quyền, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền, giải quyết trường hợp một trong các bên tham gia hợp đồng uỷ quyền chết, tình trạng hợp đồng uỷ quyền giả tạo diễn ra trên thực tế,… Vì vậy, hoạt động của người đại diện theo uỷ quyền trong các giao dịch dân sự khi thực hiện quyền của mình còn nhiều hạn chế. Luận văn: Giải pháp hoàn thiện luật công chứng tại Tp HCM
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên chủ yếu do bất cập của các quy định pháp luật về hợp đồng uỷ quyền gây ra không ít những khó khăn cho các bên trong quan hệ hợp đồng ủy quyền thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, phần khác do sự thiếu hiểu biết của người dân về vấn đề này. Điều này, đã dẫn đến nhiều tranh chấp về hợp đồng uỷ quyền xảy ra ngày càng nhiều trên thực tế xã hội hiện nay.
Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu nâng cao vai trò của hợp đồng uỷ quyền trong cuộc sống, Chương 3 của Luận văn đã đưa ra một số đề xuất có giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện và thực hiện pháp luật về hợp đồng uỷ quyền.
KẾT LUẬN
Hợp đồng ủy quyền là một dạng của hợp đồng dân sự, là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Như vậy, cá nhân, tổ chức khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình có thể trực tiếp hoặc thông qua người đại diện. Theo đó, người được ủy quyền (cá nhân hoặc pháp nhân) nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện (cá nhân hoặc pháp nhân khác) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền đó có thể phải trả thù lao hoặc không tùy vào thỏa thuận của các bên hoặc pháp luật quy định.
Về cơ sở pháp lý: Hợp đồng ủy quyền được quy định trong BLDS 2015 từ Điều 562 đến Điều 569. Chế định đại diện được quy định tại Điều 134, 135, 139, 140, 141,142,143 BLDS 2015.Về nội dung: Nội dung ủy quyền không được vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội. Về hình thức: hợp đồng ủy quyền phải lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực thì mới có giá trị pháp lý. Trừ trường hợp trong các tổ chức, doanh nghiệp việc ủy quyền có thể không cần công chứng, chứng thực. Về thời hạn ủy quyền: Do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp chủ sở hữu, sử dụng tài sản vì lý do nào đó (khách quan hoặc chủ quan) mà không thể tự thực hiện được các quyền của mình cho nên phải nhờ đến cá nhân hoặc tổ chức khác để thực hiện. Ví dụ như: ủy quyền quản lý, thế chấp, chuyển nhượng, mua bán, tặng cho,… tài sản.
Về mặt thuận lợi, hợp đồng ủy quyền tạo thuận lợi cho chủ sở hữu, sử dụng thực hiện được các quyền của mình khi mình không có mặt, trong những trường hợp người đó ở xa không thể đi lại được, hợp đồng ủy quyền sẽ mang lại lợi ích về kinh tế, rút ngắn thời gian thực hiện các quyền của mình. Tuy nhiên, hợp đồng ủy quyền cũng có những rủi ro, hạn chế nhất định cần phải lưu ý trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng ủy quyền.
Trong quá trình nghiên cứu những vấn đề cơ bản của pháp luật về hợp đồng uỷ quyền, từ việc nghiên cứu những vấn đề về các quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền, cũng như thực tiễn áp dụng pháp. Luận văn đã chỉ ra được những khó khăn và bất cập của pháp luật về hợp đồng ủy quyền. Từ đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ủy quyền. Luận văn: Giải pháp hoàn thiện luật công chứng tại Tp HCM
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Công chứng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam