Luận văn: Trục trặc QL nhà nước về công chứng ở Quảng Nam

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Trục trặc QL nhà nước về công chứng ở Quảng Nam hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Những trục trặc trong công tác quản lý nhà nước về công chứng hiện nay – Trường hợp tỉnh Quảng Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Chính sách

Từ năm 2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, yêu cầu Nhà nước chỉ tổ chức hoạt động công chứng một cách thích hợp và từng bước xã hội hóa công chứng. Đến ngày 12/3/2014, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Kết luận số 92-KL/TW nhận định phương hướng cải cách tư pháp trong Nghị quyết số 49-NQ/TW vẫn còn phù hợp và tiếp tục yêu cầu đẩy mạnh thực hiện. Luận văn: Trục trặc QL nhà nước về công chứng ở Quảng Nam

Xã hội hóa việc cung cấp các dịch vụ công đang là xu thế tất yếu để thu hẹp bộ máy Nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của Nhà nước. Nhà nước đã xác định và đang đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công chứng, chuyển việc thực hiện công chứng qua cho tư nhân và Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý, điều tiết và đảm bảo hoạt động công chứng được diễn ra hiệu quả.

Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động công chứng hiện nay thực hiện theo quy định của Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Nhiều quy định được ban hành tạo cơ sở cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động công chứng, từ việc quy hoạch, bổ nhiệm công chứng viên, thành lập văn phòng công chứng, cấp phép hoạt động đến việc thanh tra, kiểm tra và các quy định liên quan như bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, hội công chứng viên. Tuy nhiên, quá trình thực thi chính sách chưa nghiêm, hoạt động công chứng còn nhiều sai phạm xảy ra được các cơ quan truyền thông phản ánh.

Về phân cấp quản lý nhà nước, Bộ Tư pháp đã được giao là cơ quan quản lý toàn diện về hoạt động công chứng, tham mưu Chính phủ ban hành và trực tiếp ban hành các văn bản quy định về hoạt động công chứng, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, bổ nhiệm công chứng viên, thành lập và quản lý hội công chứng viên. Ở địa phương, UBND cấp tỉnh thống nhất quản lý, cho phép thành lập văn phòng công chứng, thành lập hội công chứng cấp tỉnh, quản lý về nhân sự, điều lệhội và giao Sở Tư pháp theo dõi, phối hợp quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra hoạt động công chứng, cấp phép hoạt động tổ chức hành nghề công chứng.

Địa bàn khảo sát chính của luận văn là tỉnh Quảng Nam, một tỉnh ở vùng duyên hải miền Trung, có diện tích tự nhiên 10.406 km2, trong đó 3/4 diện tích là đồi núi, dân số khoảng 1,4 triệu người, có 18 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh gồm 15 huyện, 01 thị xã, 02 thành phố.1 Quảng Nam là tỉnh có những bước tăng trưởng vượt bậc về kinh tế, năm 2016, tổng thu ngân sách của tỉnh đã vượt 19.450 tỉ đồng,2 cùng với sự phát triển của kinh tế, số lượng hợp đồng, giao dịch không ngừng tăng lên và dẫn đến nhu cầu công chứng ngày càng lớn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 16 văn phòng công chứng tư nhân và 01 phòng công chứng nhà nước, số lượng công chứng viên trên địa bàn là 29 người. Quy hoạch đến năm 2020, Quảng Nam sẽ có 25 tổ chức hành nghề công chứng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Chính Sách Công

1 2 Lý do chọn đề tài Luận văn: Trục trặc QL nhà nước về công chứng ở Quảng Nam

Công chứng viên là những người được Nhà nước ủy quyền thực hiện nhiệm vụ công chứng, việc có những quy định ràng buộc và giám sát chặt chẽ hoạt động công chứng là cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu của công chứng. Hoạt động công chứng giúp cải thiện thất bại của thị trường, việc công chứng thực hiện tốt chức năng sẽ giúp thúc đẩy thị trường phát triển, góp phần phát triển nền kinh tế. Để đảm bảo công chứng hoạt động tốt cần có một chính sách tốt, luận văn nghiên cứu những trục trặc của hoạt động công chứng để kiến nghị xử lý những trục trặc, nâng cao chất lượng hoạt động công chứng.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu vềhoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công chứng, tìm hiểu những trục trặc trong công tác quản lý nhà nước. Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị về chính sách và các quy định để nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nhà nước về công chứng.

1.4 Câu hỏi nghiên cứu Luận văn: Trục trặc QL nhà nước về công chứng ở Quảng Nam

  • Trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động công chứng hiện nay xuất hiện những trục trặc gì?
  • Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng?
  • Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam (2017)
  • UBND tỉnh Quảng Nam (2016)
  • Thủ tướng Chính phủ (2012)

1 5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng. Phạm vi nghiên cứu được mở rộng trên cả nước, trong đó tập trung ở địa bàn tỉnh Quảng Nam.

1.6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin

Luận văn sử dụng phương pháp định tính, bằng cách tổng hợp hệ thống văn bản pháp luật, các số liệu từ văn bản, báo cáo, các nghiên cứu trước, kinh nghiệm quốc tế, ý kiến của các chuyên gia và sử dụng khung phân tích OECD để đánh giá chính sách quản lý nhà nước về công chứng.

Nguồn thông tin được sử dụng là những văn bản pháp luật, các dữ liệu thứ cấp được tổng hợp trên các báo, tạp chí, các báo cáo thống kê về ngành công chứng và các thông tin từ các nghiên cứu tổng hợp tình hình công chứng trên thế giới, thông tin từ các chuyên gia, những người hoạt động trong lĩnh vực công chứng.

1.7. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm4 chương. Chương đầu tiên sẽ giới thiệu tổng quan về bối cảnh chính sách, lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi của nghiên cứu, cấu trúc luận văn. Chương hai sẽ giới thiệu về quá trình xã hội hóa hoạt động công chứng và cơ sở lý thuyết. Chương ba là chương phân tích các chính sách để tìm ra những trục trặc dựa trên các tiêu chí của OECD. Chương bốn là chương cuối cùng, kết luận các nội dung đã phân tích và đưa ra khuyến nghị chính sách. Luận văn: Trục trặc QL nhà nước về công chứng ở Quảng Nam

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Tổng quan hoạt động công chứng hiện nay

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x