Luận văn: Giải pháp CBTT tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp CBTT tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm doanh nghiệp niêm yết và mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

4.1. Đánh giá mức độ CBTT trên báo cáo thường niên

4.1.1. Kết quả khảo sát Bộ tiêu chí CBTT

Tác giả đã gửi 70 bảng câu hỏi đến các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTN bao gồm:

  • 10 công ty niêm yết
  • 4 công ty kiểm toán
  • 36 nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán TP.HCM

Trong số 70 bảng câu hỏi gửi đến các đối tượng, thu về được 69 bảng hợp lệ. Kết quả khảo sát và danh sách các đối tượng khảo sát được thống kê trong Phụ lục 3 và Phụ lục 4. Nhìn chung, các khoản mục thông tin đều có số điểm ở mức 3.0 trở lên là 51 khoản, một khoản mục có số điểm nhỏ hơn 3.0 bị loại khỏi Bộ tiêu chí là khoản mục số 17 “Trình bày phương pháp và nguyên tắc ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”. Vì vậy, Bộ tiêu chí dùng để đánh giá mức bộ CBTT của DN còn 51 khoản mục.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

4.1.2. Thống kê mô tả chỉ số CBTT Luận văn: Giải pháp CBTT tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM

4.1.1.1. Thống kê mô tả chung về chỉ số CBTT

Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả chỉ số CBTT các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM

Nhìn vào bảng 4.1, chúng ta có thể thấy chỉ số CBTT của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM trung bình là 0.7285. Giá trị lớn nhất của chỉ số CBTT là 0.94 và giá trị nhỏ nhất là 0.52 với độ lệch chuẩn 0.08316. Khoảng cách giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của mức độ CBTT và độ lệch chuẩn nhỏ cho thấy sự khác biệt không đáng kể về mức độ CBTT giữa các công ty.

Nếu so sánh kết quả thống kê mô tả chỉ số CBTT trong nghiên cứu của Phạm Thị Thu Đông và Huỳnh Thị Vân thì mức độ CBTT trung bình lần lượt là 0.8259 và 0.8116, lớn hơn so với mức độ CBTT trong nghiên cứu này. Điều này chủ yếu là do bộ tiêu chí CBTT của mỗi nghiên cứu khác nhau, các nghiên cứu trước chỉ bao hàm các thông tin bắt buộc còn nghiên cứu này bao gồm cả thông tin bắt buộc và tự nguyện.

4.1.1.2. Thống kê theo từng chỉ mục: Luận văn: Giải pháp CBTT tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM

Bảng 4. 2: Thống kê mô tả theo từng chỉ mục

Theo bảng 4.2 cho thấy, mỗi chỉ mục có kết quả công bố khác nhau, dao động từ 0% đến 100%. Điều này có nghĩa là có những chỉ mục thông tin không hề được bất cứ doanh nghiệp nào trình bày và có những chỉ mục luôn được trình bày đầy đủ. Ngoài ra, có 18 chỉ mục có kết quả công bố cao, từ 90% trở lên, chứng tỏ đây là những chỉ mục các công ty quan tâm trong công tác báo cáo.

Bảng dưới đây sẽ thống kê chi tiết hơn về kết quả của CBTT của từng nhóm mục thông tin.

Bảng 4.3 Kết quả trình bày của các nhóm chỉ mục thông tin

Về kết quả trình bày của từng nhóm chỉ mục thông tin ở bảng 4.3, cao nhất là nhóm chỉ mục về “Các kênh phổ biến thông tin” có 97.25% doanh nghiệp trình bày và thấp nhất là nhóm “Công bố thông tin về thành viên HĐQT” với 48.23%, kế đến là nhóm “Thông tin tài chính” với 70.28%. Có thể thấy các doanh nghiệp quan tâm đến các chính sách, phương thức và quy trình đảm bảo việc công bố liên tục, tuy nhiên, các thông tin về HĐQT lại chưa được các doanh nghiệp chú trọng công bố. Đồng thời các thông tin tài chính có nêu trong các chuẩn mực kế toán nhưng không quy định chi tiết phải báo cáo trong hệ thống BCTC của chế độ độ kế toán hiện hành thì DN cũng hầu như ít quan tâm.

4.1.3. Đánh giá mức độ CBTT

Kết quả thống kê mô tả chỉ số CBTT các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM cho thấy:

  • Mức độ CBTT trung bình của các doanh nghiệp là 72.85%; vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ các yếu tố không được công bố (27.15%);
  • HĐQT là cơ quan quản trị trong doanh nghiệp Việt Nam. Cổ đông cần biết rằng công ty của họ đã được “chọn mặt, gửi vàng”. Vì vậy, việc CBTT về các thành viên HĐQT cần được xem xét và công bố nhiều hơn.
  • Xác suất công bố trung bình của mỗi chỉ mục của các công ty ở mức 73.78% cho thấy kết quả công bố trung bình của các chỉ mục chưa cao. Điều này đặt ra yêu cầu khuyến khích các DN chú trọng, đầu tư vào việc CBTT, minh bạch tài chính.

4.2. Phân tích các đặc điểm công ty ảnh hưởng đến mức độ CBTT Luận văn: Giải pháp CBTT tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM

4.2.1. Thống kê mô tả các biến độc lập

Bảng 4.4: Bảng kết quả thống kê mô tả các biến độc lập định lượng

Bảng 4.4 chỉ ra những điểm lưu ý sau:

Tình thanh khoản của các doanh nghiệp có sự khác biệt lớn, lớn nhất là 229.78 trong khi nhỏ nhất là 0.29, khả thanh thanh toán hiện hành của các DN trung bình đạt 4.52 ở mức tương đối cao, tuy nhiên, không phải hệ số này càng lớn càng tốt. Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào có tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao (chẳng hạn ngành Thương mại) trong tổng tài sản thì hệ số này cao và ngược lại.

ROE trung bình 1.79% cho thấy khả năng sinh lời từ vốn chủ sở hữu trung bình là 1.79%, nếu so sánh con số này với trần lãi suất huy động năm 2013 là 6% thì mức này là thấp. Điều này cho thấy sự khó khăn của nền kinh tế trong các năm gần đây do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, các doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả. Việc gửi tiền vào ngân hàng còn sinh lời cao hơn là mua cổ phần của các doanh nghiệp khiến nhiều nhà đầu tư chưa thực sự tin tưởng vào các DN Việt Nam.

Đòn bẩy tài chính trung bình là 0.5174 nhỏ hơn 1, điều này có nghĩa là nhìn chung tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bằng vốn chủ sở hữu. Có thể thấy xu hướng hiện nay các doanh nghiệp tích cực huy động vốn trên thị trường chứng khoán nhiều hơn là vay nợ.

Về quy mô doanh nghiệp, ta có thể thấy khác biệt tương đối lớn về doanh thu cũng như về giá trị tài sản của 100 doanh nghiệp niêm yết đã chọn, doanh thu cao nhất là 31586.01 tỷ đồng trong khi doanh thu thấp nhất chỉ có 13.91 tỷ đồng; giá trị tài sản lớn nhất là 75772.65 tỷ đồng còn giá trị tài sản nhỏ nhất chỉ 159.89 tỷ đồng. Luận văn: Giải pháp CBTT tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM

Tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài trung bình là 13.597%, mức tối đa là 49%, tối thiểu là 0%. Nhìn chung nhà đầu tư nước ngoài hiện nay đang ngày càng quan tâm tới thị trường vốn Việt Nam.

Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT trung bình là 0.0746 (7.46%), có thể thấy trong các doanh nghiệp, số thành viên độc lập rất ít, số thành viên vừa nằm trong HĐQT vừa điều hành hay có mối quan hệ với công ty chiếm đa số.

Về tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT dao động khá lớn từ 0.34% đến 56.43%, tổng số cổ phiếu phổ thông mà HĐQT nắm giữ trung bình chiếm 14.06% tổng số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. Nhìn chung mức độ tập trung vốn vào HĐQT ở mức vừa phải, quyền sở hữu và quyền kiểm soát còn tách bạch ở các doanh nghiệp Việt Nam.

4.2.2. Kiểm định giả thuyết về trị trung bình giữa hai tổng thể (kiểm định t-test) Luận văn: Giải pháp CBTT tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM 

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định t-test để đánh giá sự khác biệt về mức độ CBTT giữa nhóm các DN sản xuất và phi sản xuất

Nhìn vào bảng 4.5 ta có thể thấy chỉ số CBTT trung bình của nhóm các doanh nghiệp sản xuất lớn hơn so với các doanh nghiệp phi sản xuất (0.7395>0.7202) nhưng mức chênh lệch là không đáng kể, chỉ 0.02. Đồng thời ta có thể thấy giá trị Sig trong kiểm định t bằng 0.251 lớn hơn 0.05 thì ta kết luận rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ CBTT giữa nhóm các DN sản xuất và phi sản xuất.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định t-test để đánh giá sự khác biệt về mức độ CBTT giữa nhóm các DN Big4 và non Big4

Bảng 4.6 cho ta thấy rằng chỉ số công bố thông tin trung bình của nhóm công ty được kiểm toán bởi Big4 là 0.7366 lớn hơn so với nhóm doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big4 là 0.7242 nhưng mức chênh lệch là không đáng kể. Ngoài ra Sig của t bằng 0.479 lớn hơn 0.05. Như vậy ta có thể kết luận rằng không có sự khác biệt về mức độ CBTT giữa nhóm công ty được kiểm toán bởi Big4 và không phải Big4.

4.2.3. Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình

Tương quan hạng Pearson thể hiện mối liên hệ giữa các cặp biến. Tác giả dùng kiểm định Pearson để kiểm tra mối quan hệ giữa tất cả các biến có được bao gồm 1 biến phụ thuộc và 7 biến độc lập định lượng. Nếu giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này càng có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ.

Theo lí thuyết nếu không có sự liên quan nào giữa các biến độc lập vượt quá 0.5 thì có thể kết luận mô hình không có hiện tượng tự tương quan (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Luận văn: Giải pháp CBTT tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Mối quan hệ của doanh nghiệp tại Sở giao dịch CK

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x