Luận văn: Giải pháp cải thiện thông tin kế toán tạo Cty niên yết

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp cải thiện thông tin kế toán tạo Cty niên yết hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên c ứu để đánh giá thang đo, kiểm định mô hình, giả thuyết nghiên cứu. Mục đích của chương 4 là trình bày k ết quả kiểm định thang đo, mô hình nghiên c ứu cũng như các giả thuyết đưa ra trong mô hình.

Đầu tiên, kiểm định thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Anpha và phân tích yếu tố khám phá EFA. Tiếp theo, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội bằng SPSS với phương pháp ENTER (đồng thời), phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chi phối đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của công ty niêm yết.

4.1. Mẫu nghiên cứu định lượng 

Bảng câu hỏi được thiết kế khảo sát trực tuyến trên google docs và gửi cho 200 đối tượng cần khảo sát. Kết quả thu về được 145 bảng trả lời đạt yêu cầu sau khi loại bỏ các phiếu trả lời không đạt yêu cầu, và phù hợp với đối tượng khảo sát.

Thống kê mẫu về ngành nghề của đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này như sau:

Bảng 4.1 Ngành nghề của đối tượng khảo sát

Theo kết quả thống kê từ bảng 4.1 cho thấy, đối tượng khảo sát trong lĩnh vực kế toán chiếm tỷ trọng cao nhất (29%) trong quá trình tham gia khảo sát, kế đến là ngành tài chính ngân hàng (26.9%). Tỷ lệ các đối tượng trong ngành kinh doanh (15.9%) và kiểm toán (11.7%) tham gia vào khảo sát cũng g ần tương đương nhau.

Tỷ lệ tư vấn đầu tham gia khảo sát cũng tương đối (9%). Qua việc thống kê này cho thấy, phần lớn các đối tượng khảo sát đều khá quan tâm tới chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết.

4.2. Đánh giá thang đo bằng Crobach Alpha

Thang đo được đánh giá sơ bộ bằng công cụ SPSS thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Hệ số này là chìa khóađ ể xây dựng thang đo. Mục đích của phương pháp này là tìm ra nh ững biến cần giữ lại và loại bỏ những biến không cần thiết trong tổng số các biến đưa vào kiểm tra. Luận văn: Giải pháp cải thiện thông tin kế toán tạo Cty niên yết

Nguyên tắc loại biến: Khi biến đó có hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0.30, hoặc khi biến bị loại lại làm cho hệ số Cronbach Alpha tăng lên.

Nguyên tắc chấp nhận thang đo: Khi thang đo có độ tin cậy Cronbach Alpha lớn hơn 0.60.

Qua phân tích Cronbach Alpha được trình bày trong Bảng 4.2, ta thấy 7 thành phần trên có kết quả như sau:

Bảng 4.2 Kết quả Cronbach Alpha các thang đo

Kết quả phân tích Cronbach Alpha được trình bày trong bảng 4.2 cho thấy các thang đo đều có hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach Alpha của các thang đo đều lớn hơn 0.6. Do vậy các thang đo đều đạt yêu cầu và các biến quan sát này sẽ được tiếp tục sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA.

Đối với trường hợp thang đo Chi phí và lợi ích khi lập BCTC và thang đo Thuế có hệ số Cronbach Alpha nhỏ hơn 0.6 và hai biến BEN3, TAX1 có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì ta phải xem xét ở cột Cronbach Alpha nếu loại biến ở bảng 4.2. Kết quả cho thấy sau khi loại BEN3 và TAX1 thì hệ số Cronbach Alpha của hai thang đo trên đều lớn hơn 0.6. Như vậy hai thang đo này được chấp nhận.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ( EFA – Exploration Factor Analysis) Luận văn: Giải pháp cải thiện thông tin kế toán tạo Cty niên yết

Trong nghiên cứu, người nghiên cứu có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này đều có mối quan hệ với nhau. Tuy nhiên, để phù hợp với thực tế và dễ dàng vận dụng, số lượng biến này cần phải giảm bớt đến một số lượng phù hợp, sao cho các biến được giữ lại là những biến có mối tương quan chặt chẽ đến kết quả nghiên cứu và có ý nghĩa thống kê cao.

Phân tích nhân tố khám phá EFA là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các biến nhằm xác định các nhân tố giải thích được cho các liên hệ tương quan trong một tập hợp biến.

Trong phần mềm SPSS, các tham số và chỉ số có liên quan tới phân tích nhân tố gồm:

  • Đại lượng Bartlett’s dùng để xem xét giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (nếu sig ≤ 0.05) hay không có tương quan v ới nhau (nếu sig ≥ 0.05).
  • Chỉ số KMO ≥ 0.5 dùng đ ể xem xét sự thích hợp của việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố.
  • Chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích cho mỗi nhân tố. Những nhân tố nào có chỉ số Eigenvalue ≥ 1 mới thực sự có ý nghĩa về mặt thống kê nên được giữ lại trong thang đo.
  • Chỉ số Percentage of variance thể hiện phần trăm phương sai được giải thích bởi các nhân tố được chọn.
  • Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thi ết thực của phương pháp xoay nhân tố (EFA). Factor loading ≥ 0. 30 được xem là đạt mức tối thiểu, Factor loading ≥ 0.40 được xem là quan trọng, ≥ 0.50 được xem là có ý nghĩa thiết thực. Factor loading lớn nhất của các biến quan sát phải lớn hơn hoặc bằng 0.50. Trong nghiên cứu, thông thường chỉ chấp nhận các biến có chỉ số Factor loading ≥ 0.50. Các biến có chỉ số Factor loading ≥ 0.40 dùng đ ể bổ sung vào các nhân tố khi cần thiết.
  • Phương pháp trích yếu tố Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1 được sử dụng cho phân tích nhân tố đối với 26 biến quan sát (đã loại bỏ BEN3 và TAX1).
  • Chọn “Suppress absolute values less than” bằng 0.10 để đảm bảo ý nghĩa thực khi xoay nhân tố.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA được thể hiện trong phụ lục PL – 04, và được tóm tắt kết quả về ma trận nhân tố sau khi xoay trình bày trong bảng

Bảng 4.3 Ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated Compoment Matrix (a))

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy: Luận văn: Giải pháp cải thiện thông tin kế toán tạo Cty niên yết

  • Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) đạt 0.833 (> 0.5 và < 1), mức ý nghĩa kiểm định Bartlett: 0.000 (<0.005) cho thấy phương pháp phân tích nhân tố là phù hợp với bộ dữ liệu.
  • Trọng số nhân tố (Factor loading) đều lớn hơn hoặc bằng 0.5, riêng biến quan sát LEV1 có trọng số nhân tố < 0.5 nên biến quan sát này bị loại. Do đó, chỉ còn lại 25 biến quan sát. Trọng số nhân tố thấp nhất là 0.503 (biến USE8 của nhân tố Việc lập và trình bày BCTC), trọng số nhân tố cao nhất là 0.834 (biến LEV4 của nhân tố Trình độ nhân viên kế toán).
  • Kết quả tính toán Total Variance Explained cho thấy, 25 biến còn lại sau khi xoay được nhóm lại thành 7 nhân tố với giá trị Eigenvalue là 1.020 > 1. Và 7 nhân tố này có khả năng giải thích cho 25 biến quan sát là 69.236% khi có tổng phương sai trích (% of Variance = 69.236).
  • Bảng 4.3 Ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated Compoment Matrix (a)) cho thấy, sau khi phân tích nhân tố thang đo chính thức đã đư ợc hình thành dựa trên 7 nhân tố được rút trích, bao gồm 25 biến có factor loading ≥ 0.5 như sau:

4.3.1. Nhân tố thứ nhất: Việc lập và trình bày BCTC (USE), bao gồm 5 biến quan sát:

USE5 – TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết được trình bày liên tục qua các kỳ kế toán

USE6 – Các chính sách kế toán được các công ty niêm yết áp dụng đảm bảo thống nhất trong một kỳ kế toán

USE2 – TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết có thể kiểm chứng được bởi kiểm toán độc lập

USE7 – Thuyết minh BCTC của các công ty niêm yết giải trình rõ ràng, cụ thể và chi tiết về việc lập và trình bày BCTC qua các kỳ kế toán

USE8 – Thuyết minh BCTC của các công ty niêm yết thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu

4.3.2. Nhân tố thứ hai: Trình đ ộ nhân viên kế toán (LEV), bao gồm 5 biến quan sát:

LEV4 – Nhân viên kế toán được cập nhật thường xuyên về sự thay đổi của các chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định pháp luật có liên quan

USE3 – TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết được trình bày đầy đủ, rõ ràng

LEV3 – Nhân viên kế toán tuân thủ những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp kế toán (trung thực, liêm khiết, bảo mật thông tin và có ý thức chấp hành pháp luật)

LEV2 – Nhân viên kế toán có kỹ năng về lập và trình bày BCTC

USE9 – TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết được trình bày không bị bỏ sót hoặc có sai lệch đáng kể ảnh hưởng đến việc ra quyết định

4.3.3. Nhân tố thứ ba: Rủi ro kiểm toán BCTC của công ty kiểm toán đối với công ty niêm yết (RIS), bao gồm 4 biến quan sát: Luận văn: Giải pháp cải thiện thông tin kế toán tạo Cty niên yết

RIS1 – Kiểm toán viên kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết trong nhiều năm liên tiếp làm tăng rủi ro kiểm toán BCTC

RIS2 – Kiểm toán viên kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của nhà quản trị

RIS3 – Kiểm toán viên kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết không phát hiện hết các sai sót trong việc lập và trình bày BCTC

USE1 – TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết được công khai đúng thời hạn qui định

4.3.4. Nhân tố thứ tư: Chi phí và lợi ích khi lập BCTC, bao gồm 3 biến quan sát:

BEN2 – Chi phí và lợi ích khi lập BCTC của các công ty niêm yết phụ thuộc vào quy trình kế toán của công ty

BEN1 – Chi phí và lợi ích khi lập BCTC của các công ty niêm yết phụ thuộc vào các chính sách kế toán của Bộ Tài chính

USE4 – TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết được báo cáo kịp thời

4.3.5. Nhân tố thứ năm: Mục tiêu lập BCTC, bao gồm 3 biến quan sát: Luận văn: Giải pháp cải thiện thông tin kế toán tạo Cty niên yết

OBJ2 – Gia tăng lợi nhuận để thu hút nhiều vốn đầu tư

OBJ1 – Thúc đẩy giá cổ phiếu để phát hành thêm cổ phiếu nhằm huy động vốn

OBJ3 – Hỗ trợ cho việc vay vốn của các công ty niêm yết

4.3.6. Nhân tố thứ sáu: Thuế, gồm 2 biến quan sát:

TAX2 – Các khoản mục liên quan tới thuế trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết được lập theo mục đích của nhà quản trị

TAX3 – Các công ty niêm yết có xu hướng tối thiểu hóa số thuế phải nộp

4.3.7. Nhân tố thứ 7: Nhà quản trị công ty, bao gồm 3 biến quan sát:

MAN3 – Nhà quản trị của các công ty niêm yết xây dựng được giá trị cốt lõi cho công ty

MAN2 – Nhà quản trị của các công ty niêm yết có khoảng thời gian gắn bó lâu dài với công ty

MAN1 – Nhà quản trị của các công ty niêm yết có hiểu biết nhất định về lĩnh vực tài chính – kế toán

4.4. Phân tích nhân tố biến phụ thuộc Luận văn: Giải pháp cải thiện thông tin kế toán tạo Cty niên yết

Bảng 4.4 Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc

Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc cho thấy:

  • Hệ số KMO đạt 0.579 (> 0.5 và < 1), mức ý nghĩa c ủa kiểm định Bartlett: 0.000 (< 0.005)
  • Trọng số nhân tố (Factor loading) của các biến quan sát đều > 0.5
  • Hệ số Eigenvalues được 1.711 > 1, đạt yêu cầu
  • Phương sai trích mà nhân tố trích được là 57.045%

Như vậy, có một nhân tố trích ra:

Nhân tố Chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của công ty niêm yết, bao gồm 3 biến quan sát:

QIA1 – TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết tuân thủ rất tốt theo quy định kế toán hiện hành

QIA2 – Chất lượng BCTC đã kiểm toán của các công ty niêm yết rất tốt

QIA3 – TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết đáp ứng tốt nhu cầu ra quyết định của người sử dụng thông tin

4.5. Kiểm định thang đo hiệu chỉnh

Để kiểm định lại thang đo hiệu chỉnh này, một lần nữa, phương pháp kiểm định Cronbach Alpha lại được sử dụng. Kết quả kiểm định được trình bày tại phụ lục PL – 07

Bảng 4.5 Kết quả tóm tắt Cronbach các thang đo sau khi hiệu chỉnh

Qua kết quả phân tích Cronbach Alpha cho thang đo hiệu chỉnh, ta thấy tất cả các thang đo đều có hệ số Cronbach Alpha > 0.6 và các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 ( phụ lục PL – 06). Do đó, thang đo hiệu chỉnh này được chấp nhận.

4.6. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu Luận văn: Giải pháp cải thiện thông tin kế toán tạo Cty niên yết

Mô hình hồi quy có dạng sau:

QIA = β0 + β1 x USE + β2 x LEV + β3 x RIS + β4 x BEN + β5 x OBJ + β6 x TAX + β7 x MAN + ε

Trong đó: β0 là hằng số hồi qui, βi là trọng số hồi qui, ε là sai số

4.6.1. Phân tích tương quan

Trước khi tiến hành kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy tuyến tính bội, mối tương quan giữa các biến của mô hình cần phải được xem xét. Phân tích ma trận tương quan sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa 7 biến độc lập được nêu ở trên với biến phụ thuộc là Chất lượng thông tin kế toán trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết.

Hệ số này luôn nằm trong khoảng từ -1 đến 1, lấy giá trị tuyệt đối, nếu lớn hơn 0.6 thì kết luận là có tương quan chặt chẽ, và càng gần 1 thì mối quan hệ càng chặt, nếu nhỏ hơn 0.3 thì cho biết mối quan hệ là lỏng. Bảng kết quả Ma trận tương quan (Correlation) thể hiện trong phụ lục PL – 08 và được tóm tắt trong bảng 4.6

Bảng 4.6 Ma trận hệ số tương quan

Kết quả từ bảng 4.6 cho thấy, các biến độc lập USE, LEV,RIS, BEN, MAN có mối quan hệ chặt chẽ với biến phụ thuộc QIA, còn biến OBJ và TAX thì có mối quan hệ lỏng với biến phụ thuộc QIA. Luận văn: Giải pháp cải thiện thông tin kế toán tạo Cty niên yết

4.6.2. Đánh giá phù hợp mô hình hồi qui tuyến tính bội

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số xác định R2 được chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập được đưa vào mô hình, càng đưa thêm biến độc lập vào mô hình thì R2 càng tăng, tuy nhiên điều này cũng được chứng minh rằng không phải phương trình càng có nhiều biến sẽ phù hợp hơn với dữ liệu.

Trong trường hợp này, hệ số xác định R2 điều chỉnh được sử dụng để phản ánh chính xác hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội. R2 điều chỉnh không nhất thiết tăng lên khi nhiều biến độc lập được đưa thêm vào phương trình, nó là thước đo sự phù hợp được sử dụng cho tình huống hồi qui tuyến tính bội vì nó không phụ thuộc vào độ phóng đại của R2.

Bảng 4.7 Tóm tắt mô hình

Kết quả bảng 4.7 cho thấy R2 điều chỉnh bằng 0.839, điều này có nghĩa là mô hình hồi qui tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 83.9%.

4.6.3. Kiểm định giả thuyết Luận văn: Giải pháp cải thiện thông tin kế toán tạo Cty niên yết

Kiểm định F là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính tổng thể. Ý tưởng của kiểm định này về mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập là xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không.

Giả thuyết H0: β1 = β2 = β3 = β4 = β5 = β6 = β7 = 0

Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ, chúng ta có thể kết luận là kết hợp của các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được thay đổi của biến phụ thuộc, điều này cũng có nghĩa là mô hình ta xây dựng phù hợp với tập dữ liệu.

Bảng 4.8 Phân tích phương sai (ANOVA)

Kết quả từ bảng 4.8 cho thấy, trị số thống kê F được tính từ giá trị R2 của mô hình đầy đủ, giá trị sig 0.000 < 0.005 sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số hồi qui bằng 0 (ngoại trừ hằng số), mô hình hồi qui tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

4.6.4. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi qui

Bảng 4.9 Trọng số hồi qui (Coefficients)

Kết quả từ bảng 4.9 cho thấy:

  • Hệ số hồi quy β1, β3, β4, β6, β7 đều dương (> 0) và có mức ý nghĩa (sig. 005). Như vậy chấp nhận các giả thuyết:
  • Giả thuyết H1: Việc lập và trình bày BCTC có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết.
  • Giả thuyết H3: Rủi ro kiểm toán có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết.
  • Giả thuyết H4: Chi phí và lợi ích khi lập BCTC có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết.
  • Giả thuyết H6: Thuế có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết.
  • Giả thuyết H7: Nhà quản trị công ty có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết.
  • Hệ số β2 và β5 bị âm (< 0) và có mức ý nghĩa (sig. > 0.005) nên bác bỏ các giả thuyết:
  • Giả thuyết H2: Trìnhđ ộ nhân viên kế toán có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết.
  • Giả thuyết H5: Mục đích lập BCTC có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết.

4.6.5. Dò tìm các vi phạm giả thuyết cần thiết Luận văn: Giải pháp cải thiện thông tin kế toán tạo Cty niên yết

4.6.5.1. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư

Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như: sử dụng sai mô hình, phương sai không ph ải là hằng số, số lượng các phân dư không đủ nhiều để phân tích… Vì vậy, chúng ta nên thử nhiều cách khác nhau. Một cách khảo sát đơn giản nhất là xây dựnng biểu đồ tần số của các phần dư.

Hình 4.1 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa của nhân tố Chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của công ty niêm yết

Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa (hình 4.1) cho thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình Mean = 0.00,đ ộ lệch chuẩn Std.Dev. = 0.975 tức gần bằng 1). Điều này cho thấy giả định về phân phối chuẩn của phần dư hoàn toàn không bị vi phạm.

Biểu đồ tuyến tính (hình 4.2 và hình 4.3) cho thấy các giá trị dự đoán phân phối gần như theo đường thẳng, chứng tỏ đây là mô hình hồi qui tuyến tính.

Hình 4.2 Biểu đồ dự báo giá trị của nhân tố Chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết

Hình 4.3. Biểu đồ phân tán giá trị của nhân tố Chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết

4.6.5.2. Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập Luận văn: Giải pháp cải thiện thông tin kế toán tạo Cty niên yết

(Đo lường đa cộng tuyến)

Cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng đa cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau, và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Hiệu ứng khác của sự tương quan khá chặt chẽ giữa các biến độc lập là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi qui và làm giảm giá trị thống kê t của kiểm định ý nghĩa của chúng nên các hệ số có khuynh hướng kém ý nghĩa hơn khi không có đa cộng tuyến trong khi hệ số xác định R2 vẫn khá cao (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ số thường dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Thông thường, nếu VIF của một biến độc lập nào đó >10 thì biến này hầu như không có giá trị giải thích biến thiên của Y trong mô hình MLR (Hair và cộng sự 2006, trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Bảng Trọng số hồi qui (bảng 4.9) cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập trong mô hình nàyđ ều nhỏ hơn 3 chứng tỏ mô hình hồi qui không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến. Ngoài ra, theo bảng Ma trận hệ số tương quan (bảng 4.6), ta thấy hệ số tương quan của tất cả các nhân tố đều nhỏ hơn 0.8, chứng minh rằng giữa các nhân tố cũng không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

4.6.6. Kết luận phân tích hồi quy Luận văn: Giải pháp cải thiện thông tin kế toán tạo Cty niên yết

Trọng số hồi qui thể hiện dưới hai dạng: (1) chưa chuẩn hóa (Understandardized estimate) và (2) chuẩn hóa (Standardized estimate). Vì trọng số hồi qui chưa chuẩn hóa B phụ thuộc vào thang đo nên chúng ta không thể dùng trọng số này để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc trong cùng một mô hình đư ợc. Trọng số hồi qui chuẩn hóa β là tr ọng số đã chuẩn hóa các biến nên chúng được dùng để so sánh mức độ tác động của biến độc lập vào biến phụ thuộc. Biến độc lập nào có trọng số này càng lớn có nghĩa là biến đó tác động mạnh vào biến phụ thuộc.

Phương trình hồi qui với hệ số Bêta (β) đã chuẩn hóa

Chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết = 0.448 x Rủi ro kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán đối với các công ty niêm yết + 0.387 x Nhà quản trị công ty + 0.178 x Việc lập và trình bày BCTC + 0.166 x Chi phí và lợi ích khi lập BCTC + 0.104 x Thuế

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết

Nhân tố Rủi ro kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán đối với các công ty niêm yết có ảnh hưởng mạnh nhất (β = 0.448) tới chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết, kế tiếp là nhà quản trị công ty (β = 0.387), việc lập và trình bày BCTC (β = 0.178), chi phí và lợi ích khi lập BCTC (β = 0.166) và cuối cùng nhân tố thuế (β = 0.104).

Hình 4.4 Kết quả kiểm định mô hình hồi qui nghiên cứu

Rủi ro kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán đối với các công ty niêm yết

4.7. Kết quả nghiên cứu

Hiện nay, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết. Kết quả nghiên cứu này cho thấy việc xây dựng mô hình đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết là phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam cũng như chấp nhận các giả thuyết đề ra trong nghiên cứu này và đưa ra một số ý nghĩa thiết thực cho các nhà quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết bao gồm: nhân tố rủi ro kiểm toán của các công ty kiểm toán đối với các công ty niêm yết, nhà quản trị công ty, việc lập và trình bày BCTC, chi phí và lợi ích khi lập BCTC, thuế có ảnh hưởng mạnh nhất tới chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết.

4.8. Hạn chế của đề tài Luận văn: Giải pháp cải thiện thông tin kế toán tạo Cty niên yết

Hạn chế thứ nhất của đề tài là số lượng mẫu khảo sát chỉ ở mức tối thiểu, nên việc xây dựng mô hìnhđánh giá ch ất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết mới đúng trong điều kiện kích thước mẫu đủ theo tiêu chuẩn. Do vậy, để phát triển và vận dụng mô hình này vào thực tế được thì cần phải khảo sát một số lượng mẫu lớn, từ đó có thể tìm ra đư ợc nhiều nhân tố mới có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết phù hợp hơn với sự thay đổi của công ty cùng với sự thay đổi của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hạn chế thứ hai của đề tài là chưa phân tích theo BCTC của ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh (như địa ốc, công nghiệp, dịch vụ…) để thấy được ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh cũng có th ể là một nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết. Tùy theo đặc điểm của từng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh mà các nhà đầu tư sẽ có sự lựa chọn TTKT trình bày trên BCTC để so sánh và ra quyết định đầu tư phù hợp.

Hạn chế thứ ba của đề tài là chưa nghiên cứu xem liệu rằng các nhân tố đó có ảnh hưởng đến các BCTC của doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Hạn chế thứ tư của đề tài là phải giải quyết vấn đề nghiên cứu hành vi đối với thang đo nhà quản trị công ty và rủi ro kiểm toán BCTC của công ty kiểm toán đối với công ty niêm yết.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 đã trình bày k ết quả của nghiên cứu thông qua việc sử dụng các phương pháp như đánh giá thang đo bằng Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, đánh giá lại thang đo hiệu chỉnh và kiểm định mô hình hồi qui tuyến tính bội. Kết quả phân tích cho thấy từ 28 biến quan sát của 7 nhân tố ban đầu sau khi tiến hành khảo sát thực tế từ những nhà đầu tư và số liệu đó được xử lý bằng các phương pháp nêu trên cho kết quả là chỉ có 25 biến quan sát tương ứng với 5 nhân tố là có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của công ty niêm yết. Đó chính là các nhân tố: rủi ro kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán đối với công ty niêm yết, nhà quản trị công ty, việc lập và trình bày BCTC, chi phí và lợi ích khi lập BCTC, thuế.

Chương 5: KẾT LUẬN CHUNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TTKT TRÌNH BÀY TRÊN BCTC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VN

5.1. Kết luận chung Luận văn: Giải pháp cải thiện thông tin kế toán tạo Cty niên yết

Việc xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam sẽ giúp cho những người sử dụng làm cơ sở tham chiếu khi đọc các BCTC. Điều đó cho thấy, các công ty niêm yết cần phải nâng cao chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của mình hơn n ữa, ngày càng hoàn thiện và hướng tới một BCTC chất lượng cao cả về hình thức lẫn nội dung.

Có rất nhiều quan điểm về chất lượng TTKT và luận văn đã tổng hợp các quan điểm này để làm cơ sở nghiên cứu và tìm ra những nhân tố nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC.

Câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu này là những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết? Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này như thế nào?

Có rất nhiều mô hình nghiên cứu về đánh giá chất lượng TTKT trình bày trên BCTC, luận văn đã tìm hi ểu và xác định ra 7 thành phần nhân tố ban đầu có ảnh hưởng tới chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết phù hợp với tình hình các công ty niêm yết ở Việt Nam và 7 nhân tố này được đo lường bởi 28 biến quan sát. 7 nhân tố đó là: Nhà quản trị công ty; Việc lập và trình bày BCTC; Chi phí và lợi ích khi lập BCTC; Trình độ nhân viên kế toán; Mục đích lập BCTC; Thuế; Rủi ro trong việc kiểm toán BCTC của công ty kiểm toán đối với công ty niêm yết.

Sau khi tiến hành kiểm định độ tin cậy của dữ liệu và thang đo bằng phương pháp Cronbach Alpha, luận văn đã gi ữ lại 7 nhân tố với 26 biến quan sát. Sau đó, luận văn tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ giữa các biến và thu được kết quả là còn lại 7 nhân tố với 25 biến quan sát hợp lệ. Kiểm định độ tin cậy cho thang đo hiệu chỉnh bằng Cronbach Alpha cũng cho kết quả là tất cả các thang đo đều đáng tin cậy. Tiếp đó, để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC, luận văn sử dụng phương pháp mô hình h ồi quy tuyến tính bội và phân tích ANOVA. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ còn có 5 nhân tố là có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTCđó là: r ủi ro kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán đối với công ty niêm yết, nhà quản trị công ty, việc lập và trình bày BCTC, chi phí và lợi ích khi lập BCTC, thuế thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính như sau:

Chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết = 0.448 x Rủi ro kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán đối với các công ty niêm yết + 0.387 x Nhà quản trị công ty + 0.178 x Việc lập và trình bày BCTC + 0.166 x Chi phí và lợi ích khi lập BCTC + 0.104 x Thuế

Kết quả nghiên cứu của luận văn “Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam” đã xây d ựng được mô hình đánh giá ch ất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết, giúp cho các công ty niêm yết nhìn nhận được tầm quan trọng của TTKT trình bày trên BCTC, thấy được các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đó và từ đó sẽ có những biện pháp ngăn ngừa, cải thiện chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của mình ngày càng tốt hơn. Đồng thời, người sử dụng thông tin kế toán cũng xây dựng được cơ sở tham chiếu khi đọc BCTC.

5.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam Luận văn: Giải pháp cải thiện thông tin kế toán tạo Cty niên yết

Dựa trên kết quả của nghiên cứu này về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết, một số các giải pháp đưa ra cho các nhà quản trị công ty niêm yết như sau:

  • Thứ nhất, rủi ro kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán đối với các công ty niêm yết được xem là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của công ty niêm yết. Do đó, để chất lượng TTKT trình bày trên BCTC đư ợc đảm bảo thì cần phải hạn chế rủi ro kiểm toán này bằng cách kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thực tế cho thấy, hiện nay chất lượng dịch vụ kiểm toán chưa đồng đều, còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các công ty. Nhiều công ty kiểm toán có số lượng kiểm toán viên (K TV) lớn, KTV nhiều kinh nghiệm đã tạo lập được vị thế và danh tiếng trên thị trường, được nhiều khách hàng lớn lựa chọn. Tuy nhiên cũng còn một số công ty nhỏ, mới thành lập chưa đảm bảo chất lượng dịch vụ, do chưa đủ người làm kiểm toán vì bị hạn chế về số lượng KTV hoặc KTV còn làm kiêm nhiệm. Cũng có trường hợp công ty kiểm toán có nhiều khách hàng, trong khi thời hạn phải có báo cáo kiểm toán để phục vụ đại hội cổ đông dồn vào các tháng đầu năm nên ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. Ngoài ra, năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của KTV là những yếu tố mang tính quyết định chất lượng kiểm toán. Thực tế đã có một số trường hợp do trình độ KTV còn bất cập, chưa hiểu sâu về lĩnh vực ngành nghề của khách hàng dẫn đến những sai phạm trong nghề nghiệp, bỏ sót không kiểm toán một số thông tin trên BCTC hoặc không ghi ý kiến về các sai phạm cho đơn vị được kiểm toán sửa chữa, đồng thời sau khi phát hành báo cáo kiểm toán, các sai phạm không được thông báo cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Do đó, một số giải pháp được đưa ra như: Luận văn: Giải pháp cải thiện thông tin kế toán tạo Cty niên yết
  • Trước hết, các công ty kiểm toán phải đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC bằng cách: nâng cao năng lực chuyên môn cùng các kỹ năng khác của các kiểm toán viên (KTV), thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho KTV; Đầu tư xây dựng công nghệ và quy trình kiểm toán nhằm giúp cho việc kiểm toán đạt được hiệu quả, giảm thiểu rủi ro nghề nghiệp; Cần tránh những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, như giảm giá phí kiểm toán hay duy trì  giá phí qua nhiều năm…, từ đó giảm sức ép về lợi nhuận cho công ty kiểm toán để chất lượng kiểm toán BCTC được đảm bảo.
  • Các công ty niêm yết cần phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chất lượng kiểm toán BCTC bởi vì hầu hết các nhà đầu tư ra quyết định đều căn cứ vào các BCTC đã kiểm toán, họ tin tưởng hơn vào các BCTC đã kiểm toán vì nó cung cấp thông tin chính xác và có giá trị thật sự cho thị trường chứng khoán. Do vậy, các công ty niêm yết cần lựa chọn các công ty kiểm toán có đủ năng lực và uy tín để có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán và sẵn sàng hợp tác với công ty kiểm toán, cung cấp các tài liệu đầy đủ và trung thực để có được kết quả kiểm toán tốt nhất.
  • Xuất phát từ yêu cầu chính đáng của nhà đầu tư là các báo cáo tài chính có kiểm toán của các công ty niêm yết phải có chất lượng tốt, cung cấp thông tin chính xác cho thị trường chứng khoán, việc lựa chọn các công ty kiểm toán có đủ năng lực, uy tín, đảm bảo kiểm toán là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng các thông tin tài chính. Do vậy, các cơ quan chức năng cần củng cố và xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ đối với các công ty kiểm toán để đảm bảo chất lượng thông tin được công bố trên TTCK là minh bạch như ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các văn bản pháp luật về hoạt động kiểm toán, các chế tài xử lý trong trư ờng hợp vi phạm đối với công ty kiểm toán cũng như công ty được kiểm toán.
  • Trong quá trình cung ứng dịch vụ kiểm toán, ngoài việc thực hiện trách nhiệm cung ứng dịch vụ kiểm toán, KTV cần phải vừa tạo ra động lực cũng như hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ để công ty niêm yết thực hiện theo đúng chuẩn mực, luật định và các thông lệ. KTV cũng đưa ra các dự đoán về hậu quả của các vấn đề liên quan đến kế toán, tài chính của công ty niêm yết và trách nhiệm của ban lãnh đ ạo doanh nghiệp trước công chúng và các cổ đông để hoàn thiện dần “Quy chế quản trị công ty” cũng như áp dụng đầy đủ và đúng đắn các chuẩn mực kế toán. Chính những giá trị này của kiểm toán sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của các công ty.
  • Thứ hai, nhân tố nhà quản trị công ty cũng có ảnh hưởng khá mạnh tới chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết và thực tế hiện nay thì hầu hết các nhà đầu tư đều nhận thấy tầm quan trọng của một ban lãnh đạo tốt trong các công ty. Do vậy, yếu tố các nhà quản trị công ty được xem là một trong những yếu tố rất đáng quan tâm khi xem xét đầu tư vào một cổ phiếu nào đó hay ra một quyết định kinh tế nào khác. Rõ ràng là nhàđ ầu tư không thể luôn luôn chắc chắn và quyết định đầu tư chỉ dựa vào các BCTC của công ty. Bởi vậy, có thể nói rằng yếu tố con người nhất là các vị trí quản trị cấp cao được xem là tài sản vô hình lớn nhất của công ty. Do đó, để nâng cao chất lượng TTKT trình bày trên BCTC thì cần phát huy năng lực lãnh đạo của nhà quản trị trong việc tìm kiếm chiến lược và hướng đi cho công ty, từ đó xây dựng nên giá trị cốt lõi cho công ty. Đ ồng thời, các chủ sở hữu cũng phải tạo các điều kiện thuận lợi để nhà quản trị cảm thấy an tâm và gắn bó lâu dài hơn với công ty mình.
  • Thứ ba, nhân tố lập và trình bày BCTC cũng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết và cũng là nhân tố giúp các doanh nghiệp đánh giá xem BCTC của mình được lập có đảm bảo được các đặc tính chất lượng kế toán theo chuẩn mực kế toán hiện hành hay không. Do đó, để góp phần nâng cao chất lượng TTKT trình bày trên BCTC thì các công ty niêm yết cần phải chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán của doanh nghiệp mình đ ảm bảo tuân thủ theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Ví dụ như các công ty niêm yết nên đầu tư vốn xây dựng hệ thống kế toán của doanh nghiệp mình trong môi trư ờng ứng dụng công nghệ thông tin (ERP), từ đó các dữ liệu đầu vào và đầu ra sẽ được tổ chức quản lý, xử lý một cách hợp lý và chặt chẽ, giúp doanh nghiệp giảm thiểu tình trạng bỏ xót thông tin cần trình bày trên các BCTC. Ngoài ra, các công ty niêm yết cũng cần xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) hiệu quả nhằm quản lý, hạn chế các rủi ro, sai phạm cho các hoạt động trong công ty. Do vậy, khi công ty đã có HTKSNB giám sát tốt, đảm bảo tính đáng tin cậy và hợp lý cho các dữ liệu đầu vào thì thông tin đ ầu ra của kế toán (chính là các BCTC) cũng tin cậy và trung thực hơn.
  • Thứ tư, khi các công ty niêm yết tiến hành lập và trình bày BCTC thì đều quan tâm tới lợi ích đạt được sau khi lập xong BCTC là gì và đi kèm v ới lợi ích đó thì chi phí phải bỏ ra có tương xứng không. Do đó, nhân tố chi phí và lợi ích khi lập BCTC cũng có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết. Người sử dụng thông tin thường không chịu chi phí trực tiếp cho các thông tin mà họ yêu cầu, nên các công ty niêm yết thường phải chịu chi phí này. Các chi phí mà công ty niêm yết thường bỏ ra như chi phí trong việc lập và công bố thông tin (trong đó bao gồm chi phí thu thập, xử lý dữ liệu, chi phí kiểm toán…), chi phí kiện tụng để bảo vệ chống lại các thông tin ngoài lề cho rằng thông tin tài chính của công ty là sai lệch, chi phí cạnh tranh… Chính vì phải chịu nhiều loại chi phí nên các công ty niêm yết thường có xu hướng là giảm bớt chi phí gánh chịu nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho người sử dụng. Để thực hiện được điều này đòi h ỏi các công ty niêm yết phải cải cách công tác tổ chức và quản lý kế toán, xây dựng quy trình kế toán phù hợp với đặc thù ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp mình, từ đó sẽ làm giảm bớt áp lực chi phí và chất lượng TTKT trình bày trên BCTC sẽ được đảm bảo.
  • Cuối cùng, nhân tố thuế cũng có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết bởi vì trong xu hướng hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp khi lập BCTC đều lập theo mục tiêu thuế chứ không tuân thủ theo đúng qui định kế toán hiện hành. Do vậy, để chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết được đảm bảo thì đòi hỏi trước tiên là các doanh nghiệp này phải thực hiện tốt chính sách thuế với nhà nước, có nghĩa là doanh nghi ệp phải có hóa đơn chứng từ về thuế đầu vào, thuế đầu ra rõ ràng,đ ầy đủ, trung thực và đúng theo quy định của luật thuế hiện hành. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị bản kê khai thuế liên quan đến việc sử dụng số liệu dự phòng hoặc các ước tính kế toán, đảm bảo các số liệu dự phòng hay ước tính đều là thỏa đáng. Tiếp đó, nhân viên kế toán thuế của công ty cần phải được tập huấn, trao dồi kiến thức về thuế, cập nhật nhanh những thay đổi về chính sách thuế nếu có. Cuối cùng, nhân viên kế toán khi thực hiện khai báo thuế cần chỉ rõ cho doanh nghiệp để họ nhận thức được rằng việc kê khai thuế đúng đắn là trách nhiệm của doanh nghiệp. Luận văn: Giải pháp cải thiện thông tin kế toán tạo Cty niên yết

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Chất lượng thông tin kế toán của các ty niêm yết

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x