Luận văn: Biện pháp NC công tác quản lý đất tại Thuận Châu

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Biện pháp NC công tác quản lý đất tại Thuận Châu hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.3. Kết quả thực hiện công tác cấp GCNQSD đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Thuận Châu

Bảng 3.4. Kết quả việc cấp GCN QSD đất ở trên địa bàn huyện Thuận Châu đến năm 2019

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở là cơ sở cho người dân ổn định làm ăn sinh sống, an cư lạc nghiệp. Bởi vậy, trong những năm gần đây công tác cấp GCN QSDĐ đất ở của huyện ngày một được đẩy mạnh. Cùng với đó, được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của UBND huyện, của cơ quan chuyên môn vì vậy mà công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở của toàn huyện ngày một chuyển biến tích cực và đạt được tỷ lệ khá cao.

Kết quả cấp GCN quyền sử dụng đất ở 2019. Tổng số thửa đã kê khai đăng ký là 4378 với diện tích 164.19 ha trong đó:

  • Số thửa đã cấp GCN QSD đất là 4024 thửa, đạt 93,27% với diện tích 139.2 ha;
  • Số thửa chưa đủ điều kiện cấp GCNQSD đất là 435 thửa với diện tích 24.62 ha. Nguyên nhân:

Giao đất trái thẩm quyền: 389 trường hợp, chiếm 92,83%.

Nguyên nhân khác: 35 trường hợp chiếm 7,74%.

Nguyên nhân chủ yếu do hộ gia đình đi làm ăn xa, nhận thức đất là của họ không ai vào tranh giành đất hộ đình đang canh tác và một số nguyên nhân

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đất Đai

3.3. Đánh giá của cán bộ và người dân về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Luận văn: Biện pháp NC công tác quản lý đất tại Thuận Châu

3.3.1. Đánh giá của người dân về công tác cấp GCN QSD đất

3.3.1.1. Mức độ công khai thủ tục hành chính

Trước hết là niêm yết công khai tại các bộ phận tiếp nhận và trả kết quả những văn bản pháp quy, tài liệu giúp cho người sử dụng đất biết (loại giấy tờ của hồ sơ, lịch tiếp nhận các loại hồ sơ, trình tự thủ tục đãng ký). Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND các xã và huyện đã niêm yết cả bản hướng dẫn lập hồ sơ cho người đến giao dịch, thời hạn nhận kết quả, các khoản phí, lệ phí phải nộp.

Bảng 3.5. Kết quả điều tra công khai thủ tục hành chính

Kết quả điều tra cho thấy khi tiếp xúc với người SDĐ đến thực hiện thủ tục đăng ký, cấp GCN có 94% ý kiến cho rằng thủ tục hành chính về đất đai được giải quyết công khai, minh bạch, rõ ràng và thuận lợi. Điều đó cho thấy công tác đăng ký, cấp GCN đang hướng tới mục đích giản đơn, công khai, minh bạch TTHC nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đẩy nhanh tiến độ phát triển hài hòa cùng công tác cải cách TTHC của huyện.

3.3.1.2k . Thời gian thực hiện các thủ tục Luận văn: Biện pháp NC công tác quản lý đất tại Thuận Châu

Bảng 3.6. Kết quả điều tra về thời gian thực hiện thủ tục hành chính

Từ những thực tiễn tại địa bàn điều tra cho thấy trong quá trình giải quyết hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất đã và đang có những tiến bộ rõ rệt, tạo được lòng tin trong nhân dân. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến phàn nàn của người dân về tiến độ giải quyết, nguyên nhân là do công việc quá tải, thiếu nhân lực. Một số đơn vị xử lý công việc thiếu tập trung, sai sót hồ sơ phải làm lại, gây lãng phí tiền và thời gian của nhà nước và của người dân.

Kết quả điều tra cho thấy số hồ sơ giải quyết đúng hẹn tương đối cao, chiếm 83% tổng phiếu điều tra. Điều đó chứng tỏ cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai đang có xu hướng thành công cả về chất lượng lẫn hiệu quả phục vụ theo đúng nghĩa của tổ chức dịch vụ công. Do nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của cải cách thủ tục hành chính, huyện chỉ đạo tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, xem đây là khâu trọng tâm đối với nhu cầu của những người sử dụng đất.

3.3.1.3. Thái độ và trách nhiệm hướng dẫn của cán bộ

Bảng 3.7. Kết quả điều tra sự hài lòng về thái độ của cán bộ thực hiện

Kết quả điều tra cho thấy mức độ hài lòng về thái độ và hành vi của cán bộ giải quyết công việc đăng ký, cấp GCN tương đối cao, chiếm 50%. Điều đó cho thấy cán bộ, công chức giải quyết công việc đăng ký, cấp GCN có thái độ tiếp dân nhã nhặn, lịch sự và đúng mực, có trách nhiệm, tận tình, chu đáo, hướng dẫn rõ ràng, tận tình, chu đáo. Phần lớn người dân hài lòng khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận. Ngoài ra, có 20% đánh giá không hài lòng và cho rằng cán bộ, công chức giải quyết hồ sơ cáu gắt, không trả lời câu hỏi của người dân và làm việc chậm chạp không tập trung, làm việc riêng trong khi người dân đợi làm thủ tục, làm mất thời gian chờ đợi lâu.

3.3.1.4. Mức độ hài lòng về kết quả công việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận Luận văn: Biện pháp NC công tác quản lý đất tại Thuận Châu

Bảng 3.8. Mức độ hài lòng về kết quả công việc đăng ký, cấp GCN

Kết quả đánh giá chung mức độ hài lòng về giải quyết công việc đăng ký, cấp GCN cho người dân có 67% hài lòng và 30% đánh giá bình thường, chỉ có 20% đánh giá không hài lòng. Đây là kết quả tốt mà tập thể Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện đã đạt được.

3.3.2. Đánh giá của cán bộ về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Kết quả điều tra đối với cán bộ tham gia giải quyết hồ sơ:

Qua điều tra 10 cán bộ tham gia công tác giải quyết: 3 công chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường; 3 công chức địa chính xã; 4 cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai

Trong 10 cán bộ tham gia điều tra: có 8 cán bộ cho rằng hiểu rõ quy định pháp luật đất đai về công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng; 2 cán bộ cấp xã chưa thực sự nắm chắc hết quy định pháp luật đất đai.

Kết quả cho thấy việc đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng trên địa bàn huyện hiện nay đã đi vào nề nếp nhưng vẫn còn một số tồn tại như:

Ý thức người dân vẫn còn hạn chế

Sự phối hợp giải quyết giữa các ngành chưa cao

Nguyên nhân chủ yếu do: Quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác giải quyết đất đai, cùng là đất của hộ gia đình, cá nhân nhưng tùy nội dung biến động mà thẩm quyền giải quyết khác nhau dẫn đến thời gian giải quyết kéo dài; công tác giải quyết đơn thu cũng khó khăn trong quá trình phối hợp.

3.4. Đánh giá chung về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Thuận Châu

Kết quả đạt được:

Từ kết quả phân tích số liệu trên, có thể thấy rằng với sự quan tâm, cố gắng của các cấp uỷ, chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ địa chính được từng bước kiện toàn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản đáp ứng với yêu cầu công việc đã giúp cho công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận tại huyện thu được kết quả đáng kể, cụ thể là: Luận văn: Biện pháp NC công tác quản lý đất tại Thuận Châu

Về cơ bản công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở lần đầu cho đối tượng là đất có nguồn gốc ông cha để lại, sử dụng ổn định, hợp pháp từ trước năm 1980, đạt 84% tổng số thửa đất trên bản đồ địa chính năm 1995-1997.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản trên đất nói riêng, công tác quản lý đất đai, nhà ở nói chung đã được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp, ngân sách nhà nước đầu tư một lượng tiền vốn cho công tác quản lý đất đai, đo đạc bản đồ địa chính chính quy, hồ sơ địa chính điện tử, hiện đại hoá kho lưu trữ phục vụ công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận.

Hệ thống văn bản pháp luật và các quy định được ban hành cụ thể, chi tiết, phù hợp với thực tế công tác cấp giấy chứng nhận, đã từng bước tháo gỡ được những tồn tại trong quản lý sử dụng đất đai do lịch sử để lại.

Nếu như trước đây, theo Luật Đất đai năm 2003 việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận chủ yếu do cán bộ địa chính xã làm, tổ chức kê khai đăng ký cho công dân tại địa điểm và thời gian quy định, tất cả các hồ sơ đều phải được Hội đồng đăng ký đất đai xét duyệt thông qua theo các cuộc họp, gây chậm trễ cho việc xét duyệt, thẩm định hồ sơ. Hiện nay, theo Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành công tác đăng ký đất đai là bắt buộc, còn việc đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu, khi công dân có đơn đề nghị đăng ký cấp giấy chứng nhận và giấy tờ sử dụng đất, cán bộ địa chính xã, UBND xã căn cứ vào hồ sơ địa chính, tài liệu quản lý đất đai còn lưu trữ tại UBND xã để kiểm tra, xác nhận vào đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp quy hoạch, … mà không phải thông qua Hội đồng xét duyệt của xã, do vậy thủ tục cấp giấy chứng nhận đã được đơn giản hoá nhiều so với Luật Đất đai năm 2003.

Công tác tuyên truyền phổ biến về pháp luật đất đai và trình tự, thủ tục hành chính đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận được thực hiện rộng khắp trên đài phát thanh, truyền hình, cũng như báo chí, báo điện tử giúp nâng cao nhận thức của dân về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận nói riêng, công tác quản lý đất đai nói chung.

Việc thực hiện đăng ký đất đai, xử lý tồn tại trong quản lý đất đai để công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận là một trong những điều kiện để người dân được hợp thức hoá đất đai mình đang sử dụng, đồng thời cũng giúp nhà nước quản lý đất đai, tăng thu ngân sách từ việc thu tiền sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền, đất lấn, chiếm góp phần hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới từ việc cân đối nguồn thu tại chỗ. Trong 9 tháng đầu năm 2019, tổng số nguồn thu vào ngân sách Nhà nước huyện Thuận Châu từ nguồn thu tiền sử dụng đất đạt trên 11 tỷ đồng.

3.4.1. Những tồn tại và nguyên nhân Luận văn: Biện pháp NC công tác quản lý đất tại Thuận Châu

Tồn Tại

Công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách Pháp luật về đất đai chưa được rộng khắp đặc biệt đối với thôn ở xã trung tâm nên người dân chưa nhận thức được lợi ích việc được cấp GCN.

Do công tác quản lý đất đai trước đây còn nhiều hạn chế người sử dụng đất đã tùy tiện đổi đất, chuyển nhượng cho nhau không đúng quy định, lấn chiến đất công, giao đất trái thẩm quyền của tổ chức nên việc xác định nguồn gốc đất để cấp giấy chứng nhận cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Hồ sơ địa chính thửa đất trước đây chưa được lập đầy đủ và đồng bộ dẫn đến khó khăn cho công tác xác định nguồn gốc đất, loại đất trong việc cấp giấy chứng nhận cho người dân.

Công tác quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất còn chậm, công tác cấp GCN trên địa bàn cũng phần nào còn khó khăn.

Đội ngũ cán bộ địa chính ở xã, thị trấn còn trẻ và có năng lực nhưng còn thiếu bề dày kinh nghiệm thực tế, sự thay đổi cán bộ và lãnh đạo phường là một trong những điểm khó khăn trong việc thực hiện quản lý đất đai, hướng dẫn lập hồ sơ giải quyết các thủ tục hành chính liên quan ở xã, thị trấn.

Nguyên nhân

Các hộ gia đình và cá nhân chưa và không có nhu cầu cấp GCN vì nhận thức đất của họ đã làm nhà không ai vào để tranh giành thửa đất mình đang sinh sống. Bên cạnh đó cũng có hộ gia đình cá cá nhân không có khả năng kinh tế nộp tiền sử dụng đất theo quy định.

Một số các loại đất khác như đất sản xuất kinh doanh… vẫn chưa thực hiện kê khai đăng kí lên việc cấp GCN cho đất sản xuất kinh doanh… là không có.

Nhiều người dân không có khả năng nộp tiền sử dụng đất đối với các trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định.

Việc kê khai hồ sơ đăng ký cấp GCN nhiều hộ gia đình, cá nhân kê khai không trung thực gây khó khăn trong công tác thẩm định hồ sơ.

3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác cấp GCNQSDĐ huyện Thuận Châu Luận văn: Biện pháp NC công tác quản lý đất tại Thuận Châu

3.5.1. Giải pháp về chính sách pháp luật

Các văn bản hướng dẫn từ trung ương đến địa phương cần được hoàn thiện và quy định cụ thể giữa đơn vị sự nghiệp và đơn vị quản lý tránh tình trạng chồng chéo, khó khăn trong việc phối hợp thực hiện.

Cần tuyên truyền phổ biến sâu rộng các kiến thức có liên quan đến đất đai như: Luật đất đai, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật (các Nghị định, Thông tư…) cho người dân nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của người dân và thực hiện tốt việc sử dụng đất đai có hiệu quả.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra về hoạt động của tổ chức tìm ra những tồn tại, mâu thuẫn để nhanh chóng đưa ra giải pháp khắc phục.

Cơ chế và chế tài thực hiện các văn bản pháp luật các cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, kho bạc, ngân hàng phải đồng bộ và có thông báo thường xuyên làm giảm bớt trình tự thủ tục hành chính phức tạp cho nhân dân.

3.5.2. Giải pháp về nhân lực

Tăng cường đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm việc. Hiện tại, một số công chức, viên chức còn có một số mặt hạn chế về trình độ và năng lực chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ. Mục tiêu của công tác này là tạo ra đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao, chủ động giải quyết việc được giao và xử lý tình huống năng động hơn.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân, đào tạo cán bộ địa chính cấp cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng, bởi mọi biến động đều phát sinh từ cơ sở, thửa đất và con người cụ thể. Việc cán bộ cơ sở giải quyết tốt sẽ bảo vệ được quyền lợi của người dân cũng như góp phần hoàn thiện bộ máy nhà nước.

3.5.3. Giải pháp về kỹ thuật nghiệp vụ Luận văn: Biện pháp NC công tác quản lý đất tại Thuận Châu

Tăng cường áp dụng công nghệ trông tin vào công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như: Truy cập các thông tin thửa đất (tên chủ hộ, diện tích, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, sơ đồ thửa đất…) trên máy tính để việc quản lý và kiểm tra được chính xác, khách quan và thường xuyên hơn.

Lựa chọn đúng người vững về chuyên môn để xử lý các công việc liên quan theo yêu cầu công việc, đảm bảo tính chính xác và linh hoạt, bố trí công việc phù hợp với chuyên môn và năng lực, nhằm tạo điều kiện cho công chức phát huy tốt nhất khả năng của mình.

Quy định đúng, đủ, đảm bảo quy trình, linh hoạt nhưng chặt chẽ các điều khoản trong quy trình thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ.

Đẩy nhanh công tác đăng ký, cấp GCN, lập và quản lý hồ sơ địa chính tạo hành lang pháp lý quan trọng trong các hoạt động quản lý đất đai. Muốn vậy, chính sách ban hành để thực hiện mục tiêu này phải cô đọng, dễ hiểu và có tính kế thừa những chính sách đã đi vào cuộc sống đang phát huy hiệu quả.

3.5.4. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật

Để thực hiện những công việc chuyên môn, điều không thể thiếu là cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đầu tư trang thiết bị phải đảm bảo đáp ứng những phương tiện tối thiểu bao gồm: Thiết bị đo đạc phục vụ thành lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và sổ sách địa chính. Thực hiện chuẩn hóa dữ liệu đã có và chuẩn hóa quy trình thu thập, cập nhật thông tin đất đai; xây dựng các công cụ phần mềm hỗ trợ cho công tác thu thập và cập nhật thông tin đất đai.

3.5.5. Về tuyên truyền, giáo dục Luận văn: Biện pháp NC công tác quản lý đất tại Thuận Châu

Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho mọi chủ sử dụng đất hiểu rõ tầm quan trọng của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm cho mọi người nhận thức rõ quyền lợi và lợi ích của mình trong sử dụng đất, tích cực hưởng ứng và tuân thủ đầy đủ mọi quy định trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa phương.

3.5.6. Về tổ chức chỉ đạo

UBND huyện chỉ đạo lãnh đạo, chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường; lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng đăng ký đất đai; Lãnh đạo, cán bộ địa chính UBND các thị trấn, xã cùng Đơn vị tư vấn, tổ dân phố trực tiếp xuống cơ sở hướng dẫn cho người dân kê khai và ký thẩm định vào hồ sơ tại UBND các xã thị trấn, những hồ sơ nào đủ điều kiện thì ký thẩm định và có biên bản thống nhất kèm theo sau đó chuyển sang in bìa và trình UBND ký hàng tuần để tạo điều kiện cho người dân và rút gắn thời gian GCN; Đối với những hồ sơ vướng mắc tiếp tục hướng dẫn người dân hoàn thiện hồ sơ và giải quyết theo quy trình trên.

Thực hiện tốt việc ghi nợ tiền sử dụng đất trên GCN đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân chưa có khả năng nộp tiền sử dụng đất (người sử dụng đất phải có đơn đề nghị).

Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động nhân dân đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện kê khai hồ sơ đăng ký GCN.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La giai đoạn 2017 – 2019” đã cho ta thấy vai trò to lớn của công tác này. Nó là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, tác động to lớn tới sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Luận văn: Biện pháp NC công tác quản lý đất tại Thuận Châu

Đề tài đã phân tích, làm rõ thực trạng về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thuận Châu qua đó giúp ta thấy được những thuận lợi và những khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Thuận Châu. Từ đó, đề tài đã đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại tại huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La

Kết quả cấp GCN đến 31/12/2019 trên địa bàn huyện Thuận Châu đã cấp được: 4.120 GCN:

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đất đai ngày càng được sử dụng nhiều tùy vào các mục đích, dẫn đến sự biến đổi không ngừng từ việc chuyển mục đích đến việc chuyển đổi quyền sử dụng đất trong nhân dân. Thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã góp phần làm cho công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện ngày càng được tăng cường và đi vào nề nếp.

Hiện nay công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn một số thiếu sót, tồn tại hạn chế.

Do công tác quản lý đất đai trước đây còn nhiều hạn chế người sử dụng đất đã tùy tiện đổi đất, chuyển nhượng cho nhau không đúng quy định, lấn chiến đất công, giao đất trái thẩm quyền của tổ chức nên việc xác định nguồn gốc đất để cấp giấy chứng nhận cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Hồ sơ địa chính thửa đất trước đây chưa được lập đầy đủ và đồng bộ dẫn đến khó khăn cho công tác xác định nguồn gốc đất, loại đất trong việc cấp giấy chứng nhận cho người dân.

Công tác quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất còn chậm, công tác cấp GCN trên địa bàn cũng phần nào còn khó khăn.

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài đã có nhiều biện pháp được đưa ra. Sự kết hợp thực hiện đồng bộ có hiệu quả các giải pháp đó sẽ góp phần vào sự thành công trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thuận Châu nói riêng và trên các địa bàn nông thôn miền núi nói chung.

2. Kiến nghị

Huyện Thuận Châu cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để người sử dụng đất được thuận lợi hơn trong việc cấp GCNQSDĐ đặc biệt là cấp đổi, cấp lại GCNQSĐ. Có hướng linh hoạt không dập khuôn, máy móc trong công tác rà soát hồ sơ của các trường hợp cấp đổi do sai lệch diện tích, hình dạng và kí hiệu bản đồ khi xác định được nguồn gốc sử dụng đất và xác định đựơc nguyên nhân do lỗi đo dạc để lại để tạo thuận lợi cho người dân được cấp GCNQSDĐ và thực hiện quyền của người sử dụng đất. Có hướng chuyển đổi mục đích và giao đất cho người dân sử dụng diện tích đất chưa sử dụng để người dân khai thác tận dụng nguồn lực từ phần diện tích đất đang do UBND các xã quản lý. Luận văn: Biện pháp NC công tác quản lý đất tại Thuận Châu

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Cấp giấy quyền sử dụng đất tại huyện Thuận Châu

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x