Luận văn: Thực trạng quản lý đất đai tại huyện Thuận Châu

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý đất đai tại huyện Thuận Châu hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.1. Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai huyện Thuận Châu

3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Thuận Châu

Thống kê diện tích theo đối tượng sử dụng trên địa bàn huyên Thuận Châu được thể hiện ở Bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 huyện Thuận Châu

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2019 diện tích tự nhiên huyện Thuận Châu là 41.200,5 ha. Trong đó,diện tích đất nông nghiệp là 28.108,3ha chiếm 68,81% tổng diện tích tự nhiên của huyện; diện tích đất phi nông nghiệp là 13.166 ha chiếm 31,12% tổng diện tích tự nhiên của huyện; diện tích đất chưa sử dụng là 26,2 ha chiếm 0,06% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

Diện tích đất phi nông nghiệp trong thực tế có xu hướng luôn tăng và chủ yếu dùng cho mục đích đất ở, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Trong quá trình sử dụng đất đai do tác động của yếu tố tự nhiên, con người và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tất yếu dẫn đến sự biến động đất đai ngày càng đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau như giao đất, cho thuê đất, đổi đất, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất… Vì vậy phải làm thủ tục đăng ký biến động.

3.1.2. Việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất:

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND Tỉnh Sơn La, huyện đã sớm triển khai tập huấn những nội dung cơ bản của Luật và Nghị định của Chính phủ cho cán bộ chủ chốt của các ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn. Ban hành các văn bản lãnh, chỉ đạo và thực hiện việc tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ và người dân có thể nắm bắt kịp thời các chính sách của Nhà nước liên quan tới đất đai. Do vậy, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện tiếp tục được củng cố, cơ bản hoàn thành những nhiệm vụ và kế hoạch đề ra theo đúng qui định của pháp luật.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đất Đai

3.1.3. Công tác xác lập, quản lý địa giới hành chính Luận văn: Thực trạng quản lý đất đai tại huyện Thuận Châu

Huyện Thuận Châu đã hoàn thành việc phân định ranh giới hành chính huyện với các huyện lân cận, phân định ranh giới giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, lập lại hồ sơ và chôn mốc giới. UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường kết hợp với các ngành có liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới cụ thể cho cấp xã. Đến nay, 29 đơn vị hành chính xã, thị trấn trong huyện đều đã có bản đồ địa giới hành chính theo Chỉ thị 364 của Thủ tướng Chính phủ với các đường ranh giới, mốc giới được xác định rõ ràng.

3.1.4. Công tác khảo sát, đo đạc lập bản đồ

Từ năm 1995-1997, Tổng cục Quản lý ruộng đất nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đầu tư cho tỉnh Sơn La cũng như huyện Thuận Châu đo đạc bản đồ địa chính, hệ thống toạ độ, độ cao nhà nước. Các xã đều có bản đồ địa chính thể hiện đất đai trên bản đồ phù hợp với hiện trạng, giúp cho công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên, đến nay, quá trình sử dụng đất đã có nhiều biến động, việc lập bản đồ địa chính thời điểm những năm 1995 còn có nhiều sai sót về ranh giới, chủ sử dụng cũng như loại đất cần phải đo đạc lại do việc dẫn đạc không chính xác, sai theo đường truyền, sai số đo đạc lớn do đo thủ công bằng thước dây. Giai đoạn 2014-2017, tỉnh Sơn La đã triển khai dự án lập hồ sơ địa chính tổng thể Vylap trên toàn địa bàn thành phố, dự kiến dự án xây dựng hồ sơ địa chính tổng thể huyện Thuận Châu sẽ được tiến hành trong năm 2020, trong đó có công tác đo đạc bản đồ địa chính chính quy, cấp lại giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính điện tử. Luận văn: Thực trạng quản lý đất đai tại huyện Thuận Châu

3.1.5. Công tác quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luôn được UBND tỉnh và UBND huyện quan tâm thực hiện nhằm đáp ứng kịp thời cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của huyện.

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu huyện Thuận Châu đã được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt tại quyết định số 2185/QĐ-UBND ngày 27/9/2013.

Trong giai đoạn 2017 – 2019 UBND huyện Thuận Châu đã trình UBND tỉnh Sơn La đề nghị phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể như sau:

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năn 2020, kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Thuận Châu đã được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 948/QĐ-UBND ngày 17/4/2017

Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Thuận Châu đã được phê duyệt tại Quyết định số 474/QĐ-UBND ngày 7/3/2018

Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2019 và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 186/QĐ-UBND ngày 23/01/2019

3.1.6. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thuận Châu đã tham mưu cho UBND huyện thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện đúng quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 đã đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của huyện.…

3.1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận

Nhìn chung, việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trong những năm qua đã được địa phương và người dân quan tâm. Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính đã được tiến hành cơ bản theo đúng qui định. Hồ sơ sau khi nghiệm thu được quản lý, lưu trữ theo quy định.

3.1.8. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Luận văn: Thực trạng quản lý đất đai tại huyện Thuận Châu

Đến tháng 8 năm 2019, huyện Thuận Châu đã thực hiện xong công tác kiểm kê đất đai. Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức triển khai, hướng dẫn đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện kiểm kê đất đai theo đúng qui định của Luật Đất đai năm 2013, nhìn chung các kỳ kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đều được thực hiện tốt theo qui định.

3.1.9. Công tác quản lý tài chính về đất đai

Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Huyện đã thực hiện tốt việc quản lý thu, chi ngân sách như: tiền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển quyền bất động sản, lệ phí trước bạ, …

3.1.10. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Việc chuyển quyền sử dụng đất được UBND huyện, các ngành chức năng, các xã, thị trấn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Trong năm qua huyện đã làm thủ tục xác nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định tạo điều kiện thực hiện tốt các quyền của người sử dụng đất và quản lý đất đai theo pháp luật.

Thực hiện Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm và Thông tư số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của liên Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường (nay là Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai) huyện Thuận Châu đã triển khai thực hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu. Bước đầu đã triển khai thực hiện đồng bộ, tạo thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.

3.1.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Trước đây, công tác quản lý giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức, nhiều giao dịch dân sự diễn ra dưới dạng trao tay, giao dịch ngầm, nhà nước không quản lý được. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai chưa cao.

Nếu như trước đây khi người dân thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế … không phải xuất trình biên lai nộp thuế phi nông nghiệp hàng năm thì từ năm 2012 người dân buộc phải hoàn thành thuế phi nông nghiệp mới được thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

3.1.12. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai Luận văn: Thực trạng quản lý đất đai tại huyện Thuận Châu

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về đất đai luôn được quan tâm sát sao, hàng năm UBND huyện đều chỉ đạo thành lập đoàn Thanh tra, kiểm tra liên ngành gồm phòng Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra huyện Thuận Châu, phòng Tư pháp, phòng Tài chính chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với các ngành liên quan và các xã, thị trấn triển khai thanh tra, kiểm tra công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện. Cùng với thanh tra thường xuyên, hoạt động thanh tra theo các chuyên đề dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện được thực hiện kịp thời; đặc biệt là thanh tra các nội dung về giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận, quản lý mặt bằng đất canh tác.

3.1.13. Công tác thanh tra, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo

Hàng năm trên địa bàn huyện vẫn xảy ra một số vụ tranh chấp đất đai giữa các hộ sử dụng đất liền kề và trong dòng tộc về ranh giới sử dụng đất, quyền thừa kế,… song đã được huyện và các cấp có thẩm quyền giải quyết, cụ thể trong những năm gần đây huyện đã tham gia giải quyết được nhiều vụ tranh chấp, riêng trong năm 2018, đã giải quyết xong 33 vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện, không để tồn đọng các vụ tranh chấp có tính chất phức tạp, vượt cấp nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn, góp phần làm ổn định trật tự an ninh xã hội tại địa phương.

3.1.14. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Năm 2008 UBND huyện có thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, thực hiện cơ chế “một cửa” ở huyện và điều chỉnh công khai các thủ tục về đăn ký đất đai, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đăng ký, thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Quyết định số 3317/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND Tỉnh Sơn La, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường được tổ chức lại thành Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Thuận Châu (sau đây gọi là Chi nhánh huyện Thuận Châu) thuộc Văn phòng đăng ký đất đai Tỉnh Sơn La và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/5/2016, toàn bộ các dịch vụ công về đất đai được thực hiện tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.

3.1.15. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện Thuận Châu Luận văn: Thực trạng quản lý đất đai tại huyện Thuận Châu

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2019 huyện Thuận Châu có tổng diện tích tự nhiên 153.336 ha, trong đó:

  • Đất nông nghiệp 118.913 ha chiếm 77,55% diện tích tự nhiên;
  • Đất phi nông nghiệp 4567 ha chiếm 2,98% diện tích tự nhiên;
  • Đất chưa sử dụng 29.856 ha chiếm 17,47% diện tích tự nhiên; cơ cấu đất đai 2019

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu đất đai 2019

Đánh giá chung về tình hình quản lý đất đai:

Nhìn chung trong những năm gần đây, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Thuận Châu đã và đang đi vào ổn định. Việc quản lý sử dụng đất chặt chẽ hơn, tình trạng giao bán đất trái thẩm quyền được phát hiện và xử lý nghiêm ngặt. Số vụ việc vi phạm về trật tự xây dựng đất đai giảm rõ rệt… Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đô thị hóa thì đất đai luôn có nhiều diễn biến phức tạp khó khăn trong công tác quản lý, tình trạng mua bán chuyển nhượng bất động sản không qua đăng ký với cơ quan nhà nước vẫn diễn ra, đặng biệt khi giao thông được trú trọng đầu tư thì việc lấn chiếm, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất tăng lên. Đây cũng là những khó khăn bất cập nhất đối với công tác quản lý đất đai của Thuận Châu trong thời điểm hiện nay.

3.1.16. Công tác đăng ký đất đai

Nhìn chung, việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những năm qua đã được địa phương và người dân quan tâm. Tính đến năm 2019, tổng số giấy chứng nhận đất ở đã cấp cho hộ gia đình cá nhân là 31.269 giấy chứng nhận đạt khoảng 84% tổng số hộ dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện còn tồn khoảng 1.200 thửa đất không có trên bản đồ địa chính năm 1995-1997, chưa được cấp giấy chứng nhận do có nguồn gốc được giao đất không đúng thẩm quyền hoặc các chủ sử dụng tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất đai nhưng chính quyền cơ sở xã, bản chưa thực sự vào cuộc, còn né tránh, ngại khó, ngại va chạm do tranh chấp đất đai, giải quyết tồn tại trong quản lý, sử dụng đất do lịch sử để lại nên chất lượng hồ sơ cấp giấy chứng nhận gửi cơ quan thẩm định của một số xã không đảm bảo, có nhiều sai sót không đủ điều kiện xét duyệt để trình cấp trên

3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Thuận Châu Luận văn: Thực trạng quản lý đất đai tại huyện Thuận Châu

3.2.1. Thực trạng hồ sơ địa chính

Thực trạng việc lập hệ thống bản đồ

Hệ thống bản đồ dạng giấy bao gồm bản đồ địa giới hành chính và hồ sơ địa giới hành chính được thiết lập theo Chỉ thị 364/CT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 06 tháng 11 năm 1991. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ địa chính và bản đồ hành chính. Trong đó, hệ thống bản đồ địa chính năm 1995-1997 đã được số hoá, sử dụng trong phần mềm Autocad phục vụ công tác in ấn sơ đồ thửa đất trên giấy chứng nhận và cập nhật các trường hợp đủ điều kiện đăng ký biến động thường xuyên đối với đất ở.

Ngày 30 tháng 12 năm 2013, Bộ tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 55/2013/TT-BTNMT quy định về việc thành lập bản đồ địa chính tuy nhiên do kinh phí còn hạn hẹp phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chưa thể rà soát và làm lại toàn bộ hệ thống bản đồ mới.

Thực trạng việc lập hệ thống sổ sách

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Hệ thống sổ sách địa chính gồm 4 loại: Sổ Mục kê, Sổ Địa chính, Sổ cấp giấy chứng nhận, Sổ theo dõi biến động đất đai của 29 xã, thị trấn thuộc huyện đã được lập ở dạng giấy và cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính theo đúng qui định. Sự thay đổi cán bộ trong công tác quản lý không làm ảnh hưởng nhiều đến hệ thống sổ sách.

Bảng 3.2. Hệ thống sổ sách địa chính

Nguồn: CN Văn phòng đăng ký đất đaiThuận Châu Ngoài ra tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai còn lập hệ thống sổ phục vụ công tác chuyên môn như: Sổ theo dõi giao dịch đảm bảo, Sổ tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ giao dịch đảm bảo, Sổ luân chuyển hồ sơ đăng ký biến động. Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận lần đầu. Sổ luân chuyển thông tin địa chính với cơ quan thuế, Sổ đăng ký đất đai. Luận văn: Thực trạng quản lý đất đai tại huyện Thuận Châu

Thực trạng công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính.

Công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính dạng giấy được Văn phòng đăng ký thường xuyên cập nhật, chỉnh lý biến động theo qui định của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 về hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính và Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính, gồm các công việc sau:

Cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp mới Giấy chứng nhận do UBND huyện cấp;

Trong thời gian chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính điện tử thì thực hiện việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính trên giấy theo quy định của các thông tư này.

Khi nhận được thông báo chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền có nội dung cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn chịu trách nhiệm cập nhật, chỉnh lý vào hồ sơ địa chính trên giấy đang quản lý đối với tất cả các trường hợp đủ điều kiện chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo qui định.

Tuy nhiên công tác chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện hiện tại thực hiện trên hồ sơ dạng giấy do chưa có hồ sơ địa chính điện tử chính quy, và chỉ cập nhật biến động, chỉnh lý được đối với các trường hợp đủ điều kiện đăng ký biến động do người dân thực hiện quyền của người sử dụng đất như: chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở; Thực tế công tác thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, đất công trình công cộng, giao thông có rất nhiều thiếu sót và không đạt yêu cầu do hầu hết chưa cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ đăng ký biến động đất đai. Nguyên nhân là do tình hình thực tế phức tạp trên địa bàn và do lịch sử để lại việc đo vẽ bản đồ địa chính đối với đất nông nghiệp không chi tiết theo từng thửa ruộng của từng hộ gia đình tại thời điểm giao chia ruộng giai đoạn 1993-1995, vì vậy khi thực hiện thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang sử dụng vào mục đích khác khó thực hiện chỉnh lý biến động. Công tác luân chuyển cán bộ, trình độ cán bộ phụ trách công tác trên còn hạn chế nên công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với đất nông nghiệp tại huyện Thuận Châu không được cập nhật thường xuyên, liên tục, nhiều khi chỉnh lý chưa đúng quy phạm mà theo ý chủ quan của từng cán bộ.

Thực trạng công tác quản lý hồ sơ địa chính

Hệ thống hồ sơ địa chính đang lưu trữ tại Chi nhánh huyện Thuận Châu gồm: 104 quyền sổ địa chính, 29 quyển sổ mục kê kiêm thống kê ruộng đất lập năm 1995-1997, 58 quyền sổ theo dõi biến động đất đai và 58 quyển sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Những biến động trong việc sử dụng đất trước năm 2009 không được thực hiện đầy đủ nên số lượng sổ theo dõi biến động đất đai đến nay chỉ có 58 quyển.

Hệ thống hồ sơ địa chính của văn phòng đăng ký chủ yếu ở dạng giấy. Trước đây, hồ sơ địa chính được lập theo mẫu cũ và theo Thông tư 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên và Môi trường gồm: Bản đồ đo đạc năm 1995 – 1997; Sổ mục kê kiêm thống kê ruộng đất lập theo đơn vị xã giai đoạn 1995-1997; Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Sổ địa chính; Sổ theo dõi biến động đất đai. Thực hiện các Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường: số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009, số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính. Văn phòng đăng ký đã xây dựng hồ sơ địa chính theo mẫu mới và hướng dẫn các xã cập nhật hệ thống sổ theo các Thông tư này để vệc quản lý được đồng bộ, đầy đủ, đúng qui định.

Công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính: Cán bộ Văn phòng đăng ký được phân công thụ lý hồ sơ thực hiện đồng thời nhiệm vụ chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với hồ sơ được giao thụ lý theo đúng quy định và soạn thảo thông báo biến động trình lãnh đạo ký ban hành, gửi về UBND cấp xã nơi có đất để kịp thời chỉnh lý. Năm 2016, Văn phòng đăng ký đã số hoá sổ mục kê của 29 xã, thị trấn trên địa bàn huyện để thuận lợi cho việc tra cứu, cung cấp thông tin, đăng ký đất đai. Tuy nhiên do hệ thống bản đồ địa chính của huyện được đo đạc thủ công từ khoảng 20 năm trước, cùng với công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền trong giai đoạn trước còn buông lỏng, thiếu đồng bộ, nên việc lưu trữ, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức. Lực lượng cán bộ còn mỏng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ địa chính xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn hạn chế, cán bộ địa chính phải kiêm nhiệm nhiều việc khác như giải phóng mặt bằng, xây dựng, giao thông, môi trường… dẫn đến việc lập sổ sách, cập nhật chỉnh lý biến động chưa thường xuyên. Hệ thống văn bản quy định của việc chỉnh lý hồ sơ địa chính còn thay đổi nhiều lần về mẫu sổ sách. Chính vì vậy, việc theo dõi biến động về sử dụng đất gặp nhiều khó khăn.

3.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực làm công tác đăng ký đất đai Luận văn: Thực trạng quản lý đất đai tại huyện Thuận Châu

Tổng số người làm việc tính đến tháng 12 năm 2019 của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Thuận Châu là 15 người. Nam 7 người. Nữ 8 người.

Biên chế được giao: 06 người gồm: 01 Giám đốc, 01 kế toán, 04 địa chính viên. Do yêu cầu công việc nên Chi nhánh Văn phòng đã ký hợp đồng lao động với 9 cán bộ để thực hiện công tác chuyên môn.

Trình độ chuyên môn: Trên đại học 01 người; Đại học: 12 người; Cao đẳng: 01 người; 01 bảo vệ.

Ở cấp xã có 02 Công chức địa chính xã.

3.2.3. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận

Về cơ sở vật chất trang thiết bị, Chi nhánh Văn phòng huyện Thuận Châu có trụ sở riêng với 6 phòng làm việc với tổng diện tích sử dụng 194m2,01 kho lưu trữ tài liệu,Máy toàn đạc điện tử 01 chiếc, Máy vi tính 13 chiếc, máy in A3 02 chiếc, máy in A4 11 chiếc, máy photo 01 chiếc, máy scan 01 chiếc., kho lưu trữ cũng như phòng làm việc còn hẹp, trong khi đó hồ sơ lưu trữ ngày càng nhiều, nên việc tác nghiệp, thụ lý, giải quyết hồ sơ, lưu trữ, quản lý hồ sơ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, theo qui định hồ sơ giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai phải lưu trữ vĩnh viễn (trừ hồ sơ giao dịch đảm bảo lưu trữ có thời hạn), nhưng công tác văn thư lưu trữ tại các Chi nhánh văn phòng đăng ký chưa được chú trọng do không có biên chế riêng, đúng chuyên ngành đào tạo đảm nhiệm công việc này.

3.2.4. Tình hình đăng ký đất đai biến động đất đai, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Luận văn: Thực trạng quản lý đất đai tại huyện Thuận Châu

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước, kinh tế – xã hội huyện Thuận Châu cũng có những bước chuyển biến nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; theo đó đất đai ngày càng có giá và biến động nhiều, đặc biệt là các xã dọc trục Quốc lộ 6 như: Thị trấn Thuận Châu, xã Tông Lạnh, xã Phổng Lăng, xã Phỏng Lái, xã Thôm Mòn và những xã có Đường tỉnh lộ đi qua. Ở những khu vực này, giá đất cao hơn các khu vực khác trong huyện, vì vậy người dân cũng tích cực hơn trong việc thực các quyền của người sử dụng đất. Đòi hỏi công tác cập nhật đăng ký biến động đất đai phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng đất. Kết quả đăng ký biến động tại cơ quan Nhà nước đến 2019 thể hiện qua bảng sau

Bảng 3.3 . Kết quả đăng ký biến động đất đai trên địa bàn huyện Thuận Châu

Như vậy, trong thời gian qua thực hiện quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc cấp giấy chứng nhận đất ở, ao và vườn liền kề khu dân cư nông thôn uỷ ban nhân dân huyện cấp được 31269 giấy chứng nhận đạt 86 %, còn lại 371 giấy chứng nhận ; trong đó số hồ sơ kê khai đăng ký là 35647 hồ sơ và số hồ sơ đã kê khai đăng ký là 31640 hồ sơ.

Nhìn chung, lượng hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đang tăng trong giai đoạn 2019 nguyên do là nhu cầu sử dụng đất và nhà ở của người dân tăng, thủ tục và chính sách thông thoáng, thuận tiện, địa phương đẩy mạnh công tác đăng ký cấp giấy sau đo đạc địa chính. Tuy nhiên, lượng hồ sơ tăng cũng mang lại không ít khó khăn trong công tác xử lý hồ sơ khi mà điều kiện về cơ sở vật chất, công nghệ còn hạn chế, phần mềm liên tục quá tải.

Song song với việc thực hiện các thủ tục đăng ký biến động là công tác chỉnh lý biến động đất đai. Tuy nhiên, công tác chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện chưa được đồng bộ và đầy đủ ở 3 cấp: tỉnh, huyện, xã. Việc cập nhật biến động trên hồ sơ địa chính đã thực hiện nhưng chưa thường xuyên đặc biệt là các biến động do thu hồi đất để chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất công trình công cộng hoặc giao thông, công nghiệp.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên:

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chỉnh lý biến động trên bản đồ của cán bộ địa chính cấp xã, cán bộ chuyên môn văn phòng đăng ký còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc cập nhật và chỉnh lý biến động đất đai chưa được thực hiện thường xuyên. Mặt khác, do khối lượng công việc nhiều, nên cán bộ địa chính còn phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác như: giải phóng mặt bằng, xây dựng (đối với cán bộ địa chính xã). Luận văn: Thực trạng quản lý đất đai tại huyện Thuận Châu

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Biện pháp NC công tác quản lý đất tại Thuận Châu

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x