Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Biện pháp hoàn thiện bảo vệ cổ đông tại Cty cổ phần hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. THỰC TRẠNG BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
3.1.1. Tình trạng vi phạm các quyền cơ bản của cổ đông
Luật Doanh nghiệp đã quy định các quyền cơ bản của cổ đông trong công ty cổ phần một cách rõ ràng. Trên thực tế, tình trạng vi phạm quyền của cổ đông diễn ra như “chuyện thường ngày ở huyện”, đặc biệt phổ biến trong các công ty cổ phần chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước.
Quyền chuyển nhượng cổ phần bị hạn chế
Quyền chuyển nhượng cổ phần là quyền đảm bảo lợi ích chính đáng của cổ đông đồng thời quyền này cũng có ý nghĩa tích cực đối với quản trị công ty. Thực tế, trong các công ty cổ phần do tư nhân thành lập cũng như các công ty cổ phần chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước, tình trạng cổ đông bị hạn chế hoặc tước đi quyền này diễn ra khá phổ biến. Luận văn: Biện pháp hoàn thiện bảo vệ cổ đông tại Cty cổ phần
Điều lệ công ty giới hạn phạm vi chuyển nhượng trong nội bộ công ty hay Hội đồng quản trị chỉ cho phép chuyển nhượng cho những người thân quen. Một kiểu hạn chế thứ hai là Hội đồng quản trị tuy vẫn cho phép cổ đông chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài công ty nhưng lại sinh ra những thủ tục chuyển nhượng phức tạp như: phải được mọi thành viên Hội đồng quản trị thông qua, phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc đợi xét duyệt theo từng đợt chuyển nhượng. Cách làm mang tính “xin – cho” tưởng chỉ tồn tại trong quản lý nhà nước giờ lại “tái hiện” trong quan hệ giữa cổ đông và công ty.
Đó là “những cản trở mang hình bóng con người” do công ty, cụ thể là cổ đông sáng lập và Hội đồng quản trị đặt ra. Còn có những cản trở khác xuất phát từ một số bất cập của luật. Cách hiểu phiến diện về “cổ đông sáng lập” (Điều 4, khoản 11).
Quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông bị hạn chế
Luật Doanh nghiệp quy định, tất cả các cổ đông phổ thông đều có quyền tham dự và biểu quyết mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Vô tình hay hữu ý, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của không ít công ty cổ phần chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước bị biến tướng thành cuộc họp tổng kết cuối năm với thành phần gồm tất cả cán bộ, nhân viên của công ty (thậm chí có cả người đã nghỉ hưu) [47]. Cuộc họp tổng kết về bản chất không phải là nơi cổ đông có thể tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng trong tổ chức và hoạt động của công ty.
Có công ty tiến hành cuộc họp chỉ với những cổ đông nắm giữ số cổ phiếu ưu đãi như Đại hội cổ đông tại Công ty cổ phần bê tông vật liệu xây dựng 116, tháng 10 năm 2008.
Một “chiến thuật” khác được công ty sử dụng để hạn chế cổ đông dự họp là qui định tiêu chuẩn dự cuộc họp cổ đông như: cổ đông phải sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết hoặc lượng cổ phần giá trị 50 triệu, 100 triệu, 500 triệu mới có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông [19]. Vấn đề phân biệt đối xử giữa cổ đông “lớn” cổ đông “nhỏ” đã làm nhiều cổ đông hết sức bất mãn. Điều lệ một công ty quy định “Những cổ đông chiếm giữ ít nhất 1% vốn điều lệ là đại biểu đương nhiên của đại hội. Các cổ đông khác không đủ 1% vốn điều lệ thì đơn vị có trách nhiệm họp nhóm: chỉ định người thay mặt đi dự họp”. Với lý do công ty không có hội trường rộng, Hội đồng quản trị của công ty này chỉ thông báo cho các đơn vị kinh doanh đề cử người đi tham dự nên tổng số cổ đông được phép tham dự đại hội chỉ là 67/150 cổ đông có tên trong danh sách cổ đông [47].
Vượt qua các “cửa ải” trên, cổ đông có tên trong danh sách cổ đông nhiều khi “mù tịt” về cuộc họp vì không được gửi giấy mời họp. Khá hơn, giấy mời họp đến muộn so với 7 ngày quy định trong Luật hoặc cổ đông không được nhận trước các tài liệu phục vụ cuộc họp. Vì thế, họ không có sự chuẩn bị thích đáng trước khi dự họp, càng khó có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho các vấn đề được đưa ra biểu quyết.
Quyền thông tin của cổ đông vốn dĩ đã thiếu thốn trong Luật Doanh nghiệp là càng xa vời thực tiễn
Phần lớn các cổ đông không được tiếp cận các thông tin trọng yếu của công ty hoặc không đầy đủ, hoặc thiếu chính xác và trung thực. Các cổ đông thiểu số hầu như không nhận được thông báo về quyết định của Đại hội đồng cổ đông, tóm tắt báo cáo tài chính, thông báo về việc trả cổ tức. “Cổ đông có ép, doanh nghiệp mới công khai tài chính”. Những công ty cổ phần bán ra bên ngoài nhiều, sức ép này là rất lớn. Tuy nhiên, sức ép này có lẽ cũng không có nghĩa lý gì đối với công ty mà cổ đông chủ yếu là công nhân, lãnh đạo nói gì cổ đông nghe đó. Trong bối cảnh 80% các doanh nghiệp cổ phần hóa bán cổ phần trong nội bộ thì chuyện công khai tài chính cho các cổ đông rõ ràng điều không cần thiết, “có dại mới làm” của ban lãnh đạo công ty.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Luật Học
3.1.2. Sự lạm quyền của cổ đông Nhà nƣớc trong các công ty cổ phần chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước Luận văn: Biện pháp hoàn thiện bảo vệ cổ đông tại Cty cổ phần
Khi còn là doanh nghiệp nhà nước, cách hành xử của chủ sở hữu nhà nước khác xa với cách sử dụng quyền sở hữu của nhà nước với tư cách cổ đông trong công ty cổ phần sau quá trình chuyển đổi. Trong doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, chủ sở hữu là nhà nước toàn quyền quyết định các vấn đề lớn của doanh nghiệp như: Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm và chế độ lương, thưởng cho thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc), quyết định chiến lược, định hướng phát triển công ty, quyết định các dự án đầu tư có giá trị lớn… Sau cổ phần hóa, Nhà nước trở thành một cổ đông có các quyền như với các cổ đông khác, dù có là cổ đông cực lớn đi chăng nữa (trong công ty mà nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần). Tuy vậy, người đại diện cho cổ đông nhà nước vẫn thích cầu viện tới quyền lực nhà nước (cơ quan thanh tra, đăng ký kinh doanh) để giải quyết các xung đột trong nội bộ công ty thay vì sử dụng các thiết chế luật định là Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và tiếp đó là tòa án.
Thực trạng này thể hiện hàng loạt các vụ việc:
Cổ đông lớn “ép” cổ đông Đạm Phú Mỹ hay Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận can thiệp không đúng thẩm quyền vào hoạt động nội bộ của Công ty cổ phần Khách sạn Phan Thiết
Về vụ Tập đoàn Dầu khí VN (PetroVN) – cổ đông lớn của Công ty cổ phần Phân đạm và hóa chất dầu khí (ĐPM), yêu cầu ĐPM chuyển giao 28ha đất thuê cho các đơn vị khác.
Các cổ đông của Công ty Cổ phần ĐPM đang lên tiếng phản đối về một quyết định có thể nói là can thiệp quá sâu vào nội bộ Công ty cổ phần. Đó là việc Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ông Đinh La Thăng ngày 23/8/2007 đã ký văn bản yêu cầu ĐPM làm các thủ tục bàn giao quyền sử dụng 8ha đất cho Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch dầu khí, một công ty con mà PetroVN nắm giữ 51% để triển khai dự án sản xuất cồn sinh học ethanol. Với 20ha đất còn lại, văn bản này yêu cầu các đơn vị thuộc PetroVN có nhu cầu đăng ký đầu tư xây dựng thì phải trình kế hoạch lên Tập đoàn phê duyệt. Theo các cổ đông của ĐPM, thì khu đất 8ha đã là một phần tài sản công ty được công bố trong bản cáo bạch khi Công ty chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng, vì vậy mọi quyết định của công ty phải là người có thẩm quyền của công ty chứ không phải là một quyết định hành chính từ trên xuống. (Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 17/9/2007).
Trên thực tế, ở thời điểm cổ phần hóa, quyền sử dụng lô đất thuê này trong vòng 20 năm đã được nêu trong công bố thông tin được hiểu “quyền sử dụng” là một tài sản được định giá. Nó không đơn thuần là “tiền thuê đất” mà còn liên quan đến hàng vấn đề khác như giá trị sử dụng, lợi thế của vị trí…
Đất đai là một vấn đề liên quan đến tài sản cố định, vì thế các giao dịch về đất đai phải do Đại hội đồng cổ đông của Công ty cổ phần Đạm Phú Mỹ quyết định (trong đó phải hội đủ 75% số phiếu biểu quyết thông qua), chứ không phải cổ đông lớn PetroVN quyết định. Việc này phải thực hiện theo quy trình được quy định trong Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty.
Hay Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận can thiệp không đúng thẩm quyền vào hoạt động nội bộ của Công ty cổ phần Khách sạn Phan Thiết thông qua các văn bản chỉ đạo trực tiếp về bộ máy quản lý của công ty. Hoặc vụ: Công ty Trang thiết bị kỹ thuật y tế thành phố Hồ Chí Minh không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ vì Sở Y tế khiếu nại rằng đại diện của mình không được bầu vào Hội đồng quản trị (Nguyễn Ngọc Bích, Giải pháp cho MTS, Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 26/8/2007).
3.1.3. Sự lạm quyền của ngƣời quản lý xâm phạm lợi ích cổ đông Luận văn: Biện pháp hoàn thiện bảo vệ cổ đông tại Cty cổ phần
Với đặc điểm tập trung quyền lực trong tay người quản trị của văn hóa kinh doanh Việt Nam, lại thiếu những cơ chế cũng như chế tài đủ mạnh để giám sát người quản trị, tình trạng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị lạm dụng quyền lực để thao túng công ty nhằm thu lợi cá nhân phổ biến trong thực tế cũng là điều dễ hiểu.
Trường hợp của Công ty chè Trần Phú là thực trạng bảo vệ cổ đông trong công ty cổ phần ở Việt Nam.
Thập kỷ 1970, nhà máy chè Trần Phú do Liên Xô giúp xây dựng ở tỉnh Yên Bái trở thành nhà máy chè lớn nhất Đông Dương, tạo việc làm cho hàng nghìn người ở vùng miền núi nghèo khó này.
Năm 1999, nhà máy được cổ phần hóa, trong đó 51% vốn thuộc về Nhà nước. Không thể tả được sự phấn khởi của nhiều cán bộ và công nhân nhà máy khi được mua 49% cổ phần còn lại, trị giá khoảng 2,8 tỷ đồng. Hầu hết cán bộ công nhân viên công ty đều mua cổ phiếu để đảm bảo chỗ làm, không ít người phải vay ngân hàng.
Thế nhưng, đến năm 2003 cả nhà máy chỉ lãi 5 triệu và năm 2004 lỗ 1,6 tỷ. Tết vừa rồi, món quà năm mới duy nhất công nhân nhận được từ công ty là 3 cân gạo nếp. Trên báo cáo, lương trung bình của 400 cán bộ, công nhân công ty là 450.000 đồng một tháng, nhưng nhiều người lao động trực tiếp chỉ được khoảng 2 triệu đồng một năm. Tại sao công ty lớn nhất nhì trong Tổng công ty chè Việt Nam sau khi cổ phần hóa lại suy sụp? Tại sao lại thua lỗ nặng nền trong khi ngành chè lãi to trong năm nay. Luận văn: Biện pháp hoàn thiện bảo vệ cổ đông tại Cty cổ phần
Các nghi vấn của công nhân tập trung vào việc Công ty đầu tư mấy trăm triệu đồng thay đổi công nghệ máy héo chè tốn kém mà lại giảm công suất, mua chè của tư nhân nhằm ăn hoa hồng. Việc Giám đốc Hoàng Trí Đức, xây một nhà máy chè riêng khiến ông này không toàn tâm toàn ý với công ty chính là nguyên nhân của các quyết định đầu tư sai lầm và lãng phí.
Vai trò giám sát của Ban Kiểm soát thì chẳng thấy đâu: Ban kiểm soát có ba người thì một người của Tổng công ty chè ở Hà Nội, một người ở vùng nguyên liệu chè, quá xa để theo sát tình hình, người còn lại thì mới chỉ “học việc” trong năm qua do chưa hiểu về cổ phần hóa. Dù có nghi ngờ nhưng không thể tìn đủ chứng cứ về hành vi tham ô của ông giám đốc, vị này cứ điềm nhiên “hạ cánh an toàn”.
Sức ép của cổ đông lên hoạt động quản lý, điều hành trong Công ty cũng không yếu ớt không kém. Ông Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty nói “Cổ đông cũng chưa làm hết nhiệm vụ của mình”. Làm sao có thể làm hết nhiệm vụ khi mà mỗi năm Đại hội đồng cổ đông họp một lần mà chỉ có những có 200 cổ phiếu trở lên mới được đi họp. Những công nhân nghèo với số cổ phiếu ít ỏi đành góp lại cử một đại diện đi họp. Vì nỗi lo bị trù dập, người được cử đi cũng chẳng phải là cổ đông mà là người đã nghỉ hưu, người ngoài công ty, làm sao họ có thể phản ánh hết những bất thường của cổ đông.
Niềm hy vọng của người lao động được làm chủ trong công ty cổ phần vốn được dấy lên bởi bài giảng vỡ lòng về cổ phần, cổ đông, bộ phim “Trở về Eden”, đã tan thành mây khói.
Giám đốc mới đã lên thay, nhưng cổ đông vẫn chưa hết lo liệu ban giám đốc mới có đủ khả năng vực dậy công ty hay không [59]?
Phần quà vỏn vẹn 3 cân gạo nếp khi năm hết Tết đến của những người lao động – cổ đông trong Công ty chè Trần Phú quả là bài học xót xa cho công cuộc cổ phần hóa. Các khía cạnh về bảo đảm quyền và lợi ít của cổ đông trong vụ việc này là:
Hạn chế quyền tham dự và bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông với quy định (trong điều lệ) về điều kiện nắm 200 cổ phiếu mới được dự họp.
Thiếu công khai về hoạt động quản lý, điều hành, không công khai lợi ích liên quan của giám đốc.
Hoạt động giám sát của Ban Kiểm soát kém hiệu quả do trình độ và điều kiện làm việc yếu kém.
Nguyên nhân sâu xa của hàng loạt những vi phạm có lẽ nằm ở kiểu cổ phần hóa nửa vời, Nhà nước vẫn nắm giữ lượng cổ phần có khả năng chi phối trong công ty sau cổ phần hóa. Kiểu quản lý dân chủ trong công ty cổ phần không được áp dụng, thay vào đó vẫn là các ban bệ hành chính thời công ty nhà nước.
3.1.4. Bất cập trong cách thức thực hiện quyền cổ đông Luận văn: Biện pháp hoàn thiện bảo vệ cổ đông tại Cty cổ phần
Bản thân nhận thức còn yếu của cổ đông cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp kéo dài trong nội bộ công ty. Khi Hội đồng quản trị vi phạm điều lệ, không hoàn thành nghĩa vụ, các cổ đông không thực hiện quyền thay thế Hội đồng quản trị của mình mà viết đơn tố cáo yêu cầu cơ quan nhà nước can thiệp; khi công ty có dấu hiệu vi phạm chế độ quản lý tài chính thì cổ đông không yêu cầu Ban Kiểm soát của công ty làm rõ mà lại yêu cầu cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm tra [47, tr. 57]. Vụ việc tại Công ty cổ phần Hữu Nghị là một dẫn chứng tiêu biểu: Do thiếu hiểu biết về cơ chế hoạt động của Đại Hội đồng cổ đông cùng với sự lôi kéo của một số người lợi dụng, một nhóm cổ đông đã tự ý dựng lên Hội đồng quản trị, kiện cáo yêu cầu tòa tuyên vô hiệu các hợp đồng chuyển nhượng đã được giao kết và thực hiện hoàn toàn tự nguyện.
Dù doanh nghiệp đã chuyển đổi công ty cổ phần, các cổ đông – người lao động trong doanh nghiệp chưa thể từ bỏ thói quen sử dụng các thiết chế chính trị – xã hội như tổ chức Đảng, Công đoàn, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên để bày tỏ nguyện vọng của mình. Vì thế Đại hội đồng cổ đông trong các công ty này không phát huy được vai trò của mình.
Trái lại, cũng trong nhiều công ty được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước, cổ đông, người lao động lại thực hiện quyền làm chủ một cách “quá trớn”. Đến mức trong một doanh nghiệp tại Hà Nội, Ban Giám đốc khi đưa ra một quyết định chi tiêu nào quá 100.000 đồng cũng phải “họp xin ý kiến” rất căng thẳng và mất nhiều thời giờ, không phù hợp với cơ chế thị trường đòi hỏi linh hoạt, phản ứng nhà [59]. Khi điều này diễn ra thì công ty cổ phần có nguy cơ biến thành một hợp tác xã, nơi mà mọi xã viên đều có quyền bình đẳng trong quản lý doanh nghiệp [28, tr. 384].
Bên cạnh đó, một hiện tượng cũng khá phổ biến là khi không đồng tình với diễn biến tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, một số cổ đông liền quấy rối, cản trở tiến trình họp bằng những cách hết sức “bạo lực” như giật micro, vứt tài liệu, giật giấy tờ của chủ tọa, cản trở chủ tọa điều khiển cuộc họp… [59].
Trong nhiều trường hợp, các cổ đông thiểu số lại không nhận thức được cơ hội mà họ có quyền sử dụng để tạo ra “quản trị” phù hợp nấht với điều kiện thực tế của công ty, hoặc không đủ vị thế và năng lực để đàm phán, tạo ra vị thế có lợi hơn trong quản trị công ty. Thực tế, điều lệ của không ít công ty, quy định về giới hạn về cổ đông không được tham dự Đại hội đồng cổ đông. Như vậy, một phần lớn cổ đông đã không tiếp cận được với thông tin của công ty, không nhận được các thông báo về các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, thậm chí không nhận được cả thông báo về việc trả cổ tức.
Liên quan đến cổ đông là Nhà nước, khi một số cán bộ, cơ quan nhà nước có liên quan không phân biệt rạch ròi quyền cổ đông, quyền quản lý hành chính, đã can thiệp trực tiếp vào công việc quản trị nội bộ của công ty như không cho phép triệu tập Đại hội đồng cổ đông, hoặc chỉ đạo triệu tập Đại hội đồng cổ đông, chỉ định bổ nhiệm, thay thế thành viên hội đồng quản trị.
Chính sự can thiệp hành chính này, đã khiến không ít công ty sau cổ phần hóa vướng vào những mâu thuẫn nội bộ phức tạp như trường hợp của Công ty cổ phần Khách sạn Hữu Nghị (Hà Nội), Công ty cổ phần Khách sạn Phan Thiết.
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN CHƢA NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM Luận văn: Biện pháp hoàn thiện bảo vệ cổ đông tại Cty cổ phần
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và một số nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra những định hướng quan trọng đối với việc các công ty cổ phần dân doanh và công ty cổ phần chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước.
Luật Doanh nghiệp 2005, ra đời đã tạo ra khuôn khổ pháp lý đảm bảo quyền của cổ đông trong công ty cổ phần. Việc ban hành Nghị định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng là sự thể chế hóa Nghị quyết của Đảng, trong đó các vấn đề liên quan đến quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần sau cổ phần hóa cũng được chú ý ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, khung pháp lý bảo vệ quyền của cổ đông trong công ty cổ phần còn có nhiều điểm cần hoàn thiện.
Hơn thế nữa, thực tiễn thực thi và bảo vệ các quyền cơ bản của cổ đông trong công ty cổ phần ở nước ta đã và đang đặt ra yêu cầu cấp bách đối với việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông trong công ty cổ phần ở Việt Nam. Việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông trong công ty cổ phần cần đặt trong tổng thể hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam với những cải cách pháp luật đang diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay.
3.2.1. Kiến nghị đối với Luật Doanh nghiệp năm 2005
Cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về cổ đông trong công ty cổ phần, chú trọng các vấn đề sau:
- Đảm bảo các quyền cơ bản của cổ đông như quyền tiếp cận thông tin, thiết lập cơ chế để cổ đông thực thi quyền một cách có hiệu quả;
- Quy định các biện pháp nhằm giám sát giao dịch tư lợi, yêu cầu người quản lý công khai hóa lợi ích nhằm chống các xung đột về quyền lợi;
- Tăng cường trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát;
- Quy định yêu cầu công khai, minh bạch đối với công ty cổ phần như đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Về các trường hợp cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần. Quyền yêu cầu mua lại này góp phần bảo vệ lợi ích của các cổ đông khi họ có sự thay đổi nguyện vọng. Khoản 1, Điều 90 quy định “Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình”. Theo quy định này, cổ đông chỉ được thực hiện quyền này khi có căn cứ được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp, nếu điều lệ công ty có quy định khác ngoài các trường hợp luật định, thì không có giá trị pháp lý. Nếu quy định như vậy thì chưa đầy đủ, bởi Luật chỉ quy định những trường hợp thực sự cần thiết, bên cạnh đó hoạt động của công ty cổ phần còn dựa trên những cam kết nội bộ của công ty được quy định cụ thể trong điều lệ. Mặt khác, pháp luật hầu hết các nước đều ghi nhận nguyên tắc cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần nếu có căn cứ luật định hoặc điều lệ công ty quy định.
3.2.2. Kiến nghị đối với các quy định pháp luật về cổ phần hóa công ty nhà nước Luận văn: Biện pháp hoàn thiện bảo vệ cổ đông tại Cty cổ phần
Cải cách phương thức bán cổ phần theo hướng tăng cường bán cổ phần cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp nhằm tạo ra cũng cách quản lý mới cũng như thêm nhiều “con mắt” giám sát hoạt động của công ty, tăng cường công khai thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp, thông tin về đấu giá cổ phần để các nhà đầu tư bình đẳng khi mua cổ phần;
Đảm bảo quyền cho người mua cổ phần trong giai đoạn doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng chưa chính thức chuyển thành công ty cổ phần cũng như các quyền của cổ đông trong công ty cổ phần sau khi cổ phần hóa, đặc biệt là quyền chuyển nhượng cổ phần.
Pháp luật về công ty cổ phần cần thiết lập một cơ chế pháp lý để đảm bảo sự can thiệp của Nhà nước vào công ty cổ phần trong những trường hợp cụ thể. Một đặc trưng cơ bản của công ty cổ phần được hình thành từ doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, đó là sự tham gia của Nhà nước với tư cách là cổ đông. Trên thực tế, đây là một vấn đề đòi hỏi phải có sự quy định chặt chẽ của Nhà nước. Theo quan điểm của tác giả, cần tách bạch rạch ròi giữa chức năng là cổ đông, với chức năng quản lý của Nhà nước trong công ty cổ phần.
Nhà nước cần giao quyền quản lý cho một cơ quan có quy chế độc lập, như vậy, trong doanh doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, vai trò của Nhà nước chỉ còn là cổ đông với tư cách độc lập, bình đẳng như tất cả các cổ đông khác. Có như thế mới đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông khác trong công ty cổ phần, mới kích thích được quá trình cổ phần hóa và mới tạo được hiệu quả cao trong hoạt động của chúng.
Sự can thiệp của Nhà nước vào công ty cổ phần còn thể hiện ở vấn đề về đại diện phần vốn Nhà nước trong công ty cổ phần. Cần có những quy định cụ thể về số lượng người tối đa được đại diện cho phần vốn Nhà nước đối với từng tỷ lệ vốn còn lại trong công ty cổ phần. Song việc đưa ra quy định này cần đảm bảo vẫn giữ được tính chủ đạo của kinh tế nhà nước, mặt khác không làm ảnh hưởng đến quyền tự do, bình đẳng của các cổ đông khác trong công ty cổ phần.
3.2.3. Kiến nghị về các vấn đề chung nhằm bảo vệ tốt quyền của cổ đông trong công ty cổ phần Luận văn: Biện pháp hoàn thiện bảo vệ cổ đông tại Cty cổ phần
Bảo vệ cổ đông không phải là nhiệm vụ duy nhất của Luật Doanh nghiệp. Để bảo vệ tốt quyền cổ đông trong công ty cổ phần cần có sự phát triển đồng bộ của các thể chế như thị trường chứng khoán, thị trường quản trị công ty, cùng sự hoàn thiện của các thiết chế như tòa án, cơ quan đăng ký kinh doanh, kiểm toán, kế toán…Các giải pháp cụ thể là:
- Cần có điều chỉnh pháp lý thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) để đảm bảo quyền sở hữu và chuyển nhượng cổ phần của cổ đông, hoàn thiện các quy định pháp luật về chuyển nhượng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung (thời điểm chuyển giao quyền sở hữu);
- Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan đăng ký kinh doanh, nâng cao trình độ thẩm phán;
- Hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam theo chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế; tăng cường năng lực và nâng cao năng lực của các công ty kiểm toán. Nếu so sánh chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), chúng ta có thể thấy chế độ kiểm toán Việt Nam có rất nhiều điểm còn cần phải được cải tiến. Điều có thể nhận thấy đầu tiên là chế độ kiểm toán của Việt Nam nghiêng về khía cạnh phục vụ công tác quản lý nhà nước hơn là phục vụ các cổ đông của công ty.
Như đã đề cập ở trên, thông tin minh bạch là một điều kiện tiên quyết để có thể có được một chế độ quản trị công ty tốt. Do vậy, để có thể áp dụng được các nguyên tắc quản trị công ty tốt tại Việt Nam, trong thời gian trước mắt cần thực hiện một số công việc sau:
Cần có những quy định cụ thể về việc công bố thông tin đối với các công ty cổ phần chưa niêm yết. Điều này góp phần tạo môi trường lành mạnh giữa các công ty niêm yết và các công ty chưa niêm yết, khuyến khích các doanh nghiệp làm quan với việc công bố thông tin, giúp các nhà quản trị công ty có ý thức hướng tới việc kinh doanh trung thực, lành mạnh… để từ đó bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các cổ đông.
Pháp lệnh kế toán thống kê của Việt Nam cần phải được nhanh chóng thay đổi và tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế: Trước hết, để tăng cường tính pháp lý và tạo môi trường thuận lợi cho Việt Nam hội nhập kế toán quốc tế và khu vực, Pháp lệnh Kế toán cần được nâng cấp thành Luật Kế toán, trong đó nội dung văn bản này cần được xây dựng phù hợp với tiến trình hội nhập, phù hợp với các chuẩn mực, nguyên tắc, thông lệ và tập quán quốc tế về kế toán. Luận văn: Biện pháp hoàn thiện bảo vệ cổ đông tại Cty cổ phần
Để nâng cao trách nhiệm trong việc công khai hóa thông tin, một điều đặc biệt quan trọng là văn bản này cần quy định bắt buộc tất cả các loại hình doanh nghiệp phải công khai báo cáo tài chính với sự xác nhận của kiểm toán độc lập; các quy định về báo cáo tài chính phải chặt chẽ về nội dung, thời gian, căn cứ, yêu cầu, nguyên tắc và trách nhiệm lập báo cáo. Đồng thời, giảm bớt yêu cầu báo cáo những thông tin kế toán không cần thiết nhằm đơn giản hóa thủ tục lập báo cáo tài chính và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các công ty cổ phần thực thi trách nhiệm báo cáo của mình.
Ngoài ra, cần có quy định chế tài thích hợp cho các tội danh trong lĩnh vực chứng khoán. Một đặc thù trong các hành vi phạm tội liên quan đến hoạt động của thị trường chứng khoán là rất khó hoặc không thể xác định cụ thể được người bị hại. Ví dụ, như hành vi giao dịch nội gián sẽ làm tổn hại trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp của các nhà đầu tư.
Bộ Luật hình sự Việt Nam hiện nay chưa có bất kỳ một tội danh nào quy định trực tiếp cho các hoạt động trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, rải rác trong Bộ luật và trong chương “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” có một số tội danh có thể được áp dụng cho lĩnh vực chứng khoán. Tuy nhiên, chứng khoán là mọt lĩnh vực kinh tế đặc thù, nên cần có những chế tài chính sự cụ thể để áp dụng cho các tội danh trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
KẾT LUẬN
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Do có các ưu thế vượt trội về khả năng huy động vốn lớn và nhanh chóng, khả năng chuyển nhượng vốn linh hoạt, hình thức công ty cổ phần đặc biệt thích hợp cho các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, kinh doanh đa ngành nghề. Ở Việt Nam, công ty cổ phần ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Nền kinh tế thị trường của Việt Nam trên đà phát triển càng đòi hỏi sự phát triển nhanh và bền vững của các công ty, trong đó vai trò của các công ty cổ phần lớn là không thể thiếu.
Một trong các nhân tốt góp phần vào sự phát triển bền vững của công ty cổ phần là việc bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của cổ đông bởi nó thúc đẩy nhà đầu tư góp vốn vào công ty cổ phần. Chú trọng đến việc bảo vệ cổ đông trong công ty cổ phần không chỉ có ý nghĩa đối với từng công ty mà còn có ý nghĩa lớn với nền kinh tế quốc dân.
Do vậy, việc nghiên cứu pháp luật về bảo vệ cổ đông trong công ty cổ phần ở Việt Nam là rất quan trọng trong bối cảnh cải cách chính sách và pháp luật kinh tế mạnh mẽ hiện nay.
Trong luận văn, tác giả đã nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận cho việc bảo vệ cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán.
- Nêu rõ các cách thức bảo vệ cổ đông của hệ thống pháp luật chính trên thế giới. Các nguyên tắc về quản trị công ty của OECD với các khuyến nghị tốt cho các quốc gia về vấn đề bảo vệ cổ đông công ty cổ phần.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ cổ đông trong công ty cổ phần ở Việt Nam, chú trọng vào công ty cổ phần chưa niêm yết, ở một vài khía cạnh đã gây cản trở đối với sự phát triển của công ty và thị trường chứng khoán. Luận văn đã chỉ ra các khiếm khuyết cơ bản của pháp luật, tập trung vào Luật Doanh nghiệp năm 2005. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ cổ đông của công ty cổ phần. Luận văn: Biện pháp hoàn thiện bảo vệ cổ đông tại Cty cổ phần
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Bảo vệ quyền lợi cổ đông trong Cty chưa niêm yết