Luận văn: Thực trạng về bảo vệ cổ đông tại Cty cổ phần

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng về bảo vệ cổ đông tại Cty cổ phần hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.2. THIẾT CHẾ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN

2.2.1. Thực thi pháp luật vũ bảo vệ cổ đông

Luật Doanh nghiệp với các quy định về bảo vệ cổ đông có lẽ vẫn là chưa đủ quyền và lợi ích của cổ đông được bảo vệ hiệu quả trong thực tế. Dù luật Mỹ không quy định nhiều quyền cho cổ đông, nhưng chất lượng bảo vệ tốt hơn hẳn các nước châu Âu lục địa vì Mỹ có hệ thống tư pháp mạnh mẽ với các thẩm phán độc lập, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống luật sư đông đảo, trình độ cao.

Trong khi đó các khuôn khổ pháp cơ bản cho việc thực thi quyền của cổ đông ở Việt Nam còn yếu. Việc cưỡng chế thực hiện hợp đồng rất tốn kém và mất thời gian: gồm 37 bước kéo dài đến 404 ngày và tốn 30% giá trị tranh chấp [57].

Hiện tượng kém minh bạch, công khai về tài chính trong công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay, phần do sự lỏng lẻo của luật, phần do thiếu cơ chế giám sát, cưỡng chế thi hành khiến cho báo cáo tài chính trở nên kém hữu ích cho các nhà đầu tư. Ngay cả bản cáo bạch của các công ty phát hành chứng khoán cũng không đem lại cho nhà đầu tư một cái nhìn đúng đắn về tình hình tài chính thực sự của công ty.

Thêm vào đó, ngoài các công ty mà pháp luật buộc phải kiếm toán báo cáo tài chính, công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, đa số các công ty nhỏ chưa thấy được tính thiết yếu của việc kiểm toán, “ngại kiểm toán vì sợ lộ thông tin” đã trở thành một căn bệnh cố hữu. Mặt khác, các tiêu chuẩn kiểm toán của Việt Nam chưa đầy đủ và còn khác biệt với tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế IFRS. Các thể chế hỗ trợ như hiệp hội kiểm toán, luật sư, tư vấn đầu tư…mới đang ở giai đoạn hình thành và chưa phát huy nhiều tác dụng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Luật Học

2.2.2. Cơ chế bảo vệ cổ đông Luận văn: Thực trạng về bảo vệ cổ đông tại Cty cổ phần

Từ những thực tế các cổ đông thường bị xâm hại lợi ích, cần phải có những cơ chế nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông:

Cơ chế bảo vệ nhàm tránh xa các hành vi xâm hại từ lợi ích của phía các nhà quản trị, hay từ phía các cổ đông nắm quyền kiểm soát công ty (thường là các công ty nhà nước sau khi cổ phần hóa, nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối), cần tạo ra cơ chế để các cổ đông nhỏ thực sự có được các quyền cổ đông đối với công ty, trong đó bao gồm các quyền tham gia quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp công ty, quyền được giám sát quản lý và hoạt đông của công ty, quyền có được thông tin cân xứng với các cổ đông khác, quyền được thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời; quyền được biểu quyết những vấn đề quan trọng của công ty trong đó có quyền được bầu Hội đồng quản trị; quyền được bồi thường và quyền được khởi kiện công ty vì những tổn thất công ty gây ra. Song song với với nói là việc đảm bảo trách nhiệm quản lý công ty trung thực và công bằng, không lạm dụng lợi ích chung của công ty. Đây là nhóm nội dung quan trọng nhất trong việc bảo vệ lợi ích của cổ đông.

Lợi ích của cổ đông được đảm bảo thông qua các quyền cổ đông, bao gồm quyền đăng ký chủ sở hữu, quyền chuyển nhượng cổ phiếu, quyền có thông tin và được thông tin cân xứng, quyền bầu chọn và cách chức thành viên Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, quyền được giám sát hoạt đông của Ban giám đốc và Hội đồng quản trị, quyền được tham gia biểu quyết những vấn đề quan trọng của công ty, quyền được chia lợi nhuận công bằng, quyền được khiếu nại, đòi bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, chỉ có đảm bảo quyền cổ đông thì vẫn chưa đủ, mà còn phải có cơ chế ràng buộc trách nhiệm cụ thể của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc công ty, như trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực và kịp thời; trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyết định của cổ đông.

2.2.3. Quyền đƣợc thông tin cân xứng và tham gia quản lý công ty gián tiếp Luận văn: Thực trạng về bảo vệ cổ đông tại Cty cổ phần

Đây là cơ chế bảo vệ cổ đông quan trọng nhất được gần như các nước trên thế giới áp dụng và ngày càng có xu hướng phát triển, hoàn thiện. Thông tin là cơ sở để các cổ đông quyết định đầu tư vào các công ty cổ phần một cách đúng đắn và hiệu quả. Thông tin về việc kinh doanh, tổ chức và các hoạt động khác mà nó có thể tác động đến giá trị cổ phiếu của công ty. Trong số những thông tin quan trọng có bao gồm các báo cáo tài chính định kỳ của công ty, chất lượng thông tin có phản ánh chính xác tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty hay không.

Điều đầu tiên một cổ đông cần có là thông tin về kế toán chính xác và các thông tin khác. Giả sử một cổ đông có được một thông tin và không đồng với định hướng kế hoạch hoạt động của công ty, cổ đông đó có hai cách đó là bầu cử hoặc thoát ra khỏi tư cách cổ đông; sử dụng quyền bầu cử, cổ đông có thể cố gắng lựa chọn một Hội đồng quản trị mới để thay thế Hội đồng quản trị cũ trong một Đại hội cổ đồng thường niên. Sử dụng cách thoát ra, cổ đông đó sẽ bán cổ phiếu cho người khác. Cả hai cách này đều yêu cầu phải được luật pháp bảo vệ tích cực.

Nói tóm lại, Luật Doanh nghiệp năm 2005, đánh dấu một bước tiến đáng kể trong việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần so với Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Công ty 1990. So với giai đoạn trước năm 2000, các cổ đông đã được đảm bảo các quyền như quyền được cung cấp thông tin cơ bản về tài chính và hoạt động của công ty, quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần, các quyền của cổ đông thiểu số được ghi nhận. Quyền lực của cổ đông cũng được tăng cường thông qua các quy định bổ sung thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông; Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/11/2004 về những chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty cổ phần thay thế Nghị định 64/2002/NĐ-CP cũng có những tiến bộ đáng chú ý.

Tuy vậy, so với chuẩn mực quốc tế, các quyền cổ đông còn chưa đầy đủ và cơ chế thực thi, bảo vệ còn yếu. Cơ chế giám sát của cổ đông, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thể chế kiểm toán, kiểm soát nội bộ… còn kém hiệu lực; chế độ công khai thông tin cho cổ đông cũng yếu kém. Các khiếm khuyết này đã và đang hạn chế không nhỏ sự phát triển bền vững của từng công ty cổ phần nói riêng và sự phát triển của thị trường vốn cũng như nền kinh tế nói chung. Luận văn: Thực trạng về bảo vệ cổ đông tại Cty cổ phần

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Biện pháp hoàn thiện bảo vệ cổ đông tại Cty cổ phần

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x