Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Biện pháp cải thiện sử dụng đất tại huyện Việt Yên hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2017- 2019 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên. kinh tế – xã hội và hiện trạng sử dụng đất tại huyện Việt Yên. tỉnh Bắc Giang
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía tây nam tỉnh Bắc Giang, cách thủ đô Hà Nội 40 km về phía bắc theo quốc lộ 1, có tổng diện tích tự nhiên 17.014,76 ha. Việt Yên là một trong các huyện có diện tích tự nhiên hẹp, nhưng mật độ dân số lại đứng thứ ba trong toàn tỉnh, với 19 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn, 17 xã. So với các huyện khác, Việt Yên có vị trí tương đối thuận lợi, trung tâm huyện cách thị xã Bắc Giang 12 km, có phạm vi ranh giới như sau: Luận văn: Biện pháp cải thiện sử dụng đất tại huyện Việt Yên
- Phía Bắc giáp huyện Tân Yên.
- Phía Nam giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh .
- Phía Đông giáp huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang.
- Phía Tây giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp Hoà.
Huyện có toạ độ địa lý từ 21O11’29’’ đến 21O20’26’’ vĩ độ Bắc và 106O0’08’’ đến 106O9’57’’ kinh độ Đông.
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí địa lý của huyện Việt Yên
Huyện Việt Yên có đường quốc lộ 1A, quốc lộ 37 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn chạy qua, nên rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và phát triển thương mại, dịch vụ với các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc. Đặc biệt, Việt Yên có vị trí thuận lợi cho việc hình thành khu, cụm công nghiệp của tỉnh nên tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. Ngoài ra, huyện còn có các tuyến đường tỉnh lộ quan trọng chạy qua như: 284, 272 (Phúc Lâm đi Tân Yên), 269 (Khả Lý – Chùa Bổ), đường 298, đường 298B, đường thuỷ thuận tiện cho vận chuyển hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu và phát triển sản xuất.
3.1.1.2. Địa hình
Địa hình huyện Việt Yên khá đa dạng, được chia làm 3 dạng chính:
- Địa hình đồi núi thấp: một số xã phía Bắc và phía Nam của huyện có độ cao trung bình từ 6m – 120m; dạng địa hình này được phân bố rải rác ở các xã: Việt Tiến, Thượng Lan, Minh Đức, Nghĩa Trung ở phía Bắc và Trung Sơn, Tiên Sơn, Ninh Sơn, Vân Trung ở phía Nam huyện. Đỉnh cao nhất là đỉnh Mỏ Thổ 161m. Những đồi núi thấp này đa phần có độ dốc bình quân 15O (chỉ khoảng 20% diện tích có độ dốc bình quân dưới 15O).
- Địa hình bồn địa gò thấp: dạng địa hình này được phân bố chủ yếu ở các xã phía Bắc huyện và 3 xã Ninh Sơn, Trung Sơn, Tiên Sơn. Độ cao trung bình từ 15 – 25m so với mặt nước biển. Hầu hết diện tích này đều đã được đưa vào sử dụng làm đất ở hoặc đất mầu.
- Địa hình đồng bằngcó lượn sóng: dạng địa hình này tập trung ở các xã phía Đông đường quốc lộ 1A (Quang Châu, Vân Trung, Hoàng Ninh,…) và một số xã vùng giữa huyện (Hương Mai, Tự Lạn, Bích Sơn, Hồng Thái). Độ cao bình quân so với mặt nước biển từ 2,5 – 5,0m. Độ nghiêng của địa hình theo hướng Bắc xuống Nam và Tây Bắc sang Đông Đông Nam.
Địa hình như trên tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển một nền nông nghiệp phong phú. Tuy nhiên, địa hình không đồng đều cũng gây khó khăn cho huyện trong việc phân vùng sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh cây trồng trên diện rộng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đất Đai
3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội Luận văn: Biện pháp cải thiện sử dụng đất tại huyện Việt Yên
3.1.2.1. Dân số, lao động
Dân số: Theo số liệu thống kê đến năm 2019 huyện Việt Yên có 169.023 người, trong đó dân số đô thị 16.221 người chiếm 9,6% dân số toàn huyện, dân số nông thôn 152.802 người, chiếm 90,4% dân số toàn huyện.
Dân số theo các đơn vị hành chính của huyện Việt Yên năm 2019 được thể hiện qua bảng 3.1 và hình 3.2.
Bảng 3.1. Phân bố dân cư tại các xã, thị trấn huyện Việt Yên năm 2019
Mật độ dân số trung bình toàn huyện khá cao, năm 2019 là 988 người/km2, cao hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của toàn tỉnh (414,4 ngươi/ km2). Dân số tập trung không đều, nhiều nhất là xã Minh Đức với 12.442 người, thấp nhất ở xã Bích Sơn với 6.437 người. Mật độ dân số cao nhất ở xã Vân Hà 2.524 người/ km2, mật độ thưa nhất ở xã Nghĩa Trung 641người/km2.
Hình 3.2. Biểu đồ dân số theo các đơn vị hành chính của huyện Việt Yên năm 2019
Cơ cấu lao động: Về lao động, tính đến năm 2018 số người trong độ tuổi lao động của huyện có: 100.860 lao động, chiếm 55,19% dân số, trong đó lao động:
Lao động Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản: 12 %
Lao động Công nghiệp – Xây dựng: 66 %
Lao động Thương nghiệp – Dịch vụ khác: 22 % Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 64%.
Hình 3.3. Cơ cấu lao động huyện Việt Yên năm 2019
3.1.2.2. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của Việt Yên có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng đối với ngành nông nghiệp. Cụ thể về cơ cấu kinh tế ngành và các chỉ tiêu tăng trưởng chủ yếu năm 2018 của huyện Việt Yên được thể hiện qua bảng 3.2 và hình 3.4
Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế ngành và các chỉ tiêu tăng trưởng chủ yếu năm 2019
Qua bảng 3.2 cho thấy, năm 2019 giá trị sản xuất hiện hành ngành nông – lâm – thủy sản là 1,876 tỷ đồng, chiếm 19,5 %; ngành Công nghiệp – xây dựng là 4,762 tỷ đồng, chiếm 49,5 %; ngành Dịch vụ – thương mại là 2,982 tỷ đồng, chiếm 31%.
3.1.2.3.Tình hình dân số và lao động của huyện Luận văn: Biện pháp cải thiện sử dụng đất tại huyện Việt Yên
Điều dễ nhận thấy là trong tình trạng đất canh tác có xu hướng ngày càng giảm đi thì người lao động cần phải tìm cho mình một công việc khác ngoài nông nghiệp nếu hộ muốn nâng cao thu nhập. Đây là một xu hướng tốt trong việc phân công lại lao động, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, nhưng cũng là một thách thức lớn đối với các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập và đời sống của cư dân nông thôn.
3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống
Về giao thông vận tải: Mạng lưới đường bộ gồm 32 km đường Quốc lộ, 22 km đường tỉnh lộ, 64 km đường liên xã, 166 km đường liên thôn. Tất cả các xã, thị trấn đều có đường nhựa về đến xã, thị trấn. Ngoài đường bộ, trên địa bàn huyện còn có tuyến đường sắt chạy qua dài 9,0 km và một nhà ga (ga Sen Hồ). Trên địa bàn huyện còn có hai tuyến đường sông: Tuyến sông Cầu có chiều dài qua huyện là 21km, tuyến Ngòi Cầu Sim có chiều dài qua huyện là 4km.
Về thuỷ lợi Huyện có 2 nguồn nước phục vụ sản xuất: Nguồn nước tự chảy và nguồn nước động lực. Huyện đã xây dựng được hệ thống đê sông bao quanh phía Đông huyện (đê Tả Cầu) dài 21 km. Hiện nay có 90 trạm bơm gồm 165 máy bơm các loại. Cùng với hệ thống kênh chính và kênh cấp I (dài 36 km) chảy qua huyện và kênh cấp II trong huyện (dài 166 km). Ngoài ra còn có nhiều hồ chứa nước nhỏ. Tổng diện tích tưới được khoảng 6.000 ha/vụ và tiêu được 2.120 ha.
Công trình phúc lợi công cộng: Hệ thống công trình phúc lợi công cộng ngày càng được cải thiện nâng cấp. Hệ thống trường học đã bảo đảm cho việc phổ cập giáo dục trên địa bàn toàn huyện. Các cơ sở y tế, văn hoá phần lớn đã đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh và cung cấp thông tin cho người dân.
Hệ thống điện: 100% số xã, thị trấn có điện lưới quốc gia với 100% số hộ được sử dụng điện. Mạng lưới điện tương đối ổn định.
3.1.2.5. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Luận văn: Biện pháp cải thiện sử dụng đất tại huyện Việt Yên
Việt Yên là huyện trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh, hiện nay trên địa bàn có 3 khu công nghiệp (KCN); 3 cụm công nghiệp (CCN), làng nghề với 487 doanh nghiệp hoạt động. Phần lớn các doanh nghiệp trong KCN, CCN đều đã đi vào sản xuất, kinh doanh ổn định, giải quyết việc làm cho khoảng 50 nghìn lao động.
Trong năm qua, các nhiệm vụ KT-XH được triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo bước phát triển vững chắc. Tổng giá trị sản xuất các ngành (không kể KCN) là 4.720 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu đạt 15%. Tình hình sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi, dòng vốn đăng ký đầu tư trên địa bàn tăng. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Việt Yên giai đoạn 2015 – 2017 được thể hiện tại bảng 3.3.
Để đạt mục tiêu đề ra, bên cạnh những lợi thế về vị trí địa lý, là sự nỗ lực của địa phương trong việc xây dựng bộ máy chính quyền trẻ, năng động, quản lư điều hành hiệu quả, có chiến lược và mục tiêu mũi nhọn như: Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; tăng thu từ ngân sách huyện, đặc biệt là thu sử dụng đất; tập trung bồi thường giải phóng mặt bằng…
Kết quả đạt được đánh dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề cho phát triển KT-XH của huyện trong giai đoạn tới. Trong đó thu hút được 39 dự án (ngoài KCN) với tổng mức đầu tư khoảng 860 tỷ đồng. Đặc biệt, một số dự án hạ tầng thương mại được chấp thuận đầu tư có tác động thúc đẩy phát triển KT-XH vùng, chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội khu vực phát triển công nghiệp như các chợ: Hoàng Ninh, Hồng Thái, Nếnh; nhà máy nước sạch Ninh Sơn, hạ tầng CCN Hoàng Mai, trường mầm non Âu Cơ 2 tại thị trấn Nếnh…
Bảng 3.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Việt Yên giai đoạn 2018 -2019
Ngoài ra, trên địa bàn huyện có một số dự án hạ tầng trọng điểm được khởi công xây dựng cơ bản hoàn thành như: Quốc lộ 1, đường gom quốc lộ 1, đường tỉnh 295B; hạ tầng khu dân cư thương mại Bích Sơn, hạ tầng khu dân cư đường Nguyễn Thế Nho.
Chỉ tiêu tỉnh giao thu từ đấu giá quyền sử dụng đất vượt 300% (năm 2019, tỉnh giao thu từ đầu giá quyền sử dụng đất 245 tỷ đồng, Việt Yên thực hiện đạt 745 tỷ đồng). Đây là nguồn lực chính nhằm tái đầu tư hạ tầng, phát triển đô thị, đầu tư vào nơi khó khăn, các chương trình mục tiêu: Xây dựng nông thôn mới, kiên cố hóa trường lớp học, chuẩn quốc gia về y tế, giải quyết và kiểm soát tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn. Luận văn: Biện pháp cải thiện sử dụng đất tại huyện Việt Yên
Năm qua, Việt Yên đã thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn. Lũy kế đến năm 2019, địa phương đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng 127ha/127ha KCN Đình Trám; 312,2ha/426ha (đạt 75,59 %) diện tích KCN Quang Châu cùng các dự án nâng cấp cải tạo quốc lộ 1; nâng cấp, cải tạo đường tỉnh 295B và nhiều dự án hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất khác…
Để tiếp tục phát huy lợi thế, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Việt Yên lần thứ XXII nhiệm kỳ 2015- 2020, đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho cả giai đoạn, trong đó xác định: Phát triển công nghiệp vẫn là động lực chủ yếu của huyện, quyết định tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế; khả năng lấp đầy các khu, CCN trên địa bàn trong nhiệm kỳ.
Huyện tập trung huy động mọi nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; chú trọng bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững…
Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế. Cùng đó, giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội; duy trì, bảo tồn, hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống Vân Hà, Tăng Tiến để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch, hình thành các tuyến du lịch tâm linh kết hợp mua sắm sản phẩm đặc trưng của làng nghề. Phấn đấu đến năm 2018, Việt Yên trở thành huyện nông thôn mới; năm 2020 là một trong những huyện tốp đầu của tỉnh,
hội đủ những điều kiện cơ bản của huyện công nghiệp và là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh. Đạt kết quả trên, Đảng bộ huyện Việt Yên luôn coi trọng việc xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp được quan tâm nâng cao. Hiệu quả quản lý và hiệu lực điều hành của UBND huyện và các xã, thị trấn được nâng lên, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ và tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật. Thực hiện có hiệu quả việc nâng cao chất lượng cuộc họp, hội nghị của các cơ quan hành chính nhà nước. Tiếp tục chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp về cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa” gắn với giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước. Hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội có nhiều đổi mới.
Với lợi thế về thổ nhưỡng, những năm qua, Đảng bộ huyện Việt Yên đã tập trung lãnh đạo địa phương phát triển sản xuất cây ăn quả theo vùng. Những loại cây chủ lực được Đảng bộ huyện chỉ đạo các địa phương tập trung phát triển trong thời gian qua là vải ổi, bưởi, quất… Hiện nay, ở Việt Yên đã hình thành những vùng chuyên canh rau ứng dụng công nghệ cao như rau thủy canh, rau trong nhà màng, nhà lưới… và có diện tích hàng nghìn ha lúa chất lượng cao đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, cung cấp một lượng lớn nông sản cho khu công nghiệp của huyện, của tỉnh.
Để sản phẩm nông nghiệp có chỗ đứng trên thị trường, những năm qua. Huyện ủy Việt Yên chỉ đạo các địa phương tích cực tuyên truyền, khuyến khích nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay, nông dân trong huyện đã áp dụng quy trình VietGAP trên nhiều diện tích trồng rau, thủy sản, chăn nuôi. Huyện đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm lúa nếp cao cây Việt Yên và khoai sọ Mỏ Thổ, Minh Đức.
Một trong những điều kiện để tiêu thụ nhanh các sản phẩm nông nghiệp là hệ thống đường giao thông phải thuận lợi. Huyện làm tốt vai trò cầu nối nông dân với doanh nghiệp để tiêu thụ hàng nông sản. Trong thời gian tới, huyện Việt Yên tiếp tục triển khai, khuyến khích các địa phương phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Quan tâm sản xuất rau, quả sạch, thịt sạch, coi trọng xúc tiến thương mại cho các sản phẩm này. Tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng xưởng chế biến nông sản phục vụ nhu cầu sơ chế sản phẩm nông nghiệp tại địa phương. Huyện đã chỉ đạo các xã rà soát quy hoạch, duy trì diện tích vùng sản xuất tập trung, không trồng ồ ạt khiến cho cung vượt quá cầu dẫn đến khó tiêu thụ…
3.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu Luận văn: Biện pháp cải thiện sử dụng đất tại huyện Việt Yên
Thuận lợi:
Huyện Việt Yên có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong tầm ảnh hưởng và phát triển của thủ đô Hà Nội, gắn với hành lang phát triển kinh tế trên tuyến QL1 Hà Nội – Lạng Sơn, giáp thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh và là cửa ngõ giao thông của tỉnh nên tạo điều kiện trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, thuận tiện trong việc lưu thông hàng hoá, đi lại của nhân dân. Ngoài ra, địa hình huyện Việt Yên đa dạng (có cả đồi núi và đồng bằng) nên thuận tiện cho việc phát triển nền nông, lâm nghiệp phong phú với nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
Nhìn chung vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường huyện Việt Yên có nhiều thuận lợi cho phát triển nền kinh tế – xã hội:
- Có nhiều tuyến giao thông (thuỷ, bộ) quan trọng, nằm giữa 2 thành phố là điều kiện phát triển công nghiệp – TTCN, hình thành các trung tâm kinh tế thuận lợi. Quá trình đô thị hoá diễn ra khá nhanh ở nhiều địa phương.
- Quỹ đất nông lâm nghiệp chỉ chiếm 64,49% tổng diện tích tự nhiên, nên phải có các giải pháp hợp lý tăng năng suất cây trồng, vật nuôi để tạo điều kiện chuyển đổi một phần diện tích cho các mục tiêu phát triển khác mà không ảnh hưởng tới an ninh lương thực, thực phẩm giúp huyện phát triển ổn định. Vì vậy bước đầu cần phát triển theo hướng nông nghiệp hàng hoá, tạo cơ sở vững chắc cho công nghiệp và dịch vụ phát triển.
- Có hệ thống giao thông phân bố rộng khắp và khá hợp lý; thuận tiện trong giao lưu kinh tế văn hoá với bên ngoài; có điều kiện tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển một nền kinh tế đa dạng: công nghiệp, dịch vụ thương mại, nông nghiệp….
- Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất đai….) phù hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép phát triển một nền sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản đa dạng, sinh thái bền vững làm cơ sở cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông sản hàng hoá theo hướng tập trung, hình thành các vùng chuyên canh lớn sản xuất lương thực, thực phẩm tươi sống, rau sạch, cây công nghiệp ngắn ngày.
- Có nguồn tài nguyên cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (sét, Cát, sỏi….) đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng lớn.
- Có điều kiện đất đai, cảnh quan thuận lợi cho việc phát triển du lịch.
- Có nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, có trình độ thâm canh, ý thức hướng tới sản xuất hàng hoá…..
- Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng của huyện được chú trọng đầu tư, cải tạo. Đặc biệt, huyện Việt Yên có đủ các loại hình giao thông. Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông được phân bố hợp lý, trong đó các tuyến giao thông thuận lợi, quan trọng như QL1, QL37, hệ thống sông Cầu, hệ thống tỉnh lộ. Ngoài ra, huyện Việt Yên được UBND tỉnh chọn là huyện trọng điểm phát triển công nghiệp nên được ưu tiên đầu tư, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu, cụm công nghiệp.
Huyện Việt Yên có 2 trục kinh tế:
Trục Bắc – Nam: dọc Quốc lộ 1A, từ khu công nghiệp Quang Châu đến khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng trên trục này đã và đang hình thành nhiều khu, cụm công nghiệp có quy mô lớn.
Trục Đông – Tây: Dọc Quốc lộ 37 nối từ khu công nghiệp Đình Trám đến Hiệp Hoà, đây là trục có nhiều tiềm năng phát triển nhất là sau khi hoàn thành nâng cấp Quốc lộ 37 (đường vành đai 4 của Thủ đô Hà Nội).
Hai trục kinh tế trên đưa huyện Việt Yên dần trở thành khu vực phát triển năng động nhất, cùng với Thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng, huyện Lạng Giang hợp thành khu vực kinh tế trọng điểm, phát triển công nghiệp của tỉnh.
Trong những năm gần đây, huyện Việt Yên có công nghiệp phát triển tương đối mạnh, được coi là điểm nhấn công nghiệp của tỉnh, được xác định sẽ là nơi phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung của tỉnh Bắc Giang (03 khu công nghiệp: Đình Trám, Quang Châu, Vân Trung và 04 cụm công nghiệp: Hoàng Mai, Việt Tiến, Tăng Tiến và cụm làng nghề Vân Hà). Ngoài ra, huyện còn có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời (rượu làng Vân, bánh đa nem, mỳ Thổ Hà, mây tre đan ở Tăng Tiến… ). Vì vậy, huyện có điều kiện thuận lợi tiến nhanh trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Luận văn: Biện pháp cải thiện sử dụng đất tại huyện Việt Yên
Được sự quan tâm chỉ đạo. giúp đỡ của các cấp, các ngành của tỉnh và trung ương; nhân dân huyện Việt Yên cần cù chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, đoàn kết; có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm, biết vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Những khó khăn, hạn chế
- Phần lớn quỹ đất (98,42% tổng diện tích tự nhiên) đã được sử dụng; Việc phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ phải lấy một phần từ quỹ đất nông nghiệp, nếu không tính toán và quy hoạch hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, đặc biệt là nông dân.
- Thiếu lực lượng lao động chất lượng cao nên khi công nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh đòi hỏi huyện cần đầu tư nhiều trong lĩnh vực đào tạo lao động.
- Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tuy có phát triển về số lượng song chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao.
- Diện tích đất tự nhiên của huyện không nhiều, đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp, đất chưa sử dụng còn ít nên việc chuyển đổi các mục đích sử dụng đất cần có sự cân nhắc, xem xét kỹ mới đạt hiệu quả cao.
- Khi phát triển công nghiệp, vấn đề giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp cũng là một thách thức lớn của huyện.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng thuỷ lợi. hệ thống giao thông cũng cần được nâng cấp mở rộng nhiều, Các nhu cầu phát triển KT-XH khác cũng đòi hỏi bổ sung quỹ đất lấy từ đất nông lâm nghiệp là chính. Nguồn vốn đầu tư hạn chế nên việc đền bù, giải phóng mặt bằng sẽ rất khó khăn.
- Khí hậu một số năm gần đây biến đổi thất thường, hàng năm còn bị úng lụt một phần diện tích đất thấp trũng bị ngập. Nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện cho sâu bệnh phá hoại mùa màng phát triển mạnh.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được một nền sản xuất phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường. Đặc biệt, hệ thống giao thông có một số tuyến đường quan trọng đã xuống cấp, bề rộng mặt đường hẹp như QL37, QL1A cũ.
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khá cao, chất lượng lao động thấp, thiếu lực lượng lao động chất lượng cao nên khi công nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh đòi hỏi huyện cần đầu tư nhiều trong lĩnh vực đào tạo lao động.
- Đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp, đất chưa sử dụng còn ít nên việc chuyển đổi các mục đích sử dụng đất cần có sự cân nhắc, xem xét kỹ mới đạt hiệu quả cao.
- Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp còn chưa ổn định, thị trường cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa chưa được mở rộng, các dịch vụ còn nhỏ lẻ nên không phát huy hết những thế mạnh của huyện.
- Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, việc khai thác tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản…) để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa và hình thành các khu công nghiệp, phát triển dân cư sẽ ảnh hưởng đến môi trường là điều tất yếu, không thể tránh khỏi. Đây cũng là một thách thức của huyện trong tiến trình phát triển đòi hỏi cần có những xem xét tổng thể nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường.
3.2. Hiện trạng sử dụng đất Luận văn: Biện pháp cải thiện sử dụng đất tại huyện Việt Yên
3.2.1. Nhóm đất nông nghiệp
Theo số liệu thống kê đất đai đến ngày 31/12/2019, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Việt Yên là 17.101,3 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 11.849,93 ha, chiếm 69,29% tổng diện tích đất tự nhiên. Hiện trạng diện tích, cơ cấu đất đai của huyện Việt Yên năm 2019 được thể hiện qua bảng 3.5 và hình 3.5
Bảng 3.5. Diện tích, cơ cấu đất đai huyện Việt Yên năm 2019
Trong nhóm đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp 9.379,19 ha, chiếm 54,84% tổng diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp 841,81 ha, chiếm 4,92% tổng diện tích đất tự nhiên, đất nuôi trồng thuỷ sản 1.541,05 ha, đất nông nghiệp khác 46,39 ha.
Diện tích đất trồng cây hàng năm là 8454,55 ha, chiếm 49,44% diện tích tự nhiên. Trong đó, đất trồng lúa có diện tích là 7886,85 ha, chiếm 46,11% diện tích tự nhiên và 84,08% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Đất chuyên trồng lúa tập trung chủ yếu ở các xã: Tăng Tiến, Hồng Thái, Quảng Minh, TT. Nếnh, TT. Bích Động, Vân Trung, Quang Châu, Tự Lạn (chiếm trên 92% diện tích đất trồng lúa trên đất sản xuất nông nghiệp).
Đất rừng sản xuất có diện tích 841,81 ha, chiếm 4,92 % tổng diện tích đất tự nhiên, tập trung nhiều nhất ở xã Vân Trung.
Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích 1.541,05 ha, chiếm 9,01% diện tích tự nhiên. Đất nuôi trồng thủy sản của huyện chủ yếu là những ao, hồ, phân bố ở các khu dân cư và một số ít diện tích đất lúa kết hợp thả cá và canh tác lúa nước.
3.2.2. Nhóm đất phi nông nghiệp Luận văn: Biện pháp cải thiện sử dụng đất tại huyện Việt Yên
Bảng 3.6. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Việt Yên đến ngày 31/12/2019
Đất ở, đến ngày 31/12/2019 diện tích là 1.730 ha, chiếm 34,19% đất phi nông nghiệp và 10,12% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
Đất ở nông thôn: 1.589,83 ha.
Đất chuyên dùng là 2.762,89 ha chiếm 54,58 % đất phi nông nghiệp và 16,16% tổng diện tích tự nhiên.
Đất cơ sở tôn giáo là 18,30 ha chiếm 0,36% đất phi nông nghiệp, phân bố không đều ở các xã trong toàn huyện.
Đất cơ sở tín ngưỡng là 30,12 ha chiếm 0,59% đất phi nông nghiệp, gồm: đền chùa, nhà thờ, am, miếu từ đường.…phân bố đều khắp ở các xã trong toàn huyện phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng là 129,43 ha chiếm 2,56% đất phi nông nghiệp. Đất nghĩa địa có ở tất cả các xã, thị trấn, hiện trạng phân bổ tập trung theo qui hoạch nghĩa trang, nghĩa địa. Tuy nhiên, do tính lịch sử một số diện tích đất nghĩa địa nằm xen kẽ trong khu dân cư, trong đất nông lâm nghiệp, gây trở ngại cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và dễ gây ô nhiễm môi trường.
Đất song, ngòi, kênh, rạch, suối là 277,26 ha, chiếm 5,48% quỹ đất phi nông nghiệp.
Đất có mặt nước chuyên dùng, đến ngày 31/12/2019 diện tích là 108,62 ha, chiếm 2,15% quỹ đất phi nông nghiệp.
Đất nông nghiệp khác, đến ngày 31/12/2019 diện tích là 4,9 ha, chiếm 0,09% diện tích đất phi nông nghiệp.
3.2.3. Nhóm đất chưa sử dụng
Diện tích đến ngày 31/12/2019 là 230,46 ha chiếm 1,35% tổng diện tích tự nhiên. trong đó:
- Đất bằng chưa sử dụng là 212,54 ha chiếm 92,22% đất chưa sử dụng.
- Đất đồi núi chưa sử dụng là 17,92 ha chiếm 7,78% đất chưa sử dụng.
3.2.4. Tình hình thực hiện một số nội dung về công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Việt Yên Luận văn: Biện pháp cải thiện sử dụng đất tại huyện Việt Yên
3.2.4.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và Chỉ thị số 01/2014/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai năm 2013, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất đai.
Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai của Chính phủ, của UBND tỉnh, UBND huyện Việt Yên đã tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện như: Quyết định thu hồi, quyết định giao đất; quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp quyền sử dụng đất nhằm góp phần đưa công tác quản lý đất đai ở địa phương từng bước đi vào nền nếp, đúng pháp luật.
3.2.4.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Huyện Việt Yên đã thực hiện Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc hoạch định địa giới hành chính xã, phường, thị trấn thống nhất rõ ràng, xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ.
Theo đó, đất đai được quản lý theo đơn vị hành chính trong toàn huyện gồm 19 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 364, đã cắm mốc giới thực địa và xác định trên bản đồ góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý điều hành chung trong toàn huyện.
3.2.4.3. Khảo sá, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất Luận văn: Biện pháp cải thiện sử dụng đất tại huyện Việt Yên
Công tác lập bản đồ địa chính: Hiện tại, trên địa bàn huyện Việt Yên đã được đo đạc bản đồ địa chính dạng số cho 19 xã, thị trấn, hệ thống bản đồ giấy lập theo Chỉ thị 299/TTg năm 1983 hiện nay chủ yếu để phục vụ công tác giải quyết đơn thư khiếu nại và tranh chấp về quyền sử dụng đất, hệ thống hồ sơ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đã được lập nhưng chưa đầy đủ.
Hệ thống lưu trữ hồ sơ đất đai của công dân không theo dõi được, chưa cập nhật lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu.
Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Được thực hiện trong quá trình kiểm kê đất đai và được lập dưới dạng số. Thực hiện việc Kiểm kê đất đai năm 2019, huyện Việt Yên đã xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho 100% số đơn vị hành chính trong toàn huyện theo đúng quy định của ngành.
Công tác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Cấp huyện và các xã, thị trấn đã ứng dụng và xây dựng theo qui trình của việc lập bản đồ hiện trạng và trên nền bản đồ hiện trạng đã tiến hành lập bản đồ quy hoạch cho các cấp. Đến nay 19 xã, thị trấn đã lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất dạng số.
Điều tra, đánh giá, phân hạng đất và định giá đất:
Công tác đánh giá, phân hạng đất trên địa bàn huyện chưa được thực hiện, nên việc sử dụng cải tạo và bồi bổ đất đai chưa được quan tâm.
Ủy ban nhân dân huyện Việt Yên đã kịp thời chỉ đạo ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và các phòng chuyên môn điều tra xây dựng bảng giá các loại đất trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 861/2016/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019.
Việc định giá đất trên địa bàn huyện theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang là căn cứ để tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển quyền sử dụng đất, thu lệ phí trước bạ, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất.…
3.2.4.4. Công tác quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định. Phần lớn các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội xây dựng mới đều phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển đô thị, kiểu dáng kiến trúc ngày càng phong phú.
Ủy ban nhân dân huyện Việt Yên giao phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu quản lý về quy hoạch. Tuy nhiên, việc quản lý quy hoạch còn hạn chế, chất lượng chưa cao nên việc quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, huyện vừa thực hiện quy hoạch sử dụng đất vừa thực hiện quy hoạch xây dựng do đó có sự điều chỉnh trong quá trình thực hiện quy hoạch, có nhiều công trình, dự án phải bổ sung quy hoạch mới nên các thủ tục giao đất thường bị kéo dài thời gian.
3.2.4.5. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trước khi thành lập hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện cho các tổ chức; phòng Tài nguyên và Môi Trường huyện thực hiện cho các hộ gia đình, cá nhân. Luận văn: Biện pháp cải thiện sử dụng đất tại huyện Việt Yên
Sau khi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện cho hộ gia đình, cá nhân. Sự ra đời của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không chỉ hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của ngành theo luật định mà còn thúc đẩy công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính; đồng thời đưa công tác này ngày càng chuyên nghiệp và đi vào nền nếp.
Về cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính.
Thực hiện Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính. Từ năm 2014 đến nay huyện Việt Yên đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện việc cập nhật. chỉnh lý bộ hồ sơ địa chính: Bản đồ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất.… riêng sổ địa chính, sổ mục kê hiện nay chưa được cập nhật một cách đầy đủ và chưa kịp thời.
Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo Báo cáo của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Việt Yên tính đến ngày 31/12/2019 tổng lũy kế cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn toàn huyện là 83.565/86.614 thửa đất đạt tỷ lệ 96,48 %; diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là8.857,14 ha/9.274,49 ha đạt tỷ lệ 95,50 %.
Bảng 3.7. Lũy kế cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các xã, thị trấn của huyện Việt Yên đến ngày 31/12/2019
Hiện nay, trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do các nguyên nhân chủ yếu sau: Nguồn gốc do ủy ban nhân dân cấp xã giao đất trái thẩm quyền để xây dựng nhà ở nhưng hiện nay không có giấy tờ để chứng minh đã nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách xã; các trường hợp sử dụng đất nông nghiệp do quá trình chuyển đổi ruộng đất theo Quyết định số 191/2012/QĐ-UBND ngày 27/6/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với một số trường hợp vướng mắc, tồn tại trước ngày 01/01/2012 cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
3.2.4.6. Thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đúng quy trình, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thống kê theo định kỳ hàng năm và kiểm kê theo định kỳ 5 năm. Từ năm 2015, công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến hành theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNM, ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Kiểm kê đất đai năm 2015 theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã hoàn thành, số liệu phục vụ kịp thời cho việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của huyện.
3.2.4.7. Quản lý tài chính về đất đai Luận văn: Biện pháp cải thiện sử dụng đất tại huyện Việt Yên
Hệ thống thuế có liên quan đến đất đai hiện nay được xác định bao gồm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuế nhà đất và các khoản thu tiền sử dụng đất. Việc thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai của huyện được giao cho ngành thuế căn cứ vào các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang để tổ chức thực hiện. Hàng năm huyện đều trích lại một phần nguồn thu từ đất để đầu tư trở lại phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Các khoản thu liên quan đến đất đai trên địa bàn huyện chiếm phần không nhỏ trong thu ngân sách, nguồn thu chủ yếu là thu tiền sử dụng đất từ việc giao và cho thuê đất, việc giao đất và cho thuê đất tăng dần qua các năm.
3.2.4.8. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
Công tác quản lý phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản gần đây đã được huyện quan tâm. Hàng năm Ủy ban nhân dân huyện Việt Yên chỉ đạo các phòng chuyên môn xây dựng phương án đấu giá quyền sử dụng đất, tham gia thẩm định dự toán bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, xây dựng quy chế bán đấu giá quyền sử dụng đất, kế hoạch đấu giá đất trên địa bàn huyện.
3.2.4.9. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Hàng năm tại các cuộc họp Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân
huyện báo cáo trước Hội đồng nhân dân huyện tình hình quản lý sử dụng đất trong đó có nội dung việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện.
Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất trên địa bàn huyện cơ bản được thực hiện tốt, đất được sử dụng đúng mục đích, đất được đăng ký về quyền sử dụng, được làm đầy đủ các thủ tục khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, thực hiện các biện pháp bảo vệ đất…. đúng theo quy định của pháp luật về đất đai.
3.2.4.10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai Luận văn: Biện pháp cải thiện sử dụng đất tại huyện Việt Yên
Công tác thanh tra việc chấp hành các chế độ về quản lý, sử dụng đất đai trong những năm qua đã được các cấp, các ngành chú trọng. Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.
3.2.4.11. Giải quyết tranh chấp về đất đai; khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
Do nhiều nguyên nhân, tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm, tranh chấp đất đai trên địa bàn các xã, thị trấn vẫn còn xảy ra. Tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo về quản lý, sử dụng đất vẫn còn phổ biến, từ năm 2017 đến năm 2019, huyện đã tiếp nhận và xử lý 102 đơn thư khiếu nại, tố cáo về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn.
Cho nên, việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai được Ủy ban nhân dân huyện Việt Yên kịp thời chỉ đạo các ngành, các cấp và các đơn vị liên quan phối hợp giải quyết ngay từ cơ sở đã phần nào hạn chế được đơn thư vượt cấp.
3.2.4.12. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Trước Luật Đất đai năm 2003, trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai ở huyện chưa có đơn vị nào có chức năng chuyên về hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai. Việc đăng ký quyền sử dụng đất. đăng ký biến động về đất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất chưa theo kịp diễn biến sử dụng đất đai thực tế.
Thực trạng trên đã có sự chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây, nhất là khi huyện triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, nhằm đơn giản thủ tục hành chính trong các giao dịch về quyền sử dụng đất của công dân. Luận văn: Biện pháp cải thiện sử dụng đất tại huyện Việt Yên
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Việt Yên