Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Giải pháp thu hút khách tại khu du lịch Tràng An hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Khóa Luận thì với đề tài Khóa luận: Giải pháp thu hút khách du lịch nội địa đến với khu du lịch Tràng An Ninh Bình dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Định hướng, quan điểm, mục tiêu đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình
3.1.1. Định hướng đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình
Định hướng về đầu tư phát triển du lịch là nhiệm vụ không thể thiếu trong các dự án quy hoạch du lịch. Tuy nhiên, trong dự án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình thời kỳ 1995 – 2010 trước đây chưa đề cập đến lĩnh vực này. Do vậy, một trong những nhiệm vụ của dự án điều chỉnh lần này là phải bổ sung thêm phần định hướng về đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2015.
Trên cơ sở những nghiên cứu định hướng về phát triển du lịch theo ngành và theo không gian lãnh thổ của Ninh Bình thời kỳ 2007 – 2015 như đã trình bày trên; để đạt được các mục tiêu đã đề ra…, cần thiết phải có chiến lược đầu tư phù hợp nhằm phát huy cao nhất hiệu quả vốn đầu tư, tạo cho ngành du lịch của Tỉnh môi trường thuận lợi để phát triển tương xứng với vai trò là một trong những ngành kinh tế quan trọng. Việc đầu tư phát triển du lịch ở Ninh Bình trong thời gian trước mắt và lâu dài cần đạt được những mục tiêu, những quan điểm, cũng như những nội dung cụ thể sau:
3.1.2. Mục tiêu đầu tư
Việc đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình thời kỳ 2007 – 2015 cần đạt được những mục tiêu cơ bản sau:
Đầu tư để xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao, đồng bộ (cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí – thể thao, phương tiện vận chuyển, các cơ sở dịch vụ du lịch khác), đặc biệt đầu tư xây dựng các khu du lịch tổng hợp (Tam Cốc – Bích Động, Vân Long, Tràng An…) có chất lượng cao để có đủ điều kiện để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
Đầu tư để đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch; tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù của Ninh Bình để cạnh tranh trên thị trường nhằm hấp dẫn khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu (du lịch sinh thái, tham quan hang động, du lịch văn hóa – lễ hội, du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí…)
Đầu tư để khai thác có hiệu quả; đồng thời phải bảo vệ, tôn tạo, phát triển các nguồn tài nguyên; cải thiện môi trường du lịch đảm bảo cho phát triển bền vững.
3.1.3. Quan điểm đầu tư Khóa luận: Giải pháp thu hút khách tại khu du lịch Tràng An.
Đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay phải đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo một “cú hích” cho du lịch Ninh Bình phát triển. Tránh đầu tư dàn trải, manh mún, nhỏ lẻ… Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực then chốt ở các địa bàn trọng điểm (du lịch tham quan, nghiên cứu hang động ở Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, Vân Long; du lịch sinh thái – mạo hiểm ở Cúc Phương; du lịch văn hóa gắn với lễ hội, làng nghề truyền thống…).
Tiến hành đồng thời nhiều hình thức đầu tư (ngân sách nhà nước, đầu tư nước ngoài, liên doanh liên kết, cổ phần, tư nhân…), ưu tiên thu hút và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án lớn cần nhiều vốn, coi trọng nguồn đầu tư trong nước, trong dân, phát huy tối đa nguồn nội lực để đầu tư phát triển du lịch.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
3.2. Các lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư
Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm, đặc biệt ưu tiên lĩnh vực xử lý các chất thải và bảo vệ môi trường. Việc đầu tư này cần được ưu tiên thực hiện trước một bước để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vào các lĩnh vực khác. Có thể khai thác nguồn vốn này từ NSNN (cả Trung ương và địa phương).
Đầu tư xây dựng các khu du lịch tổng hợp lớn một cách đồng bộ (Tràng An, Tam Cốc Bích Động, Vân Long,) để xây dựng “hình ảnh du lịch Ninh Bình” trên thị trường du lịch cả nước, khu vực và quốc tế. Với hướng này cần ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có đủ năng lực về vốn để đầu tư xây dựng trọn gói các khu du lịch.
Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao; bao gồm khách sạn, nhà hàng, các cơ sở vui chơi giải trí – thể thao, vận chuyển du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch khác. Trong đó đặc biệt ưu tiên xây dựng những khách sạn cao cấp 3 – 4 sao đủ khả năng đón tiếp, tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế…
Đầu tư khôi phục và phát triển các lễ hội, các làng nghề truyền thống để thu hút và phục vụ phát triển du lịch; đặc biệt là phát triển du lịch văn hóa.
Đầu tư quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch để nâng cao hình ảnh du lịch Ninh Bình trên thị trường trong nước và quốc tế; đào tạo nâng cao năng lực trình độ quản lý và trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành du lịch của Tỉnh.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch. Khóa luận: Giải pháp thu hút khách tại khu du lịch Tràng An.
3.3. Các điểm du lịch của tỉnh:
Về mặt lý luận, “điểm du lịch là một đơn vị lãnh thổ du lịch, nơi tập trung một (hoặc một vài) loại tài nguyên du lịch (tự nhiên hay nhân văn) trên phạm vi lãnh thổ không lớn. Sức hấp dẫn của điểm du lịch chỉ có khả năng lưu giữ khách trong một thời gian ngắn, thường là trong ngày (đối với điểm tham quan) hoặc từ 1 đến 2 ngày (đối với những điểm du lịch có kết hợp với nghỉ dưỡng, chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học). Điểm du lịch cần phải có các điều kiện cần thiết về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và đảm bảo trật tự an toàn du lịch để đảm bảo cho khách đến tham quan du lịch. Chất lượng và sự phân bố trong không gian của các điểm du lịch là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng các tuyến và các chương trình (tours) du lịch”.
Căn cứ vào đặc điểm tài nguyên và các điều kiện có liên quan, một số điểm tham quan du lịch quan trọng cần chú trọng phát triển tại Ninh Bình bao gồm:
- Khu du lịch sinh thái Tràng An (Hoa Lư)
- Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư và đền vua Đinh, đền vua Lê, đền Thái Vi (Hoa Lư)
- Vườn Quốc gia Cúc Phương (Nho Quan)
- Núi Non Nước (núi Dục Thúy) – sông Vân Sàng (TP Ninh Bình)
- Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (Gia Viễn)
- Khu du lịch Tam Cốc, Bích Động (Hoa Lư)
Động Địch Lộng – động Hoa Lư – động Vân Trình – núi, chùa Bái Đính (Gia Viễn)
- Suối nước khoáng Cúc Phương (Nho Quan).
- Hồ Yên Đồng ( Yên Mô).
- Hồ Yên Thắng ( thị xã Tam Điệp).
- Đèo Tam Điệp (Tam Điệp)
- Suối nước nóng Kênh Gà (Gia Viễn)
- Hồ Đồng Chương (Nho Quan)
- Nhà thờ đá Phát Diệm (Kim Sơn)
- Lễ hội Trường Yên, Thái Vi, Địch Lộng, chùa Bái Đính, lễ hội Báo bản Nộn Khê, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ (Hoa Lư), lễ hội động Hoa Lư – Gia Viễn Khóa luận: Giải pháp thu hút khách tại khu du lịch Tràng An.
Các làng nghề: mỹ nghệ cói Kim Sơn, chạm khắc đá Ninh Vân, làng nghề thêu ren Ninh Hải, làng đồ gỗ Ninh Phong…
- Đền Dâu, đền Quán Cháo. Động Địch Lộng, đền
3.4. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch
Căn cứ vào đặc điểm tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện có liên quan có thể xác định loại hình du lịch đặc trưng của Ninh Bình là du lịch thăm quan danh lam thắng cảnh; du lịch văn hóa – lịch sử, trong đó có du lịch làng quê; du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu. Những sản phẩm du lịch cụ thể được phát triển trên cơ sở định hướng những loại hình du lịch đặc trưng đã xác định trên. Những sản phẩm này có thể bao gồm:
Nhóm các sản phẩm thăm quan danh lam thắng cảnh:
- Cảnh quan quần thể khu du lịch sinh thái Tràng An
- Cảnh quan Tam Cốc – Bích Động, Cố đô Hoa Lư.
- Cảnh quan Vân Long – Địch Lộng, Kênh Gà – Vân Trình – động Hoa Lư.
- Cảnh quan vùng Tam Điệp, các hồ Yên Thắng, Yên Đồng
- Cảnh quan vùng làng quê Gia Viễn, Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô.
Nhóm các sản phẩm du lịch văn hóa:
- Các di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư – nhà nước phong kiến tập quán đầu tiên của Việt Nam tồn tại 42 năm qua 3 triều đại (nhà Đinh, tiền Lê và mở đầu nhà Lý), nơi phát tích của 3 vị Đế Vương
- Các di tích lịch sử văn hóa khu vực Tam Cốc – Bích Động gắn liền với cuộc đời sự nghiệp vua Trần Thái Tông
- Các công trình văn hóa tâm linh tôn giáo mà tiêu biểu là nhà thờ đá Phát Diệm và chùa Bái Đính…
- Các lễ hội văn hóa tâm linh
- Các làng Việt và làng nghề truyền thống tiêu biểu cho văn minh lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng ở Gia Viễn, Kim Sơn, Hoa Lư Khóa luận: Giải pháp thu hút khách tại khu du lịch Tràng An.
Nhóm các sản phẩm du lịch sinh thái:
- Du lịch sinh thái ở khu du lịch sinh thái Tràng An.
- Du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phương
- Du lịch sinh thái ở khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long
3.5. Tổ chức không gian phát triển du lịch Ninh Bình đến 2015
Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ thực chất là vấn đề tổ chức không gian du lịch dựa trên những giá trị và sự phân bố của các nguồn tài nguyên du lịch, của kết cấu hạ tầng và nhu cầu của khách du lịch. Tổ chức lãnh thổ du lịch phải được lồng ghép trong không gian kinh tế – xã hội của lãnh thổ vùng nghiên cứu và mối quan hệ về du lịch với các lãnh thổ lân cận cũng như trong toàn khu vực để có các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp. Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ, tỉnh Ninh Bình sẽ tạo ra được những sản phẩm du lịch đặc thù. Cụ thể là việc hình thành các khu, điểm tuyến du lịch, đô thị du lịch, đảm bảo các hoạt động du lịch trong phạm vi đó.
Phụ thuộc vào tính chất độc đáo, hấp dẫn của nguồn tài nguyên, sự đồng bộ về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và chất lượng dịch vụ, Ninh Bình có thể tạo được một số sản phẩm du lịch mang ý nghĩa quốc gia hội đủ các yếu tố cạnh tranh, phát triển cũng như một số sản phẩm du lịch có ý nghĩa địa phương, làm phong phú hơn hành trình, sự cảm thụ của du khách khi có điều kiện và thời gian lưu trú dài hơn tại Ninh Bình.
Tổ chức không gian du lịch còn chỉ ra các dự án phát triển du lịch với mức độ và quy mô đầu tư khác nhau nhằm khai thác đồng bộ, có hiệu quả tiềm năng du lịch của lãnh thổ, tránh sự đơn điệu, trùng lặp.
Định hướng tổ chức không gian du lịch cần được xem xét và phân tích trong mối quan hệ với vị trí và chức năng của nó ở một không gian phát triển rộng lớn hơn đối với vùng phụ cận. Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thì tổ chức không gian du lịch sẽ được lồng trong không gian phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thuận chiều với định hướng phát triển đã xác định vì hoạt động của du lịch luôn luôn xen cài với nhiều ngành dịch vụ khác có liên quan chứ không phải là một hoạt động mang tính độc lập. Hoạt động du lịch là một yếu tố cấu thành trong cơ cấu kinh tế – văn hóa – xã hội của địa phương, luôn phát triển hài hòa với hệ sinh thái, kinh tế đô thị.
3.5.1. Các Không gian ưu tiên phát triển du lịch của Ninh Bình Khóa luận: Giải pháp thu hút khách tại khu du lịch Tràng An.
Căn cứ vào đặc điểm tài nguyên, sự phân bố của các tài nguyên du lịch, nguồn lực phát triển du lịch, nhu cầu thị trường và định hướng phát triển chiến lược kinh tế – xã hội của địa phương; chiến lược phát triển du lịch Việt Nam cũng như quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận, có thể xác định các không gian du lịch trọng điểm của địa phương cần được đầu tư phát triển bao gồm:
- Không gian du lịch sinh thái Tràng An – Tam Cốc Bích Động – cố đô Hoa Lư.
- Không gian du lịch Trung tâm thành phố Ninh Bình.
- Không gian du lịch VQG Cúc Phương – Kỳ Phú – Hồ Đồng Chương.
- Không gian du lịch chuyên đề suối nước nóng Kênh Gà – Động Vân Trình
- Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long – chùa Địch Lộng – động Hoa Lư
- Không gian du lịch thị xã Tam Điệp – phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn
- Không gian du lịch hồ Yên Thắng – hồ Đồng Thái – động Mã Tiên
- Không gian du lịch vùng ven biển Kim Sơn
Các “không gian dành cho phát triển du lịch ở đây được hiểu với một khái niệm rộng hơn với một không gian tương đối mở (không bị giới hạn bởi ranh giới cứng), là nơi phân bố những tài nguyên du lịch có giá trị, có khả năng khai thác để phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh”. Đây cũng là những không gian cần được ưu tiên đầu tư phát triển du lịch, nơi du lịch được xem là động lực chính cho phát triển kinh tế – xã hội. Tại các khu vực này, cần có sự điều chỉnh phát triển các ngành kinh tế khác một cách phù hợp, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững.
3.5.2. Đối với Không gian du lịch Tràng An – Tam Cốc Bích Động – Cố đô Hoa Lư
Hệ thống cơ sở hạ tầng liên hoàn giữa các khu vực Khu du lịch sinh thái Tràng An – Tam Cốc Bích Động – Cố đô Hoa Lư – quần thể núi chùa Bái Đính… Khóa luận: Giải pháp thu hút khách tại khu du lịch Tràng An.
- Các công trình dịch vụ du lịch ở khu du lịch sinh thái Tràng An và Cố Đô Hoa Lư.
- Các công trình dịch vụ du lịch ở khu vực Tam Cốc – Bích Động
- Quần thể di tích và các công trình dịch vụ du lịch ở khu vực Chùa Bái Đính
- Hệ thống cơ sở hạ tầng liên hoàn giữa các khu vực Khu hang động Tràng An – Tam Cốc Bích Động – Cố đô Hoa Lư – quần thể núi chùa Bái Đính
- Đối với Không gian du lịch Tràng An – Tam Cốc Bích Động – Cố đô Hoa Lư trong giai đoạn 2010- 2015:
- Tiếp tục đầu tư và hoàn chỉnh đồng bộ, có chất lượng các hạng mục dịch vụ du lịch còn lại theo quy hoạch (chưa được xây dựng ở giai đoạn đầu) ở khu vực Cố đô Hoa Lư – khu du lịch sinh thái Tràng An
- Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ các công trình dịch vụ du lịch ở Tam Cốc – Bích Động
Trong tổng thể 7 khu du lịch trọng điểm trên, động lực chính để du lịch Ninh Bình phát triển chính là không gian du lịch Tràng An – Tam Cốc – Bích Động – cố đô Hoa Lư. Với đặc điểm tài nguyên nổi trội về văn hóa và cảnh quan hiện khu du lịch này đang thu hút được một lượng lớn khách du lịch đến Ninh Bình. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của khu du lịch chính là “thương hiệu du lịch” của khu du lịch này đã được khẳng định.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam được Thủ tướng chính phủ phê duyệt đã xác định Tam Cốc – Bích Động là một trong 20 khu du lịch chuyên đề quốc gia đầu tiên ở Việt Nam. Vị trí này của Tam Cốc – Bích Động tiếp tục được khẳng định trong “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020” đang trình Thủ tướng Chính phủ. Việc phát hiện các giá trị di tích lịch sử văn hóa và hệ thống các hang động (đến nay bao gồm 48 hang) tại Tràng An đã nâng vị trí và sức hấp dẫn của khu du lịch này và càng khẳng định ảnh hưởng có tính quốc gia của khu du lịch này.
Nhận thức được ý nghĩa của không gian du lịch Tràng An – Tam Cốc – Bích Động – cố đô Hoa Lư trong phát triển du lịch Việt Nam, đặc biệt gắn với sự kiện 1000 năm Hoa Lư – Thăng Long – Hà Nội, thời gian gần đây Chính phủ đã có sự quan tâm hỗ trợ đầu tư nâng cấp và phát triển hạ tầng du lịch ở khu vực này, đặc biệt là khu Tràng An. Tài nguyên của không gian du lịch này tương đối đa dạng và đặc sắc cả về tự nhiên và nhân văn. Các nguồn lực du lịch thế mạnh của khu vực này là: quần thể di tích lịch sử văn hoá cố đô Hoa Lư-Tam Cốc-Bích Động-Tràng An, các giá trị cảnh quan, sinh thái, địa chất, hang động khu vực Tam Cốc – Bích Động, cảnh quan khu vực hang động Tràng An, núi chùa Bái Đính (với nhiều kỷ lục ấn tượng).
- Các sản phẩm du lịch quan trọng của khu là:
- Văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng
- Tham quan, nghiên cứu lịch sử – văn hóa
- Tham quan danh thắng cảnh, khám phá hang động
- Hướng khai thác:
- Du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh
- Du lịch nghiên cứu
- Du lịch tham quan danh thắng
- Du lịch cuối tuần Khóa luận: Giải pháp thu hút khách tại khu du lịch Tràng An.
Một điều thuận lợi vô cùng to lớn đối với không gian du lịch này trong thời gian vừa qua là quyết tâm của Lãnh đạo Tỉnh và nhà đầu tư trong việc đầu tư phát triển dự án khu du lịch sinh thái. Quy hoạch tổng thể của dự án đã được hoàn thành, quyết tâm của địa phương là trong năm 2006 hoàn thành tuyến giao thông chính của dự án. Đây thực sự là tuyến đường có cảnh quan hấp dẫn, góp phần nâng cao rõ rệt vị trí và thay đổi hình ảnh của du lịch của Ninh Bình. Tuy nhiên qua những giới thiệu ban đầu, một số giải pháp phân khu chức năng cũng như tổ chức hoạt động của khu du lịch có thể cần được nghiên cứu điều chỉnh lại nhằm tạo ra một sản phẩm hấp dẫn và bền vững hơn. Yếu tố cộng đồng cũng cần được xem xét trong việc phát triển dự án du lịch này.
3.6. Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa đến với khu du lịch Tràng An
Khu du lịch Tràng An với lợi thế là một khu du lich tâm linh kết hợp với du lịch sinh thái vì vậy khu du lịch cũng đang trong quá trình khai thác, chỉ có một số hạng mục đưa vào kinh doanh phục vụ du lịch nhưng đó thu hút được một số lượng khách lớn. Mặc dù vậy nhưng số lượng khách cũng chưa tương xứng với tiềm năng khu du lịch. Do đó cần một vài giải pháp để thu hút khách du lịch đến với khu du lịch hơn nữa. Và vẫn đảm bảo chất lượng phục vụ tốt.
3.6.1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu
Như đó biết mục tiêu của phân đoạn thị trường là chọn lọc các đoạn thị trường mà khu du lịch có khả năng khai thác, phục vụ tốt nhất, đạt được doanh thu và lợi nhuận lớn nhất Tóm lại, phải chỉ ra được những bộ phận quan trọng nhất tới những dịch vụ nhất định và định hướng nỗ lực marketing vào đó.
Vì vậy trong thời gian vừa qua và trong tương lai thị trường mục tiêu của khu du lịch vẫn là khách nội địa. Cuộc sống ngày càng nâng cao do đó mà khả năng chi dùng các dịch vụ cũng tăng lên. Nhu cầu du lịch tâm linh cao và nhu cầu hoà mạnh vào thiên nhiên. Hơn nữa đi du lich tâm linh lại tốn kém ít. Vì vậy mà số lượng khách không ngừng tăng lên. Việc đi du lịch tâm linh lại có thể đi quanh năm. Khóa luận: Giải pháp thu hút khách tại khu du lịch Tràng An.
Khách quốc tế cũng có đến khu du lịch nhưng số lượng hạn chế hơn so với khách nội địa, họ thích đi du lịch sinh thái đó là việc khám phá các hang động Tràng An. Mặt khác ham tìm hiểu về văn hoá dân cư bản địa ,thích tìm hiểu về đạo Phật , nên tìm đến khu tâm linh chùa Bái Đính. Tuy vậy số lượng khách này không cao.
Vì vậy đánh giá thị trường mục tiêu nhờ phân đoạn thị trường mục tiêu nhờ phân đoạn thị trường là một công đòi hỏi tính chính xác và cẩn trọng. Vì đó là cái đích ngắm của khu du lịch Tràng An để tập trung những nỗ lực marketing thu hút được hiệu quả cao nhất. Ban quản lý khu du lịch Tràng An núi riêng và Sở văn hoá thể thao và du lịch Ninh Bình nói chung khi lập kế hoạch Marketing cần tìm lời giải cho câu hỏi:
Ai: Những đoạn thị trường nào mà khu du lịch cần theo đuổi?
Cái gì: Khách đang tìm cái gì trong loại sản phẩm dịch vụ của khu du lịch?
Làm như thế nào: Khu du lịch phải triển khai hoạt động gì để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách đồng thời thu được lợi ích cao nhất cho khu du lịch Ở đâu: Cần quảng cáo các hoạt động cung cấp dịch vụ của khu du lịch ở đâu?
Khi nào: Cần triển khai tiến hành cung cấp dịch vụ khi nào?
Do vậy việc thu hút du lịch Tràng an lựa chọn thị trường khách nội địa là thị trường mục tiêu để hướng tới và trên cơ sở đó để đưa ra các giải pháp nhằm tăng nguồn khách nội địa, đản bảo cho việc phát triển du lịch được bền vững.
3.6.2. Hoàn thiện chính sách sản phẩm Khóa luận: Giải pháp thu hút khách tại khu du lịch Tràng An.
3.6.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
Các sản phẩm du lịch là yếu tố cấu thành nên sức hấp dẫn du khách, vì vậy không những phải nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch.
Tài nguyên thiên nhiên, sinh thái và các loài động thực vật quý hiếm là thế mạnh của khu du lịch, vì vậy khi khai thác du lich cần tính đến bảo tồn nguyên giá trị ban đầu của tự nhiên khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhưng không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, không xây dựng bừa bãi thiếu quy hoạch.
Dịch vụ du lịch tại đây cần được quan tâm và nâng cao chất lượng để phục vụ du khách được tốt hơn, đưa các dịch vụ mới độc đáo vào phục vụ du lịch để thu hút nhiều du khách hơn. Cụ thể: Cần phải xây dựng bến thuyền đi vào hang động Tràng an với quy hoạch chi tiết, bến đón khách và trả khách rộng rãi các loại thuyền tôn chở khách cần kiểm tra sửa chữa thường xuyên phao an toàn cho khách,…. để đản bảo an toàn.
Các thuyền chở khách phải có mũ để khách đội khi đi tham quan các hang động xây dựng khu nhà chờ để khách vào nghe giới thiệu và nghỉ ngơi trước khi đi tham quan.
Dịch vụ ăn uống cần được chú trọng , nên dựng các nhà sàn để phục vụ ăn uống nhà sàn được xây bằng vật liệu địa phương như lợp rạ, dùng cói, mây tre … Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính nhanh chóng hoàn thiện và tổ chức bán vé để tăng doanh thu và có chi phí để tu sửa di tích thường xuyên.
Ngoài ra các loại mặt hàng lưu niệm cũng cần đản bảo mẫu mã đa dạng, chất lượng bền đẹp, hình thức bắt mắt, sản phẩm độc đáo, đặc trưng cho quê hương, do chính người dân địa phương sản xuất, để du khách dễ dàng lựa chọn các sản phẩm làm quà cho bạn bè và người thân sau khi kết thúc chuyến du lịch. Khóa luận: Giải pháp thu hút khách tại khu du lịch Tràng An.
3.6.2.2. Xây dựng mô hình nghỉ dưỡng cuối tuần
Khách du lịch nội địa hiện nay có xu hướng đi du lịch nhiều nhưng thời gian của họ lại không nhiều để có thể tiến hành những chương trình du lịch dài ngày, trong khi đó hàng ngày họ phải tiếp xúc với môi trường khói bụi ô nhiễm, không gian chật chội. họ có nhu cầu tìm đến những nơi yên tĩnh có môi trường trong lành để nghỉ dưỡng, có dịch vụ tốt, mặt khác khách du lịch nội địa nhu cầu về tâm linh rất cao họ muốn đi lễ Phật cho công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió. Khu du lịch Tràng An hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu trên.
Hiện nay khu du lịch Trang An đang tiến hành dựng nhiều khu vui chơi giải trí, các sân gôn, bể bơi…phuc phụ khách du lịch. Những dự án hoàn thành sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút được khách du lịch quốc tế lưu trú lại nhiều hơn mà cũng là điêu kiện cho môi trường du lịch cuối tuần cho khách du lịch nội địa là người dân xung quanh.
Tuy nhiên đến với khu du lịch Tràng An du khách sẽ không bị bó hẹp trong một không gian cụ thể, mà có thể tự do lựa chọn cho mình những điểm dừng chân lý tưởng, phù hợp với nhu cầu và mục đích của bản thân: được chiêm ngưỡng những pho tượng Phật kỷ lục của Việt Nam và Đông Nam Á, được ngắm những đàn dê lác đác trên núi…. Tham gia leo núi vươn tầm mắt ngắm cả một vùng rộng lớn. Ngoài ra du khách có thể tham gia cắm trại .
3.6.2.3. Xây dựng các tour du lịch mới đặc sắc
Tại khu du lịch Tràng An đó và đang xây dựng nhiều tuyến du lịch nẳm trong tổng thể khu du lịch bao gồm 9 tuyến đường thuỷ và 2 tuyến đường bộ: 9 tuyến đường thuỷ: Khóa luận: Giải pháp thu hút khách tại khu du lịch Tràng An.
Tuyến 1: Khu trung tâm – Hang Địa Linh – Đền Trần (hay Đền Nội Lâm) – Thung Đền Trần – Thung Nấu Rượu – Hang Nấu Rượu – Thung Hang Tối Trong – Hang Sáng –Thung hang Sáng – Hang Seo Lớn – Thung Seo Bé – Hang Sơn Dương – Thung Khống – Hang Lổ – Thung Lỗ Thóc + Thung Trần Thung Gắm – Hang Qui Hậu – Khu Trung Tâm.
Tuyến 2 : Khu Trung Tâm(Thung Áng Mương) – Hang Áng Lấm – Phủ Nội Lấm Hang Vạng – Thung Áng La – Hang Đại – Thung Bậc Bài – Thung Suối Tiên – Hang Vân – Thung Mây – Hang Đột+ Phủ Đột – Khu Trung Tâm.
Tuyến 3: Khu Trung Tâm – Hang Đột+ Hang Địa Linh1 – Thung Hang Tối Ngoài – Hang Tối – Thung Hang Sáng – Hang Sáng – Thung Láng – Thung Hang Tối Trong – Hang Sính – Thung Ao Trai – Hang Si – Thung Tối Trong – Hang Ba Giọt – Thung Hang Sáng – Hang Seo Lớn – Thung Seo Bé – Hang Seo Bộ Thung Seo Lớn – Hang Sơn Dương – Thung Khống – Hang Khống+ Phủ Khống –Thung Lỗ Thóc – Thung Hang Trần – Hang Trần – Thung Gắm – Hang Qui Hậu – Khu Trung Tâm.
Tuyến 4: Khu Trung Tâm – Hang Đột+ Hang Địa Linh – Thung Hang Tối Ngoài – Quèn Núi – Đền Trần – Thung Nấu Rượu – Đền Trần và Thung Đền Trần – Hang Địa Linh – Hang Đột – Thung hang Tối Ngoài – Khu Trung Tâm.
Tuyến 5 : Khu Trung Tâm – Thung Hang Tối Ngoài – hang Sáng – Hang Sính –Thung Láng – hang Thuốc – Thung Thuốc – Hang Lũng Hóp – hang Trường Sinh – Hang Long Ẩn – ( Hang Bóng , Hang Cỏ) – Thung Vồng – Hang Mắt Rồng – Hồ Đàm Thị+ Chùa Bái Đính. Xe điện trở về khu trung Tâm hoặc theo lộ trình đường thuỷ trở về đường cũ.
Tuyến 6 : Khu Trung Tâm – thung Tối Ngoài – Hang Sáng– Thung hang Sáng– Hang Sáng – Thung Tối Ngoài – Hang Sính – Thung Láng – Hang Thuốc Thung Lũng Hóp – Thung Nghè – Hang Bin Thung Bin + Đền Bin – Thung Ngần chùa Ngần – hang Phi Vân – Đền Đinh+ Đền Lê – Sông Sào Khê– Hang Luồn – Thung Trần –Thung Gắm – Hang Quy Hậu – Khu Trung Tâm.
Tuyến 7: Khu Trung Tâm– Hang Áng Lấm – Thung Áng Lấm – Phủ Áng Lấm – Hang Vạng–Thung Áng La – Hang Đại – Thung Bậc Đài – Hang Ba (Tam Cốc) – Hang Cả(Tam Cốc) – Bến Đò Tam Cốc, du khách có nhu cầu về khu trung tâm sẽ đi tiếp lộ trình hang Ba– Thung Suối Tiên– Hang Vân – Hang Đột + Phủ Đột – Khu Trung Tâm
Tuyến 8: Khu Trung Tâm – Hang Địa Linh – Thung Đền Trần – Đền Trần – Hang Ao Bèo – Thung Lá – Hang Suối Tiên – Thung Suối Tiên – Hang Vân – Thung Mây – Hang Mây Hang Đột + Phủ Đột – Khu Trung Tâm.
Tuyến 9: Khu Thung Đỏ Bàn – Hang ngược – Thung Áng Nồi – Thung Áng Nồi – Thung Áng Sơn – Hang Chuối – Khu Thung Đỏ Bàn.
- Hai tuyến đường bộ : Khóa luận: Giải pháp thu hút khách tại khu du lịch Tràng An.
Tuyến 1: (xe điện , ô tô…) Khu Trung Tâm- Đền Đinh Lê- Đàm Thị+ Núi chùa Bái Đính – Hồ Đồng Chương – Hang Bông – Vườn Quốc Gia Cúc Phương.
Tuyến 2 : (đi bộ , leo nuí…) Khu Trung Tâm + tháp Qui Linh – Chuà Bàn Long – Quèn Đền Trần – khu rừng già núi đá vôi Lòng Bông – Lòng Bói Lũng Khuôn – Thung Đa – Thung Áng Nhồi – Chùa Bái Đính.
Với nhiều tuyến du lịch để lựa chọn khách du lịch sẽ đuợc đáp nhu cầu du lịch đa dạng. Tuy nhiên, hiện tại khu du lịch Tràng An mới đáp ứng được 2 tuyến du lịch , cùng các tuyến khác dang trong quá trình hoàn thành.
Trong quá trình thu thập thông tin cho thấy khách du lịch đến đây không đơn thuần là khách du lịch thuần tuý mà bao gồm nhiều đối tượng khách: khách du lịch là những nhà khoa học, các nhà nghiên cứu về du lịch, các nhà khảo cổ học, khách tham quan theo đoàn, đoàn khách chính phủ, khách mời một số quốc gia, khách hiếu kỳ biết đến khu qua các phương tiện thông tin đại chúng, đoàn khách đến nhân sự kiện ngày lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc được tổ chức tại chùa Bái Đính.
Khách du lịch chủ yếu là khách nội địa do là một khu du lịch mới mẻ, nguyên sơ mới khai thác hầu như chưa có trong chương trình du lịch của các doanh nghiệp nước ngoài cho khách quốc tế. Vì vậy khách du lịch nước ngoài chưa biết đến nhiều. Trong tương lai theo dự tính của các nhà du lịch học . Khu du lịch Tràng an sẽ trở thành khu du lịch quốc gia, quốc tế và có sức hấp dẫn và sức hấp dẫn mạnh mẽ thu hút khách trong nước, quốc tế. Đây là khu du lịch thu hút khách du lịch đến với Ninh Bình góp phần phát triển bền vững du lịch Ninh Bình.
3.6.2.4. Hoàn thiện chính sách giá Khóa luận: Giải pháp thu hút khách tại khu du lịch Tràng An.
Hiện khu du lịch Tràng An vẫn áp dụng chính sách giá chung cho cả khách quốc tế và khách nội địa. Đây là một hạn chế.
Phải có chính sách giá cụ thể cho khách. phải ra giá riêng cho khách du lịch nội địa và khách quốc tế. Bởi vì khách quốc tế có thu nhập cao hơn khách nội địa nên giá phải cao hơn .
Khu du lịch nên có quy định cụ thể cho các loại vé: vé tham quan, vé xe ôm, vé đò , và các dịch vụ ,…áp dụng cho từng khách là khách du lịch nội địa hay quốc tế.
Khu du lịch cũng nên giảm giá vé cho khách là học sinh sinh viên, cán bộ hưu trí người có công với đất nước, các anh hùng thương binh liệt sỹ,… để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho những du khách này có cơ hội tham quan cảnh đẹp di tích của dân tộc, khác với những khách du lịch đi du lịch theo đoàn với số lượng lớn, theo các cơ quan đoàn thể cũng có thể áp dụng chính sách khuyến mại giảm giá vé tham quan( không bao gồm các dịch vụ )để thu hút nhiều khách du lịch tới đây.
Ngoài ra. Vào các dịp lễ hội của vùng, những ngày trọng đại của dân tộc như ngày quốc khánh 2-9, ngày giải phóng đất nước 30-4, …khu du lich cũng có thể áp dụng chính sách giảm giá vé tham quan với mọi du khách. Nhằm tạo điều kiện để mọi người cùng được đi du lịch, tham quan tìm hiểu, tham gia các loại hình du lịch các chương trình du lịch đặc sắc ở đây. Đặc biệt là thu hút một số lượng lớn là người dân là người địa phương ở đây.
3.6.2.5. Hoàn thiện chính sách xúc tiến
Hiện nay khu du lịch mới đang trong quá trình hoàn thiện, và được đưa vào khai thác phục vụ du lịch từ 8/4/2008. Do đó nhiều người nhiều khu vực chưa biết đến khu du lịch này. Chính vì vậy mà cần có các biện pháp tiếp thị, giới thiệu, quảng cáo sản phẩm du lịch , các tài nguyện du lịch để thu hút nhiều khách đến đây hơn. Khóa luận: Giải pháp thu hút khách tại khu du lịch Tràng An.
Khu du lịch nên tích cực giới thiệu về các sản phẩm du lịch thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trên các báo, đài của trung ương. Xây dựng các bộ phim giới thiệu về khu du lịch trong các chương trình giới thiệu về du lịch Việt Nam, du lich khu vực, phấn đấu đưa khu du lịch trở thành điểm du lịch lý tưởng trong thời gian tới.
Xuất bản những tài liệu sách báo giới thiệu về du lịch Tràng An, các tờ rơi, áp phích quảng cáo về các sản phẩm du lịch tại đây, đưa những hình ảnh đặc trưng tiêu biểu nhưng độc đáo nhất về du lịch để gây ấn tượng mạnh cho du khách ngay từ ban đầu.
Khu du lịch cũng có các biện pháp giới thiệu du lịch Tràng An thông qua các công ty lữ hành quốc tế và nội địa để họ hiểu tin tưởng vào chất lượng phuc vụ khách tại khu du lịch, từ đó các công ty này có thể dựng các chương trình du lịch mà điểm dừng chân là khu du lịch Tràng An. Đặc biệt có thể liên hệ kết hợp các công ty lữ hành trong tỉnh, dựng các tour du lịch đến các điểm du lịch trong tỉnh, qua đó sẽ tạo điều kiện cho người dân biết đến khu du lịch như là sự lựa chọn cho những ngày nghỉ thú vị.
Truyền miệng cũng là phương pháp tiếp thị hiệu quả tại khu du lịch, vì vậy ban quản lý khu du lịch luôn phải quan tâm đến vấn đề chất lượng phục vụ tại khu du lịch đản bảo khách du lịch đến đây luôn hài lòng và mong muốn quay lại lần sau. Những ấn tượng để lại cho du khách sau khi kết thúc các chương trình du lịch sẽ là điều kiện thuận lợi để họ giới thiệu cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp về khu du lịch sẽ là điều kiện thuận lợi để họ giới thiệu cho ban bè, người thân, đồng nghiệp về du lịch, đó là cách quảng cáo tuyệt vời cho sự phát triển du lịch địa phương.
3.6.2.6. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Đối với hoạt động kinh doanh du lịch của các điểm đến du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng, vì vậy trong thời gian tới các điểm đến cần tập trung vào các công việc sau:
Cần quy hoạch, đầu tư thoả đáng để xây dựng các trục đường từ trục đường lớn đến các điểm du lịch trọng điểm cần nâng cấp các dịch vụ vận tải theo hướng hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm bớt thời gian đi lại, tránh tắc nghẽn cho du khách, Quy hoạch giao thông các tuyến đường ngõ xóm tại địa phương một cách thuân lợi.
Quy hoạch và nhanh chóng thực hiện các dự án cấp, thoát nước, đặc biệt cho các điểm du lịch trọng điểm và mới đưa vào khai thác.
Quy hoạch và thu hút dự án đầu tư cho các khu vui chơi giải trí, các cơ sở ăn uống tại các điểm du lịch một cách tương xứng.
Đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn, thu hút thêm các nhà đầu tư xây dựng nơi ăn nghỉ cho khách. Tạo những điều kiện thuận lợi để nâng cấp các khách sạn lớn tại khu du lịch như: khách sạn Hoa Lư.
3.7. Kiến nghị với doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước về du lịch Khóa luận: Giải pháp thu hút khách tại khu du lịch Tràng An.
3.7.1. Kiến nghị với doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường
Doanh nghiệp Xuân Trường nên kết hợp với Sở du lịch Ninh Bình để cùng kinh doanh , phát triển và bảo vệ tài nguyên du lịch của khu du lịch Tràng An, đản bảo kinh doanh có hiệu quả nhất.
Doanh nghiệp Xuân Trường nên kết hợp với các cơ quan nhà nước về du lịch để tạo chuỗi du lịch Ninh Bình.
Doanh nghiệp cần chú ý hơn nữa đến việc làm và thu nhập của người dân địa phương, đản bảo cuộc sống cho họ.
3.7.2. Đối với UBND huyện gia Viễn và Hoa Lư:
Cần xác định rõ vai trò quan trọng của khu du lịch trong cơ cấu kinh tế của huyện, xác định loại hình du lịch trọng điểm trong thời gian tới là: Du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch về nguồn, văn hoá – lịch sử. Cần tập trung xây dựng hình ảnh của khu du lịch trong tâm trí của các khách hàng trên thị trường mục tiêu là: khách du lịch nội địa(những người đi lễ Phật ,những nhà nghiên cứu khoa học, hoc sinh,sinh viên…).
Có chiến lựơc quy hoạch khu du lịch như một điểm du lịch một cách hệ thống và dài hạn. Trên cơ sở xác định vị thế của khu du lịch trong dự án phát triển Ninh Bình, UBND huyện cần có những chiến lược dài hạn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, xây dựng hình ảnh, cải thiện hệ thống dịch vụ công, tạo môi trường tại điểm đến du lịch xanh, sạch đẹp và hấp dẫn để đưa khu du lịch phát triển toàn diện, trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.
Hoạt động phát triển du lịch Tràng An phải được đặt trong mối quan hệ với hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại của huyện Gian Viễn, Hoa Lư điều đó có nghĩa là phải coi phát triển khu du lịch, đặc biệt việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng như khách du lịch quốc tế là một trong những hướng phát triển thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế và các hoạt động đầu tư và du lịch phải tiến hành đồng thời để tạo sức mạnh tổng hợp.
UBND huyện cần huy động và sử dụng vốn phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng để phục vụ du lịch như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi, hệ thống điện nước phục vụ du lịch cần phải nâng cao, các cơ sở ăn và lưu trú cần phải nâng cấp, đầu tư xây dựng thêm nhiều…. Khóa luận: Giải pháp thu hút khách tại khu du lịch Tràng An.
Trên cơ sở “ Quy hoạch chi tiết khu du lịch Tràng An – huyện Gia Viễn, huyện Hoa Lư – tỉnh Ninh Bình” đã được phê duyệt, cần trao đổi thông tin thường xuyên giữa các cấp quản lý trong tỉnh để có được những phương án chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch, các nhà đầu tư thực hiện sát những quan điểm phát triển, định hướng và mục tiêu của khu du lịch; cần có được sự phối hợp tốt giữa các ngành trong khai thác tiền năng tài nguyên để phát triển du lịch của Tràng An.
Xã hội hoá hoạt động du lịch, UBND phải tiếp tục tổ chức cuộc vận động xây dựng nhận thức về vai trò và ý nghĩa của ngành du lịch trong các tầng lớp dân cư. Thực hiện khuyến khích phát triển đầu tư trong nước, huy động các nguồn lực nhàn rỗi trong dân cư, tiến hành đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp.
Các làng nghề, làng du lịch văn hoá, các lễ hội văn hoá truyền thống trên địa bàn khu du lịch Tràng An và các vùng lân cận cần được đầu tư khai thác một cách thoả đáng để tạo sản phẩm du lịch nông thôn đặc thù có sức cạnh tranh và thu hút được đông đảo khách du lịch.
3.7.3. Đối với sở văn hoá thể thao và du lịch Ninh Bình
Cần xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt. Trước mắt ưu tiên việc triển khai đối với nhiệm vụ phát triển khu du lịch trọng điểm đã được xác định để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn có sức cạnh tranh cao
Triển khai việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống chính sách, quy định quản lý hoạt động du lịch tại khu du lịch Tràng An phù hợp với các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, kinh tế của địa phương để trình lên UBND Tỉnh xem xét ban hành.
Tổ chức các lớp đào tạo tập huấn để nhanh chóng nâng cao trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, khả năng quản lý cho đội ngũ cán bộ trạm du lịch và cộng đồng dân cư, các tầng lớp thanh niên tại khu du lịch.
Phối hợp với các cơ quan bộ ngành trong tỉnh như: Sở Nông nghiệp Văn hoá, Khoa học công nghệ và môi trường….. cùng với khách du lịch và người dân địa phương bảo tồn, tôn tạo và quản lý khai thác các tài nguyên du lịch. Đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành Trung Ương thường xuyên kiểm kê, đánh giá các tài nguyên du lịch tại khu du lịch để có các kế hoạch khai thác, sử dụng trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Mặt khác cũng để kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp du lịch, các điểm du lịch.
3.7.4. Đối với Tổng cục Du lịch Khóa luận: Giải pháp thu hút khách tại khu du lịch Tràng An.
Đề nghị tổng cục du lịch Việt Nam nên có chương trình, kế hoạch mở rộng tuyên truyền quảng bá ở tầm vĩ mô về du lịch Việt Nam trong đó giới thiệu về các khu du lịch, các điểm du lịch tiêu biểu và đang trên đà phát triển ở một số thị trường du lịch, các điểm và thế giới nhằm duy trì củng cố những thị trường du lịch truyền thống đồng thời tìm kiếm thêm thị trường mới. Trong đó coi trọng khai thác thị trường nội địa , mở rộng sang thị trường khác như thị trường khách châu âu: Anh, Pháp, Nhật… một số nước muốn tìm hiểu về văn hoá Việt Nam tiếp tục nghiên cứu thị trường Bắc Mỹ, Australia. Đây là những thị trường có khả năng thanh toán cao, lượng khách lớn.
Mặt khác tổ chức các sự kiện du lịch Việt Nam, tổ chức tham gia các hội trợ du lịch quốc tế trong cũng như ngoài nước.
Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch bằng cách quy hoạch tạo ra các khu du lịch, điểm du lịch, loại hình hấp dẫn. Khai thác và tu bổ các khu du lịch đã hình thành ở các địa phương, quy hoạch xây dựng các khu du lịch mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế cho phát triển du lịch nước ta trong những năm tới.
Tổng cục du lịch chủ trì lập đề án với sự tham gia của các ngành: Công an, Ngoại giao, văn hoá thông tin, Bưu chính viễn thông, Giao thông vận tải, Hàng không, Hải Quan, Tài chính…. nhằm cải thiện tạo thủ tục thuận lợi nhanh chóng cho khách quốc tế vào Việt Nam. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính liên quan đến việc đi lại cư trú, tham quan giải trí của khách du lịch đặc biệt là thủ tục về thị thực, visa. Đây là điều kiện quan trọng và tạo thuận lợi cho khách du lịch quốc tế vào Việt Nam nói chung và đến du lịch Ninh Bình được thuận lợi và ngày càng nhiều hơn.
Tổng cục du lịch nên khẩn trương lập chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu trước mắt và lâu dài. Trong đó ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực cho sở du lịch tại các tỉnh trong nước và nguồn nhân lực có trình độ Đại học và Cao Đẳng bổ sung cho các khu du lịch và điểm du lịch trọng điểm. Đồng thời tranh thủ giúp đỡ của cộng đồng quốc tế để đẩy nhanh công tác đào tạo.
Tổng cục cần phối hợp với các Bộ, các ngành rà soát lại các văn bản pháp quy, quy phạm pháp luật liên quan đến du lịch để kiến nghị, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với yêu cầu mới. Khóa luận: Giải pháp thu hút khách tại khu du lịch Tràng An.
3.7.5. Đối với Chính phủ:
Cần có các chương trình bảo vệ các nguồn động lực vật quý giá – nguồn tài nguyên du lịch sinh thái tại khu du lịch, các chương trình hành động vì môi trường sống của các loài thực vật này.
Cần cử các chuyên gia,các nhà khoa học về tự nhiên, sinh thái về nghiên cứu và hướng dẫn người dân hiểu và ý thức được tầm quan trọng và giá trị to lớn của các loài động thực vật quý hiếm này để có các phương pháp quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt hơn.
Chính phủ cũng cần quan tâm và tạo điều kiện cho du lịch Việt Nam phát triển bằng cách ban hành những văn bản pháp luật trong việc tổ chức hoạt động và thu hút đầu tư du lịch phù hợp, tạo thuận lợi các nhà đầu tư cho du lịch Việt Nam.
Mặt khác chính phủ nên ban hành những điều luật xử lý nghiêm minh đối với những hành vi của các cá nhân và tổ chức cố tình xâm phạm, phá hoại và gây tác động xấu tới các tài nguyên du lịch của địa phương và của đất nước.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương 3 đề tài đã tập trung đưa ra các luận cứ khoa học và thực tiễn từ đó để xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch đến với khu du lịch Tràng An.
Đề tài đưa ra những định hướng phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình và định hướng phát triển của khu du lịch Tràng An từ nay đến năm 2015 trên cơ sở phân tích các quan điểm và mục tiêu phát triển của khu du lịch đến năm 2015.
Đề tài đề xuất 6 nhóm giải pháp: Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu: Hoàn thiện chính sách sản phẩm; hoàn thiện chính sách giá; hoàn thiện chính sách xúc tiến; Nâng cao chất lượng các cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao sức thu hút khách du lịch của các điểm đến du lịch trong khu du lịch Tràng An. Các giải pháp tiếp cận vấn đề nâng cao sức hấp dẫn để thu hút du khách của các điểm đến trên cơ sở các hoạt động du lịch đang và đã diễn ra, từ đó cụ thể hoá các hoạt động đó đối với các chủ thể có liên quan đến hoạt động nâng cao khả năng thu hút khách của khu du lịch: Các doanh nghiệp kinh doanh, các cơ quan quản lý…
Từ những điều kiện và tiềm năng du lịch, thực trạng khai thác, định hướng, quan điểm và mục tiêu du lịch tại khu du lịch Tràng An đã đưa ra được một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng như: UBND và sở du lịch Ninh Bình, Chính phủ và Tổng cục du lịch nhằm tạo thuận lợi để thu hút khách du lịch đến Tràng An.
KẾT LUẬN CHUNG Khóa luận: Giải pháp thu hút khách tại khu du lịch Tràng An.
Khu du lịch Tràng An bắt đầu phát triển từ năm 2008 với số lượng khách du lịch tăng khá nhanh làm cho cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa đáp ứng được đầy đủ, chất lượng phục vụ chưa mang tính chuyên nghiệp, các chương trình du lịch chưa nhiều, các chính sách Marketing và các hoạt động du lịch tại đây lại chưa thực sự có hiệu quả, kết quả kinh doanh còn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có. Mặc dù có những khó khăn như vậy song với lợi thế về tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, các dự án phát triển du lịch, các công trình đầu tư xây dựng vật chất kỹ thuật, hạ tầng thì khu du lịch Tràng An đang dần trở thành một trong các điểm du lịch quan trọng của Ninh Bình.
Chính vì vậy, cần tìm các giải pháp nhằm hạn chế những khó khăn những nhược điểm trong quá trình hoạt động du lịch tại khu du lịch Tràng An , đồng thời tích cực phát huy các thuận lợi và ưu điểm nhằm đưa du lịch Tràng An ngày càng phát triển hơn nữa. Trên những quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch Ninh Bình và phát triển du lịch Tràng An trong thời gian tới (từ nay đến năm 2010) đề tài đã xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao sức hấp dẫn của điểm du lịch đối với khách du lịch quốc tế và khách du lịch để đưa du lịch Tràng An ngày càng phát triển và trở thành điểm đến lý tưởng cho khách du lịch đến với Ninh Bình. Khóa luận: Giải pháp thu hút khách tại khu du lịch Tràng An.
Chính vì vậy cần tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế những khó khăn những nhược điểm trong quá trình hoạt động du lịch tại khu du lịch Tràng An, đồng thời tích cực phát huy các thuận lợi và ưu điểm.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Khóa luận: Thu hút khách du lịch nội địa đến với KDL Tràng An