Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan hoạt động công chứng hiện nay hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Những trục trặc trong công tác quản lý nhà nước về công chứng hiện nay – Trường hợp tỉnh Quảng Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Bản chất xã hội hóa công chứng
Trong giai đoạn hiện nay, Bộ Chính trị đã yêu cầu từng bước xã hội hóa hoạt động công chứng và quá trình xã hội hóa đang diễn ra.
“Xã hội hóa công chứng là quá trình Nhà nước thực hiện đổi mới phương thức tổ chức, hoạt động công chứng, theo đó, Nhà nước từng bước chuyển giao hoạt động công chứng cho các cá nhân, tổ chức hành nghề tự do thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công chứng, đáp ứng yêu cầu kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.” Luận văn: Tổng quan hoạt động công chứng hiện nay
Hộp 2.1- Phân loại công chứng
Hệ thống công chứng được chia thành 03 hệ thống: (1) Hệ thống công chứng La-tinh tương ứng với hệ thống luật La Mã – còn gọi là hệ thống pháp luật dân sự (Civil Law). Ở hệ thống này, Nhà nước ủy quyền Công chứng viên thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao là đảm bảo tính xác thực, hợp pháp của các loại giao dịch. (2) Hệ thống công chứng Ănglo Saxon tương ứng với hệ thống pháp luật Ănglo Saxon (Common Law). Hệ thống này công chứng chỉ xác nhận đúng đối tượng, thời điểm, ý chí của người được công chứng mà không kiểm tra tính hợp pháp của giao dịch, tình trạng pháp lý của đối tượng hợp đồng. (3) Hệ thống công chứng tập thể (Collectiviste) tương ứng với hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa (Sovietique). Đây là hệ thống do Nhà nước thành lập để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, Công chứng viên là công chức Nhà nước.
Năm 1987, khi xác định được nhu cầu của xã hội cần thiết có hệ thống công chứng, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 về công tác công chứng Nhà nước và Thông tư số 858/QLTPK ngày 15/10/1987 về hướng dẫn thực hiện các việc công chứng.5 Những văn bản này đã tạo tiền đề để công chứng hình thành và phát triển. Trước khi xã hội hóa, hoạt động công chứng được điều chỉnh bởi Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2010 của Chính phủ, đến khi Luật Công chứng năm 2006 ban hành, mô hình công chứng của tư nhân mới được cho phép thành lập. Hiện nay,việc thành lập phòng công chứng bị hạn chế, Nhà nước đang chuyển đổi các phòng công chứng thành các văn phòng công chứng và tổ chức hành nghề công chứng tư nhân được khuyến khích thành lập.
Trên thế giới, nhiều nước đã thực hiện quá trình xã hội hóa hoạt động công chứng, chủ yếu là các nước trước đây có nền kinh tế theo chế độ xã hội chủ nghĩa, điển hình như trường hợp tại Ba Lan và Trung Quốc. Tại Ba Lan, quá trình xã hội hóa hoạt động công chứng diễn ra khá nhanh chóng so với Việt Nam, khi thực hiện quá trình xã hội hóa, có một giai đoạn chuyển tiếp (1989-1991), trong giai đoạn này tồn tại cả công chứng nhà nước và công chứng tư nhân với hai mục tiêu cơ bản là xây dựng hệ thống công chứng tư nhân và định hình khung quản lý nhà nước đối với hệ thống công chứng và khung quản lý nghề nghiệp thông qua tổ chức tự quản. Đến ngày 14/02/1991, Ba Lan chuyển qua giai đoạn tự do hóa, không còn tồn tại công chứng viên nhà nước, nhưng hoạt động công chứng và công chứng viên vẫn nằm dưới sự quản lý của Nhà nước. Tại Trung Quốc, quá trình xã hội hóa được thực hiện bằng cách khuyến khích thành lập các tổ chức công chứng tư nhân, chuyển đổi các phòng công chứng nhà nước thành cơ quan dân sự, có chính sách hỗ trợ chuyển đổi đối với những phòng công chứng nhà nước ở những vùng khó khăn. Nâng cao số lượng, chất lượng công chứng viên thông qua các hoạt động thi tuyển, kiểm tra và hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Chính Sách Công
2.2. Vai trò của Nhà nước đối với hoạt động công chứng Luận văn: Tổng quan hoạt động công chứng hiện nay
2.2.1. Cơ sở để Nhà nước quản lý về công chứng
Theo Fukuyama, bảo vệ sở hữu tư nhân là một trong những chức năng tối thiểu của Nhà nước.7 Quyền sở hữu tài sản gồm có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt.8 Việc chuyển nhượng tài sản là một phần của quyền định đoạt, hoạt động công chứng giúp chứng nhận tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch, sẽ giúp việc giao dịch tài sản được đảm bảo, do đó, theo chức năng cơ bản của nhà nước cần thiết phải có sự can thiệp vào hoạt động công chứng.
Hình 2.1. Chức năng của Nhà nước
Trong giao dịch tài sản, các bên thường không nắm rõ thông tin lẫn nhau, đây là thất bại của thị trường thuộc trường hợp bất cân xứng thông tin. Thông tin bất cân xứng là tình trạng trong một giao dịch, một bên có thông tin đầy đủ và chính xác hơn so với (các) bên còn lại. Thông tin bất cân xứng là một loại thất bại của thị trường vì nó gây ra các hậu quả:
Lựa chọn ngược, (2) tâm lý ỷ lại, (3) vấn đề người ủy quyền- người thừa hành.9Trong trường hợp giao dịch tài sản, khi các bên không có đủ thông tin về tính pháp lý của tài sản, quyền sở hữu của người giao dịch có thể dẫn tới hậu quả là lựa chọn ngược, giá của tài sản giao dịch sẽ bị đẩy tới mức bằng với giá những tài sản không đảm bảo tính pháp lý.
2.2.2. Lý do cần có sự tham gia của tư nhân Luận văn: Tổng quan hoạt động công chứng hiện nay
Hoạt động công chứng cần thiết có sự can thiệp của Nhà nước, tuy nhiên, không nhất thiết Nhà nước phải trực tiếp cung cấp dịch vụ này mà hoàn toàn có thể xã hội hóa, để tư nhân
Huỳnh Thế Du (2015) ham gia cung cấp dịch vụ.10 Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý và cung cấp dịch vụ ở những nơi mà tư nhân không thể thực hiện.
Theo Fukuyama, một Nhà nước hiệu quả là Nhà nước với phạm vi nhỏ và sức mạnh lớn, khi gộp hai phương diện phạm vi và sức mạnh vào một biểu đồ thì góc I được cho là tối ưu nhất.Tuy nhiên, các quốc gia thường gặp khó khăn khi thu nhỏ phạm vi của Nhà nước và dễ dẫn tới góc III.Do đó, cùng với sự ủy quyền cần có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước để hoạt động công chứng thực hiện đúng với chức năng được ủy quyền. Việc lựa chọn ủy quyền là một cách để Nhà nước làm thu gọn bộ máy của mình mà vẫn đảm bảo cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội. Đó là xu hướng chung mà các quốc gia trên thế giới đang hướng tới, xây dựng một Nhà nước với phạm vi nhỏ và sức mạnh lớn.
Hình 2.2. Phạm vi và sức mạnh của Nhà nước
Việc xác định được thất bại của thị trường và vấn đề Nhà nước can thiệp là cần thiết, tuy nhiên, biện pháp can thiệp bằng cách cung cấp trực tiếp không mang lại hiệu quả tối ưu, không khuyến khích cạnh tranh, mở rộng phạm vi bộ máy Nhà nước. Khi công chứng viên là những công chức Nhà nước, động cơ làm việc của công chứng viên đã bị hạn chế do được hưởng mức lương ấn định trước mà không phụ thuộc vào kết quả làm việc. Trước thất bại của Nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công, Nhà nước xác định việc chuyển nhiệm vụ công chứng cho thị trường thực hiện.
2.2.3. Cách thức can thiệp của Nhà nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn: Tổng quan hoạt động công chứng hiện nay
Hoạt động công chứng cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước và có thể ủy quyền tư nhân thực hiện.Ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước quản lý vừa bằng các quy định, vừa duy trì cung cấp trực tiếp và ủy quyền cho khu vực tư nhân thực hiện. Theo đó, đối với công chứng, Nhà nước cung cấp trực tiếp tại các phòng công chứng và ủy quyền cho văn phòng công chứng. Đối với chứng thực, Nhà nước cung cấp trực tiếp tại UBND cấp xã, Phòng Tư pháp cấp huyện, phòng công chứng, một số cơ quan lãnh sự và ủy quyền cho văn phòng công chứng. Hình 2.3 thể hiện rõ quyết định cho sự can thiệp của Nhà nước đối với hoạt động công chứng. Ngoài ra, một kênh quản lý gián tiếp để Nhà nước quản lý công chứng viên là thông qua hội công chứng viên.
Hình 2.3. Mô hình cây quyết định cho sự can thiệp của chính quyền đối với hoạt động công chứng
Để quản lý hoạt động công chứng, Nhà nước không chỉ tập trung quyền ở trung ương mà phân cấp hoạt động cho chính quyền cấp dưới và cơ quan chuyên môn. Phân cấp cụ thể về quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng như Hình 2.4.
Hình 2.4. Phân cấp quản lý Nhà nước đối với công chứng
Cấp phép hoạt động VPCC cấp trung ương, Chính phủ ban hành quy hoạch, Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên và quản lý Hội Công chứng viên toàn quốc. Ở cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh cho phép thành lập, quản lý về nhân sự chủ chốt Hội Công chứng viên cấp tỉnh, Sở Tư pháp cấp phép hoạt động và quản lý về hoạt động Hội Công chứng viên cấp tỉnh.
2.3.Cở sở đánh giá chính sách quản lý nhà nước về công chứng
Để đánh giá chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, tác giả sử dụng Bộ tiêu chí OECD (1995) về đánh giá chính sách, với 08 tiêu chí thành phần: (1) Phục vụ các mục tiêu chính xác, rõ ràng đã ấn định trước.(2) Có cơ sở pháp luật, thực tiễn chắc chắn.(3) Mang lại lợi ích nhiều hơn là chi phí, có tính tới tác động phân bổ trên toàn xã hội, các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường.(4) Giảm thiểu chi phí và tác động lệch lạc tới thị trường.(5) Khuyến khích cạnh tranh, thông qua khuyến khích thị trường và các phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở mục tiêu đã định.(6) Rõ ràng, đơn giản, thiết thực đối với người sử dụng. (7) Phù hợp, tương thích với các chính sách, pháp luật khác.(8) Tương thích ở mức độ tối đa đối với các nguyên tắc về khuyến khích cạnh tranh, thương mại trong pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế. Đây là 08 tiêu chí được đưa ra để xem xét, phân tích chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng trong giai đoạn hiện nay, để tìm ra những trục trặc của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng. Luận văn: Tổng quan hoạt động công chứng hiện nay
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thực trạng trục trặc quản lý nhà nước về công chứng