Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về thế chập tài sản tại Ngân hàng VCB hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế
- Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ.
- Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank Foreign Trade of Vietnam – Hue Branch
- Trụ sở chính: 78 Hùng Vương, thành phố Huế
Logo:
Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế có tên giao dịch là Joint stock commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam – Hue branch còn được gọi tắt là Vietcombank Huế hay VCB Huế. Vietcombank Hue được thành lập chính thức và đi vào hoạt động từ ngày 02/11/1993 theo quyết định số 68/QĐ – NH ngày 10/08/1993 của Tổng giám đốc Vietcombank. Hoạt động của Vietcombank Huế chủ yếu tập trung vào hoạt động tín dụng và dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân, giúp việc thanh toán được thuận tiện hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn: Tổng quan về thế chập tài sản tại Ngân hàng VCB
Vietcombank Huế là một trong những ngân hàng đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế. Với nhiệm vụ ban đầu là hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ, tín dụng ngân hàng, góp phần bảo đảm cho dòng chảy tiền tệ được thông suốt, đồng thời gắn liền với nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Suốt 23 năm qua, VCB Huế đã không ngừng phát triển, trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cũng như hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung.
Ngay từ khi bắt đầu hoạt động, dù chỉ mới có 3 phòng nghiệp vụ với lực lượng gồm 8 cán bộ nhân viên, nhưng với bề dày kinh nghiệm hoạt động ngân hàng của VCB TW với sự nỗ lực cán bộ công nhân viên, cùng sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, VCB Huế đã nhanh chóng thích nghi với nền kinh tế địa phương, đã đạt được thành quả đáng khích lệ, giữ vững vai trò chủ lực trong hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và nhanh chóng vươn lên trở thành ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, cho vay. Vietcombank Huế đã xây dựng được chổ đứng vững chắc trong lòng khách hàng.
Hiện nay mạng lưới của Vietcombank Huế gồm:
- 01 Trụ sở chính: 78 Hùng vương, thành phố Huế.
- 05 phòng giao dịch:
Phòng giao dịch số 01: 155 Trần Hưng Đạo – ĐT: 02343. 512050
Phòng giao dịch số 02: 02A Hùng Vương – ĐT: 02343. 827337
Phòng giao dịch Mai Thúc Loan: 67 Mai Thúc Loan – ĐT: 02343. 513444
Phòng giao dịch Phạm Văn Đồng: Lô số 09 Phạm Văn Đồng – ĐT: 02343. 898080
Phòng giao dịch Bến Ngự: 48F Nguyễn Huế – ĐT: 02343.969999
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính – Ngân Hàng
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Huế Luận văn: Tổng quan về thế chập tài sản tại Ngân hàng VCB
Vào đầu tháng 9 năm 2015, hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Trung Ương nói chung và Vietcombank Huế nói riêng đã có sự chuyển đổi mô hình tổ chức của toàn hệ thống. Mô hình được chuẩn hóa và xây dựng theo hướng chuẩn hóa xây dựng chức năng nhiệm vụ của chi nhánh theo hướng 12 chức năng và nhiệm vụ của từng chi nhánh. Trong đó xây dựng theo hướng tăng cường công tác chào bán và bán sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng thông qua việc chuyển đổi chức năng đầu mối quản lý khách hàng của chi nhánh về phòng khách hàng để thống nhất chính sách sản phẩm – dịch vụ, chính sách lãi suất, tỷ giá, chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách quản lý rủi ro, để từ đó quản lý và chăm sóc khách hàng tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.
Đến nay, Vietcombank Huế có các phòng ban cùng các chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng như sau:
- Ban giám đốc chi nhánh gồm: 01 giám đốc và 03 phó giám đốc
- Giám đốc: Điều hành, lãnh đạo, chịu trách nhiệm chung đối với mọi hoạt động của ngân hàng.
- Phó giám đốc: Chịu sự ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm và quyền ra các quyết định trong phạm vi theo quy định của NHTW, trực tiếp phụ trách các phòng ban được giám đốc phân công, ủy quyền.
Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh cho nhóm khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh theo đúng qui định của pháp luật, ngân hàng Nhà nước và VCB.
Phòng khách hàng thể nhân: Xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch kinh doanh đối với nhóm khách hàng là cá nhân và hộ kinh doanh (gọi tắt là khách hàng thể nhân) theo đúng các quy định của Pháp luật, NHNN và VCB. Luận văn: Tổng quan về thế chập tài sản tại Ngân hàng VCB
Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong khi giao dịch với khách hàng, kiểm tra các hoạt động kinh doanh và tài chính của chi nhánh, giúp giám đốc trong công tác tổ chức hạch toán, kế toán, hạch toán kinh doanh đạt hiệu quả cao, hỗ trợ công tác thanh toán quốc tế trong giao dịch với các ngân hàng nước ngoài, thiết lập các quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài.
Phòng HCNS: Tham mưu cho Ban lãnh đạo chi nhánh về công tác hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản tại chi nhánh, trực tiếp triển khai thực hiện các công tác này theo đúng các qui định của pháp luật, ngân hàng Nhà nước và Vietcombank.
Tham mưu cho Ban giám đốc chi nhánh về đề xuất thay đổi mô hình tổ chức bộ máy chi nhánh, công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực, chính sách lao động tiền lương của chi nhánh theo các qui định của Vietcombank, của Pháp luật, của ngành, phù hợp với định hướng hoạt động, hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Phòng Dịch vụ Khách hàng: Thực hiện hỗ trợ bán hàng nhằm cung cấp và xử lý dịch vụ kế toán, thanh toán cho khách hàng theo đúng quy định của pháp luật và quy trình cung cấp dịch vụ hiện hành của VCB.
Phòng ngân quỹ: Quản lý trực tiếp và bảo quản các loại tiền, giấy tờ có giá, các hồ sơ thế chấp, cầm cố, ký gửi theo chế độ quản lý kho quỹ của hệ thống NHTMCP Ngoại thương hiện hành.
Phòng quản lý nợ: Thực hiện tác nghiệp trên hệ phần mềm liên quan đến hồ sơ thông tin tín dụng và các sản phẩm bán kèm tín dụng như là các sản phẩm bảo an thành tài, bảo an tín dụng… và các tác nghiệp khác theo qui định của Vietcombank trong từng thời kỳ, thực hiện báo cáo liên quan đến khoản vay và danh mục tín dụng liên quan đến chi nhánh đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời, đúng qui trình của pháp luật và qui định hiện hành của Vietcombank.
Phòng giao dịch: Là đơn vị thực hiện hai chức năng chính là bán hàng và hỗ trợ bán hàng nhằm cung cấp và xử lý tất cả các dịch vụ ngân hàng phù hợp với mọi đối tượng khách hàng trong phạm vi sản phẩm dịch vụ và hạn mức do Hội sở chính, Ban giám đốc chi nhánh qui định, tuân thủ đúng các qui định của Pháp luật, ngân hàng Nhà nước và Vietcombank.
Cơ cầu tổ chức Vietcombank Huế
2.1.3. Các nguồn lực của Vietcombank chi nhánh Huế Luận văn: Tổng quan về thế chập tài sản tại Ngân hàng VCB
2.1.3.1. Tình hình lao động
Vươn tới mục tiêu trở thành ngân hàng hiện đại, xứng tầm thời đại, nguồn nhân lực được Vietcombank Huế xác định là yếu tố quyết định.
Nguồn nhân lực của Vietcombank Huế đã và đang không ngừng được tăng cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng những yêu cầu về nhân sự trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động cả về chiều rộng và chiều sâu của Ngân hàng.
Trước cổ phần những hạn chế về chính sách đãi ngộ và khuyến khích vật chất dưới cơ chế một doanh nghiệp nhà nước đã khiến không ít lao động trình độ cao rời bỏ Vietcombank Huế, khi thị trường có quá nhiều “lời mời gọi hấp dẫn” từ các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác.
Sau cổ phần hóa, xác định “cái gốc của mọi vấn đề phải là hiệu quả lao động, hiệu quả kinh doanh”, Vietcombank Huế đã đổi mới các chính sách về nguồn nhân lực: từ tuyển dụng, đãi ngộ bằng vật chất đến đào tạo, đánh giá và đi cùng với đó là cơ hội thăng tiến. Ban lãnh đạo Vietcombank Huế coi trọng việc đánh giá con người theo kết quả lao động và có đãi ngộ thích hợp, nhằm tạo động lực giúp người lao động phát huy tính sáng tạo và làm việc có hiệu quả cao nhất. Người có năng lực thực sự được trọng dụng, có chế độ đãi ngộ phù hợp và nhiều cơ hội thăng tiến.
Vietcombank Huế luôn tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành viên thực hiện một công thức hành động “Nâng cao năng lực, đóng góp phát triển, mở rộng cơ hội thăng tiến”. Môi trường làm việc ở Vietcombank Huế là một môi trường mà ở đó có sự gắn bó, kết nối với nhau, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung, nhưng có sự phận định Đến cuối năm 2016, số nhân lực của Vietcombank chi nhánh Huế là 192 người, trong đó có 4,3% có bằng cao đẳng và trung cấp 95,7% có bằng đại học và trên đại học. Hầu hết cán bộ quản lý của Vietcombank chi nhánh Huế đều có trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó có 70% tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín trong nước và nước ngoài. Luận văn: Tổng quan về thế chập tài sản tại Ngân hàng VCB
Độ tuổi trung bình của cán bộ Vietcombank chi nhánh Huế là 31, trong đó 56% dưới 30 tuổi, 41% từ 30 đến 50 tuổi và chỉ có 3% cán bộ trên 50 tuổi.
Với từng đối tượng cụ thể, Vietcombank chi nhánh Huế có những phương thức đào tạo riêng: lao động mới tuyển dụng được tham gia khóa học dành cho “Nhân viên mới” do Trung tâm đào tạo tổ chức; với cán bộ đã có thời gian công tác sẽ thường xuyên được đào tạo và đạo tạo lại để cập nhật nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Do đó, Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Huế đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt.
Biểu đồ 2.1 Tình hình lao động của Vietcombank Huế từ năm 2013 đến 2016
2.1.3.2. Tình hình tài sản nguồn vốn
Trong tổng tài sản của Vietcombank Huế có hai khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất là quan hệ tín dụng với khách hàng và quan hệ trong hệ thống. Quan hệ tín dụng với khách hàng là hoạt động chủ yếu và cốt lõi của ngành ngân hàng. Hai khoản mục này chiếm 90% tổng tài sản của Vietcombank Huế.
Ngân hàng đã làm tốt vai trò của mình, mở rộng hoạt động kinh doanh, tạo được niềm tin cho khách hàng nên tài sản từ hoạt động tín dụng khách hàng có xu hướng tăng. Quan hệ trong hệ thống là khoản tiền mà Vietcombank Huế đã gửi Vietcombank TW hoặc vay Vietcombank TW.
Trong tổng nguồn vốn của Vietcombank Huế thì vốn huy động từ khách hàng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trên 77,46% tổng nguồn vốn của Vietcombank. Việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng có liên quan đến các tổ chức kinh tế hay nhiều cá nhân trong xã hội. Chính vì vậy ngân hàng phải xem xét đến tình hình cân đối tài sản và nguồn vốn, qua đó đánh giá ngân hàng có sử dụng hết năng lực cho vay từ số vốn huy động hay không.
Nguồn vốn của Vietcombank Huế có xu hướng tăng qua 4 năm, từ năm 2013 đến 2016. Năm 2013, tổng nguồn của chi nhánh đạt 3.808.000 triệu đồng. Năm 2014 tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 3.952.210 triệu tăng 144.210 triệu đồng so với năm 2014 tương ứng với tỷ lệ tăng 3,78%. Đến cuối năm 2015 nguồn vốn huy động lại tiếp tục tăng 909.121 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 23% so với năm 2014, đạt 4.861.331 triệu đồng. Nguồn vốn này trong năm 2016 lại tiếp tục tăng so với năm 2015 đạt 5.736.698 triệu đồng. Sự tăng trưởng liên tục nguồn vốn của chi nhánh một phần do sự tăng trưởng nguồn vốn huy động từ khách hàng. Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thì có thể nhận thấy rằng nguồn vốn huy động từ khách hàng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất. Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ khách hàng trong tổng nguồn vốn ngân hàng qua bốn năm lần lượt là: 77.46%; 78.69%; 81.66%; 81,98%. Vốn huy động tăng liên tục và tăng mạnh biểu hiện vị trí vững vàng, uy tín của Vietcombank chi nhánh Huế trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Đây chính là một lợi thế mà Vietcombank chi nhánh Huế cần phát huy trong thời gian tới.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank chi nhánh Huế Luận văn: Tổng quan về thế chập tài sản tại Ngân hàng VCB
2.1.4.1 Huy động vốn
Huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, quyết định cho sự tồn tại và phát triển của chi nhánh, đây là nguồn vốn đầu vào của ngân hàng.
Nguồn vốn chủ yếu của chi nhánh chủ yếu là tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Đồng tiền huy động chủ yếu là đồng Việt Nam và đô la mỹ.
Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, ngay từ đầu năm Ban giám đốc chi nhánh đã giao chỉ tiêu huy động đến từng phòng ban cá nhân trong chi nhánh. Đồng thời tích cực triển khai đa dạng hóa các sản phẩm huy động, đi kèm các chính sách khuyến mãi chăm sóc khách hàng, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trong công tác huy động vốn.
Tập thể cán bộ Vietcombank đã chủ động trong việc xâm nhập thị trường, tiếp cận và chăm sóc khách hàng. Kết quả là trong 4 năm nguồn vốn của Vietcombank Huế liên tục tăng trưởng cao và đều đặn.
Huy động vốn của chi nhánh Huế năm 2016 đạt 4.703 triệu đồng tăng 18,46% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng của chi nhánh bằng với tốc độ tăng của toàn hàng, cao hơn tốc độ tăng của toàn ngành 14,4%, nhưng thấp thua tốc độ tăng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (21.3%). Huy động toàn địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 29.945 tỷ đồng , thị phần của chi nhánh Huế đạt 11.96% địa bàn.
Nguồn vốn huy động theo loại tiền VNĐ có sự tăng trưởng qua 4 năm, nhưng ngoại tệ lại có xu hướng giảm, tỷ trọng USD trong tổng nguồn vốn huy động đến thời điểm cuối năm 2016 là 10,52% thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng vốn ngoại tệ so với năm 2015 là: 12,74%. Luận văn: Tổng quan về thế chập tài sản tại Ngân hàng VCB
Trong năm 2015 và đầu năm 2016, nhiều NHTM đang dư thừa ngoại tệ khi các doanh nghiệp vẫn khá thờ ơ với việc vay vốn ngoại tệ, nhu cầu mua ngoại tệ của doanh nghiệp khi đến hạn thanh toán cũng giảm, làm cho lãi suất huy động USD tiếp tục giảm. Bên cạnh đó, thị trường ngoại hối về cơ bản ổn định, thanh khoản ngoại tệ của hệ thống được cải thiện, sau khi NHNN thực hiện đồng bộ các biện pháp thì tỷ giá đã ổn định trở lại. Đặc biệt, ngày 17/12/2015 theo quyết định số 2589/QĐ -NHNN về việc qui định mức lãi suất tối đa là 0%/năm áp dụng đối với tiền gửi bằng Đô la Mỹ của các tổ chức và cá nhân tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đã làm cho chênh lệch lãi suất giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ hấp dẫn người dân hơn, tâm lý găm giữ ngoại tệ được đẩy lùi một bước, hoạt động của thị trường tự do bị thu hẹp, tình trạng đô la hóa giảm, dòng tiền đồng Việt Nam được nâng cao, giúp cho tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ / tổng tiền gửi tiếp tục giảm.
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn Vietcombank Huế qua 4 năm 2013 – 2016.
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank Huế 2013 – 2016. Thành phần huy động vốn từ khách hàng bao gồm tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Trong đó: tỷ lệ tiền gửi của tổ chức kinh tế từ 35% – 40%; tiền gửi tiết kiệm của dân cư từ 60 % – 65 %.
Đến cuối năm 2016 tiền gửi của tổ chức kinh tế giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2015 do có một khoảng tiền gửi khá lớn của tổ chức kinh tế SCIC đã gửi tại chi nhánh đã rút ra vào cuối năm 2016. Vì vậy, chi nhánh cần tích cực và chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm và thu hút các nguồn tiền gửi của các đơn vị thông qua việc nộp thuế, thanh toán tiền điện, nước, tiền vé tham quan du lịch… để tăng lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế tại ngân hàng nhằm hoàn thành kế hoạch được giao.
Cơ cấu huy động vốn qua các năm có tỷ trọng huy động vốn không kỳ hạn dưới 12 tháng khá cao trên 65% tổng nguồn vốn huy động nhưng trong năm 2016 huy động vốn dài hạn trên 12 tháng lại giảm 109 tỷ đồng tương đương 5% so với năm trước. Với hình thức gửi có kỳ hạn khách hàng luôn được hưởng với mức lãi suất cao hơn so với gửi không kỳ hạn nên hình thức này luôn được người dân ưu tiên lựa chọn, cụ thể là trên 80% tiền gửi thuộc nhóm tiền gửi có kỳ hạn. Trong nhóm tiền gửi có kỳ hạn, khách hàng ưu tiên lựa chọn tiền gửi có kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng nhiều hơn dài hạn, vì đa phần nguồn vốn huy động của ngân hàng là từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư, khách hàng gửi vào ngân hàng khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của mình với kỳ hạn ngắn để dễ dàng rút ra khi cần thiết đáp ứng nhu cầu cuộc sống của mình.
2.1.4.2. Hoạt động tín dụng
Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ của VCB Huế qua 4 năm 2013 – 2016
Nguồn: Phòng Kế toán nội bộ – Vietcombank Huế VCB Huế luôn đặt trọng tâm vào hoạt động tín dụng và kiểm soát chất lượng tín dụng. Dù các khách hàng gặp nhiều khó khăn, ít đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh và VCB phải đối đầu với sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng bạn trên địa bàn nhưng nhờ nhiều biện pháp tích cực dư nợ cho vay tăng trưởng tốt qua các năm. Luận văn: Tổng quan về thế chập tài sản tại Ngân hàng VCB
Tuy nhiên, Bảng 2.3. cho thấy VCB Huế có tốc độ tăng trưởng tín dụng giữa các loại hình cho vay tăng trưởng không đồng đều cụ thể: Tốc độ cho vay cá nhân vẫn tăng trưởng ổn định, nhưng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng giảm vào cuối năm 2016. Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 244 tỷ đồng; giảm 98 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2015 và tương ứng với tỷ lệ 71,34%. Do đối tượng cho vay này có sự cạnh tranh khốc liệt về lãi suất của các ngân hàng trên địa bàn.
Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ cho vay theo loại tiền từ năm 2013 – 2016
Năm 2012 NHNN ban hành thông tư 03 quy định về cho vay ngoại tệ, thị trường nguyên liệu đầu vào hạn chế, giá bán một số mặt hàng XK (sợi, dăm gỗ) thấp, sự cạnh tranh về lãi suất vay USD giữa các TCTD trên địa bàn… Qua năm 2013, các doanh nghiệp XNK trên địa bàn đã khởi sắc trở lại, đặc biệt là ngành hàng dệt, sợi, dăm gỗ, thủy sản… làm cho dư nợ USD tăng trong 2013. Đà tăng trưởng này kéo dài đến năm 2014, dư nợ USD tăng 2,1%, đạt 696 tỷ quy đồng, dư nợ VND tăng 6,4%. Tuy nhiên đến năm 2015 dư nợ vay USD giảm rỏ rệt chỉ đạt 653 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2015 giảm 6,18% và cho vay theo loại hình này đạt thấp vào cuối năm 2016 chỉ đạt 632 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 3,22% so với thời điểm cuối năm 2015. Nguyên nhân là do sự cố môi trường biển của các tỉnh miền trung nói chung và thừa thiên Huế nói riêng đã phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản và du lịch biển; tình hình xuất nhập khẩu của ngành thủy sản. Vì vậy, nhu cầu vay vốn về ngoại tệ để phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu trong lĩnh vực này giảm đáng kể.
Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ cho vay phân theo kỳ hạn từ năm 2013 – 2016
Trong cơ cấu dư nợ thì dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn, dao động trong khoảng 60% trong tổng dư nợ chi nhánh. Năm 2013, dư nợ ngắn hạn đạt 837 tỷ đồng, năm 2014 dư nợ lại giảm ở kỳ hạn ngắn (đạt 790 tỷ đồng, giảm 47 tỷ đồng so với năm 2013) nhưng lại tăng ở dư nợ trung, dài hạn, tăng 140 tỷ đồng so với năm 2013. Năm 2015 dư nợ đạt 2,414 tỷ đồng, tăng 398 tỷ đồng so với năm trước (16.49%). Dư nợ ngắn hạn đạt 937 tỷ đồng, tăng 146 tỷ đồng, dư nợ TDH đạt 1,477 tỷ đồng, tăng 251 tỷ đồng so với năm 2014. Đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2016 dư nợ ngắn hạn đạt 1086 tỷ đồng và trung dài hạn đạt 2019 tỷ đồng.
2.1.4.3. Kết quả kinh doanh của Vietcombank Huế Luận văn: Tổng quan về thế chập tài sản tại Ngân hàng VCB
Giai đoạn 2013 đến 2016, trong bối cảnh nền kinh tế và ngành ngân hàng còn nhiều khó khăn, Vietcombank đã nỗ lực hoàn thành với vai trò của một ngân hàng nòng cốt đi đầu trong hệ thống, nghiêm túc thực hiện các chủ trương của NHNN, góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của ngành và ổn định kinh tế vĩ mô.
Với quan điểm chỉ đạo điều hành: “Nhạy bén – Linh hoạt – Quyết liệt”, Hội đồng quản trị và Ban điều hành đã bám sát diễn biến thị trường, định hướng hoạt động của Vietcombank nhằm thực hiện tốt các phương châm hành động đặt ra và góp phần tăng trưởng đạt kết quả cao trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Đặc thù của ngành ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ dựa trên lợi nhuận chủ yếu lấy tiền gửi của bên này và cho bên khác vay.Vì vậy, Ngân hàng thương mại nói chung và Vietcombank Huế nói riêng đều có khoản thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập là từ hoạt động thu từ lãi cho vay, chiếm hơn 70% tổng thu nhập.
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Huế qua 4 năm 2013 – 2016
Huế luôn đạt lợi nhuận khá cao liên tục 4 năm liền: lợi nhuận thuần trước khi trích dự phòng rủi ro là 56,33 tỷ đồng (năm 2013); năm 2014: 63,94 tỷ đồng; năm 2015 là 64,10 tỷ đồng và năm 2016 đạt mức 80,30 tỷ đồng.
Năm 2013 được coi là năm khó khăn nhất đối với ngành ngân hàng bởi tỷ lệ lạm phát tăng cao, lợi nhuận của các ngân hàng hầu hết đều sụt giảm, chỉ đạt 30% – 70% kế hoạch đề ra ban đầu, thậm chí có nhiều tổ chức kinh tế còn kinh doanh thua lỗ. Trong quý III/2013, nhiều ngân hàng tên tuổi lớn như EIB, Sacombank đều có lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Thậm chí ACB thua lỗ nặng gần 400 trong quý 3 một điều rất hiếm gặp trước đây.
Trong khi đó, với năng lực điều hành của Ban lãnh đạo, sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, Vietcombank Huế đã làm tốt công tác thẩm định, sàng lọc khách hàng, thu hồi nợ nên vẫn duy trì mức lợi nhuận 91% so với cùng kỳ năm trước. Bước qua năm 2014, khi nền kinh tế dần dần ổn định, khắc phục những khó khăn gặp phải, mở rộng hoạt động kinh doanh, phát triển thị trường, Vietcombank Huế đã tăng trưởng mức lợi nhuận trở lại, tăng 15,4% so với năm trước, đây là một kết quả tốt mà ngân hàng đã làm được, tuy nhiên ngân hàng cần có những biện pháp để tiếp tục hạn chế rủi ro và duy trì mức tăng trưởng của mình.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng lợi nhuận vẫn đạt được hằng năm, cho thấy Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế ngày càng khẳng định được uy tín của mình với khách hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác. Luận văn: Tổng quan về thế chập tài sản tại Ngân hàng VCB
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Thực trạng cho vay khách hàng có tài sản tại VCB