Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về sự phát triển của Công ty Việt Mỹ hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Quản trị văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu và Kinh Doanh Việt Mỹ dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ. Luận văn: Tổng quan về sự phát triển của Công ty Việt Mỹ
Tên công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và kinh doanh Việt Mỹ
Địa chỉ: Số 530 Nguyễn Khoái, Hoàng Mai, Hà Nội
Website:www.avibus.com.vn Email: avibusjsc@vnn.vn
Số ĐKKD: 0100105747, Mã số thuế: 0101935578
Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh sản phẩm xe đạp trong và ngoài nước, buôn bán, lắp ráp xe đạp và phụ tùng.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và kinh doanh Việt Mỹ được thành lập và hoạt động theo quyết định số 482006 ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài Chính thành phố Hà Nội. Số giấy phép kinh doanh của công ty là 100946898 được cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Ngày 14 tháng 9 năm 2006 công ty chính thức đi vào hoạt động.
Cuối năm 2006, công ty mới thành lập nhưng đã có chỗ đứng trên thị trường thuộc quận Hoàng Mai và quận Hai Bà Trưng do sự nắm bắt thị trường một cách nhanh nhạy và chính xác của lãnh đạo công ty.
Năm 2007, 2008 công ty đã mở rộng thị trường của mình trên toàn thành phố Hà Nội và uy tín cũng như tên tuổi của công ty ngày càng được nhiều người biết đến. Công ty có đội ngũ cán bộ, nhân viên lành nghề, có kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh. Đây là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao giá trị sản xuất kinh doanh cho công ty. Trải qua một thời gian hoạt động và phát triển, công ty đã trưởng thành và lớn mạnh không ngừng cả về quy mô tổ chức, cơ cấu ngành nghề sản phẩm. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và kinh doanh Việt Mỹ là một đơn vị kinh doanh đặc biệt chú trọng vào công tác lắp ráp xe đạp, buôn bán xe đạp.
Từ đó cho đến nay, với hơn 10 năm phấn đấu và trưởng thành, mặc dù thời gian chưa dài nhưng công ty đã có những đóng góp đáng kể tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều người, góp phần tạo ra những sản phẩm tốt phục vụ nhu cầu về phương tiện đi lại của mọi tầng lớp nhân nhân.
Công ty Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất dựa trên kế hoạch thành lập và thích ứng với nhu cầu thị trường đối với hàng hóa, phụ tùng xe đạp. Công ty chịu trách nhiệm đảm bảo kinh doanh tự chủ tài chính bù đắp chi phí và đảm bảo phát triển chịu trách nhiệm về vốn. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, tài liệu kinh tế, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh. Thực hiện các quy trình kinh doanh để đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường và hoạt động kinh doanh, tuân thủ pháp luật của các nghề nghiệp đề nghị nhà nước. Thực hiện đầy đủ các lợi ích cho người lao động theo lao động và tham gia vào các hoạt động hữu ích cho xã hội.
Năm 2014, công ty nhận thấy dòng xe đạp thể thao là xu thế, do vậy tập trung đầu tư nguồn lực vào nghiên cứu phát triển các loại xe đạp thể thao nhiều tốc độ, để đáp ứng nhu cầu luyện tập luyện tập sức khỏe với xe đạp, đang là nhu cầu của xã hội, các dòng xe này nhận được hưởng ứng nhiệt tình của khách hàng vì nó thân thiện với khách hàng, giá bán hợp lý, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. hiện nay công ty có hơn 100 đại lý ở cả ba miền bắc trung nam.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh
3.1.2. Mô hình tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ Luận văn: Tổng quan về sự phát triển của Công ty Việt Mỹ
Các bộ phận trong công ty hoạt động với sự gắn kết chặt chẽ với nhau, theo sự chỉ đạo và thống nhất từ cấp lãnh đạo công ty, phát huy tối đa khả năng của đội ngũ cán bộ và công nhân viên tạo nên sức mạnh tổng thể.
- Ban giám đốc
- Phó giám đốc
- Ban giám đốc
Trực tiếp quản trị công ty và phụ trách công tác cán bộ, là người đại diện toàn quyền trong mọi hoạt động cùng các quyền và nghĩa vụ khác của công ty, phải chịu trách nhiệm trước tập thể người lao động và trước pháp luật về mọi kết quả kinh doanh và các quyết định khác của mình. Chịu trách nhiệm về hoạt động hàng ngày của công ty, điều hành chung mọi hoạt động của các phòng ban trong công ty. Đại diện pháp nhân duy nhất của công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty. Trực tiếp đi giao dịch các hợp đồng mua bán hàng hoá của công ty, Kết hợp với các phòng ban chức năng và nghiệp vụ của công ty tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể hoạt động theo đúng quy chế.
Phó giám đốc
Là người trợ giúp cho giám đốc, thay mặt giám đốc điều hành các hoạt động của công ty khi giám đốc vắng mặt hoặc khi được uỷ quyền của giám đốc. Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về những phần việc được phân công hoặc ủy nhiệm. Hoạch định các chiến lược điều hành và phát triển của công ty.
Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ nhân sự cấp dưới hợp lý và hiệu quả; Phụ trách theo dõi, đôn đốc cán bộ, nhân viên hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Thực hiện các kế hoạch doanh thu, báo cáo định kỳ cho giám đốc. Luận văn: Tổng quan về sự phát triển của Công ty Việt Mỹ
Phòng tổ chức hành chính
Nghiên cứu, xây dựng quy trình quản lý nội bộ, quản lý hồ sơ thông tin của nhân viên, thực hiện các chính sách về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, lao động tiền lương, kỉ luật…Lập các kế hoạch đào tạo chuyên sâu đối với những cán bộ có năng lực, lập các kế hoạch khen thưởng xứng đáng. Hướng dẫn và tổng hợp tình hình hoạt động của công ty, làm các báo cáo và công văn phục vụ cho hoạt động có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng. Tiếp nhận, quản lý, phân phối và lưu trữ các tài liệu công văn, quản lý kho văn phòng phẩm, các thiết bị phương tiện vận chuyển, mua sắm trang thiết bị, vật tư, điện nước… phục vụ cho nhu cầu chung. Hướng dẫn, kiểm tra việc trang trí tuyên truyền trong các ngày lễ, tết. Theo dõi, kiểm tra công tác bảo vệ nội bộ, quản lý con dấu của công ty, thực hiện các hoạt động dịch vụ. Kiểm tra giám sát việc thực hiện nội quy của công ty và pháp luật của Nhà nước tại các phòng ban và các đơn vị trực thuộc. Thực hiện tuyển dụng nhân viên, chấm dứt hợp đồng lao động, bố trí nhân viên vào các vị trí công việc theo đúng năng lực và trình độ sao cho việc sử dụng lao động đạt hiệu quả cao nhất.
Phòng kế hoạch tài vụ
Hướng dẫn tổ chức và kiểm tra giám sát thực hiện công tác kế toán, tài chính và thống kê trong công ty theo đúng quy định và pháp luật của Nhà nước. Tham mưu trong công tác tài chính nhằm sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra thông suốt và đạt hiệu quả cao. Theo dõi toàn bộ tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, quản lý và sử dụng theo quy định của chế độ hạch toán kế toán thống kê hiện hành. Hạch toán đầy đủ các chi phí phát sinh trong năm tài chính. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch, quy hoạch dài hạn và ngắn hạn về hoạt động kinh doanh của công ty. Giúp giám đốc công ty hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và xét duyệt việc thực hiện kế hoạch được giao của các đơn vị. Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của công ty phản ánh thường xuyên hoặc định kì cho giám đốc có biện pháp, phương hướng chỉ đạo kịp thời.Tham gia xét duyệt hoàn thành kế hoạch, quyết toán tài chính, phân tích hoạt động kinh tế của công ty. Tham gia xây dựng nội dung các hợp đồng kinh tế của công ty. Có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế đã kí.
Phòng nghiệp vụ kinh doanh
Nắm rõ phương hướng, kế hoạch kinh doanh của công ty đã đề ra, tìm hiểu nắm bắt nhu cầu của thị trường và xã hội. Đề xuất với giám đốc kí các hợp đồng mua bán với số lượng, giá cả thích hợp và hình thức thanh toán phù hợp giữa các bên đối tác. Tổ chức khai thác, liên kết sản xuất, in ấn, mua bán các mặt hàng theo đăng ký kinh doanh và quy định của Nhà nước với các cá nhân, đơn vị bằng những phương thức thanh toán thích hợp. Thu thập, phân tích tổng hợp thông tin, nhu cầu của thị trường, nắm vững tình hình xuất nhập hàng hóa, tình hình tiêu thụ và hàng tồn kho các loại theo định kỳ, đề xuất kịp thời các biện pháp tiêu thụ. Xây dựng triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty. Báo cáo kịp thời mọi hoạt động của công ty và các biến động của thị trường giúp giám đốc định hướng kinh doanh chính xác, hiệu quả. Chịu trách nhiệm về quản lý, tổ chức vận hành kho thành phẩm, lập và lưu trữ phiếu nhập, phiếu xuất, kiểm kể hàng tồn kho cuối tháng theo quy trình luân chuyển chứng từ của công ty. Dự thảo và theo dõi quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế, phát hiện và báo cáo kịp thời với giám đốc những vướng mắc cần giải quyết. Thực hiện công tác tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu hoạt động, mặt hàng của công ty trên các phương tiện đại chúng.
3.2. Thực trạng công tác quản trị văn hóa tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩuvà Kinh doanh Việt Mỹ
3.2.1. Công tác hoạch định quản trị văn hóa doanh nghiệp Luận văn: Tổng quan về sự phát triển của Công ty Việt Mỹ
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp được trực tiếp giám đốc chỉ đạo và nhận thức rõ đây là một quá trình tiếp diễn phản ánh và thích ứng với biến động trong tổ chức cũng như những thay đổi môi trường bên ngoài.Đồng thời chỉ rõ để tạo thuận lợi trong quả trị văn hóa doanh nghiệp công tác hoạch định cần làm rõ các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất: Cấu trúc hữu hình
Kiến trúc và cách thức bày trí:
Trụ sở công ty tại 530 Nguyễn Khoái, tòa nhà 5 tầng khang trang rộng rãi, cách thức bày trí và nội thất bên trong văn phòng hiện đại và đầy đủ tiện nghi, cách trang trí các phòng rộng rãi thoáng mát tạo sự thoải mái trong quá trình làm việc của công nhân viên.
- Hệ thống văn bản: Công ty xây dựng hệ thống văn bản nội bộ gồm: nội quy lao động, quy chế hoạt động các phòng ban, quy định tiền lương, khen thưởng, các văn bản chi tiết cụ thể, rõ ràng nhờ vậy các nhân viên trong công ty nắm bắt được nhiệm nhụ, trách nhiệm của mình, luôn ý thức được điều cần làm để góp phần vào sự phát triển công ty.
- Khen thưởng kỷ luật: Công ty sớm nhận thấy vai trò và tác dụng chế độ khen thưởng kỷ luật, đây là cở sở để nhân viên phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao, công ty xây dựng chế độ khen thưởng kỷ luật rất cụ thể và chi tiết:
Khen thưởng: Dựa theo thành tích người lao động đạt được như: có sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao năng xuất, giảm thời gian sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu, ý tưởng thiết kế sản phẩm mới, đạt thành tích suất sắc trong bán, mở rộng thị trường… tùy thuộc vào thành tích đạt được, nhân viên được khen thưởng như tặng bằng khen kèm tiền thưởng, nâng bậc lương, thăng tiến vị trí cao hơn.
Kỷ luật: Công ty đưa ra quy định kỷ luật đối với người lao động có hành vi phạm kỷ luật lao động như: Tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng, đi muộn, về trước giờ, làm việc riêng trong giờ, làm công việc không được giao, không chấp hành việc phòng chống cháy nổ, an toàn trong lao động sản xuất; cố ý gây thiệt hại tài sản, gây gổ đánh nhau, mất đoàn kết trong công tysẽ bị kỷ luật tùy theo mức độ như cảnh cáo nhắc nhở cho đến buộc thôi việc tại công ty.
Thái độ nhà lãnh đạo đối với nhân viên cấp dưới: Luôn lắng nghe ý kiến cấp dưới, tông trọng cấp dưới, quan tâm hỏi thăm cấp dưới, đề bạt và thăng tiến nhân viên có năng lực, quan tâm bồi dưỡng và đào tạo nhân tài, dễ gần gữi với nhân viên, dễ nói chuyện và thảo luận về mọi vấn đề, thậm chí ngay cả những tin đồn không hay về công ty về cán bộ lãnh đạo, để giúp nhân viên hiểu rõ về công ty, không có bất cứ sự bàn tán nào sau lưng thì việc lắng nghe và nói chuyện sẽ đem lại hiệu quả hơn.
Thái độ nhân viên đối với cấp trên: Tuân thủ các quy tắc trọng lắng nghe ý kiến cấp trên, thẳng thắn đối diện với vấn đề thông qua họp nhóm, báo cáo tổng kết, sẵn sàng đóng góp ý kiến với cấp trên. Không để cảm xúc lấn át khi giao tiếp với cấp trên, trình bày ngắn ngọn đi thắng vào những thắc mắc tồn tại của nhân viên đó đang gặp
Thái độ giữa các nhân viên: Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên, luôn tôn trọng đồng nghiệp, khen ngợi những ưu điểm của đồng nghiệp chân thành, không xu nịnh, nhân viên không cố chấp sai lầm của động nghiệp, không gian rối.
Thái độ với khách hàng: Tôn trọng khách hàng, thân thiện với khách hàng, có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng, các hợp đồng hoàn thành đúng thời hạn, nếu có chậm trễ thì công ty trực tiếp xin lỗi và bồi thường thiệt hại gây ra nếu có. Trong quá trình hoạt động công ty chưa có thái độ đáng tiếc sảy ra với khách hàng, chậm trễ các đơn hàng được xử lý một cách hài hòa bằng chính sách như giảm giá cho đơn hàng lần sau, ra hạn bản hành.
Thái độ với chính quyền địa phương và cộng cồng dân cư: Luôn giữ thái độ nhã nhặn, hòa đồng với chính quyền và cộng đồng dân cư, lịch sự cởi mở khi giáo tiếp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế với chính quyền địa phương và giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh nơi sản xuất.
Logo công ty: Biểu tượng logo của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ là nhãn hiệu thương mại được thiết kế bao quanh bởi hình vuông, không có những cạnh sắc nhọn và tỷhình học hoàn hảo khiến tâm trí nhân viên có sự kiên kết hình khối với những vật quen thuộc như tòa nhà, phòng làm việc, tạo cảm giác an toàn, thoải mái, hiệu quả và cân bằng, không phân biệt đối sử. Màu xanh giữ tông chủ đạo, tượng trưng cho sự tin tưởng, ấm áp, phản ánh rõ nét, tượng trưng trí thông minh, cởi mở, niềm tin và cảm giác bình an, kết hợp màu đỏ và ngôi sao năm cánh màu vàng tượng trưng quốc kỳ nước Việt nam, hướng tói phục vụ cho việc xuất khẩu công ty ra nước ngoài. Kết hợp với màu đỏ: là sự nhiệt huyết, nguồn cung cấp năng lượng cũng như thay ta thể hiện cảm xúc, màu đỏ là màu máu trái tim
Đồng phục cho nhân viên: Bộ phận sản xuất có đồng phục riêng màu tím đặc trưng, tượng trưng cho sự thịnh vượng và trù phú, sự cân bằng khi kết hợp với màu xanh của logo của công ty, nhân viên trong quá trình lao động phảiđội mũ bảo hộ, theo kính bảo hộ; bộ phận văn phòng, nhân viên kinh doanh chưa có quy định cụ thể về đồng phục cho nhân viên, công ty đưa ra quy định nhân viên viên không được đi dép lê đi làm, không mặc áo phông quần bò, cắt tóc kiểu dị, phải đeo thẻ ghi rõ họ tên, chức vụ. Luận văn: Tổng quan về sự phát triển của Công ty Việt Mỹ
Doanh nghiệp chưa có ấn phẩm riêng như: Sổ tay văn hóa doanh nghiệp, ấn phẩm, bài viết về VHDN.
Nghi lễ, giai thoại, truyền thuyết:
Hiện nay công ty chưa có nghi lễ chính thức, khi có nhân viên mới được tuyển vào bộ phận nhân sự có trách nhiệm giới thiệu tên tuổi, vị trí nhân viên mới với các nhân viên thuộc bộ phận tuyển người đó, và một số bộ phận khác liên quan. Trong phòng ban, bộ phận có lẽ ra mắt không chính thức như liên hoan sau giờ làm việc, để các thành viên hiểu nhau hơn, ở các vị trí cao hơn như trưởng phòng trở lên thì buổi ra mắt tổ chức rộng rã hơn và giới thiệu tới mọi thành viên trong công ty. Đây là hoạt động không chính thức được thành viên ngầm định với nhau, tuy nhiên hoạt động này cần được quan tâm lưu ý nó góp phần vào xây dựng văn hóa của công ty.
Hàng năm công ty tổ chức hoạt động lễ hội như ngày thành lập công ty, ngày lễ quốc khánh, tết dương lịch cán bộ công nhân viên được nghỉ làm việc, ngày tết thiếu thi có quà cho các gia đình có cháu nhỏ… ngày tổng kết cuối năm dịp gần tết nguyên đáncông ty tổ chức lễ tổng kết tuyên dương và trao quà cho cá nhân có thành tích suất sắc.
Công ty tham gia cung cấp xe đạp cho các nhà tài trợ và các nhóm tổ chức như:Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, quỹ bảo trợ trẻ em Quảng Ninh, Vietcombank, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi thành phố Hà Nội, Báo điện tử giáo dục Việt Nam, Childfund Austrailia, Quỹ Thiện Tâm tập đoàn Vingroup, Cục Hậu cần quân chủng phong không không quân, Côn an thành phố Hà Nội, Bộ công an…
Thứ hai: Những giá trị được tuyên bố và quan niêm chung, ngầm định
Văn hóa doanh nghiệp được công ty quan tâm và xây dựng năm 2013.Ban lãnh đạo đưa ra các giá trị như:
- Tầm nhìn: Trở thành nhà cung cấp xe đạp, xe đạp điện hàng đầu trong nước, có trình độ công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại,
- Triết lý kinh doanh công ty: Chất lượng trong từng chi tiết.
- Sứ mệnh: Cung cấp sản phẩm xe đạp trẻ em, xe đạp thông dụng, xe đường trường, xe đạc chủng, xe trợ lực điệncó chất lượng tốt nhất trên thị thường.
- Slogan: Uy tín – chất lượng
- Quan điểm về phát triển: Phát triển nhanh và liên tục cải cách để ổn định, lấy yếu tố con người làm cốt lõi, kinh doanh định hướng khách hàng.Hướng tới khách hàng – khách hàng là trung tâm, phát triển gắn với trách nhiệm xã hội, cộng đồng, đổi mới sáng tạo.
- Giá trị cốt lõi: Con người là yếu tố trung tâm, đề cao giá trị trung thực tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ nhau. Hoạt động có đạo đức là nền tảng cho hoạt động sản xuất và kinh doanh. Sự công bằng minh bạch và tôn trọng đối với mọi thành viên trong công ty.
Thứ ba: Giá trị ngầm định: Quan niệm ăn sâu vào tâm trí toàn bộ cán bộ nhân viên công ty, định hướng cho suy nghĩ và hành động của mọi thành viên là: “đoàn kết – hợp tác vì sự phát triển công ty”, nêu cao sự đoàn kết không chỉ trong nhóm nội bộ nhân viên, mà còn trong toàn bộ các lãnh đạo và nhân viên hợp nhất thành một khối vững chắc như thành đồng, đây là việc được lãnh đạo các cấp, các phòng ban thường xuyên gương mẫu thực hiện và nhắc nhở nhân viên cấp dưới noi theo.Thực hiện tốt việc đoàn kết, nhất trí vì một lợi ích chung của tập thểquyết định thành công xây dựng VHDN tại công ty.
3.2.2. Công tác tổ chức thực hiệnquản trị văn hóa doanh nghiệp Luận văn: Tổng quan về sự phát triển của Công ty Việt Mỹ
Tổ chức triển khai, thực hiện văn hóa doanh nghiệp làm bật các khía cạnh của VHDN và thể hiện rõ nét cần được tiếp tục duy trìđể tạo dựng yếu tố tổ chức bền vững trong quản trị VHDN, thông qua công tác tổ chức thực hiện phát hiện những khía cạnh văn hóa mờ nhạt, chưa được đánh giá cao nhưng có tác động đến sự phát triển VHDN thì cần tập trung xây dựng.
Ban giám đốc công ty nhận thức rõ tổ chức thực hiện triển khai văn hóa doanh nghệp là quá trình rất linh hoạt, đòi hỏi sự hợp tác của cán bộ nhân viên quản trị với kỹ năng lãnh đạo và khả năng khuyến khích động viên mọi người cùng tham gia thực hiện. Tổ chức thực hiện ảnh hưởng đến toàn bộ các cán bộ và nhân viên trong doanh nghiệp; đòi hỏi các phòng ban nhận thức rõ các yêu cầu, nhiệm vụ và cách thức triển khai thực hiện hiệu quả nhất.
Yêu cầu đối với công tác tổ chức thực hiện quản trị văn hóa doanh nghiệp:
- (i): Các nội dung cơ bản của văn hóa doanh nghiệp phải được phổ biến và quán triệt đến tất cả các thành viên trong công ty.
- (ii): Thu hút được gia đầy đủ nhiệt tình của đội ngũ cán bộ nhân viên.
- (iii): Đảm bảo đủ nguồn lực cần thiết như nhân sự, kinh phí.
Thiết lập mục tiêu hàng năm:
Đây là mốc đánh giá quản trị văn hóa doanh nghiệp phải đạt được hàng năm để hướng tới mục tiêu dài hạn; cụ thể hóa thành các khóa đào tạo về văn hóa doanh nghiệp cho các lãnh đạo thuộc các phòng ban 1 lần/năm; số lượng là người , mỗi khóa học kéo dài 2 ngày cử đi học tại trung tâm. Tại mỗi phòng ban tổ chức lớp học văn hóa doanh nghiệp do lãnh đạo phòng trực tiếp trao đổi 1 lần/năm. Mỗi năm tổ chức hội thi tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp vào ngày thành lập công ty.
Tuy nhiên kế hoạch cụ thể năm chưa thể hiện rõ được các nội dung cơ bản như:
(i): Phân bổ nguồn nhân sự trong quá trình thực hiện công tác quản trị văn hóa doanh nghiệp do các trưởng phòng trực tiếp kiêm nhiệm, thiếu cán bộ chuyên trách am hiêu văn hóa doanh nghiệp.
(ii): Đánh giá mực độ hoàn thành công việc chưa cụ thể: báo cáo tổng kết của phòng ban dừng lại mức độ đã hoàn thành công tác triển khai tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp tại phòng ban, chưa có đánh giá cụ thể như số lượng cán bộ nhân viên hiểu rõ các nội dung VHDN, ý nghĩa tầm quan trọng của việc quản trị VHDN, số lượng nhân viên mới đã được đào tạo, tìm hiểu VHDN của công ty, mức độ nhận thức của nhân viên về VHDN chưa được báo cáo cụ thể.
(iii): Chưa xác định được phòng ban nào cần phải ưu tiên đào tạo VHDN, phòng ban nào làm tốt cần được nhân rộng và nêu gương điển hình.
Thiết lập chính sách hướng dẫn thực hiện quản trị văn hóa doanh nghiệp
Hiện nay công ty chưa có chính sách cụ thể hướng dẫn triển khai quản trị văn hóa doanh nghiệp cho từng phòng ban, thiếu chính sách cho các nhân viên và quản trị viên trong quản trị VHDN, thiếu các quy tắc đặt ra với những vi phạm, cách thức xử lý vi phạm trong quản trị VHDN.
Phân bổ nguồn lực:
Xét nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất, đảm bảo đủ nguồn lực cần thiết cho thực thi quản trị.
Công tác đánh giá nguồn lực: Là công tác phân tích tình hình nội bộ doanh nghiệp, đảm bảo có đủ nguồn lực về chất lượng và số lượng phục vụ cho thực hiện công việc. Hiện nay công tác này chưa được đánh giá thường xuyên, chưa xem xét có đủ nguồn lực thực hiện xây dựng VHD hay không.
Công tác phân bổ nguồn lực: Do thiếu khâu đánh giá nguồn nhân lực, nên phân bổ nguồn lực chưa tiến hành.
Phân bổ tài chính cho các phòng ban: Hàng năm trưởng phòng được cử đi đào tạo VHDN tại các trung tâm do công ty ký hợp đồng và hỗ trợ tiền đi lại và ăn uống; Hiện chưa có kế hoạch ngân sách cụ thể cho các phòng ban, cán bộ kiêm nhiệm quản trị VHDN chỉ được động viên cổ vũ về mặt tinh thần, coi đó là trách nhiệm của trưởng phòng, do vậy công tác quản trị VHDN chưa được quan tâm đúng mức. Luận văn: Tổng quan về sự phát triển của Công ty Việt Mỹ
Văn hóa làm việc nhóm và chia sẻ kinh nghiệm:
Yếu tố văn hóa liên quan đến làm việc nhóm bước đầu được hình thành, được chú trọng xây dựng nhưng kỹ năng làm việc nhóm vẫn còn non yếu, nhiều hạn chế. Việc định hướng nhóm làm việc trong các bộ phận như bộ phận lắp ráp, thiết kế, bán hàng… được sắp xếp công việc phù hợp với năng lực từng nhân viên, tạo cảm hứng trong công việc, đặc biệt nhóm thiết kế của công ty luôn có sản phẩm, mẫu mã mới, nhóm lắp ráp có sáng kiến được ban giám đốc đánh giá cao, tiết kiệm chi phí và thời gian lắp ráp. Các thành viên nhóm thường xuyên chia sẻ kinh nghiệp với nhau, thể hiện sự gắn kết trong thực hiện công việc giữa các bộ phận tạo nên sự thống nhất hợp tác với các phòng ban khác.
3.2.3. Công tác lãnh đạo quản trị văn hóa doanh nghiệp
Lãnh đạo là người góp phần chính tạo dựng văn hóa doanh nghiệp, quyết định hình thành hệ thống giá trị văn hóa của doanh nghiệp, là người tạo dựng truyền thông, thẩm thấu các giá trị của VHDN làm cho nhân viên hiểu và thấm nhuần, thực hiện gần như bản năng. Yếu tố lãnh đạo của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và kinh doanh Việt Mỹ được thể hiện qua các tiêu chí sau:
Thứ nhất: Doanh nghiệp đã thiết lập phương hướng, chiến lược phát triển rõ trong tương lai, thể hiện rõ qua tầm nhìn dài hạn của tổ chức: lấy yếu tố con người làm cốt lõi, kinh doanh định hướng khách hàng. Hướng tới khách hàng – khách hàng là trung tâm, phát triển gắn với trách nhiệm xã hội – cộng đồng, đổi mới sáng tạo. Dự báo tương lai sản xuất xe đạp, sản phẩm xe đạp điện là xu thế phát triển, đặc biệt các sản phẩm thân thiện với môi trường; đây là định hướng tương lai nền tảng giúp cho việc hoạch định các mục tiêu, kế hoạch cụ thể, phù hợp, đầu tư nhân lực nghiên cứu mẫu xe đạp điện mới. Ban lãnh đạo công ty thường xuyên chia sẻ chiến lược, mục tiêu của tổ chức giúp cán bộ nhân viên hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, cảm nhận được được mình là một phần của tổ chức, nhận thức được vai trò, công việc của mình là đóng góp vào thành công chung, sãn sang nỗ lực hết mình vì tương lai của doanh nghiệp.
Thứ hai: Lãnh đạo công ty xây dựng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp: con người là yếu tố trung tâm, đề cao giá trị trung thực – tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ nhau. Giá trị cốt lõi này rõ rang và đồng nhất chi phối cách làm việc của từng cán bộ nhân viên.
Thứ ba: Tiếp xúc giữa ban lãnh đạo và nhân viên tăng cường thông qua các hoạt động giao lưu, các cuộc họp nội bộ phòng ban có tham dự ban lãnh đạo, chia sẻ kinh nghiệm, bài học; công ty thiết lập bộ quy tắc ứng xử cán bộ và nhân viên.
Thứ tư: Doanh nghiệp có chiến lược, lộ trình cụ thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp:
- Phổ biến kiên thức chung về văn hóa doanh nghiệp: tiến hành trong năm đến ngày 31/12/2014; giai đoạn này tập trung phổ biến kiến chung về VHDN, các yếu tố cầu thành văn hóa doanh nghiệp của công ty, truyền đạt tầm nhìn sứ mệnh, mục tiêu, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Nhân viên mới vào doanh nghiệp có 1 tháng tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp của công ty.
- Định hình văn hóa doanh nghiệp công ty: thực hiện từ 1/1/2015 đến 31/12/2016; giai đoạn nàyxác định rõ lại những yếu tố văn hóa doanh nghiệp gồm hệ tư tưởng, hệ giá trị, chuẩn mực hành vi đặc trưng doanh nghiệp.
- Triển khai xây dựng: 1/1/1017 đến 31/12/2019; VHDN cần thực hiện từng bước đồng bộ, tuyên truyền những quan điểm, hệ giá trị cho đến việc thực hiện các chuẩn mực hành vi phải tổ chức khéo léo. Doanh nghiệp hiện đang đối mặt với một số thay đổi, bước đầu ban hành quy chế quản trị văn hóa doanh nghiệp, chuyển từ vị thế bắt buộc sang thực hiện một cách tự nguyện, đồng thời điều chỉnh yếu tố vô hình, tiến hành hoàn thiện yếu tố hữu hình như kiến trúc, mà sắc , nội thất…
Bên cạnh đó, với mọi vấn đề trong công tác điều hành doanh nghiệp, ban lãnh đạo có thái độ bình tĩnh tự tin kiềm chế trong cách ứng xử; không lập tức trách cứ, đỗ lỗi cho cấp dưới khi có những việc không hay sảy ra. Truyền đạt quyết định xuống cấp dưới ngắn ngọn, lưu loát, có logic và có sức thuyết phục luôn quan tâm đến đời sống nhân viên.
3.2.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát quản trị văn hóa doanh nghiệp Luận văn: Tổng quan về sự phát triển của Công ty Việt Mỹ
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ bước đầu quan tâm tới công tác kiểm tra việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp các phòng ban thông qua các bước sau: mục tiêu kiểm tra VHDN, phương tiện kiểm tra và kết quả.
Thứ nhất: Thiết lập tiêu chuẩn và chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá qua 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp, xác định số lượng nhân viên đã được đào tạo văn hóa doanh nghiệp, mức độ nắm rõ các cấp độ văn hóa doanh nghiệp.
Thứ hai: So sánh kết quả thực hiện với các tiêu chuẩn và mục tiêu đã xây dựng, qua đánh giá cán bộ nhân viên hoàn thành 100% chỉ tiêu đề ra, nhận thức rõ vai trò văn hóa doanh nghiệp, nhớ được bản tuyên bố sứ mệnh, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Công tác kiểm tra tại các phòng ban được tiến hành định kỳ hàng tháng, toàn bộ công ty tiến hành 2 lần trong năm. Tuy nhiên công tác kiểm tra còn nhiều điểm cần khắc phục như: (i): Xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra, dừng lại mức độ nhớ các nội dung tầm nhìn sứ mệnh, mục tiêu, chưa quan tâm tới việc vận dụng các tiêu chí này vào xử lý công việc; (ii): Tiến hành hoạt động điều chỉnh, hiện nay công ty chưa có đánh giá toàn diện về sứ mệnh tầm, mục tiêu, tầm nhìn giá trị cốt lõi, mặc nhiên là phù hợp và tiếp tục cần duy trì.
Các cấp kiểm soát: Hiện nay cấp kiểm soát công ty chia thành 2 cấp độ sau: thứ nhất: cấp độ cá nhân, kiểm tra thông qua các mặc đồng phục, đeo thẻ nhân viên, nắm vững các giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp; thứ hai: kiểm soát toàn doanh nghiệp, thể hiện thông qua đánh giá
Kiểm tra, kiểm soát quản trị VHDN có tính đặc thù riêng khác với công tác kiểm tra trong quản trị chiến lược, quản trị thương hiệu, quản trị marketing… sự khác nhau đó thể hiện thông qua chủ thể, đối tượng, các nội dung và phương pháp kiểm tra.
3.3. Kết quả khảo sát thực đánh giá của cán bộ nhân viên về văn hóa doanh nghiệp của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ
Khảo sát dựa theo mô hình văn hóa doanh nghiệp của Edgar Scheinba cấp độ đó là: (i) Các giá trị hữu hình; (ii) Các niềm tin và giá trị được tuyên bố, (iii) Các ngầm định nền tảng. Trong khảo sát này, tổng số phiếu khảo sát phát ra là phiếu, tất cả là bảng khảo sát trên giấy, tổng số phiếu đạt yêu cầu là 75 phiếu. Luận văn: Tổng quan về sự phát triển của Công ty Việt Mỹ
Đánh giá chung về văn hóa doanh nghiệp:
Kết quả khảo sát sự đánh giá của cán bộ công nhân viên về VHDN tại công ty CP XNK và KD Việt Mỹ được mô hình hóa tại hình 3.3.
Nguyên nhân các biến quan sát trên có điểm đánh giá trung bình cao do đây là các biểu trưng trực quan, dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy, dễ cảm nhận.
Dựa theo mô hình này ta thấy, các thành viên của Công ty CP XNK và KD Việt Mỹ đánh cao vai trò, tác dụng của VHDN, thể hiện VHDN đi vào đời sống thực tiễn của người lao động, trong đó được đánh giá cao nhất là: Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trong trong việc tạo ra môi trường hoạt động lành mạnh, nhân văn cho nhân viên đạt 4,2 điểm cho thấy nếu nền VHDN gắn lợi ích gắn với lợi ích người lao động, phản ánh tâm tư nguyện vọng người lao động thì nó sống được trong lòng người lao động, tự họ sẽ tìm đến giá trị đó không nhất thiết phải tuyên truyền, phổ biến, nếu nền VHDN rất hay trên lý thuyết, văn bản giấy tờ, sổ tay văn hóa nhưng không phản ánh được cái người lao động quan tâm, tạo môi trường lành mạnh nhân văn dù có tiến hành lãnh đạo, kiểm tra giám sát rồi cũng rơi dụng theo thời gian.Văn hóa doanh nghiệp có tác dụng tích cực động viên, khuyến khích nhân viên phát triển bản thân và sự nghiệp đạt 4,17 điểm, nhận thấy rằng nhân viên quan tâm đầu tiên là môi trường làm việc, tiếp đến mới là động lực tiến thân và sự nghiệp, vậy môi trường làm việc là nhân tố quan trọng nhất và nhận được sự quan nhất trong công ty. Văn hóa doanh nghiệp giúp cho Lãnh đạo xây dự ng và thực hiện chiến lược tốt hơn đạt 4,13 điểm, đây cái nhìn mới của cán bộ công nhân viên, họ thấy rằng VHDN giúp cho công tác quản lý nhân viên, quản lý công việc thuận lợi hơn, không phải dùng tới phương pháp lãnh đạo độc đoán chuyên quyền, biện pháp hành chính để đạt được mục tiêu đề ra. Văn hóa doanh nghiệp góp phần phát triển uy tín, thương hiệu và niềm tin của khách hàng, đối tác đối với công ty đạt 4,09 điểm. Văn hóa doanh nghiệp được Chính phủ và xã hội khuyến khích các công ty thực hiện, nâng cao đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đạt 4,04 điểm, đồng thời người lao động nhận thấy rõ sự quan tâm của xã hội- chính phủ tới VHDN, vì vậy doanh nghiệp xây dựng VHDN là tất yếu, phù hợp xu thế, quy luật vận động xã hội và manh tính nhân văn nhân đạo sâu sắc.
Đánh giá về cấu trúc hữu hình của văn hóa doanh nghiệp
Thực hiện mô hình hóa kết quả nghiên cứu, đầu vào là các yếu tố thuộc cấu trúc hữu hình, ta có mô hình như hình 3.4.
Kiến trúc nội, ngoại thất khang trang, hiện đại đạt 3,86 điểm, Logo dễ nhận biết, nổi bật và ý nghĩa đạt 4,07 điểm. Đồng phục nhân viên đẹp, lịch sự, phù hợp với công việc đạt 4,09 điểm. Bộ quy tắc ứng xử được toàn thể lãnh đạo và nhân viên thực hiện nghiêm túc đạt 4,27 điểm. Lễ nghi, lễ hội, các chương trình văn hóa, văn nghệ được tổ chức trang trọng, hấp dẫn đạt 3.89 điểm. Các hoạt động từ thiện, trách nhiệm xã hội được chú trọng và thực hiện thường xuyên, hiệu quả đạt 3,83 điểm. Trong các yếu tố hữu hình, nhân viên quan tâm nhất đó là bộ quy tắc ứng xử, được toàn thể nhân viên và lãnh đạo tuân theo, thấy được sự noi gương của ban lãnh đạo Công ty CP XNK và KD Việt Mỹ, lãnh đạo doanh nghiệp là người thân thiện và quan tâm tới nhân viên, không phân biệt đối xử chủ và thợ, góp phần tạo động lực cho nhân viên gắn kết lâu dài.
Đánh giá về các giá trị được tuyên bố của công ty
Thực hiện mô hình hóa kết quả nghiên cứu, dữ liệu đầu vào là các giá trị được tuyên bố của công ty CP XNK và KD Việt Mỹ, ta có mô hình như hình 3.5 như hình vẽ sau: Luận văn: Tổng quan về sự phát triển của Công ty Việt Mỹ
Triết lý kinh doanh có giá trị định hướng chiến lược và chuẩn mực hành vi của công tyđạt 3,71 điểm. Sứ mệnh, tầm nhìn là nền tảng cho hoạch định Chiến lược kinh doanh của công tyđạt 3.76 điểm. Các giá trị cốt lõi tạo nên sự độc đáo trong văn hóa doanh nghiệp, được các thành viên tin tưởng, chia sẻ trong công ty đạt 3,41 điểm. Ta thấy giá trị cốt lõi của doanh nghiệp chưa được các thành viên nhận thức đầy đủ, cần phải xây dựng hoàn chỉnh các giá trị cốt lõi để nhận diện dễ hơn.
Đánh giá về các ngầm định nền tảng của văn hóa doanh nghiệp và niềm tincủa nhân viên
Thực hiện mô hình hóa kết quả nghiên cứu, với thông tin đầu vào là các biến về các giá trị ngầm định nền tảng VHDN và niềm tin của nhân viên vào nền VHDN của công ty.
Kết quả khảo sát cho thấy Việc quản trị quá trình xây dựng và triển khai VHDN tại Công ty đã được Lãnh đạo cấp cao nhất quan tâm và trực tiếp thực hiện đạt 3,67 điểm. Việc hoạch định kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Công ty được thực hiện một cách bài bản chu đáo đạt 3,56 điểm. Việc tổ chức, thực hiện xây dựng văn hóa doanh nghiệp đã được Lãnh đạo làm chu đáo, và phân công trách nhiện cho các đơn vị thực hiện, phát huy dược vai trò của các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên đạt 3,71 điểm. Công tác lãnh đạo, chỉ tạo quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp được chỉ đạo, điều hàng sâu sát, có hiệu quả đạt 3,71 điểm. Lãnh đạo Cồng ty đã thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp và xử lý khen thưởng công bằng, kỷ luật đạt 3,97 điểm. Đánh giá chung là công tác quản trị văn hóa doanh nghiệp của Lãnh đạo Công ty được thực hiện bài bản, đạt kết quả tốt đạt 3,9 điểm.
Đánh giá chung về văn hóa doanh nghiệp tại công ty CP XNK và KD Việt Mỹ
Văn hóa doanh nghiệp chính thức được triển khai 4 năm, công ty xây dựng cho mình những giá trị văn hóa cơ bản làm nền tảng cơ sở xây dựng VHDN riêng biệt tại công ty. Những giá trị văn hóa doanh nghiệp thật sự có tác động mạnh mẽ tới các thành viên, các nhóm và môi trường làm việc chung của công ty, đây là cơ sở vững chắc cho việc định xây dựng môi trường làm việc văn hóa, định hướng hành vi giao tiếp, hình thành cách tư duy trực quan tổng quát, tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp cho từng cán bộ nhân viên và lãnh đạo công ty.
Lãnh đạo công ty thật sự là tấm gương sáng trong công việc cũng như thực hiện VHDN; là người đóng vai trò quan trọng trong xây dựng VHDN, đồng thời là người đưa ra những định hướng, con đường để các thành viên noi theo. Lãnh đạo công ty xây dựng được VHDN có sự giao thoa, phù hợp giữa tâm tư nguyện vọng người lao động, phản ánh mong muốn người lao động với vai trò, sứ mệnh công ty, tạo động lực to lớn cho các thành viên thấu hiểu VHDN và áp dụng VHDN vào hoạt động sản xuất hàng ngay linh hoạt và hiệu quả. Công tác tổ chức thực hiện, lãnh đạo kiểm tra VHDN được lãnh đạo công ty thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc các bộ phận thực hiện. Việc kiểm tra được tiến hành thường xuyên vì doanh nghiệp cung cấp xe đạp thời trang, mẫu mã thay đổi rất nhanh kiểm tra nắm bắt xu thế, mặt hàng nào tồn đọng, nguyên nhân tại sao tồn hàng kịp thời điều chỉnh, tránh sản xuất mặt hàng lỗi mốt không hợp thị hiếu, yếu tố quan trong nhất là lãnh đạo công ty nhận rõ đó là hạn chế trong nhận thức và đội ngũ chuyên gia về chiến lược, hoạch định chiến lược, cũng như xác định tầm nhìn sự mệnh mục tiêu và các giá trị cốt lõi, do vậy kiểm tra là cách duy nhất phát hiện những sai lệch, không phù hợp mục tiêu đề ra, thông qua kiểm tra đánh giá đưa ra hiệu chỉnh. Tuy nhiên đây là điểm yếu, do thiếu một cái nhìn tổng thể dài hạn, kiểm tra đánh giá để lấp chỗ trống.
3.4. Những thành tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ
3.4.1. Những thành tựu đạt được và các nguyên nhân Những thành tựu đạt được Luận văn: Tổng quan về sự phát triển của Công ty Việt Mỹ
Về nhận thức: Toàn bộ các thành viên công ty tham gia khảo sát đều trả lời cần thiết phải vận dụng quản trị VHDN vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện thông kết quả khảo sát “văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tạo ra hoạt động lành mạnh nhân văn cho nhân viên” có điểm trung bình cao nhất là 4,2 điểm; trong thời kỳ đầu triển khai văn hóa doanh nghiệp còn nhiều lúng túng, bỡ ngỡ, nhưng trước sức ép cạnh tranh và tác dụng to lớn của VHDN mang lại các nhàquản lý đều nhận thức rõ được sự cần thiết của quản trị VHDN.Quản trị VHDN là một phương thức quản lý,quản trị trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp theo 3 cấp độ của Edgar Schein: Kiến trúc nội ngoại thất đầy đủ, thiết kế được logo, đồng phục cho nhân viên,xây dựng được triết lý kinh doanh, thiết lập được tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu cho công ty thể hiện được mong muốn sống chan hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường thể hiện thông qua các tiêu chí như: .
Ban lãnh đạo tạo niềm tin và tin tưởng vào xây dựng VHDN, ban lãnh đạo xác định rõ giá trị văn hóa, tầm nhìn, triết lý hài hòa với văn hóa dân tộc, phù hợp xu thế phát triển. Đây là yếu tố cơ bản để tuyên truyền và tạo thói quen, mong muốn thực hiện các chuẩn mực, giá trị văn hóa.
Cán bộ công nhân viên có niềm tin vào ban giám đốc công ty và hưởng ứng và ủng hộ việc xây dựng triển khai văn hóa doanh nghiệp của công ty.
Một bộ phân lớn thấy rõ vai trò nội dung quy trình quản trị VHDN như hoạch định, lãnh đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra.
Nhận thức được mối liên hệ quản trị văn hóa với quản trị khác như quản trị thương hiệu, quản trị nhân lực.
Xuất phát từ ban lãnh đạo công ty, là người có tầm nhìn xa trông rộng, nhân thức được vai trò văn hóa doanh nghiệp, đặc biệt trong công tác như hoạch đinh VHDN: chỉ rõ mô hình VHDN công ty theo đuổi phuc hợp với điều kiện cơ sở vật chất, với con người, trình độ nhận thức cán bộ nhân viên.
Cán bộ nhân viên là người có lòng nhiệt tình, năng động trung thực, sẵn sàng học hỏi, tiếp thu và chấp nhận các giá trị chuẩn mực giá trị văn hóa của công ty. Luận văn: Tổng quan về sự phát triển của Công ty Việt Mỹ
Các nhân tố thuộc cấu trúc của VHDN và hoạt động hỗ trợ VHDN được doanh nghiệp xây dựng một cách có chủ địch, có hệ thống.
Nguyên nhân tác động bên ngoài tới thành tựu trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty như: Sự quan tâm của nhà nước về VHDN, được thể hiện qua nghị quyết 1846/QĐ-TTg ban hành ngày 29/9/2016 của thủ tướng chính phủ về xây dựng VHDN. Nhà nước tổ chức giải thưởng doanh nhân, hoạt động quảng bá giới thiệu, tôn vinh hình ảnh các tổ chức tiêu biểu trong công tác xd VHDN.
Đề tài nghiên cứu, bài báo, phóng sự bàn nhiều việc xây dựng VHDN được đăng tải công khai, tạo điều kiện doanh nghiệp có thể tìm hiểu tiếp về VHDN cũng như các bước xd VHDN.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tiêu biểu xây dựng VHDN, đây là điều kiên tốt để cho các doanh nghiệp tìm tòi học hỏi cách làm từ doanh nghiệp thành công đi trước.
Đã có nhiều trung tâm tư vấn chuyên nghiệp về VHDN, các trường đại học tổ chức đào tạo về VHDN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cử cán bộ đi học tập và tìm hiểu về VHDN cũng như tuyển nhân viên có hiểu biết về VHDN. Sự quan tâm và đề cao vai trò VHDN trong các hiệp hội doanh nhân: Hiệp hội doanh nhân thường xuyên có những hội thỏa, tọa đàm bàn về xây dựng, phát triển VHDN.
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
VHDN được triển khai 4 năm, được đánh giá đã mang lại hiệu quả to lớn cho cán bộ công nhân viên, tuy nhiên để phát huy hết vai trò VHDN đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo, cán bộ công nhân viên phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn, khắc phục những tồn tại, dựa trên kết quả khảo sát thực tế tác giả đưa ra một số tồn tại ở công ty như sau:
Thứ nhất: thiếu khâu hoạch định xác lập mục tiêu trong việc khai thác, sử dụng các giá trị hữu hìnhvà vô hình còn nhiều hạn chế.
Các giá trị hữu hình và vô hình của VHDN chưa được một số thành viên cảm nhận một cách sâu sắc cách sâu sắc, đặc biệt là nhân viên mới gặp hiều khó khăn trong hòa nhập vào nền VHDN của công ty, việc cảm nhận VHDN không chỉ là yếu tố hữu hình, các giá trị được tuyên bố mà VHDN đó phải thấm nhuần vào từng hành động, hình thành thói quen, VHDN được coi là một phần của chính mình.
Kết quả khảo sát bảng hỏi cho thấy, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp(Các giá trị cốt lõi tạo nên sự độc đáo trong văn hóa doanh nghiệp, được các thành viên tin tưởng, chia sẻ trong công ty)có giá trị thấp nhất đạt 3,41 điểm, nguyên nhân xuất phát từ giá trị cốt lõi chưa thể thiện rõ ràng, chưa gắn với lợi ích người lao động, đây là lỗ hổng trong công tác hoạch định và công tác truyền thông các giá trị VHDN đến người lao động. Để phát triển bền vững và duy trì nền văn hóa doanh nghiệp mạnh, gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh và ứng xử hàng ngày của người lao động yêu cầu nhà lãnh đạo tìm ra giải pháp hiệu quả hơn để truyền đạt vai trò tác dụng VHDN.
Thứ hai: Hoạt động tổ chức thực hiện chưa được tiến hành thường xuyên, cụ thể như hoạt động truyền đạt các quan niệm chung, tầm nhìn, bản sắc văn hóa của doanh nghiệp chưa được tiến hành thường xuyên. Qua số khảo sát thu được vẫn có thànhviên không đồng ý “Triết lý kinh doanh có giá trị định hướng chiến lược và chuẩn mực hành vi củacông ty” mặc dù điểm khảo sát đạt 3,71 điểm.
Thứ ba:Đội ngũ cán bộ và công nhân còn trẻ, chưa có nhiều trải nghiệm văn hóa doanh nghiệp, trong khi văn hóa doanh nghiệp cần thời gian thấm nhuần, tuy nhiên họ là những người có thái độ hành vi và thái độ ứng xử tốt.
- Công ty còn thiếu những chuẩn mực chung, chưa có những câu chuyện, giai thoại, cá nhân điển hình trong việc thực hiện VHDN.
- Kênh truyền thông về tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, giá trị cốt lõi còn thiếu.
Thứ tư: Hoạt động kiểm tra xây dựng VHDN còn chưa được tiến hành một cách kiên trì và hiệu quả, qua khảo sát trực tiếp với các trưởng phòng đều thừa nhận hoạt động tuyên truyền VHDN thực hiện chưa đều đặn, công tác kiểm tra chưa có công cụ đo lường cụ thể. Luận văn: Tổng quan về sự phát triển của Công ty Việt Mỹ
Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
Nhận thức của cán bộ công nhân viên của công ty chưa đồng đều
Đây là hạn chế lớn ảnh hưởng tới quá trình xây dựng VHDN của công ty, theo kết quả khảo sát tại công ty “Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trong trong việc tạo ra môi trường hoạt động lành mạnh, nhân văn cho nhân viên” đạt mức điểm 4,2 nhưng giá trị Minimum = 2, cho thấy rằng vẫn có nhân viên khân nhận thức được vai trò VHDN. Điều này chỉ ra thực tế rằng nhiều thành viên thực viện xây dựng VHDN nhưng chưa nhận thức đầy đủ về VHDN, do vậy cách ứng xử, hành động của cán bộ công nhân viên là khác nhau. Còn tồn tại việc nhận thức không đồng đề về VHDN của công ty nên cách thể hiện các giá trị văn hóa của cán bộ công nhân viên rất khác nhau, điều này khiến cho đôi chỗ các giá trị của văn hóa doanh nghiệp chưa được phát huy đúng với giá trị của chúng.
Mô hình văn hóa doanh nghiệp chưa thể hiện rõ ràng và phù hợp
Ban lãnh đạo công ty chọn mô hình văn hóa doanh nghiệp theo ba cấp độ Edgar Schein xây dựng VHDN và tiến hành công tác hoạch đinh, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và kiểm tra – kiểm soát, tuy nhiên chưa nhìn thấy được nguyên nhân sự khác biệt về văn hóa, khả năng ứng của văn hóa doanh nghiệp, mức độ tham gia các thành viên của doanh nghiệp, chưa thấy rõ được VHDN với sự sáng tạo.
Cơ cấu tổ chức công ty hay bị xáo trộn do một số cán bộ lãnh đạo chuyển công tác. Đặc thù là ngành lắp giáp kỹ thuật, nên cán bộ chủ yếu là người thuộc khối ngành kỹ thuật nên học chưa được đào tạo bài bản về VHDN. Tuyển dụng lao động phù hợp với VHDN hiện có của công ty gặp nhiều khó khăn.
Vai trò lãnh đạo chưa được phát huy triệt để
Trong quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra nhà lãnh đạo có vai trò quan trọng, là người quyết định mức độ thực hiện, mức độ hoàn thành các mục tiêu mà VHDN đã đề ra. Hiện nay trong công ty CP XNK và KD Việt Mỹ còn thiếu bộ phận tham mưu, chuyên gia tư vấn về VHDN, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả lãnh đạo và thực thi vai trò của lãnh đạo. Việc cập nhật thông tin về VHDN chưa được đầy đủ, các kết quả đánh giá còn thiếu tính khách quan, công tác kiểm tra – giám sát chưa thực hiện đầy đủ nguyên nhân chính do sự kiêm nhiệm, làm đồng thời phục trách công việc kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, chưa có cán bộ nhân viên chuyên trách trong công tác hoạch định, lãnh đạo, tổ chức, kiểm tra.
Thể chế xây dựng văn hóa doanh nghiệp chưa được thống nhất
Lãnh đạo doanh nghiệp quyết định xây dựng nền VHDN vững mạnh, giàu bản sắc nhưng thiếu chiến lược cụ thể, chưa chỉ rõ mốc thời gian phải hoàn thành việc triển khai, dừng lại ở mức độ hướng dẫn, chỉ đạo các nội dung cở bản, việc định hướng, xây dựng chiến lược và chỉ đạo cụ thể còn nhiều hạn chế và lúng túng, thiếu nhất quán khi triển khai dẫn tới các bộ phân chức năng, phong ban thực hiện cầm chừng, chờ đợi chỉ đạo từ cấp trên.
Hiện nay có rất ít nhân viên của doanh nghiệp có am hiểu về văn hóa doanh nghiệp, mới chỉ tập trung vào cán bộ chủ chốt, công ty chưa có công trình nghiên cứu chính thức về mô hình VHDN nên vận dụng vào doanh nghiệp, nhà lãnh đạo tự tìm hiểu và chọn mô hình nào cảm thấy phù hợp.
Tóm tắt chương
Tác giả giới thiệu tổng quan về công ty CP XNK và KD Việt Mỹ gồm các nội dung như: sơ lược về công ty, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, bộ máy nhân sự, các cấp độ văn hóa hiện có của doanh nghiệp.
Đánh giá thực trạng công các quản trị VHDN của công ty dựa trên các tiêu chí như:thự trạng lập kế hoạch xây dựng vhdn, lãnh đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra.Thông qua kết quả khảo sát thực tếlượng hóa các tiêuviệc đánh giá các giá trị hữu hình, vô hình, quan niệm chung, xây dựng triết lý kinh doanh, tầm nhìn sứ mệnh mục tiêu và giá trị cốt lõi được công ty xây dựng và triển khai cơ bản, hiện nay công ty còn thiếu giai thoại những ấn phẩm về VHTC, công tác quản trị được lãnh đạo quan tâm, nhưng truyền đạt các giá trị VHTC tương đối tốt và hiệu quả. Trong công tác lãnh đạo, nhà lãnh đạo là tấm gương, tạo động lực tinh thần cho nhân viên, công tác tổ chức có sự giao quyền, ủy quyên cho cấp dưới cụ thể, tạo điều kiện công tác kiểm tra. Hoạt động kiểm tra không dừng lại cấp độ nhắc nhở, đạt tới cấp độ cao hơn giám sát, đóng góp ý kiên và phản hồi. Luận văn: Tổng quan về sự phát triển của Công ty Việt Mỹ
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Giải pháp xây dựng và phát triển doanh nghiệp công ty