Luận văn: Phương pháp nghiên cứu quản trị doanh nghiệp

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Phương pháp nghiên cứu quản trị doanh nghiệp hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Quản trị văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu và Kinh Doanh Việt Mỹ dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, luận văn sử dựng một cách tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau của các môn khoa học khác nhau như: văn hóa học, quản trị học, triết học… Luận văn: Phương pháp nghiên cứu quản trị doanh nghiệp

Luận văn kết hợp việc nghiên cứu gián tiếp, sử dụng chọn lọc và kế thừa các báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, hồ sơ quản lý nhân sự của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ, các bài viết, trả lời phỏng vấn của lãnh đạo; các quy định, quy tắc, văn bản sổ tay, cam kết…

Ngoài ra tác giả còn tìm kiếm và tổng hợp từ các nguồn sau:

Lý thuyết văn hóa kinh doanh, VHDN, quản trị học, giáo trình, sách giáo khoa đã xuất bản.

Các nghiên cứu liên quan đến VHDN như: xây dựng VHDN, duy trì VHDN, phát triển VHDN…

Trong quá quá trình tìm hiểu tài liệu, tác giả chọn lọc nội dung phù hợp với luận văn. Thông qua đó phát triển các nội dung trong đề tài nghiên cứu, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của mối công trình, rút bài học kinh nghiệp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:   

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh

2.2. Thiết kế quy trình nghiên cứu của luận văn

2.2.1. Quá trình nghiên cứu luận văn Luận văn: Phương pháp nghiên cứu quản trị doanh nghiệp

Nghiên cứu này được thực hiện với quy trình như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu:Là công tác quản trị văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ

Bước 2: Cở sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu:Xem xét các lý thuyết về VHDN, quản trị VHDN thông qua các nghiên cứu đã được công bố. Bước này là căn cứ để chọn cơ sở lý thuyết cho việc thiết lập mô hình nghiên cứu cho luận văn.

Bước 3: Thiết lập mô hình nghiên cứu: Dựa trên việc phân tích cơ sở lý thuyết, chọn mô hình về các cấp độ VHDN của Schein (1992) nghiên cứu cho luận văn.

Bước 4: Thiết kế thang đo, câu hỏi nghiên cứu: Dựa trên mô hình nghiên cứu được xác định, tiến hành xây dựng các thang đo cho nghiên, mức độ thang đo sử dụng là thang đo Likert 5 điểm cho các chỉ báo. Câu hỏi nghiên cứu dựa theo các cấp độ VHDN của Schein.

Bước 5: Thu thập dữ liệu: Dữ liệu thu thập bằng bảng hỏi phỏng vấn được thiết kế sẵn, có cấu trúc và kết quả được nhập trên các file dữ liệu để chuẩn bị cho bước phân tích dữ liệu tiếp theo.

Bước 6: Phân tích dữ liệu: Dữ liệu sau khi được thu thập và làm sạch sẽ được phân tích theo các mục đích được xác định từ ban đầu bằng các phương pháp phân tích thích hợp.

Bước 7: Tổng hợp, báo cáo, sau bước phân tích dữ liệu, các kết quả nghiên cứu chính sẽ được tổng hợp, trình bày và diễn giải (chương 3) và những kết luận, gợi ý giải pháp được đề xuất trên kết quả (chương 4)

Quá trình nghiên cứu được mô hình hóa trong hình 2.1. như sau:

2.2.2. Xác định vấn đề, đối tượng, mục đích nghiên cứu Luận văn: Phương pháp nghiên cứu quản trị doanh nghiệp

Xác định vấn đề nghiên cứu: Khảo sát ý kiến của đội ngũ cán bộ công nhân viên đang làm việc tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ về văn hóa doanh nghiệp và thực trạng quản trị VHDN.

  • Đối tượng khảo sát: Là cán bộ, công nhân viên của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Kinh doanh Việt Mỹ.
  • Mục tiêu khảo cứu: Nhằm xác định thực trạng quản trị VHDN tại công ty thông quá đánh giá của cán bộ, công nhân viên về vai trò, tác dụng của quản trị VHDN.

2.2.3. Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu dựa trên sự kết hợp giữa lý thuyết về 3 cấp độ VHDN của Schein (1992); theo Schein có 3 cấp độ VHDN tồn tại trong mỗi doanh nghiệp gồm: (i) Cấu trúc văn hóa hữu hình: Bao gồmnhững hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận khi lần đầu tiên tiếp xúc với doanh nghiệp; (ii) Những giá trị được thống nhất: bao gồm những giá trị, chiến lược, triết lý chung được thống nhất, tán thành trong đông đảo người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp và (iii) Những ngầm định cơ bản: Bao gồmnhững nhận thức, niềm tin, suy nghĩ, tình cảm chung được chia sẻ, ăn sâu trong tiềm thức, tâm lý của các thành viên doanh nghiệp và trở thành điều mặc nhiên được công nhận.

Tác giả đề xuất mô hình 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp của Scheinnhằm chỉ mức độ nhìn nhận được các hiện tượng văn hóa của người quan sát, các cấp độ di chuyển từ những biểu hiện rõ ràng, hữu hình và có thể nhìn thấy và cảm nhận được, đến những giá trị căn bản đã được ăn sâu trở thành vô thức được gọi là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp; mô hình 3 cấp độ văn hóa của Schein giúp nhà lãnh đạo vượt qua những cấp độ bề mặt với những sản phẩm nhân tạo và các niềm tin, giá trị động thuận để đến được những giá trị căn bản sâu sắc hơn – chúng là thứ hình thành nên mô hình mẫu của nhận thức, tư duy và cảm xúc được thể hiện các thành viên trong nhóm; vận dụng mô hình 3 cấp độ tránh việc cố gắng suy luận ra các giá trị sau hơn chỉ thông qua các sản phẩm hữu hình, nhân tạo là điều hết sức nguy hiểm, bởi vì đây sự lý giải mang tính chủ quan, theo cảm giác và phản ứng của bản thân người đó (Edgarh H.Schein, 2010).

2.2.4. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi Luận văn: Phương pháp nghiên cứu quản trị doanh nghiệp

Xây dựng thang đo

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo 05 bậc/mức để đo lường đánh giá của cán bộ, nhân viên về quản trị VHDN.

“Hoàn toàn không đồng ý” = 1 điểm; “Không đồng ý” = 2 điểm; “Phân vân không ý kiếm” = 3 điểm; “Đồng ý” = 4 điểm; “Hoàn toàn đồng ý” = 5 điểm.

Thiết kế bảng hỏi

Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi và câu trả lời của đáp viên được sắp xếp theo một trình tự logic và hợp lý. Các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế phù hợp với mục đích của nghiên cứu của luận văn, để thiết kế một bảng hỏi logic và hợp lý ta cần các bước sau:

  • Xác định các dữ liệu cần tìm : Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đối tượng phỏng vấn từ đó xác định được các dữ liệu cần tìm tác động đến quản trị văn hoá doanh nghiệp của công ty
  • Xác định phương pháp phỏng vấn:Luận văn dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi.
  • Chọn dạng câu hỏi:Trong quá trình điều tra, có rất nhiều loại câu hỏi. Tuy nhiên, dạng câu hỏi được sử dụng trong bảng hỏi là câu hỏi đóng
  • Xác định cấu trúc bảng hỏi: Bảng hỏi bao gồm các phần sau: Phần mở đầu: Nêu lên nội dung của cuộc điều tra.Phần thứ hai: Là câu hỏi xác định thông tin đối tượng được phỏng vấn. Phần thứ ba: Là câu hỏi có tác dụng để người được phỏng vấn hiểu được chủ đề của cuộc điều tra mà bảng hỏi hướng đế, có tác dụng nêu rõ nội dung cần nghiên cứu.

Nội dung câu hỏi nghiên cứu

Đánh giá chung: Nhằm đánh giá vai trò, tác dụng tích cực văn hóa doanh nghiệp mang lại trong các hoạt động như: thực hiện chiến lược, nâng cao uy tín, thương hiệu; gồm các câu hỏi sau:

  • (i). VHDN có vai trò quan trong trong việc tạo ra môi trường hoạt động lành mạnh, nhân văn cho nhân viên.
  • (ii). VHDN có tác dụng tích cực động viên, khuyến khích nhân viên phát triển bản thân và sự nghiệp.
  • (iii). VHDN giúp cho Lãnh đạo xây dựng và thực hiện chiến lược tốt hơn. (iv). VHDN góp phần phát triển uy tín, thương hiệu và niềm tin của khách hàng, đối tác đối với Công ty.
  • (v). Văn hóa DN được Chính phủ và xã hội khuyến khích Công ty thực hiện, nâng cao đạo đức KD và trách nhiệm xã hội của DN (Dương Thị Liễu, 2012).

Đánh giá cấu trúc hữu hình: gồm các câu hỏi sau: (i). Kiến trúc nội, ngoại thất khang trang, hiện đại (ii). Logo dễ nhận biết, nổi bật và ý nghĩa

(iii). Đồng phục nhân viên đẹp, lịch sự, phù hợp với công việc

(iv). Bộ quy tắc ứng xử được toàn thể lãnh đạo và nhân viên thực hiện nghiêm túc Luận văn: Phương pháp nghiên cứu quản trị doanh nghiệp

(v). Lễ nghi, lễ hội, các chương trình văn hóa, văn nghệ được tổ chức trang trọng, hấp dẫn.

(vi). Các hoạt động từ thiện, trách nhiệm xã hội được chú trọng và thực hiện thường xuyên, hiệu quả (Edgarh H.Schein, 2010).

Đánh giá về các giá trị tuyên bố: gồm các câu hỏi sau :

  • (i). Triết lý kinh doanh có giá trị định hướng chiến lược và chuẩn mực hành vi của công ty.
  • (ii). Sứ mệnh, tầm nhìn là nền tảng cho hoạch định Chiến lược kinh doanh của công ty.
  • (iii). Các giá trị cốt lõi tạo nên sự độc đáo trong VHDN, được các thành viên tin tưởng, chia sẻ trong công ty (Edgarh H.Schein, 2010).

Đánh giá về các ngầm định nền tảng của VHDN và niềm tin nhân viên: 

gồm các câu hỏi nghiên cứu sau :

  • (i). Việc quản trị quá trình xây dựng và triển khai VHDN tại Công ty đã được Lãnh đạo cấp cao nhất quan tâm và trực tiếp thực hiện.
  • (ii). Việc hoạch định kế hoạch xây dựng VHDN của Công ty được thực hiện một cách bài bản chu đáo.
  • (iii). Việc tổ chức, thực hiện xây dựng VHDN đã được Lãnh đạo làm chu đáo, và phân công trách nhiện cho các đơn vị thực hiện, phát huy dược vai trò của các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên.
  • (iv). Công tác lãnh đạo, chỉ tạo quá trình xây dựng VHDN được chỉ đạo, điều hành sâu sát, có hiệu quả.
  • (v). Lãnh đạo Công ty đã thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng VHDN và xử lý khen thưởng công bằng, kỷ luật.
  • (vi). Đánh giá chung là công tác quản trị VHDN của Lãnh đạo Công ty được thực hiện bài bản, đạt kết quả tốt (Đỗ Minh Cương, 2016).

2.2.5. Chọn mẫu khảo sát nghiên cứu

Tổng thể: Đối tượng tham gia khảo sát gồm: cán bộ lãnh đạo, nhân viên phòng ban và công nhân sản xuất tại công ty.

Phương pháp lấy mẫu: Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng hai cách chọn mẫu là: thuận tiện.

Chọn mẫu thuận tiện: Lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.

Kích thước mẫu: Tổng thể mẫu nhỏ và biết trước được tổng thể mẫu khảo sát, cỡ mẫu n được tính theo công thức sau: n = 21+  ∗

Trong đó n: cỡ mẫu, N: Tổng thể mẫu (N=112), độ chính xác 93%, sai số tiêu chuẩn e = +-7%,

Dự kiến số lượng mẫu phục vụ cho nghiên cứu này là 80 mẫu, đảm bảo đạt độ chính sác 93%.

2.2.6. Thu thập dữ liệu, phân tích dữ liêu Luận văn: Phương pháp nghiên cứu quản trị doanh nghiệp

Thu thập dữ liệu: Dựa vào phiếu khảo sát đã thu vềloại bỏ phiếu không hợp lệ, là những phiếu không trả lời đầy đủ các câu hỏi. Biên tập dữ liệu: nhập dữ liệu vào Excel, lưu lại thành file phục vụ cho phân tích.

Phân tích số liệu: Với dữ liệu thu về, sau khi gạn lọc, kiểm tra phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu như sau:

Phân tích mô tả : Thống kê tần số để mô tả các thuộc tính của nhóm mẫu khảo sát như: giớ tính, độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, vị trí công tác, tính giá trị trung bình cho các biến quan sát.

2.2.7. Kết luận và đề xuất giải pháp

Sau khi phân tích số liệu thu thập được của quá trình điều tra, tác giả sẽ nhận thấy các nhân tố nào có yếu tố quyết định tới vấn đền nghiên cứu. Từ kết quả đó đưa ra được kết luận của vấn đề nghiên cứu và đưa ra giải pháp hợp lý nhất.

Tóm tắt chương

Chương hai này tác giả nêu vấn đề nghiên cứu, khái quát về kết quả nghiên cứu thứ cấp về công tác quản trị văn hóa tổ chức tại công ty CP XNK và KD Việt Mỹ, tác giả cũng trình bày các nội dung chi tiết về quy trình nghiên cứu, quá trình thiết kế bảng hỏi dựa theo các khía cạnh văn hóa theo mô hình của Edga H.Shein và phương pháp nghiên cứu được tác giả trình trình bày tại chương hai.

Bảng hỏi được thiết kế nhằm xác định mô hình VHTC, đánh giá các cấp độ VHTC và đánh giá công tác quản trị VHTC của công ty CP XNK và KD Việt Mỹ. Vậy chương hai này tác giả đề cập các nội dung liên quan đến phương pháp nghiên cứu và cách thức thu thập dữ liệu và cách thức xử lý dữ liệu làm cơ sở cho việc thực thi. Luận văn: Phương pháp nghiên cứu quản trị doanh nghiệp

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Luận văn: Tổng quan về sự phát triển của Công ty Việt Mỹ

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x