Luận văn: Tổng quan về quản trị của các Công ty niên yết

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về quản trị của các Công ty niên yết hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Các yếu tố quản trị công ty tác động đến giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán TP.HCM dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Tổng quan về quản trị công ty

2.1.1. Khái niệm quản trị công ty

Trên thế giới quản trị công ty là một lĩnh vực kinh tế học nghiên cứu cách thức động viên quá trình quản trị hiệu quả của các doanh nghiệp bằng việc sử dụng các cơ cấu động viên lợi ích. Quản trị công ty thường giới hạn trong vấn đề về cải thiện hiệu suất tài chính, chẳng hạn bằng cách nào mọi người chủ sở hữu doanh nghiệp động viên các Giám đốc họ sử dụng vận hành để đem lại hiệu suất đầu tư hiệu quả hơn.

Thuật ngữ “quản trị công ty” đã được ra đời từ rất lâu, có thể nói là từ nghiên cứu “The Modern Corporation and Private Property” của Berle và Means (1932). Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về QTCT.

Shleifer và Vishny (1997) định nghĩa QTCT bằng cách nói rằng QTCT xử lý các vấn đề để đảm bảo các nhà đầu tư của doanh nghiệp nhận được lợi ích từ các khoản đầu tư của mình. Một khái niệm tương tự được đề xuất bởi Caramanolis – Cotelli (1995), người xem QTCT là việc xác định phân chia vốn/ tài sản giữa những người trong công ty (bao gồm ban Giám đốc, Tổng Giám đốc, hoặc tổ chức, cá nhân khác liên quan đến ban quản lý công ty) và các nhà đầu tư bên ngoài.

Metrick và Ishii (2002) định nghĩa QTCT từ quan điểm của nhà đầu tư đó là, QTCT là lời hứa trả một khoản lợi nhuận xứng đáng trên vốn đầu tư và cam kết vận hành hiệu quả công ty từ nguồn vốn đầu tư. Hàm ý của định nghĩa này đó là QTCT ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường vốn của một doanh nghiệp.

Senbet (1998) đưa ra một định nghĩa toàn diện hơn, theo đó, QTCT là một cơ chế mà các bên liên quan của công ty thực hiện việc kiểm soát những người trong công ty và ban quản lý nhằm bảo vệ lợi ích của họ. John và Senbet (1998) đã đưa các bên liên quan vào cơ chế QTCT, các bên liên quan này không chỉ là những chủ nợ mà gồm cả nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng và các bên liên quan khác. Theo Mayer (1997), QTCT là cách thức đưa lợi ích của nhà đầu tư và ban quan lý về cùng một mối và đảm bảo rằng công ty vận hành vì lợi ích của nhà đầu tư.

Deakin và Hughes (1997) cho rằng QTCT liên quan đến mối quan hệ giữa cơ chếquản lý nội bộ công ty và quan niệm của xã hội về phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp. QTCT cũng đã được Keasey và cộng sự (1997) định nghĩa là bao gồm các cấu trúc, quy trình, văn hóa và hệ thống giúp tạo nên sự thành công của công ty.

Như vậy, có thể thấy rằng không có một định nghĩa duy nhất về QTCT có thể áp dụng cho mọi trường hợp và mọi thể chế. Những định nghĩa khác nhau về QTCT phần nhiều phụ thuộc vào các tác giả, thể chế cũng như quốc gia hay cơ chế pháp lý. Phần lớn các định nghĩa lấy bản thân công ty làm trung tâm (góc nhìn từ bên trong) đều có một số điểm chung và có thể được tóm lược lại đó là: QTCT là một hệ thống các mối quan hệ, những mối quan hệ này nhiều khi liên quan tới các bên có các lợi ích khác nhau, đôi khi là những lợi ích xung đột; tất cả các bên đều liên quan tới việc định hướng và kiểm soát công ty; tất cả những điều này đều nhằm phân chia quyền lợi và trách nhiệm một cách phù hợp và qua đó làm gia tăng giá trị lâu dài của các cổ đông. Mặt khác, từ giác độ bên ngoài, QTCT tập trung vào những mối quan hệ giữa công ty với các bên có quyền lợi liên quan. Các bên có quyền lợi liên quan là những cá nhân hay tổ chức có các quyền lợi trong công ty; các quyền lợi ấy có thể xuất phát từ những quy định của luật pháp, của hợp đồng, hay xuất phát từ các mối quan hệ xã hội hay địa lý. Các bên có quyền lợi liên quan không chỉ có các nhà đầu tư mà còn bao gồm các nhân viên, các chủ nợ, các nhà cung cấp, các khách hàng, các cơ quan pháp luật, các cơ quan chức năng của nhà nước, và các cộng đồng địa phương nơi công ty hoạt động (IFC và UBCKNN, 2010).

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán

2.1.2. Vai trò của quản trị công ty Luận văn: Tổng quan về quản trị của các Công ty niên yết

Theo IFC và UBCKNN (2010), “QTCT có hiệu quả đóng một vai trò quan trọng ở nhiều cấp độ. Ở cấp độ công ty, những công ty thực hiện tốt việc QTCT thường có khả năng tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn vốn giá rẻ, và thường đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn so với các công ty khác.” Cụ thể, IFC và UBCKNN (2010) nêu rõ, QTCT tốt giúp:

Cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty dưới nhiều góc độ gồm: thực hiện công việc giám sát và giải trình tốt hơn, nâng cao hiệu quả ra quyết định, thực hiện tốt hơn việc tuân thủ và giảm xung đột lợi ích.

Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn: những công ty được quản trị tốt thường gây được cảm tình với các cổ đông và các nhà đầu tư, tạo dựng được niềm tin lớn hơn của công chúng vào việc công ty có khả năng sinh lời mà không xâm phạm tới quyền lợi của các cổ đông.

Giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản: những công ty cam kết áp dụng những tiêu chuẩn cao trong QTCT thường huy động được những nguồn vốn giá rẻ khi cần nguồn tài chính cho các hoạt động của mình. Chi phí vốn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của công ty theo cảm nhận của các nhà đầu tư: rủi ro càng cao thì chi phí vốn càng cao. Những rủi ro này bao gồm cả rủi ro liên quan đến việc quyền lợi của nhà đầu tư bị xâm phạm. Nếu quyền lợi của nhà đầu tư được bảo vệ một cách thích hợp, cả chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí vay đều sẽ giảm. Đồng thời, có một mối liên hệ mật thiết giữa các cách thức quản trị với việc các nhà đầu tư cảm nhận về giá trị tài sản của công ty (chẳng hạn tài sản cố định, lợi thế thương mại, nguồn nhân lực, danh mục sản phẩm, các khoản phải thu, nghiên cứu và phát triển).

Nâng cao uy tín: những biện pháp QTCT hiệu quả sẽ góp phần làm nên và nâng cao uy tín của công ty. Như vậy, những công ty tôn trọng quyền lợi của các cổ đông và các chủ nợ và đảm bảo tính minh bạch về tài chính sẽ được xem như là một người phục vụ nhiệt thành cho các lợi ích của công chúng đầu tư. Kết quả là những công ty đó dành được niềm tin lớn hơn của công chúng và từ đó nâng cao được giá trị thương hiệu. Niềm tin của công chúng và giá trị thương hiệu có thể khiến người ta tin tưởng hơn vào các sản phẩm của công ty, và điều này sẽ dẫn đến việc nâng cao doanh số, từ đó dẫn đến việc gia tăng lợi nhuận. Hình ảnh tích cực và uy tín của một công ty đóng vai trò quan trọng trong việc định giá công ty. góc độ nền kinh tế và xã hội, những công ty thực hiện tốt công tác QTCT sẽ đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế quốc dân và cho xã hội. Những công ty này thường là những công ty vững mạnh có thể tạo ra của cải vật chất và các giá trị khác cho các cổ đông, người lao động, cộng đồng và quốc gia; trái lại, những công ty có hệthống QTCT yếu kém sẽ dẫn đến việc người lao động bị mất công ăn việc làm, mất tiền trợ cấp và thậm chí có thể còn làm giảm niềm tin trên thị trường chứng khoán (IFC và UBCKNN, 2010).

Theo các Báo cáo thẻ điểm QTCT do IFC và UBCKNN (2010 và 2012) công bố, những công ty có thực tiễn QTCT tốt hơn theo quan sát hay điểm số cao hơn cũng có kết quả hoạt động, kinh doanh tốt hơn được đo bằng các tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và có giá trị thị trường cao hơn đo bằng chỉ số Tobin’s Q.

Vai trò quan trọng của QTCT đã thực sự thu hút được nhiều sự quan tâm, thể hiện ở số lượng các nghiên cứu thực nghiệm ngày càng gia tăng. Các nghiên cứu được này thực hiện tại cả các nước phát triển cũng như đang phát triển để kiểm tra mối quan hệ giữa QTCT và giá trị của doanh nghiệp, điển hình như Rashid và Islam (2008, 2013), Klapper và Love (2004), Ponnu (2008), Wiwattanakantang (2001), Yermack(1996), Enbai và cộng sự (2003) Ehikioya (2009), Busta (2008), Heugens và cộng sự (2008), Bennedsen và cộng sự (2008), Shleifer và Vishny (1986), Kaplan và Minton (1994), Kyereboah và Biekpe (2005),…v.v. Các nghiên cứu thực nghiệm này chủ yếu nghiên cứu mối quan hệ của các yếu tố như quy mô HĐQT, cơ cấu của HĐQT, cơ cấu sở hữu tập trung và việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc và giá trị công ty/ thành quả công ty và đưa ra các kết quả thực nghiệm khác nhau về mối quan hệ này.

2.1.3 Các lý thuyết về quản trị công ty Luận văn: Tổng quan về quản trị của các Công ty niên yết

Có nhiều lý thuyết về QTCT, nhưng trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài này, tác giả sẽ trình bày hai lý thuyết chính, đó là lý thuyết đại diện (Agency theory), lý thuyết quản lý (Stewardship theory). Trong đó, lý thuyết đại diện tập trung vào việc giám sát ban quản lý, nhằm đảm bảo rằng họ làm việc vì quyền lợi của cổ đông. Còn lý thuyết quản lý tập trung vào việc trao quyền cho ban quản lý, tạo cho họ động lực để có thể điều hành công ty một cách hiệu quả nhất.

Lý thuyết đại diện (Agency theory)

Lý thuyết đại diện trong QTCT được cho là bắt nguồn từ nghiên cứu của Berle và Means (1932). Nghiên cứu này đã mô tả vấn đề đại diện trong các công ty hiện đại là một trong những vấn đề phát sinh từ sự phân chia giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát.

Jensen và Meckling (1976) cho rằng mối quan hệ đại diện xuất hiện khi người chủ (the principal) cho phép người đại diện (the agent) nhân danh họ thực hiện một số chức năng quản trị. Lý thuyết đại diện thể hiện mối quan hệ đại diện cơ bản của một bên là người chủ (the principal) và một bên là người đại diện (the agent) trong mối quan hệ hợp tác với nhau nhưng lại có mục tiêu khác nhau và thái độ khác nhau đối với rủi ro (Eisenhardt, 1989). Cổ đông công ty trở thành người chủ khi họ thuê các nhà quản lý điều hành công ty của mình. Là đại diện của người chủ, các nhà quản lý chịu trách nhiệm tối đa hóa lợi ích của cổ đông, tuy nhiên, các nhà quản lý chấp nhận điều này vì họ nhận thấy có cơ hội để tối đa hóa lợi ích riêng của mình. Vì vậy, trong các công ty hiện đại, các cổ đông và nhà quản lý đều có động lực hành động vì những lợi ích của mình. Cổ đông đầu tư tài sản vào công ty và xây dựng hệ thống quản lý để tối đa hoá lợi ích của mình. Với vị trí của mình, người quản lý công ty nhận trách nhiệm quản lý các khoản đầu tư của cổ đông vì họ nhận thấy có khả năng thu được nhiều lợi ích hơn so với việc nắm bắt các cơ hội khác. Lý thuyết đại diện cho rằng nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (ở đây là cổ đông và người quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông và công ty. Còn người quản lý công ty lại được cho là luôn có xu hướng tư lợi và không đủ mẫn cán để thực hiện trách nhiệm của mình và có thể tìm kiếm các lợi ích cá nhân cho riêng mình chứ không phải cho công ty và các cổ đông. Do đó, các cổ đông cần thường xuyên giám sát hoạt động của người quản lý công ty nhằm đảm bảo lợi ích của họ. Lúc này, chi phí đại diện phát sinh. Chi phí đại diện phát sinh do có sự mâu thuẫn về lợi ích của người quản lý và chủ sở hữu khi có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm soát cũng như vấn đề thông tin bất cân xứng (Jensen và Meckling, 1976). Trong kinh tế học, thông tin bất cân xứng là trạng thái không cân bằng trong cơ cấu thông tin giữa các chủ thể giao dịch do họ có mức độ nắm giữ thông tin khác nhau. Như vậy, có thể thấy trong quan hệ giữa cổ đông và những người đại diện của họ (ban quản lý) tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng. Cổ đông chỉ có thể nắm được những thông tin được công bố công khai và rộng rãi như báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, cũng như các thông tin khác được ban quản lý công bố trong các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông. Còn nhiều thông tin khác có liên quan đến hoạt động của công ty không đến được với cổ đông và đây chính là bất lợi của các cổ đông đồng thời là lợi thế về mặt thông tin của ban Giám đốc. Vấn đề thông tin bất cân xứng xảy ra dẫn đến rủi ro đạo đức khi thành viên ban Giám đốc sử dụng lợi thế về thông tin này để trục lợi cá nhân trên lợi ích của cổ đông và công ty. Luận văn: Tổng quan về quản trị của các Công ty niên yết

Jensen và Meckling (1976) tổng hợp các yếu tố từ lý thuyết đại diện, quyền sở hữu và tài chính để phát triển một lý thuyết về cơ cấu sở hữu của công ty và định nghĩa chi phí đại diện là chi phí bao gồm các chi phí giám sát của cổ đông, các chi phí ràng buộc của người đại diện và các thiệt hại kinh tế phụ trội.

Mục tiêu của lý thuyết đại diện là giảm chi phí đại diện phát sinh bởi cổ đông bằng cách lập ra các cơ chế kiểm soát nội bộ để kiểm soát hành vi tư lợi các nhà quản lý (Jensen và Meckling, 1976). Để bảo vệ lợi ích cổ đông, giảm thiểu chi phí đại diện và đảm bảo sự liên kết về lợi ích của người quản lý và cổ đông, học thuyết đại diện nhấn mạnh rằng các cổ đông cần phải sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty. Hai cơ chế nhận được sự quan tâm của giới học thuật là hai nghiên cứu về cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản lý và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi tư lợi của người quản lý công ty (Demsetz và Lehn, 1985) và (Jensen và Meckling, 1976). Cơ chế đãi ngộ thích hợp đưa ra các phần thưởng và hình phạt nhằm mục đích gắn kết lợi ích của cổ đông và người quản lý. Nếu các nhà quản lý nhận đãi ngộ tương ứng với việc các cổ đông đạt được các mục tiêu (ví dụ như phần thưởng dài hạn gắn liền với hoạt động công ty), thì họ sẽ có động lực để điều hành công ty phù hợp với lợi ích cổ đông. Cơ chế đãi ngộ này phù hợp trong trường hợp nhà quản lý có lợi thế đáng kể về thông tin và các cổ đông không thể giám sát được. Cơ chế thứ hai là cơ chế giám sát, cụ thể là HĐQT giám sát việc tư lợi của các nhà quản lý thông qua việc thực hiện kiểm toán và đánh giá hoạt động. HĐQT truyền đạt mục tiêu và lợi ích của cổ đông đến các nhà quản lý và giám sát họ để kiểm soát chi phí đại diện.

Lý thuyết quản lý (Stewardship theory)

Lý thuyết quản lý có nguồn gốc từ tâm lý học và xã hội học và cho rằng các Giám đốc điều hành là những người quản lý có động cơ để hành động vì lợi ích tốt nhất của các cổ đông (Donaldson & Davis, 1989, 1991).

Theo lý thuyết quản lý, hành vi của người quản lý là hành vi vì tập thể, bởi vì người quản lý tìm cách để đạt được các mục tiêu của tổ chức (ví dụ như tăng trưởng doanh thu hoặc lợi nhuận). Hành vi này sẽ mang lại lợi ích cho các cổ đông gồm những người chủ sở hữu không tham gia quản lý (thông qua việc họ thu được nhiều cổ tức và lợi nhuận từ giá cổ phiếu) và các cổ đông giữ vị trí quản lý cấp cao, do mục tiêu của họ được thúc đẩy bởi người quản lý. Những người theo lý thuyết quản lý cho rằng có một mối quan hệ giữa sự thành công của công ty và sự hài lòng của cổ đông. Một người quản lý sẽ bảo vệ và tối đa hóa tài sản của cổ đông thông qua các hoạt động công ty, bởi vì khi làm như vậy thì lợi ích của người quản lý cũng đượctối đa hóa (Davis, Schoorman và Donaldson, 1997). Theo quan điểm này, người quản lý là Giám đốc điều hành công ty và các nhà quản lý làm việc phục vụ cho các cổ đông, bảo vệ và tạo ra lợi nhuận cho họ. Không giống như lý thuyết đại diện, lý thuyết quản lý không tập trung vào quan điểm của chủ nghĩa cá nhân mà lại chú trọng đến vai trò của các nhà quản lý cấp cao, người đóng vai trò kết hợp mục tiêu của họ với mục tiêu của tổ chức (Donaldson & Davis, 1991). Quan điểm quản lý cho thấy rằng người quản lý thấy hài lòng và thực sự có được động lực và nhiệt huyết chỉ khi công ty đạt được thành công. Lợi ích của Tổng Giám đốc và lợi ích của các cổ đông được quy về một mối, điều này giúp nâng cao giá trị của một công ty. Do các cổ đông và Tổng Giám đốc có cùng lợi ích, Tổng Giám đốc sẽ ra các quyết định sáng suốt và sẽ không thao túng quyền lực của mình để gây hại đến quyền lợi của cổ đông. Giá trị cổ đông còn được cải thiện hơn nữa bằng cách đưa ra các chế độ đãi ngộ phù hợp với năng lực cho Tổng Giám đốc (Rashid và Islam, 2008).

Agyris (1973) đã lập luận rằng lý thuyết quản lý nhận ra tầm quan trọng của cơ cấu trao quyền cho người quản lý và trao quyền tự chủ tối đa dựa trên sự tin tưởng và khuyến khích các Giám đốc điều hành hoạt động tự chủ hơn nhằm tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông.

Theo lý thuyết này, Giám đốc quản lý về cơ bản là một người muốn làm một công việc tốt để trở thành một người quản lý tốt tài sản và nguồn lực của công ty. Ngược lại với lý thuyết đại diện, lý thuyết quản lý đề nghị hợp nhất vai trò của Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT để giảm chi phí đại diện và để người này đóng vai trò tự chủ thực sự của một người quản lý trong tổ chức (Donaldson và Davis, 1991). Khi Tổng Giám đốc cũng là Chủ tịch HĐQT, thì Tổng Giám đốc sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong việc thực hiện chức năng của mình do họ được trao toàn quyền quản lý, sức mạnh và quyền lực được tập trung vào tay một người. Lúc này, những kỳ vọng về vai trò lãnh đạo công ty sẽ rõ ràng hơn và nhất quán hơn cả đối với các nhà quản lý cấp dưới và các thành viên khác của HĐQT của công ty. Như vậy, lý thuyết quản lý không tập trung vào việc tạo động lực cho Tổng Giám đốc thông qua các cơ chế đãingộ mà là tạo điều kiện thuận lợi, trao quyền quản lý, và cho rằng sự hợp nhất hai vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty và nhờ đó mang lại lợi nhuận cao hơn cho cổ đông (Donaldson và Davis, 1991). Nhiều kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã ủng hộ lý thuyết này, Stoeberl và Sherony (1985), Alexander, Halpern và cộng sự (1993) cho rằng việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc có tác động cùng chiều với giá trị công ty. Tương tự, Bhagat và Jefferis (2002), Brickley và cộng sự (1997) qua các nghiên cứu của mình cũng ủng hộ quan điểm là trong một công ty thì một cá nhân nên nắm giữ hai vị trí Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT.

2.2 Tổng quan về giá trị công ty

2.2.1 Khái niệm

Giá trị doanh nghiệp: được đại diện bằng chỉ tiêu Tobin’s Q (TQ). Trongnghiên cứu này, biến giá trị doanh nghiệp sẽ sử dụng chỉ tiêu TQ, tương đồng với nhiều nghiên cứu trước. TQ đã được sử dụng là biến phụ thuộc trong nhiều nghiên cứu về mối quan hệ của QTCT và giá trị doanh nghiệp như Rashid và Islam (2008, 2013), Klapper và Love (2004), Agrawal và Knoebe (1996), Claessens và Djankov (1997), Beiner và Schmid (2004), Ehikioya (2009), Busta (2008), …v.v. khi nghiên cứu ở các thị trường tài chính phát triển và đang phát triển.

Chỉ số TQ được đưa ra bởi Jams Tobin của Trường Đại Học Yale, chủ nhâncủa giải Nobel kinh tế học năm 1981. TQ thường được sử dụng để đo lường thành quả của doanh nghiệp bởi vì việc tính toán chỉ số này có sử dụng nhiều chỉ số tài chính và có thể điều chỉnh công thức tính toán chỉ số một cách linh hoạt theo yêu cầu của từng nghiên cứu. Do đó, các nhà nghiên cứu khác nhau áp dụng một cách tính toán chỉ số TQ khác nhau. Chẳng hạn như, Capulong và cộng sự (2000) tính toán TQ trong các thị trường đang phát triển bằng tỷ sốgiữa giá trị thị trường của tài sản và giá trị thay thế của tài sản. Còn Sarkar và Sarkar (2000) lại lập luận rằng do ở các thị trường đang phát triển thường có tỷlệ nợ cao nên rất khó để có thể tính toán chính xác các khoản nợ (giá trị thay thế của tài sản) trong các thị trường này. Theo đó, Rashid và Islam (2013) thựchiện việc tính toán chỉ số TQ bằng cách cộng giá trị vốn hóa thị trường và tổng tài sản, trừ đi giá trị sổ sách vốn cổ phần, sau đó chia cho tổng tài sản của công ty.

2.2.2. Mối quan hệ giữa quản trị công ty và giá trị công ty Luận văn: Tổng quan về quản trị của các Công ty niên yết

2.2.2.1. Bằng chứng thực nghiệm

Đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về vai trò của cổ đông lớn (cơ cấu sở hữu tập trung) trong việc tác động đến giá trị của một công ty và các nghiên cứu này đưa ra các kết luận khác nhau về mối quan hệ này.

Wiwattanakantang (2001), qua nghiên cứu thực nghiệm trên cơ sở dữ liệu là các công ty Thái Lan đã không ủng hộ giả thuyết là sự tồn tại của cổ đông lớn sẽ làm giảm tài sản của công ty mà đưa ra kết luận là sự hiện diện của các cổ đông lớn có liên quan tới việc công ty đạt được thành quả tốt hơn. Lin (2003) cũng cho rằng cổ đông lớn không tham gia quản lý có tác động cùng chiều với giá trị công ty dựa trên một nghiên cứu được thực hiện trên mẫu gồm 1433 công ty từ 18 thị trường mới nổi. Dựa trên một nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu tập trung và thành quả tài chính của các công ty ở châu Á, Heugens và cộng sự (2008) tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa hai biến này. Xu và Wang (1997) khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu lên thành quả hoạt động của các công ty niêm yết công khai tại Trung Quốc trong khuôn khổ QTCT đã đưa ra kết quả thực nghiệm rằng cơ cấu sở hữu tập trung thực sự có tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê lên thành quả hoạt động của công ty. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Claessens và Djankov (1999) về mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu tập trung và thành quả của doanh nghiệp trên một mẫu gồm 706 công ty Séc trong giai đoạn 1992-1997. Claessens và Djankov (1999) kết luận rằng ở công ty có cơ cấu sở hữu càng tập trung thì lợi nhuận của công ty sẽ càng cao.

Ehikioya (2009) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu QTCT và thành quả công ty ở Nigeria và cho thấy sự tập trung quyền sở hữu ở mức độ cao hơn đưa đến một giá trị thị trường cao hơn cho công ty. Nghiên cứu cho thấy rằng khi cổ phần lớn được nắm giữ tập trung trong một công ty thì không dễ dàng xảy ra tranh chấp về quyền kiểm soát, đồng thời việc tập trung quyền sở hữu có thể làm giảm các chi phí đại diện (Ehikioya, 2009). Bên cạnh đó, Busta (2008) cho rằng có một mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa cơ cấu sở hữu tập trung và thành quả của doanh nghiệp, và mối quan hệ này chịu sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật. Kết quả nghiên cứu cho rằng việc tập trung quyền sở hữu có thể mang lại lợi ích cho các ngân hàng ở Châu Âu, khu vực có hệ thống pháp luật bảo vệ cổ đông thiểu số kém hơn so với các nước hệ thống pháp luật án lệ (common law) (Busta, 2008). Shleifer và Vishny (1986) và Kaplan và Minton (1994) cho rằng sự hiện diện của các cổ đông lớn đóng một vai trò đáng kể trong việc gia tăng giá trị của công ty trong các nền kinh tế đang phát triển do lúc này hoạt động QTCT trở nên dân chủ hơn. Họ cho rằng các cổ đông lớn giúp ngăn chặn chủ nghĩa cơ hội, làm giảm các chi phí đại diện phát sinh giữa các Giám đốc và cổ đông. Tương tự, Grossman và Hart (1982) cũng thấy rằng các cổ đông lớn sẽ giải quyết vấn đề người hưởng thụ tự do. Vấn đề người hưởng thụ tự do phát sinh khi một số cổ đông không phải trả chi phí giám sátnhưnglại thu được lợi ích từ những chi phí do những người khác trả. Franks và Mayer (1997), Yafeh và Yosha (1995) ủng hộ quan điểm này và khẳng định rằng cổ đông lớn có thể kỷ luật HĐQT bằng cách cắt giảm những thành viên làm việc kém hiệu quả và ngăn chặn các nhà quản lý trong việc chi tiêu quá mức. Các biện pháp này bảo vệ quyền lợi của các cổ đông và nâng cao giá trị của một công ty. Demsetz (1983), Denis và Sarin (1995) và Agrawal và Manelker (1990) đã khẳng định sự tồn tại của cơ cấu sở hữu tập trung bảo đảm việc kiểm soát doanh nghiệp hiệu quả hơn. Ngược lại, Rashid và Islam (2013) khi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại 60 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Kuala Lumpur trong những năm 2000-2003 về mối quan hệ giữa QTCT và giá trị doanh nghiệp trong thị trường đang phát triển này đã đưa ra kết luận rằng cổ đông lớn/ cơ cấu sở hữu tập trung làm giảm giá trị doanh nghiệp do các cổ đông lớn thao túng quyền lợi của các cổ đông thiểu số. Tương tự, các nghiên cứu được tiến hành bởi Pinkowitz và cộng sự (2003) lập luận rằng các cổ đông lớn chủ yếu thao túng quyền lợi của cổ đông thiểu số. Klapper và Love (2004), Bebchuk và cộng sự (2004) cũng cho rằng sự tồn tại của cổ đông lớn trong một công ty sẽ làm giảm giá trị cổ đông thông qua việc họ chiếm đoạt quyền lợi của cổ đông thiểu số. Theo nghiên cứu của Enbai và cộng sự (2003) về mối quan hệ giữa cơ chế QTCT và giá trị thị trường của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc trong giai đoạn 1999-2001 thì sự tồn tại của cổ đông lớn/ sở hữu tập trung có mối quan hệ ngược chiều với giá trị của công ty. Nam và Nam (2004) lập luận rằng cổ đông lớn xâm hại lợi ích của cổ đông thiểu số và cổ đông lớn cũng tham gia vào việc trục lợi cá nhân từ tài sản của công ty.

Trong khi đó, Liang (2009) khi tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và thành quả hoạt động của các công ty trong thị trường mới nổi với một mẫu gồm 279 công ty điện tử đại chúng ở Đài Loan trong năm 2004 đã cho thấy mức độ cơ cấu sở hữu tập trung khác nhau có tác động khác nhau đến hoạt động của công ty. Nếu HĐQT sở hữu dưới 25% thì có một mối tương quan cùng chiều lên thành quả hoạt động của công ty,còn khi HĐQT sở hữu trên 25% thì có tác động ngược chiều lên thành quả hoạt động của công ty. Còn Holderness và Sheehan (1988) khi tiến hành nghiên cứu trên một mẫu các công ty có cổ đông lớn nắm giữa hơn 50% cổ phần và so sánh thành quả những công ty này với một mẫu những công ty có cổ đông lớn nắm giữ nhiều hơn 20%, cho ra kết quả là không có chênh lệch mang ý nghĩa thống kê trong thành quả doanh nghiệp giữa các công ty này. Đồng thời, Thomsen và cộng sự (2006) trong nghiên cứu của mình về mối quan hệ giữa cổ đông lớn và giá trị của các công ty lớn nhất ở Châu Âu, nơi có cơ cấu sở hữu tập trung cao đã kết luận rằng không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa cơ cấu sở hữu tập trung và giá trị công ty. Harold và Lehn (1985) cũng cho rằng không có mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu tập trung và giá trị của doanh nghiệp. Tương tự, Chen và cộng sự (2005) khi thực hiện nghiên cứu trên một mẫu gồm 412 công ty Hồng Kông niêm yết công khai trong giai đoạn 1995-1998 cũng đưa ra kết quả là không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa cơ cấu sở hữu tập trung và giá trị côngty.

2.2.2.2. Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và giá trị doanh nghiệp Luận văn: Tổng quan về quản trị của các Công ty niên yết

Quy mô HĐQT cũng là một nhân tố quan trọng trong việc tạo nên giá trị doanh nghiệp. Có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa quy mô HĐQT với giá trị công ty.

Quan điểm thứ nhất của Yermack (1996), một trong những người theo lý thuyết đại diện cho rằng công ty với một HĐQT nhỏ sẽ có hiệu quả hơn. Với nghiên cứu trên một mẫu gồm 452 tập đoàn công nghiệp lớn của Mỹ, Yermack (1996) cho thấy có một mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô HĐQT và giá trị công ty. Eisenberg và cộng sự (1998) cũng tìm thấy một mối tương quan ngược chiều giữa quy mô HĐQT và lợi nhuận công ty dựa trên một nghiên cứu được thực hiện trên một mẫu gồm các công ty Phần Lan vừa và nhỏ. Họ cho rằng một HĐQT lớn có tác động tiêu cực đến thành quả công ty vì nó phát sinh chi phí đại diện và một HĐQT với quy mô lớn sẽ gặp khó khăn hơn trong việc đi đến một quyết định được mọi người nhất trí (Yermack, 1996 và Eisenberg và cộng sự, 1998). Tương tự, trong nghiên cứu củamình về ảnh hưởng của cơ chế QTCT lên giá trị của các công ty Singapore và Malaysia, Mak và Kusnadi (2005) đã cho thấy có một mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô HĐQT và giá trị công ty ở cả 2 quốc gia trên. Từ nghiên cứu về ảnh hưởng của quy mô HĐQT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc sử dụng một dữ liệu phong phú của gần 7000 công ty, Bennedsen và cộng sự (2008) đã đưa ra một phân tích nhân quả về ảnh hưởng của quy mô HĐQT lên thành quả của công ty. Nghiên cứu cho thấy khi thay đổi quy mô HĐQT xuống mức dưới sáu thành viên, quy mô HĐQT điển hình của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì lúc này yếu tố quy mô HĐQT không có mối quan hệ với thành quả công ty. Tuy nhiên khi quy mô HĐQT tăng từ sáu thành viên trở lên thì nó lại có tác động ngược chiều lên thành quả của công ty. Do một HĐQT với quy mô phù hợp sẽ giúp việc giám sát hiệu quả, việc tìm kiếm một quy mô HĐQT phù hợp cần có một sự kết hợp hài hòa giữa việc có đủ năng lực đại diện và các chi phí phát sinh từ việc gia tăng người hưởng thụ tự do giữa các thành viên HĐQT (Bennedsen và cộng sự,2008).

Jensen (1993) cũng cho rằng Tổng Giám đốc sẽ khó khăn hơn trong việc kiểm soát HĐQT khi quy mô HĐQT lớn hơn bảy hay tám thành viên. Một HĐQT lớn sẽ trở nên thụ động trong việc giám sát và các thành viên HĐQT không làm việc ở một mức độ tối ưu để nâng cao giá trị của các cổ đông. Thêm vào đó, Andres và cộng sự (2005) đã thực hiện nghiên cứu về tác động của quy mô HĐQT, thành phần của HĐQT và hoạt động nội bộ lên giá trị công ty với một mẫu gồm 450 công ty phi tài chính từ mười quốc gia ở Tây Âu và Bắc Mỹ và đã cho thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa giá trị công ty và quy mô HĐQT. Nguyễn và Robert (2006) cũng cho thấy khi quy mô HĐQT càng lớn thì giá trị công ty lại càng giảm đi trong bối cảnh của các công tyAustralia.

Ngược lại, Rashid và Islam (2013) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa QTCT và giá trị doanh nghiệp ở thị trường đang phát triển Malaysia đã đưa ra kết luận là quy mô HĐQT có mối quan hệ cùng chiều với giá trị doanh nghiệp. Ở một thị trường đang phát triển thì các công ty nên có một HĐQT với quy mô lớn do các thành viên HĐQT sẽ có những đóng góp giúp nâng cao giá trị của công ty. Kết quả nghiêncứucủa Rashid và Islam (2013) ủng hộ quan điểm của Pfeffer (1972) và Zahra và Pearce (1989) về mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và thành quả tài chính của công ty. Kết quả thực nghiệm của những nghiên cứu này ủng hộ lý thuyết quản lý về vai trò của quy mô HĐQT trong việc ảnh hưởng đến giá trị cổ đông trong các thị trường tài chính đang phát triển. Theo lý thuyết này, một HĐQT lớn hơn sẽ cải thiện giá trị của một doanh nghiệp do lúc này HĐQT có thể quyết định các vấn đề của doanh nghiệp tốt hơn. Hơn nữa, các thành viên trong một HĐQT lớn sẽ đại diện cho các lĩnh vực hoạt động khác nhau của công ty và có những hiểu biết đa dạng giúp nâng cao giá trị cho các cổ đông trong một thị trường tài chính (Coles và cộng sự, 2008). Họ cho rằng một HĐQT lớn là tốt cho công ty vì lúc này HĐQT sẽ có nhiều kỹ năng tốt hơn. Một HĐQT lớn sẽ có kỹ năng quản lý cao hơn và việc đưa ra các quyết định chiến lược cũng trở nên dễ dàng hơn, điều này sẽ giúp nâng cao giá trị doanh nghiệp. Tương tự, Tổng Giám đốc có thể dễ dàng thao túng một HĐQT nhỏ và có thể thỏa hiệp tính hiệu quả và độc lập của HĐQT. Ngược lại, HĐQT lớn hơn được xem là độc lập và hiệu quả hơn do Tổng Giám đốc không thể thao túng được HĐQT. Kyereboah và Biekpe (2005) khi tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô HĐQT, cơ cấu HĐQT, việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc với giá trị công ty trên một mẫu gồm 16 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Ghana trong giai đoạn 10 năm từ 1990-2001 đã cho thấy có một mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô HĐQT và giá trị của công ty tại các thị trường đang phát triển này. Một nghiên cứu khác trên thị trường chứng khoán Nigeria cũng cho thấy rằng quy mô HĐQT có tác động cùng chiều đến thành quả công ty. Điều này cho thấy các công ty có HĐQT lớn hơn thì có thành quả tốt hơn so với công ty có HĐQT nhỏ (Ehikioya, 2009). Tương tự, Kiel và Nicholson (2003) khi xem xét mối quan hệ giữa HĐQT và thành quả hoạt động của công ty ở 348 công ty niêm yết công khai lớn nhất của Úc đã đưa ra kết luận rằng quy mô HĐQTcó mối tương quan cùng chiều với giá trị doanhnghiệp.

Trong khi đó, Beiner và cộng sự (2004) cho rằng không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa quy mô HĐQT và giá trị công ty khi thực hiện nghiên cứu mối quanhệ này ở các công ty niêm yết Thuỵ Sĩ. Ma và Tian (2009) qua nghiên cứu tác động của cơ cấu HĐQT, hoạt động của HĐQT và cơ cấu sở hữu tập trung lên thành quả hoạt động của các công ty niêm yết Trung Quốc trên một mẫu là 1975 công ty niêm yết trong 2 năm 2003-2004 cũng cho thấy quy mô HĐQT không ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp. Ngoài ra, Wintoki và cộng sự (2008) khi nghiên cứu dựa trên một mẫu gồm 6000 công ty trong giai đoạn từ 1991 đến 2003 đã cho thấy không có mối quan hệ giữa cơ cấu HĐQT (trong đó có yếu tố quy mô HĐQT) và thành quả tài chính hiện tại của công ty. Frick và Bermig (2010) qua nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô HĐQT, cơ cấu HĐQT lên thành quả công ty với mẫu là các công ty niêm yết trên các thị trường chứng khoán Đức đã không thể tìm ra một mối quan hệ thống nhất của quy mô HĐQT lên giá trị và thành quả doanh nghiệp khi sử dụng các thước đo thành quả doanh nghiệp khác nhau. Theo đó, khi kiểm định mối quan hệ này sử dụng ROA là thước đo thành quả doanh nghiệp, Frick và Bermig (2010) tìm thấy không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa quy mô HĐQT và kết quả hoạt động của doanhnghiệp.

2.2.2.3 Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc (Duality) và giá trị doanh nghiệp Luận văn: Tổng quan về quản trị của các Công ty niên yết

Vai trò của Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT là rất quan trọng trong việc gia tăng giá trị của một công ty. Một người duy nhất nắm giữ cả hai vai trò (việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc – Duality) có ảnh hưởng lên giá trị của một công ty và trên thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Fama và Jensen (1983) cho rằng một người duy nhất nắm cả 2 vị trí trên không thể giám sát tốt một tổ chức. Họ cũng cho rằng vấn đề chi phí đại diện sẽ tăng lên khi một người duy nhất nắm giữ cả hai vai trò quan trọng này. Ủng hộ quan điểm này, Sanda và cộng sự (2003) trong một nghiên cứu thực hiện tại Nigeria, một nền kinh tế đang phát triển đã đưa ra kết luận rằng có một mối quan hệ cùng chiều giữa giá trị doanh nghiệp và việc tách biệt hai vị trí Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT. Đồng thời, Ehikioya (2009) thông qua nghiên cứu mối liên hệ giữa cơ cấu QTCTvàthành quả công ty ở Nigeria với kết quả là có mối quan hệ ngược chiều giữa việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc và giá trị công ty đã cho thấy sự cần thiết phải tách biệt hai vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc để đảm bảo hoạt động tối ưu của doanh nghiệp. Do việc tách bạch các vị trí này sẽ làm gia tăng hiệu quả trong cơ chế ra quyết định (Ehikioya, 2009). Chen và cộng sự (2005) cho rằng có một mối quan hệ ngược chiều giữa việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc với giá trị công ty. Tương tự, Kyereboah và Biekpe (2005) cũng đưa ra kết luận rằng việc tách biệt hai vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc sẽ giảm thiểu sự căng thẳng giữa các nhà quản lý và các thành viên HĐQT và do đó ảnh hưởng cùng chiều đến hoạt động của các công ty ở Ghana. Khi nghiên cứu ở thị trường Trung Quốc, En Bai và cộng sự (2003) cũng đưa ra kết luận là việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc/ Phó Giám đốc có mối quan hệ ngược chiều với giá trị của côngty.

Ngược lại, Stoeberl và Sherony (1985), Alexander, Halpern và cộng sự (1993) cho rằng việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc có tác động cùng chiều đến thành quả công ty. Tổng Giám đốc không thể lập kế hoạch và đưa ra quyết định có lợi cho các cổ đông trong trường hợp có tranh cãi giữa Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT. Dahya và Travlos (2000) tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc và thành quả tài chính của công ty. Anderson và Anthony (1996) cũng cho rằng thành quả hoạt động của công ty có thể được cải thiện khi có sự kiêm nhiệm vì lúc này sẽ không còn sự xung đột giữa hai vị trí này nữa. Bhagat và Jefferis (2002) lập luận rằng khi có sự kiêm nhiệm thì lợi ích của cổ đông và Tổng Giám đốc có thể được liên kết với nhau buộc các Tổng Giám đốc phải hành động vì lợi ích của các cổ đông và tạo ra giá trị cho cổ đông. Tương tự, Brickley và cộng sự (1997) cho rằng việc tách biệt các chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc sẽ phát sinh chi phí cũng như có những lợi ích của nó. Tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc tách biệt này lại tốn kém nhiều chi phí hơn so với lợi ích chúng mang lại đối với hầu hết các công ty lớn (Brickleyvàcộngsự,1997). Kết quả này hàm ý rằng trong một công ty thì cơ cấu lãnh đạo kiêm nhiệm là phù hợp.

Một quan điểm khác đó là không có mối quan hệ giữa việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc – Duality và giá trị của một công ty. Để kiểm định mối quan hệ giữa việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, không điều hành và thành quả hoạt động công ty được đo lường bằng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và trên vốn cổ phần (ROE), Ponnu (2008) đã tiến hành nghiên cứu dựa trên một mẫu gồm các công ty Malaysia lớn niêm yết công khai. Ông kết luận rằng không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa hai yếu tố cơ cấu HĐQT và việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc và thành quả hoạt động của công ty trong bối cảnh của Malaysia (Ponnu, 2008). Tương tự, Chaganti và cộng sự (1985), Daily và Dalton (1992, 1993) đã không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa giá trị công ty và việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc. Khi phân tích những tác động của quy mô HĐQT và thành phần HĐQT lên việc định giá và thành quả công ty, Frick và Bermig không thể tìm thấy một tác động phù hợp của hai biến này lên thành quả của công ty (Frick và Bermig, 2010). Lam và Lee (2008) cũng kiểm định mối quan hệ giữa việc kiêm nhiệm của Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT với giá trị công ty và tác động điều tiết của các yếu tố kiểm soát gia đình trong mối quan hệ này ở các công ty đại chúng Hồng Kông thông qua việc sử dụng một mẫu gồm 128 công ty niêm yết công khai tại Hồng Kông năm 2003. Nghiên cứu cho rằng lý thuyết đại diện hay lý thuyết quản lý đều không thể giải giải thích đầy đủ mối quan hệ giữa việc kiêm nhiệm của Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT với giá trị công ty. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối quan hệ giữa việc kiêm nhiệm của Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT và thành quả hoạt động theo sổ sách kế toán của công ty còn tùy thuộc vào sự hiện diện của các yếu tố kiểm soát gia đình. Việc một người kiêm nhiệm hai vị trí này là không phù hợp ở các công ty không phải là công ty gia đình, trong khi việc tách biệt hai vị trí này lại phù hợp đối với các công ty gia đình.

Như vậy, tác giả đã trình bày tóm tắt kết quả của một số các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa QTCT và giá trị doanh nghiệp. Bảng 1 dưới đây sẽ tóm tắt một lần nữa một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ này.

Bảng 2.1: Tóm tắt một số các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa QTCT và giá trị doanh nghiệp

2.3 Các nhân tố của quản trị doanh nghiệp tác động đến giá trị doanh nghiệp Luận văn: Tổng quan về quản trị của các Công ty niên yết

2.3.1 Quy mô HĐQT (Boardsize)

Ngoài một số ít các công trình nghiên cứu có kết luận không có mối liên hệ giữa quy mô HĐQT và hiệu quả hoạt động công ty thì có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ này. Quan điểm thứ nhất cho rằng quy mô HĐQT nhỏ hơn sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động công ty (Jensen, 1993; Yermack, 1996). Trái ngược với quan điểm thứ nhất, quan điểm thứ hai cho rằng HĐQT có quy mô lớn sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động công ty tốt hơn. Mặc dù tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau, nhưng có nhiều nghiên cứu thực nghiệm có kết luận rằng quy mô HĐQT càng lớn sẽ có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động công ty như nghiên cứu của Shakir (2008). Theo tác giả có thể bất tiện và tăng chi phí cho việc duy trì hoạt động của HĐQT khi ban HĐQT sở hữu nhiều thành viên, đồng thời khi quy mô HĐQT lớn sẽ phát sinh chi phí đại diện và gây khó khăn cho việc hoạch định, điều phối công việc, ra quyết định, tổ chức các cuộc họp khi công ty có quy mô HĐQT lớn. Đặc biệt hơn, nghiên cứu của Truong, Swierczek và Dang (1998) nhấn mạnh, có sự khác biệt giữa phong cách quản lý giữa Việt Nam so với quốc tế. Ở Việt Nam đa số các nhà quản lý không chú trọng chia sẽ quyền lực, điều này hoàn toàn khác biệt với phong cách làm việc nhóm và ủy quyền.Các nhà quản lý Việt Nam khi phải chia sẽ quyền lực thì không nhận thức được những hành động như vậy. Do đó khi quy mô HĐQT gia tăng sẽ dẫn đến sự ủy quyền và khả năng làm việc nhóm trong HĐQT sẽ giảm.

2.3.2 Quyền kiêm nhiệm (Duality) Luận văn: Tổng quan về quản trị của các Công ty niên yết

Mặc dù vẫn chưa đi đến thông nhất về mối quan hệ giữa quyền kiêm nhiệm và hiệu quả hoạt động công ty, nhưng các cổ đông, các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách đều thống nhất rằng Chủ tịch HĐQT không nên kiêm nhiệm chức Tổng Giám đốc. Ở Vương quốc Anh các nhà hoạch định chính sách luôn khuyến nghị cần tách biệt nhiệm vụ giữa Chủ tịch HĐQT với Tổng Giám đốc công ty. Ở Mỹ thì các cổ đông luôn khuyến cáo và gia tăng việc nhắc nhở cần phải tách biệt quyền kiêm nhiệm. Tổng quát hơn có đến 84% các công ty ở Châu Âu tách biệt hẳn chức năng kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT với Tổng Giám đốc.

Thấy rõ được tầm quan trọng khi tách biệt quyền kiêm nhiệm, theo nghiên cứa của (Chen, Lin và Yi, 2008) trong giai đoạn 1999-2003 hàng trăm công ty đã chuyển đổi từ cấu trúc kiêm nhiệm sang cấu trúc tách rời quyền kiêm nhiệm và rất ít các công ty giữ nguyên cấu trúc quyền kiêm nhiệm này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những công ty duy trì quyền kiêm nhiệm, dễ dẫn đến việc Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty lạm dụng quyền lực của mình để tư lợi từ tài sản của công ty và lợi ích cổ đông. Đồng thời theo Jensen (1993) quyền kiêm nhiệm sẽ làm giảm khả năng giám sát các nhà quản lý của HĐQT, từ đó tăng chi phí đại diện cho công ty. Do đó tác giả khuyến nghị nên tách biệt vai trò của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc công ty sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động công ty.

2.3.3 Chi phí đại diện (AC)

Theo luật Chứng Khoán 2006, cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ năm phần trăm trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành. Thêm vào đó, cổ đông nội bộ là những thành viên tham gia quản lý công ty như thành viên HĐQT, ban kiểm soát, Tổng Giám đốc/ Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc /Phó Giám đốc, Giám đốc tài chính, kế toán trưởng,…v.v. Cổ đông lớn và cổ đông nội bộ phải công bố thông tin mỗi khi thực hiện các giao dịch mua bán cổ phiếu. Theo đó, với tiềm lực của mình, các cổ đông này có khả năng chi phối được ban QTCT trong việc đầu tư và tác động đến các quyết định quan trọng của doanh nghiệp nếu họ cảm thấy quyền lợi của mình bị ảnh hưởng. Do đó, trong nghiên cứu này, biến này đại diện cho tổng phần trăm sở hữu của các cổ đông lớn và cổ đông nội bộ của các công ty.

Trong một số nghiên cứu trước đây liên quan đến cơ cấu sở hữu tập trung và giá trị của doanh nghiệp, biến sở hữu tập trung được đo bằng cách sử dụng một biến giả (Klapper và Love, 2004). Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng biến cơ cấu sở hữu tập trung/ cổ đông lớn để đại diện cho chi phí đại diện (agency cost), tương đồng với nhiều nghiên cứu trước đây (Rashid và Islam, 2013), do chi phí đại diện sẽ kiểm tra được vai trò các cổ đông lớn trong việc tác động đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Cơ cấu sở hữu tập trung/ cổ đông lớn đại diện cho chi phí đại diện trong một thị trường tài chính đang phát triển, chi phí đại diện càng cao thì sẽ làm giảm giá trị công ty và ngược lại. Các cổ đông lớn cũng sẽ thao túng quyền lợi của mình và gây hại cho quyền lợi của cổ đông thiểu số. Khi doanh nghiệp có cơ cấu sở hữu tậptrung ở mức độ cao, chi phí đại diện càng cao, giá trị doanh nghiệp sẽ giảm đi, do đó, biến cơ cấu sở hữu tập trung/ cổ đông lớn được kỳ vọng là sẽ có một mối quan hệ ngược chiều với giá trị của doanh nghiệp.

2.3.4 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) Luận văn: Tổng quan về quản trị của các Công ty niên yết

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA): biến này được đo bằng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản.

Biến kiểm soát này đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và giá trị doanh nghiệp khi nghiên cứu ở cả các thị trường tài chính phát triển và đang phát triển như Kyereboah và Biekpe (2006), Rashid và Islam (2008, 2013), Beiner và cộng sự (2004), Andres và cộng sự (2005), Ehikioya (2009), Busta (2008), Ponnu (2008),…v.v. Biến ROA được kỳ vọng sẽ có mối quan hệ cùng chiều với giá trị doanh nghiệp bởi vì việc sử dụng tài sản tối ưu sẽ nâng cao giá trị của cổ đông trong các thị trường tài chính.

2.3.5 Giá trị vốn hóa thị trường (MC)

Biến giá trị vốn hóa thị trường (MC): biến số này được đo lường bằng cách lấy tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành nhân với giá thị trường của cổ phiếu là giá đóng cửa vào ngày kết thúc năm tài chính của các công ty. Biến này được đo lường bằng log tự nhiên của giá trị vốn hoá thị trường. Biến giá trị vốn hóa thị trường đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng là một trong các biến kiểm soát trong các lý thuyết/ nghiên cứu về QTCT như Black (2001), Black và cộng sự (2006). Các công ty có giá trị vốn hoá thị trường cao là các công ty có quy mô lớn, theo đó sẽ có nhiều kinh nghiệm về thị trường cũng như sở hữu những nhà quản trị tài ba, những yếu tố làm tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, do đó các công ty này có mức độ đánh giá tín dụng cao cùng vị thế tốt trên thị trường; với những lý do đó, các doanh nghiệp này có nhiều khả năng tiếp cận được các nguồn vốn.

2.3.6. Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (PB) Luận văn: Tổng quan về quản trị của các Công ty niên yết

Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (PB): biến được đo lường bằng tỷ lệ giá thị trường trên giá trị sổ sách của cổ phiếu. Biến này đã được nhiều tác giả như Leal và cộng sự (2005), Lefort và Urzua (2008), Rashid và Islam (2013) sử dụng trong các nghiên cứu về QTCT của mình. Biến này được sử dụng để phân tích vai trò của việc định giá chính xác cổ phiếu và lòng tin của nhà đầu tư vào thị trường tài chính. Tỷ lệ PB càng cao thì được kỳ vọng là sẽ càng có tác động cùng chiều lên giá trị doanh nghiệp thông qua việc thông tin được phản ánh một cách hiệu quả trên thị trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày một số vấn đề cơ bản về cổ tức, chính sách cổ tức, các yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp, mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp.

Từ những lý thuyết nói trên luận văn đã xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu, gồm các yếu tố quản trị công ty như: Quy mô HĐQT (Boardsize), Quyền kiêm nhiệm (Duality), Chi phí đại diện (AC), Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA),

Giá trị vốn hóa thị trường (MC),Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (PB) Là các yếu tố có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp đây là tiền đề để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trong những chương tiếp theo.

Chương 3 tiếp theo sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu của đề tài. Luận văn: Tổng quan về quản trị của các Công ty niên yết

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Thực trạng về giá trị DN của các Cty niêm yết

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x