Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng về giá trị DN của các Cty niêm yết hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Các yếu tố quản trị công ty tác động đến giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán TP.HCM dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Quy trình nghiên cứu
Phương pháp định lượng được lựa chọn để sử dụng trong bài luận văn này. Mô hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở mô hình của các nghiên cứu trước đây là Shakir (2006); Bathula (2008); Guest (2009). Mô hình được xây dựng nhằm đo lường các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động công ty, đồng thời kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã nêu trên.
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
3.2. Dữ liệu nghiên cứu Luận văn: Thực trạng về giá trị DN của các Cty niêm yết
Các thông tin về hiệu quả hoạt động (ROA) được lấy từ các bảng mục cân đối kế toán (báo cáo tài chính kiểm toán), thông tin liên quan đến đặc điểm HĐQT được lấy trong bản cáo bạch, báo cáo thường niên công ty. Thông tin giá cổ phiếu được lấy từ nguồn dữ liệu giao dịch của HOSE của 100 công ty niêm yết từ năm 2012-2014. Các thông tin thu thập được tổng hợp và thống kê theo từng năm cho từng công ty.
Kích thước mẫu nghiên cứu là vấn đề quan trọng trong một bài nghiên cứu. Theo Green (1991), tác giả khuyến nghị công thức xác định cỡ mẫu nghiên cứu như sau: n ≥ 50+8m. Trong đó, n là kích thước mẫu cần thiết và m là số lượng biến độc lập trong mô hình.Với số biến độc lập trong bài nghiên cứu này là 5, vậy kích thước mẫu tối thiểu bằng 90 quan sát. Từ quan điểm xác định mẫu nghiên cứu trên, luận văn này sẽ tiến hành chọn mẫu thuận tiện và với tổng số mẫu quan sát là 100 tương đương 100 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2012- 2015 và đảm bảo số lần quan sát lớn hơn 90.
Điều kiện lọc dữ liệu:
Các công ty nghiên cứu không phải là các Ngân hàng, công ty Chứng khoán, công ty Bảo hiểm,…
Không chọn các công ty trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán bởi vì các công ty niêm yết trên mỗi sàn chịu những điều kiện niêm yết và quy định khác nhau. Do đó kết quả nghiên cứu sẽ không có ý nghĩa khi các mẫu nghiên cứu không có sự nhất quán.
Các công ty phải thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán TP. HCM trước năm 2012 và không được rời khỏi thị trường chứng khoán trong giai đoạn nghiên cứu.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán
3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Luận văn nghiên cứu, phân tích dữ liệu được thực hiện bằng phần mềm thống kê SPSS để thực hiện: Thống kê mô tả, kiểm tra mối tương quan và hồi quy tuyến tính đa biến.
Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến.
Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình.
Kiểm định tương quan thông qua hệ số Durbin-Watson.
Diễn giải ý nghĩa các hệ số hồi quy và đánh giá ý nghĩa của từng biến độc lập bằng cách sử dụng giá trị Sig so với mức ý nghĩa thống kê.
3.4. Mô hình nghiên cứu Luận văn: Thực trạng về giá trị DN của các Cty niêm yết
Dựa trên các nghiên cứu trước đó về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Người nghiên cứu lựa chọn mô hình ứng dụng kết hợp các mô hình lý thuyết trên là cơ sở của nghiên cứu. Trong đó, mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố bao gồm: quy mô hội đồng quản trị, thành viên HĐQT không điều hành, thành viên nữ trong HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT, quyền kiêm nhiệm. Từ những nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến:
Mô hình nghiên cứu
Dựa trên các nghiên cứu trước đó về các yếu tốcủa quản trị công ty tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết. Người nghiên cứu lựa chọn mô hình ứng dụng kết hợp các mô hình lý thuyết trên là cơ sở của nghiên cứu. Trong đó, mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố bao gồm:
- Quy mô HĐQT (Boardsize)
- Quyền kiêm nhiệm (Duality)
- Chi phí đại diện (AC)
- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
- Giá trị vốn hóa thị trường (MC)
- Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (PB)
- Là các yếu tố có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Từ những nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến:
- Quy mô HĐQT (Boardsize)
- Quyền kiêm nhiệm (Duality)
- Chi phí đại diện (AC)
- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
- Giá trị vốn hóa thị trường (MC)
- Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (PB)
Hình: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình hồi quy
TQ = β0+ β1.Boardsize + β2.Duality + β3.AC + β4.ROA + β5.MC +β6.PB + εi
Trong đó:
β0 : Hệ số chặn
β1, β2, β3, β4, β5, β6: Là các tham số chưa biết của mô hình
ε: Sai số của mô hình
3.5 Mô tả các biến trong mô hình và phương pháp đo lường
3.5.1. Xây dựng thang đo
Biến đo lường được sử dụng để đưa vào mô hình phân tích gồm có: (1) biến phụ thuộc (biến hiệu quả hoạt động công ty); (2) biến độc lập. Các biến đo lường này sẽ lần lượt trình bày cụ thể như sau:
3.5.2. Biến phụ thuộc Luận văn: Thực trạng về giá trị DN của các Cty niêm yết
Giá trị doanh nghiệp: được đại diện bằng chỉ tiêu Tobin’s Q (TQ). Trong nghiên cứu này, biến giá trị doanh nghiệp sẽ sử dụng chỉ tiêu TQ, tương đồng với nhiều nghiên cứu trước. TQ đã được sử dụng là biến phụ thuộc trong nhiều nghiên cứu về mối quan hệ của QTCT và giá trị doanh nghiệp như Rashid và Islam (2008, 2013), Klapper và Love (2004), Agrawal và Knoebe (1996), Claessens và Djankov (1997), Beiner và Schmid (2004), Ehikioya (2009), Busta (2008), …v.v. khi nghiên cứu ở các thị trường tài chính phát triển và đang phát triển.
Chỉ số TQ được đưa ra bởi Jams Tobin của Trường Đại Học Yale, chủ nhân của giải Nobel kinh tế học năm 1981. TQ thường được sử dụng để đo lường thành quả của doanh nghiệp bởi vì việc tính toán chỉ số này có sử dụng nhiều chỉ số tài chính và có thể điều chỉnh công thức tính toán chỉ số một cách linh hoạt theo yêu cầu của từng nghiên cứu. Do đó, các nhà nghiên cứu khác nhau áp dụng một cách tính toán chỉ số TQ khác nhau. Chẳng hạn như, Capulong và cộng sự (2000) tính toán TQ trong các thị trường đang phát triển bằng tỷ số giữa giá trị thị trường của tài sản và giá trị thay thế của tài sản. Còn Sarkar và Sarkar (2000) lại lập luận rằng do ở các thị trường đang phát triển thường có tỷ lệ nợ cao nên rất khó để có thể tính toán chính xác các khoản nợ (giá trị thay thế của tài sản) trong các thị trường này. Theo đó, Rashid và Islam (2013) thực hiện việc tính toán chỉ số TQ bằng cách cộng giá trị vốn hóa thị trường và tổng tài sản, trừ đi giá trị sổ sách vốn cổ phần, sau đó chia cho tổng tài sản của công ty. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả tính toán chỉ số TQ tương tự cách tính toán của Rashid và Islam (2013) như đã trình bày ở trên.
Việc sử dụng TQ cho biết thành quả/ giá trị thị trường của các nhà đầu tư trong một thị trường tài chính. Chỉ số TQ có giá trị lớn hơn 1 cho thấy rằng công ty đó đang hoạt động có hiệu quả. Ngược lại, TQ có giá trị nhỏ hơn 1 thểhiện một điều là công ty đó đang hoạt động không tốt. Một công ty hoạt động tốt có thể cho thấy công ty đó đang làm gia tăng giá trị của cổ đông.
Giá trị doanh nghiệp: Gompers et al. (2003); Drobetz et al. (2003); Brown và Caylor (2006); Sami et al. (2011); Connelly et al. (2012) dùng Tobin Q (TQ) để đo lường giá trị doanh nghiệp. TQ được xác định như sau:
(Giá trị vốn hóa thị trường + Tổng tài sản– Giá trị sổ sách vốn cổ phần)
TQ = Tổng tài sản
3.5.3. Các biến độc lập Luận văn: Thực trạng về giá trị DN của các Cty niêm yết
3.5.3.1 Quy mô HĐQT (Boardsize)
Quy mô HĐQT (Boardsize) được tính bằng số lượng thành viên trong HĐQT của công ty. Quy mô HĐQT (Boardsize) được đo lường bằng log tự nhiên của số lượng thành viên trong HĐQT. Phương pháp xây dựng biến này tương tự Kyereboah và Biekpe (2006) và Rashid và Islam (2013) trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và giá trị doanh nghiệp. Một HĐQT có quy mô lớn được mong đợi là sẽ có một mối quan hệ cùng chiều với giá trị của công ty trong thị trường đang phát triển.
Vì những cơ sở nêu trên, giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và hiệu quả hoạt động công ty trong bài như sau:
Giả thuyết H1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô HĐQT với giá trị doanh nghiệp.
3.5.3.2. Quyền kiêm nhiệm (Duality) Luận văn: Thực trạng về giá trị DN của các Cty niêm yết
Kiêm nhiệm (Duality) thể hiện việc một cá nhân cùng đảm nhiệm hai vị trí Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT trong công ty. Kiêm nhiệm (Duality) được xây dựng bằng cách sử dụng một biến giả. Biến có giá trị là 1 khi cả hai vai trò được nắm giữ bởi một người duy nhất. Ngược lại, biến sẽ nhận giá trị là 0. Phương pháp được sử dụng để xây dựng biến này cũng tương tự như Rashid và Islam (2013). Lý thuyết đại diện cho thấy việc một người duy nhất giữ cả hai vị trí là trái với các nguyên tắc QTCT và gây phát sinh chi phí đại diện trong các thị trường tài chính đang phát triển. Ngược lại, lý thuyết quản lý cho rằng việc một người đảm nhiệm cả hai vị trí sẽ có hiệu quả về mặt chi phí hơn do công ty chỉ phải trả lương cho một người. Đồng thời, lúc này quyền lợi của Tổng Giám đốc sẽ gắn liền với quyền lợi của công ty do người này cũng chính là cổ đông của công ty nên họ sẽ nỗ lực hành động vì quyền lợi của cổ đông, đồng thời là của bản thân mình. Trong nghiên cứu này, tương tự như các nghiên cứu trước đây (Rashid và Islam, 2013; Kyereboad và Biekpe, 2006), tác giả dựa trên lý thuyết đại diện và kỳ vọng có một mối quan hệ ngược chiều giữa việc kiêm nhiệm của Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT với giá trị của doanh nghiệp.
Giả thuyết H2: Có mối quan hệ ngược chiều giữa quyền kiêm nhiệm (Duality)với giá trị doanh nghiệp.
3.5.3.3 Chi phí đại diện (AC)
Biến này được đo lường bằng tổng phần trăm sở hữu của các cổ phần đông lớn và cổ đông nội bộ trong công ty.Cơ cấu sở hữu tập trung/ cổ đông lớn đại diện cho chi phí đại diện trong một thị trường tài chính đang phát triển, chi phí đại diện càng cao thì sẽ làm giảm giá trị công ty và ngược lại. Các cổ đông lớn cũng sẽ thao túng quyền lợi của mình và gây hại cho quyền lợi của cổ đông thiểu số. Khi doanh nghiệp có cơ cấu sở hữu tập trung ở mức độ cao, chi phí đại diện càng cao, giá trị doanh nghiệp sẽ giảm đi, do đó, biến cơ cấu sở hữu tập trung/ cổ đông lớn được kỳ vọng là sẽ có một mối quan hệ ngược chiều với giá trị của doanh nghiệp.
Giả thuyết H3: Có mối quan hệ ngược chiều giữa chi phí đại diện (AC)với giá trị doanh nghiệp.
3.5.3.4 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) Luận văn: Thực trạng về giá trị DN của các Cty niêm yết
Beiner et al. (2004); Connelly et al. (2012) cho rằng lợi nhuận là một trong những yếu tố chính quyết định giá trị doanh nghiệp.Để nắm bắt ảnh hưởng của lợi nhuận tới giá trị doanh nghiệp, luận văn sử dụng ROA được tính như sau:
Biến này được đo bằng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản.
Theo kết quả nghiên cứu Kyereboah và Biekpe (2006), Rashid và Islam (2008, 2013), Beiner và cộng sự (2004), Andres và cộng sự (2005), Ehikioya (2009), Busta (2008), Ponnu (2008),…v.v. Biến ROA được kỳ vọng sẽ có mối quan hệ cùng chiều với giá trị doanh nghiệp bởi vì việc sử dụng tài sản tối ưu sẽ nâng cao giá trị của cổ đông trong các thị trường tài chính.
Giả thuyết H4: Có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)với giá trị doanh nghiệp.
3.5.3.5 Giá trị vốn hóa thị trường (MC)
Biến này được đo lường bằng cách lấy tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành nhân với giá thị trường của cổ phiếu là giá đóng cửa vào ngày kết thúc năm tài chính của các công ty.
Biến này được đo lường bằng log tự nhiên của giá trị vốn hoá thị trường.
Biến giá trị vốn hóa thị trường đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng là một trong các biến kiểm soát trong các lý thuyết/ nghiên cứu về QTCT như Black (2001), Black và cộng sự (2006). Các công ty có giá trị vốn hoá thị trường cao là các công ty có quy mô lớn, theo đó sẽ có nhiều kinh nghiệm về thị trường cũng như sở hữu những nhà quản trị tài ba, những yếu tố làm tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, do đó các công ty này có mức độ đánh giá tín dụng cao cùng vị thế tốttrên thị trường; với những lý do đó, các doanh nghiệp này có nhiều khả năng tiếp cận được các nguồn vốn.
Giả thuyết H5: Có mối quan hệ cùng chiều giữa giá trị vốn hóa thị trường (MC)với giá trị doanh nghiệp.
3.5.3.6 Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (PB) Luận văn: Thực trạng về giá trị DN của các Cty niêm yết
Biến được đo lường bằng tỷ lệ giá thị trường trên giá trị sổ sách của cổ phiếu. Biến này đã được nhiều tác giả như Leal và cộng sự (2005), Lefort và Urzua (2008), Rashid và Islam (2013) sử dụng trong các nghiên cứu về QTCT của mình. Biến này được sử dụng để phân tích vai trò của việc định giá chính xác cổ phiếu và lòng tin của nhà đầu tư vào thị trường tài chính. Tỷ lệ PB càng cao thì được kỳ vọng là sẽ càng có tác động cùng chiều lên giá trị doanh nghiệp thông qua việc thông tin được phản ánh một cách hiệu quả trên thị trường.
Giả thuyết H6: Có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (PB)với giá trị doanh nghiệp.
Bảng 3.2: Bảng mô tả các biến đo lường sử dụng trong nghiên cứu
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3 luận văn đã trình bày phương pháp nghiên cứu xuyên suốt của luận văn với các nội dung chính như sau:
Đầu tiên, các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn sẽ được lược khảo.Sau đó, luận văn sẽ xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Trong mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động công ty. Các biến độc lập bao gồm: quy mô HĐQT, thành viên nữ trong HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT, quyền kiêm nhiệm và thành viên HĐQT không điều hành. Kết quả thực nghiệm từ mô hình hồi quy sẽ được sử dụng là cơ sở chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu.
Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng kết quả hồi quy để giải thích vấn đề này. Dữ liệu của luận văn sẽ được thu thập từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên HOSE từ năm 2011- 2015. Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng. Luận văn sẽ sử dụng phương pháp ước lượng mô hình hồi quy thích hợp và kiểm soát được các khuyết tật của mô hình.
Từ những phương pháp trên sẽ làm nền tảng để phân tích giá trị, đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết được thực hiện ở các chương 4. Luận văn: Thực trạng về giá trị DN của các Cty niêm yết
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Giải pháp nâng cao giá trị DN tại các Cty niên yết