Luận văn: Tổng quan về pháp triển của công ty Sông Hồng

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về pháp triển của công ty Sông Hồng hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn:  Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Hồng Miền Trung dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG HỒNG MIỀN TRUNG

2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Công ty CP Sông Hồng Miền Trung là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty CP Sông Hồng – Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam, ngày 15 tháng 5 năm 2009 Tổng Công ty Sông Hồng đã ra Quyết định số 823/QĐ-HĐQT về việc thành lập Công ty cổ phần Sông ồng Miền Trung theo mô hình công ty Mẹ công ty Con nhằm mục đích phát triển thị trường đầu tư và xây lắp tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Luận văn: Tổng quan về pháp triển của công ty Sông Hồng

Ngày 28 Tháng 05 năm 2009, Công ty CP Sông Hồng Miền Trung chính thức được thành lập theo chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 3300972611 do sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp.

Công ty CP Sông Hồng Miền Trung đã thừa kế và phát huy những truyền thống, kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty CP Sông Hồng từ những năm 1958, thông qua những công trình chất lượng cao, những công trình mang tính trọng điểm và tầm cỡ quốc gia.

Công ty là nơi hội tụ của những kỹ sư, cử nhân, công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm để có thể đáp ứng được công tác thi công xây lắp của tất cả các lĩnh vực trong xây dựng cơ bản như: xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, công trình giao thông, thuỷ lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật..v.v.

Công ty CP Sông Hồng Miền Trung là nơi đáng tin cậy cho các chủ đầu tư để trở thành đối tác lâu dài, nhằm tạo ra những sản phẩm: “An toàn”, “Tiến độ”, “Chất Lượng”, “Giá Thành” để góp phần nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước trong quá trình hội nhập và phát triển.

Tên gọi: Công ty cổ phần Sông Hồng Miền Trung

Tên tiếng Anh: Song Hong Central Viet Nam Joint Stock Company

Tên viết tắt: SHCVN.,JSC

Địa chỉ: Tầng 2, tòa nhà New Economic,

KQH Nam Vĩ Dạ, Tp Huế, TT Huế

Điện thoại: 84 – 54 – 3935588

Fax: 84 – 54 – 3935566

Email: songhongcvn.jsc@gmai.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:   

===>>> Dịch Vụ Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh Luận văn: Tổng quan về pháp triển của công ty Sông Hồng

Theo giấy phép đăng ký kinh doanh công ty số 3300972611 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 28/5/2009, ngành nghề kinh doanh của Công ty CP Sông Hồng Miền Trung bao gồm lĩnh vực:

Tên ngành

Khai thác quặng không chứa sắt

Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét, khai khoáng chưa được phân vào đâu.

Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp

Sản xuất, truyền tải và phân phối điện

Xây dựng nhà các loại

Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ, công trình công ích, công trình kỹ thuật dân dụng khác

Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí, lắp đặt hệ thống xây dựng khác, hoàn thiện công trình xây dựng, hoạt động xây dựng chuyên dụng khác.

Bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác.

  • 50 Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa bằng phương tiện cơ giới
  • 55 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
  • 56 Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống
  • 61 Hoạt động viễn thông có dây, không dây, vệ tinh
  • 63 Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan
  • Hoạt động tư vấn quản lý (tư vấn đấu thầu, tư vấn lập và quản lý dự
  • 70 án, tư vấn đầu tư, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp sáp nhập, mua bán tổ chức lại doanh nghiệp).
  • 82 Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại.
  • Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, bưu điện, nền móng, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, công trình đường dây và trạm biến thế, các công trình thềm lục địa, cảng sông, cảng biển, gia công chế tạo lắp đặt thiết bị, kết cấu kim loại, hệ thống kỹ thuật cơ điện, điện lạnh phục vụ công tác xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng.
  • Đầu tư và kinh doanh phát triển nhà, cơ sở hạ tầng khu đô thị, công nghiệp và khu kinh tế. Kinh doanh bất động sản và dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở.
  • Sản xuất và kinh doanh nhập khẩu các chủng loại vật liệu xây dựng, vật tư, thiết bị, nhiên liệu và các sản phẩm tiêu dùng khác; Khai thác và chế biến, kinh doanh nguyên liệu, lâm sản, khoáng sản phục vụ xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng; Chế tạo, lắp ráp máy móc, thiết bị điện, điện tử; Sản xuất và kinh doanh thương phẩm; Kinh doanh dịch vụ vận tải thuỷ, bộ.
  • Tư vấn đầu tư và xây dựng công trình: thăm dò, thí nghiệm, lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, tổng dự toán; quản lý và thực hiện dự án; kiểm định chất lượng công trình; tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế về thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị, xây lắp công trình; thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình; thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế nội, ngoại thất công trình.
  • Giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp.
  • Tổ chức đào tạo và đào tạo lại, giáo dục, định hướng, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, công nghệ quản lý, ngoại ngữ cho người lao động. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ về xây dựng, vật liệu xây dựng, tổ chức thực hiện đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn nước ngoài và các loại hình kinh doanh dịch vụ khác mà pháp luật không cấm.

2.1.3. Thiết bị thi công

Để nâng cao vị thế Công ty trong lĩnh vực xây dựng tại khu vực miền Trung, Công ty CP Sông Hồng Miền Trung bước đầu cũng có những đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.1.3.1. Thiết bị thi công cơ giới (Phụ lục 01)

2.1.3.2. Nguyên vật liệu (Phụ lục 02) Luận văn: Tổng quan về pháp triển của công ty Sông Hồng

2.1.4. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty CP Sông Hồng Miền Trung

Công ty CP Sông Hồng Miền Trung được thành lập theo nghị quyết của HĐQT Tổng Công ty Sông Hồng số 822/NQ-HĐQT ngày 15 tháng 05 năm 2009, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 28/05/2009.

Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty gồm:

  • Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra nhằm thực hiện chức năng điều hành quản lý giữa hai nhiệm kỳ Đại hội cổ đông.
  • Hội đồng quản trị có quyền nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến Nghị quyết Đại hội cổ đông đã được thông qua cũng như các vấn đề quan trọng khác trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là năm năm.
  • Ban kiểm soát: là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm kỳ năm năm. Ban kiểm soát thực hiện chức năng kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong hoạt động quản lý, điều hành kinh doanh của Hội đồng quản trị, ban Tổng giám đốc. Kiểm tra việc chấp hành điều lệ và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông
  • Ban Tổng giám đốc: Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc sản xuất, Phó tổng giám đốc kinh doanh.

Tổng giám đốc là người đại diện Công ty trước pháp luật, thay mặt Công ty quản lý toàn bộ tài sản và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của nhà nước và theo quy chế phân cấp của Hội đồng quản trị.

Phó tổng giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm giúp Tổng giám đốc quản lý, điều hành điều độ sản xuất, trực tiếp chỉ đạo phòng Kỹ thuật – Cơ giới … thực hiện đúng chức năng của mình.

Phó tổng giám đốc kinh doanh: thay mặt tổng giám đốc ký duyệt phiếu yêu cầu vật tư phục vụ cho việc thi công tại các công trường, tìm kiếm các dự án, các công trình… phù hợp với năng lực của Công ty.

Phòng Kỹ thuật – Cơ giới: lập dự toán đấu thầu, chủ trì nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành các công trình, lập biện pháp, tiến độ thi công và giám sát về mặt kỹ thuật các công trình, quản lý quá trình thực hiện theo đúng quy trình đã được phê duyệt. Phân tích, kiểm tra vật tư vật liệu đầu vào, sản phẩm đạt được, quản lý định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu. Điều độ sản xuất, quản lý và bảo dưỡng hệ thống máy móc thiết bị, quản lý công tác an toàn lao động …

Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: Lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tìm nguồn vật tư đảm bảo phục vụ công tác xây lắp, sản xuất công nghiệp. Lập định mức các khoản chi phí, giá thành sản phẩm. Phối hợp các phòng ban chức năng khác thực hiện điều độ sản xuất, quản lý hệ thống kho tàng vật tư, thiết bị trong Công ty. Quản lý công tác tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu, đề xuất và quản lý giá tiêu thụ tại các thị trường …

Phòng Tổ chức – Hành chính: Quản lý, tiếp nhận và điều động cán bộ phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh, nghiên cứu cải tiến mô hình và cơ cấu tổ chức cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của Công ty. Quản lý công tác văn thư, hành chính, lưu trữ, công tác đối ngoại, công tác đời sống, các chế độ, chính sách của cán bộ công nhân viên…

Phòng Tài chính – Kế toán: Quản lý điều hành các hoạt động tài chính kế toán và tổ chức thực hiện công tác hạch toán kinh tế theo đúng luật kế toán thống kê của nhà nước. Lập kế hoạch tài chính, kế hoạch nguồn vốn và tạo nguồn vốn, tham mưu cho Tổng giám đốc quản lý toàn bộ vốn và tài sản của Công ty. Thực hiện thanh quyết toán, trích nộp ngân sách và các chế độ tài chính khác, chủ trì công tác kiểm kê …

2.1.5. Sản phẩm, thị trường

Là Công ty con của một Tổng Công ty nhà nước, ra đời trong giai đoạn nền kinh tế trong nước và thế giới hết sức khó khăn nhưng Công ty CP Sông Hồng Miền Trung cũng đã kế thừa những truyền thống, kinh nghiệm của Công ty mẹ, đồng thời cũng phát huy được năng lực tự có của bản thân. Với chức năng ban đầu khi mới thành lập chủ yếu là tham gia thi công, xây lắp các công trình của Tổng Công ty tại khu vực miền Trung Tây Nguyên, hiện nay Công ty cũng đã tự tìm kiếm cho mình các công trình, dự án trong khu vực. Sản phẩm của công ty chủ yếu ở lĩnh vực xây lắp, sản phẩm tập trung ở các tỉnh miền Trung là các công trình xây dựng hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi Luận văn: Tổng quan về pháp triển của công ty Sông Hồng

Với tính chất đặc thù của sản phẩm xây lắp có thời gian thi công kéo dài, điều kiện thi công phức tạp, các cơ chế chính sách của nhà nước luôn thay đổi, nguồn vốn công trình không đảm bảo cung ứng so với giá trị thi công thực tế, công tác quản lý tài chính các công trình xây lắp lớn chậm được thu hồi, vòng quay vốn kéo dài, theo đó các chi phí sử dụng vốn sẽ rất lớn, nếu không quản lý tốt dễ bị mất vốn, khó có khả năng thu hồi.

Nhìn chung thị trường lĩnh vực xây lắp trong giai đoạn Công ty mới ra đời (2009 – 2011) gặp sự cạnh tranh hết sức khốc liệt, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả một số loại nguyên vật liệu chính tăng, giảm không ổn định, lãi suất tăng cao do các ngân hàng đưa ra biện pháp thắt chặt tín dụng hạn chế cho vay nhằm thực hiện một trong những biện pháp để kiềm chế lạm phát… đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vừa chập chững bước vào thị trường.

Các công trình, dự án do Tổng Công ty giao thi công:

  • Công trình Nhà thi đấu thể dục thể thao Đà Nẵng trong đó Công ty CP Sông Hồng Miền Trung tham gia thi công phần hạng mục nền móng công trình với giá trị trên 35 tỷ đồng.
  • Công trình xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 tại xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, hạng mục nền móng công trình đường giao thông nội bộ với giá trị trên 300 tỷ đồng
  • Công trình Cải tạo môi trường sông Phú Lộc thuộc dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng với tổng giá trị 120 tỷ đồng
  • Công trình Mở rộng hệ thống thoát nước thải tại quận Liên Chiểu và Sơn Trà thuộc dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng với tổng giá trị trên 143 tỷ đồng.

Các công trình, dự án Công ty CP Sông Hồng Miền Trung tự đấu thầu:

  • Công trình xây dựng cầu Gò Nổi tại huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam với tổng giá trị hơn 120 tỷ đồng
  • Công trình xây dựng cầu Nguyễn Tri Phương với giá trị Công ty CP Sông Hồng Miền Trung thực hiện là 150 tỷ đồng.

Các công trình, dự án do Công ty CP Sông Hồng Miền rung làm chủ đầu tư:

  • Dự án “Khu đô thị Đại học” thuộc xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam với quy mô 165ha và tổng mức đầu tư 1200 tỷ đồng.
  • Dự án “Khu dân cư Điện Dương” thuộc xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam với quy mô 18,5ha và tổng mức đầu tư 450 tỷ đồng.
  • Dự án “Cao ốc văn phòng” tại Khu quy hoạch Nam Vĩ Dạ thành phố Huế với quy mô 1200m2 và tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng.
  • Dự án “Khu biệt thự nhà vườn và du lịch sinh thái cao cấp độn Sầm” thuộc xã Thuỷ Phương, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế với quy mô 48ha và tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng.
  • Dự án BOT hầm đường bộ Phú Gia, Phước Tượng Quốc lộ 1A tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng mức đầu tư trên 1300 tỷ đồng trong đó Công ty CP Sông Hồng Miền Trung chiếm 15% trong tổng mức đầu tư.

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP SÔNG HỒNG MIỀN TRUNG

2.2.1. Kết quả kinh doanh Luận văn: Tổng quan về pháp triển của công ty Sông Hồng

Được thành lập trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu và sự bất ổn từ các yếu tố bên ngoài, tình hình tài chính trong năm lãi suất tăng cao do các ngân hàng đưa ra biện pháp thắt chặt tín dụng hạn chế cho vay nhằm thực hiện một trong những biện pháp để kiềm chế lạm phát, thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm, thị trường bất động sản biến động bất ổn và trầm lắng…. Vượt qua mọi khó khăn thách thức,

Công ty CP Sông Hồng Miền Trung đã lựa chọn hướng đi cho mình ban đầu chủ lực vẫn là xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thuỷ lợi được Tổng Công ty giao nhiệm vụ thi công tại khu vực miền Trung Tây Nguyên.

Công ty khi mới được thành lập với số vốn ban đầu 20 tỷ đồng (vốn điều lệ), vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn vay từ các ngân hàng thương mại: bao gồm cả vốn vay đầu tư và vốn lưu động.

Với sự khởi đầu hết sức khó khăn, nhưng Công ty CP Sông Hồng Miền Trung đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế kế hoạch mặc dù kết quả còn hạn chế

Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh của Công ty ta có nhận xét như sau:

Doanh thu của Công ty vẫn chưa ổn định, lợi nhuận còn quá ít. Nguyên nhân làm hiệu quả kinh doanh chưa cao ngoài sự bất ổn của nền kinh tế, và gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các đơn vị trong ngành còn do giá thành sản xuất còn cao, chi phí tài chính quá nhiều do nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn vay. Bên cạnh đó, tốc độ quay vòng của vốn còn quá chậm cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh.

Qua Bảng 2.1 ta thấy lợi nhuận của Công ty có chiều hướng ổn định trong vòng 03 năm đầu mới thành lập, mức lợi nhuận năm 2009 đạt 963 triệu đồng nhưng đến năm 2010 mức lợi nhuận đạt 1,865 triệu đồng tăng 93.65% so với năm 2009. Năm 2011 mức lợi nhuận 1,843 triệu đồng tương đương so với năm 2010. Bình quân trong 03 năm lợi nhuận của Công ty tăng 46,23%, có được kết quả trên do ảnh hưởng của các yếu tố sau:

  • Công ty vừa mới thành lập và đi vào hoạt động bắt đầu từ quý III năm 2009
  • Tổng doanh vẫn chưa ổn định: Năm 2009 tổng doanh thu đạt 13,396 triệu đồng; năm 2010 đạt 77,543 triệu đồng tăng gần 500% so với năm 2009, đến năm 2011 tổng doanh thu đạt 54,073 triệu đồng giảm 30% so với năm 2010. Doanh thu thuần bình quân qua 03 năm tăng trên 200%
  • Giá vốn hàng bán biến động ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Giá vốn hàng bán năm 2010 là 72,830 triệu đồng tăng 525% so với năm 2009. Năm 2011 giá vốn hàng bán là 43,935 triệu đồng giảm 40% so với năm 2010. Bình quân trong 3 năm giá vốn hàng bán tăng 242%.

Mặc dù giá vốn hàng bán và doanh thu thuần vẫn chưa ổn định qua 3 năm nhưng lợi nhuận gộp của công ty cũng tăng mạnh qua 3 năm cụ thể: năm 2010 lợi nhuận gộp của công ty là 4,704 triệu đồng tăng gần 170% so với năm 2009, đến năm 2011 lợi nhuận gộp của công ty là 9,746 triệu đồng tăng 107% so với năm 2010. Bình quân 3 năm lợi nhuận gộp tăng 138%

Do chi phí bán hàng thay đổi đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Chi phí này tăng sẽ làm giảm lợi nhuận và ngược lại. Năm 2010 chi phí bán hàng của công ty là 111 triệu đồng tăng 170% so với năm 2006. Năm 2011 chi phí bán hàng là 54 triệu đồng giảm 51% so với năm 2010. Bình quân trong 3 năm chi phí bán hàng tăng 60%

Hoạt động tài chính đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Hoạt động tài chính trong 3 năm chủ yếu là vay ngắn hạn ngân hàng nên đã làm giảm lợi nhuận của công ty.

Lợi nhuận sau thuế: 3 năm qua công ty được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về thuế.

Nhìn chung trong những năm qua chi phí có sự tăng lên nhưng công ty vẫn đạt được mức lợi nhuận tương đối.

Năm 2011 trước tình hình nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn, tình hình tài chính không ổn định, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn do ngân hàng hạn chế cho vay…. Đứng trước những khó khăn này, Công ty CP Sông Hồng Miền Trung đã xác định được mục tiêu trong thời gian đầu thâm nhập vào thị trường đó là tập trung thi công dứt điểm các công trình, công việc dở dang như Công trình Cải tạo môi trường Sông Phú Lộc, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình công việc có nguồn vốn rõ ràng và thanh toán nhanh như Mở rộng hệ thống thoát nước thải tại quận Liên Chiểu và Sơn Trà, cầu Nguyễn Tri Phương và cầu Gò Nổi để quay vòng nguồn vốn thi công

Để đạt tốc độ như vậy công ty đã luôn thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, ngoài ra Công ty cũng không ngừng đầu tư vào các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, công tác quản lý của ban lãnh đạo ngày càng chặt chẽ và hiệu quả đã tạo điều kiện cho Công ty CP Sông Hồng Miền Trung vượt qua những khó khăn chung của nền kinh tế cũng như những khó khăn trong bước đầu thâm nhập và khẳng định mình trên thị trường xây dựng ngày càng cạnh tranh gay gắt

2.2.2. Cơ cấu doanh thu của công ty Luận văn: Tổng quan về pháp triển của công ty Sông Hồng

Nguồn tạo doanh thu cho Công ty CP Sông Hồng Miền Trung tập trung chủ yếu vào mảng xây lắp. Ngoài ra còn có những mảng hoạt động “tay trái” khác mang lại doanh thu khiêm tốn từ hoạt động sản xuất betong thương phẩm, cung ứng vật tư vật liệu xây dựng …

Doanh thu từ lĩnh vực xây lắp chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu. Năm 2009, do Công ty mới thành lập trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn do đó tổng doanh thu của công ty chỉ đạt được trên 13 tỷ từ mảng hoạt động xây lắp. Năm 2010 và 2011 doanh thu của Công ty tăng bình quân trên 300%, trong đó doanh thu từ hoạt động xây lắp luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 85% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Còn lại là từ nguồn thu từ hoạt động sản xuất betong thương phẩm và thương mại chiếm một tỷ trọng khiêm tốn dưới 15%

Qua ba năm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhìn chung tỷ trọng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có chiều hướng ổn định.

2.2.3. Tình hình lao động của công ty

Qua 03 năm xây dựng, Công ty CP Sông Hồng Miền Trung đã tạo dựng được chỗ đứng cho mình trên thị trường, đồng thời cũng tạo được niềm tin đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên. Công ty ngày càng thu hút được nhiều cán bộ có trình độ và kinh nghiệm đến làm việc… Đó là thành quả tất yếu của tầm nhìn chiến lược, việc nhìn nhận đánh giá vị trí then chốt của yếu tố con người trong sự phát triển của một doanh nghiêp trong chính sách nhân sự của hội đồng quản trị, ban lãnh đạo Công ty CP Sông Hồng Miền Trung. Đồng hành với sự phát triển của Công ty việc tuyển dụng, đào tạo, đào tạo nâng cao thường xuyên được Công ty đầu tư thích đáng. Trang bị cho mọi nhân viên lượng kiến thức ban đầu đủ để họ bắt tay vào công việc; không ngừng động viên, khuyến khích tạo điều kiện về mọi mặt để các bộ nhân viên tham dự các khoá đào tạo nghiệp vụ nâng cao theo nhu cầu công việc, đặc biệt khuyến khích các nhân viên tự nâng cao kiến thức chuyên môn đề ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

Ta có tình hình lao động của Công ty CP Sông Hồng Miền Trung qua bảng 2.3 dưới đây:

Nếu phân theo trình độ học vấn thì tỷ lệ lao động có trình độ đại học ở công ty chiếm tỷ lệ cao. Năm 2009 có 11 người chiếm 78,57% tổng số lao động trong toàn công ty; năm 2010, 2011 số lượng lao động có trình độ đại học là 21 và 41 người.

Do đặc thù của ngành xây dựng, nên trong tổng số lao động của công ty qua các năm ta thấy tỷ lệ lao động nam luôn chiếm phần lớn so với lao động nữ.

Đối với cán bộ, nhân viên chính thức, trong quá trình làm việc, căn cứ vào thực tế nâng cao trình độ của cá nhân và công ty, cán bộ nhân viên của công ty sẽ được cử đi học ở các lớp chuyên ngành với kinh phí do công ty đài thọ.

Khen thưởng là động lực đòn bẩy thúc đẩy khả năng sáng tạo, sự cống hiến hết mình cho con người.

Với mục đích tôn vinh sự tận tâm, khả năng sáng tạo của những người đã đóng góp vào sự phát triển của Công ty, cùng với hàng loạt chính sách khen thưởng tức thời, định kì, đột xuất theo công việc, chiến dịch… bằng vật chất, đề bạt các chức vị quan trọng… cho những cá nhân có thành tích xuất sắc.

Ngoài ra, nhận thức được những khó khăn thách thức, Công ty cũng đã kịp thời đưa ra một số giải pháp thực hiện các mục tiêu cơ bản cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên. Thu nhập bình quân của cán bộ năm sau đều cao hơn năm trước, thu nhập bình quân của lao động gián tiếp năm 2011 là 5 triệu đồng/ người/ tháng, năm 2009 là 4 triệu đồng/ người/ tháng tăng 25%, đối với lao động trực tiếp, mức thu nhập bình quân năm 2009 là 2,9 triệu/ người/ tháng và năm 2011 là 3,5 triệu/người/ tháng tăng trên 20%. Để có thể giữ vững và tăng mức thu nhập của cán bộ trong thởi buổi kinh tế khó khăn hiện nay là một cố gắng vượt bậc của Công ty CP Sông Hồng Miền Trung, và Công ty đã tạo được niềm tin ở đội ngũ cán bộ công nhân viên đồng thời ngày càng thu hút được nhiều lao động có trình độ và kinh nghiệm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng Công ty ngày càng lớn mạnh.

2.3. CĂN CỨ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

2.3.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020 Luận văn: Tổng quan về pháp triển của công ty Sông Hồng

Ngày 09/05/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định Số: 61/2008/QĐ-TTg về vấn đề “PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI DẢI VEN BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020”. Nội dung quyết định đã chỉ rõ những mục tiêu và nhiệm vụ phát triển, các giải pháp thực hiện và công tác tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020. Trong đó, có một số nội dung có tác động lớn đến ngành xây dựng ở miền Trung như sau:

Mục tiêu

  • Xây dựng Dải ven biển miền Trung (DVBMT) trở thành Vùng kinh tế phát triển, cửa ngõ phía Đông và là một trong các hành lang kinh tế Bắc – Nam quan trọng của miền Trung và cả nước, đóng góp vào tăng trưởng của toàn miền Trung và trên lãnh thổ từng tỉnh trong vùng. Tăng trưởng GDP khoảng 12,5% thời kỳ 2006 – 2010 và 12,9 – 13,0% thời kỳ 2011 – 2020, tỷ trọng GDP của kinh tế trên biển và ven biển của DVBMT trong toàn vùng miền Trung khoảng 76 – 80,4% GDP vào năm 2020, đóng góp khoảng 82 – 85% giá trị xuất khẩu của miền Trung.
  • Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế biển bao gồm: hệ thống cảng biển, trong đó có cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong; các sân bay; mạng giao thông ven biển và mạng kết nối với nội địa; hệ thống cung cấp nước; xử lý chất thải rắn, nhất là chất thải nguy hại; hệ thống các công trình phòng tránh thiên tai…
  • Hình thành các trung tâm tiến ra biển của cả nước ở miền Trung và ở địa bàn mỗi tỉnh, mỗi tiểu vùng trên cơ sở phát triển các đô thị ven biển và hướng biển, các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp và khu du lịch ven biển.
  • Đẩy mạnh phát triển kinh tế đảo.
  • Nhiệm vụ thực hiện:
  • Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật ven biển và biển (bao gồm đường ven biển và mạng kết nối với nội địa; cảng biển; sân bay; hệ thống cung cấp nước và xử lý chất thải rắn, nhất là chất thải nguy hại; cấp điện, các công trình phòng tránh thiên tai, trung tâm cứu hộ cứu nạn).

Về đường bộ

  • Hình thành đường giao thông ven biển qua DVBMT dài 1.314 km nối liền ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.
  • Triển khai xây dựng hầm đường bộ Đèo Cả.
  • Xây dựng và hình thành đường cao tốc Bắc Nam: Đến năm 2020, tuyến Bắc Nam phía Đông gồm các đoạn sau: Ninh Bình – Thanh Hóa; Thanh Hóa – Vinh; Vinh – Hà Tĩnh; Cam Lộ – Đà Nẵng; Đà Nẵng – Quảng Ngãi; Quãng Ngãi – Quy Nhơn; Nha Trang – Dầu Giây;
  • Cải tạo, nâng cấp và mở rộng các tuyến quốc lộ trục ngang đạt cấp III – cấp IV, một số đoạn thường xuyên ngập lụt phải được kiên cố hóa gồm các quốc lộ: 47, 7, 8A, 12A, 9, 49A, 14B + 14D, 24; 19, 25, 26, 27, 28, 55.
  • Hình thành kết cấu hạ tầng kỹ thuật các hành lang kinh tế gắn kết các đô thị, cảng biển, sân bay với các khu kinh tế cửa khẩu của Vùng như hành lang kinh tế Thanh Hóa – Sầm Sơn; Vinh – Cửa Lò – Bến Thủy; Hà Tĩnh – Bắc Quảng Bình; Quảng Trị – Huế; Đà Nẵng – Dung Quất – Nhơn Hội; Nha Trang – Ninh Thuận – Bình Thuận và các hành lang kinh tế Đông – Tây nối các cửa khẩu phía Tây ra các cửa biển phía Đông.

Phát triển cảng biển Luận văn: Tổng quan về pháp triển của công ty Sông Hồng

  • Xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hòa) trở thành cảng biển lớn của Việt Nam đạt tầm vóc quốc tế, đến năm 2020 cảng sẽ hoàn thiện với công suất 1,5 triệu TEU.
  • Xây dựng cảng Liên Chiểu – Đà Nẵng làm cảng cửa ngõ.
  • Hoàn thành nâng cấp các cảng tại các khu kinh tế theo quy hoạch, gồm các cảng: Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Hòn La, Chân Mây, Kỳ Hà, Dung Quất, Quy Nhơn, Nhơn Hội, Vũng Rô, Phú Quý. Phát triển các cảng Cửa Việt, Ba Ngòi đáp úng nhu cầu phát triển của địa phương.
  • Xây dựng các cảng hàng không theo quy hoạch hệ thống cảng hàng không cả nước. Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng các cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, Chu Lai. Khai thác có hiệu quả các cảng hàng không Vinh, Đồng Hới, Phù Cát, Tuy Hòa. Nghiên cứu, cải tạo, nâng cấp sân bay trên đảo Phú Quý phục vụ du lịch, dịch vụ dầu khí và quốc phòng.
  • Phát triển thủy lợi kết hợp thủy điện với các công trình hồ chứa, mạng dẫn để có nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
  • Củng cố và nâng cấp hệ thống đê cửa sông và đê biển kết hợp chỉnh trị các dòng sông để chống bồi lắng sạt lở, hạn chế hiện tượng sa mạc hóa, đảm bảo thoát lũ và khai thác tổng hợp nguồn nước của từng lưu vực. Xử lý và bảo vệ một số đoạn sông mà dân cư đang sống tập trung ở vùng cửa sông đang bị sạt lở.
  • Xây dựng các hành lang thoát lũ hợp lý bằng kết hợp hệ thống đê và lòng bãi sông.
  • Quy hoạch bố trí lại các khu dân cư và xây dựng các công trình công cộng (trường học, bệnh viện, trạm y tế, nhà văn hóa…), nhà ở ở những vùng bị lũ lụt theo hướng phòng chống thiên tai.

Phát triển các trung tâm kinh tế biển

Phát triển đô thị ven biển.

  • Xây dựng Đà Nẵng thành Trung tâm kinh tế biển của Vùng, là một trong ba trung tâm kinh tế biển lớn của nước ta.
  • Phát triển các đô thị của Vùng trở thành những trung tâm tiến ra biển của từng tỉnh, từng tiểu vùng trong Dải ven biển miền Trung: Thanh Hóa trở thành một trung tâm phát triển ở Bắc miền Trung; thành phố Vinh là Trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ; thành phố Huế trở thành Thành phố Festival, thành phố du lịch, trung tâm văn hóa, kinh tế của Vùng; trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế, trung tâm khoa học, đào tạo và trung tâm y tế đa ngành chất lượng cao của Vùng; Nha Trang là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của tỉnh, khu vực các tỉnh cực Nam Trung Bộ và trung tâm du lịch biển của cả nước.
  • Xây dựng và phát triển các thành phố, thị xã ven biển trên từng tỉnh trở thành những trung tâm tiến ra biển của từng tỉnh, như các thành phố: Hà Tĩnh, Đồng Hới, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Phan Rang – Tháp Chàm, Phan Thiết và thị xã Đông Hà.

Các khu kinh tế (KKT) ven biển.

  • Phát triển KKT gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và của Vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Đẩy nhanh sự phát triển các KKT đã được thành lập mà trước hết là các khu kinh tế có ý nghĩa động lực đối với DVBMT là các KKT Dung Quất, Chu Lai, Nhơn Hội, Vân Phong, Chân Mây – Lăng Cô, Nghi Sơn, Vũng Áng, Đông – Nam Nghệ An, Nam Phú Yên.
  • Hình thành và thành lập KKT Hòn La.

Các khu công nghiệp (KCN).

  • Giai đoạn 2006 – 2010: Tập trung đầu tư hoàn chỉnh và khai thác có hiệu quả 21 KCN, khu chế xuất (KCX) đã và đang được triển khai xây dựng với tổng diện tích đất tự nhiên 3.510 ha, đặc biệt là các KCN trên địa bàn trọng điểm. Xem xét mở rộng và thành lập mới 7 KCN với tổng diện tích khoảng 1.660 ha. Phát triển một số cụm công nghiệp vừa và nhỏ tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội phát triển.
  • Từ năm 2011 đến 2020 và những năm tiếp theo, thành lập 23 KCN mới và mở rộng 7 KCN với tổng diện tích khoảng 5.578 ha đến năm 2020. Khuyến khích các KCN đầu tư phát triển công nghệ cao, sản xuất hàng xuất khẩu.
  • Phân bố các KCN gắn với hình thành các điểm đô thị trong Vùng theo các tuyến hành lang. Phát triển các cụm công nghiệp theo quy hoạch ở những nơi có điều kiện thuận lợi.

Phát triển kinh tế đảo

Tăng cường đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh kết hợp kinh tế dân sinh trên các huyện đảo, xã đảo, hỗ trợ phát triển nghề cá xa bờ và một số tuyến đường ven biển như cầu cảng, khu dịch vụ hậu cần nghề cá, các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, hồ chứa nước, trạm phát điện sức gió, xử lý chất thải rắn…

2.3.2. Xác định mục tiêu chiến lược Luận văn: Tổng quan về pháp triển của công ty Sông Hồng

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, mong muốn và nguyện vọng của các đối tượng hữu quan bên trong và thực trạng của nguồn lực đang sở hữu Công ty xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2012 – 2020 như sau:

2.3.2.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của Công ty Cổ phần Sông Hồng tại miền Trung:

  • Xây dựng công ty trở thành một trong những công ty hàng đầu trong ngành xây lắp tại miền Trung;
  • Năng cao năng lực về tài chính, xây dựng uy tín và phát triển thương hiệu, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự cạnh tranh làm động lực phát triển bền vững;
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý, đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về khoa học kỹ thuật và đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề;
  • Gia tăng vốn góp của các cổ đông, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của cổ đông với lợi ích của người lao động và lợi ích xã hội,

2.3.2.2. Mục tiêu cụ thể

Đạt mức lợi nhuận tăng từ 10 – 15%/năm trong vòng 10 năm tới. Đến năm 2020 phấn đấu chiếm lĩnh 50% thị phần xây lắp khu vực miền Trung, cải thiện đến mức tối đa sức cạnh tranh về giá thành. Thay đổi cơ cấu chi phí xây dựng, ưu tiên gia tăng chi phí quảng cáo, quảng bá khuếch trương, giảm chi phí thi công và các chi phí khác để đầu tư nâng cao thương hiệu, chú trọng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và nghiên cứu thị trường nhằm phát huy hiệu quả các nguồn lực.

2.3.3. Phân tích môi trường kinh doanh

2.3.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô Luận văn: Tổng quan về pháp triển của công ty Sông Hồng

Môi trường vĩ mô là những yếu tố và lực lượng mang tính chất xã hội rộng lớn có tác động đến thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tác động đến tất cả các yếu tố của môi trường vi mô.

Môi trường kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô có vai trò khá quan trọng đối với các hoạt động quản trị của một doanh nghiệp.

Trong những năm qua, nền kinh tế VN đã có sự tăng trưởng đáng ghi nhận. Cụ thể, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007 đạt 8,46%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32%, năm 2010 đạt 6,78% và năm 2011 đạt 5,89%. Bình quân thời kỳ 2006-2010, tăng trưởng kinh tế đạt 7,01%/năm, trong đó bình quân giai đoạn 2006-2007 đạt 8,34%; bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 6,14% do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới.

Giai đoạn 2006-2010, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 – 2009 để lại hậu quả hết sức to lớn cho nhiều quốc gia trong những năm tiếp theo và Việt Nam cũng không nằm ngoài tác động của vấn đề này. Trong bối cảnh hết sức khó khăn đó, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế có sụt giảm nhưng Việt Nam vẫn được thế giới đánh giá là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực châu Á (chỉ sau Trung Quốc). Việc tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta liên tục tăng lên qua các năm là một thành tựu lớn.

Sự tăng trưởng của nền kinh tế là cơ hội giúp cho các doanh nghiệp phát triển. Tăng trưởng sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu từ nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp phát huy được hết khả năng của mình. Công ty CP Sông Hồng Miền Trung cũng đã nắm bắt cùng nhịp độ tăng trưởng đó, trong những năm qua, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã có sự mở rộng về quy mô (năm sau mở rộng hơn năm trước). Tuy nhiên cùng với những cơ hội xuất hiện, luôn tồn tại những thử thách song hành, đó là: nhu cầu xã hội tăng lên; những đòi hỏi, yêu cầu về cung ứng những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và sự khắt khe của thị trường ngày càng càng cao, đã đẩy Công ty vào những chọn lựa trong đầu tư, trong phương thức và chiến lược kinh doanh của mình thận trọng và hợp lý hơn.

Thu nhập bình quân đầu người cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng tiêu dùng – tiết kiệm hay đầu tư và tính chất của thị trường tương lai, Trong giai đoạn 2006 – 2010, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 11.694 nghìn đồng năm 2006 lên 22.778 nghìn đồng năm 2010, gấp gần 2 lần, tương đương 11.084 nghìn đồng. Nếu tính theo USD (Theo tỷ giá hối đoái bình quân năm), thu nhập bình quân đầu người tăng từ 730 USD năm 2006 lên 1.168 USD năm 2010, gấp 1,6 lần, tương đương 438 USD. Đây là cơ hội thuận lợi cho công ty, thu nhập tăng dẫn đến tăng sức mua và tạo ra nhiều nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi nhu cầu thị trường tăng lên thì nhiều nhà đầu tư sẽ vào cuộc dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ trở nên khốc liệt hơn.

Yếu tố lạm phát cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định chiến lược. Nếu lạm phát gia tăng sẽ làm tăng giá cả yếu tố đầu vào, kết quả dẫn tới sẽ là tăng giá thành và tăng giá bán. Nhưng tăng giá bán lại khó cạnh tranh. Mặt khác khi có yếu tố lạm phát tăng cao thì thu nhập thực tế của người dân lại giảm đáng kể và điều này dẫn tới làm giảm sức mua và nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Nói cách khác khi có yếu tố lạm phát tăng cao thì thường khó bán được hàng hóa và thường dẫn tới thiếu hụt tài chính cho sản xuất kinh doanh, dẫn đến việc tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh khó mà thực thi được. Trong giai đoạn 2006-2010, lạm phát đã tăng cao vào năm 2008 (22,97%) và sau đó biến động mạnh trong các năm 2009-2010. Tính chung trong giai đoạn 2006-2010, lạm phát bình quân lên đến 11,4%/ năm.

Việt Nam, mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất tồn tại khá chặt chẽ. Chính phủ Việt Nam thường sử dụng chính sách tiền tệ thông qua công cụ lãi suất để kiềm chế lạm phát. Khi lạm phát tăng cao thì lãi suất cũng được đẩy lên cao do chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ. Cùng với sự biến động của lạm phát, lãi suất cũng có sự thay đổi trong giai đoạn 2006-2010.

Lãi suất và sự tăng hay giảm của lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng đến xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, do đó ảnh hưởng đến các doanh nghiệp. Trong hai năm qua 2009 – 2010 lãi suất cơ bản tăng do chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ để kiềm chế tỷ lệ lạm phát cao năm 2008 đã làm cho các ngân hàng thương mại tăng lãi suất cho vay đối với khách hàng. Điều này ảnh hưởng đến việc đầu tư của doanh nghiệp, trong đó có Công ty CP Sông Hồng Miền Trung vì cân nhắc thận trọng trong việc vay vốn để mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sử dụng vốn vay để làm đòn bẩy tài chính nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh cho công ty. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố cơ chế cho vay với lãi suất dựa trên sự thoả thuận giữa ngân hàng và doanh nghiệp, tạo ra sự chủ động hoàn toàn cho ngân hàng và doanh nghiệp thoả thuận lãi suất trong quan hệ vay vốn. Đây là tín hiệu tích cực giúp Công ty tháo gỡ những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.

Tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, trong đó có Công ty CP Sông Hồng Miền Trung thông qua việc mua sắm các máy móc thiết bị phục cụ cho việc thi công công trình. Luận văn: Tổng quan về pháp triển của công ty Sông Hồng

Tăng trưởng xuất khẩu không thay đổi nhiều so với giai đoạn trước khi gia nhập WTO. Trong khi đó, nhập khẩu đã tăng nhanh hơn đáng kể, khiến thâm hụt cán cân thương mại tăng mạnh. Để cải thiện tình hình này, Việt Nam đã áp dụng chính sách phá giá đồng tiền nhằm khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Kết quả là tỷ giá của đồng Việt Nam so với Đô la Mỹ đã có sự thay đổi đáng kể. Trong năm 2010, giá USD trong giao dịch liên ngân hàng đã tăng 1.700 đồng, từ mức 18.932 VND lên mức 20.693 VND/USD – tức tăng hơn 9,3 % so với mức tăng 2,1% trong đợt điều chỉnh tỷ giá ngày 18/8/2010, và tăng 3,36% ngày 11/2/2010. Như vậy, trong vòng đúng 1 năm qua, NHNN đã chính thức 3 lần điều chỉnh tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng với mức tăng tổng cộng 14,46%; tức xấp xỉ mức lạm phát tháng 2/2011 so với tháng 2/2010.

Với việc NHNN cam kết trong thời gian tới sẽ điều hành tỷ giá bình quân liên ngân hàng tương đối linh hoạt, chủ động, phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ, bảo đảm tăng tính thanh khoản của thị trường, góp phần kiềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn… đã cho thấy đang và sẽ có những chuyển động khá sâu sắc cả về nhận thức, cũng như cách thức điều hành tỷ giá của NHNN. Tuy nhiên với tỷ lệ tăng tỷ giá này sẽ làm ảnh hưởng khá lớn đến công ty trong việc nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu để sản xuất kinh doanh thông qua việc tăng thêm chi phí cho công ty.

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2011-2015

Việt Nam thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2015, và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 với những trọng tâm chính là tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Thời kỳ 2011-2015 được xác định là thời kỳ tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh cải cách trên các lĩnh vực đầu tư công, khu vực doanh nghiệp nhà nước, ngân sách nhà nước, các thị trường nhân tố sản xuất.…

Do nước ta đã trở thành nước có thu nhập trung bình nên ODA tuy vẫn còn nhưng với những điều kiện ít ưu đãi hơn so với thời kỳ 2001-2010. Dòng vốn FDI khó tăng đột biến như trong thời kỳ hậu gia nhập WTO, do sức hút của các nền kinh tế mới nổi khác cũng như giá vốn tăng. Vốn đầu tư gián tiếp có khả năng tăng do Việt Nam sẽ mở cửa 100% cho các công ty nước ngoài trong hoạt động chứng khoán giai đoạn 2015-2020 và thị trường chứng khoán được vận hành tốt hơn.

Kinh tế Việt Nam được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2015. Nhìn chung, triển vọng kinh tế vẫn còn khó khăn ít nhất là trong năm 2011. Theo dự báo của IMF vào tháng 4/2011, tăng trưởng GDP trong năm này chỉ mức 6,3%, trong khi lạm phát lên tới 13,5%. Trong các năm 2012-2015, GDP sẽ tăng nhanh dần. Bình quân trong giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng GDP được dự báo ở mức 7,0%. Kết quả này khá sát so với mức dự báo của Hahn và cộng sự (2010), ở mức 6,79%/năm cho giai đoạn 2010 – 2014. Trong khi đó, lạm phát được dự báo sẽ giảm dần và chỉ còn 5,3% vào năm 2015.

Cần lưu ý là ngay cả việc đạt được các kết quả như dự báo này cũng là rất khó khăn. Thực tế những tháng gần đây cho thấy triển vọng kinh tế đang có dấu hiệu xấu đi. Mới đây nhất, vào tháng 7/2011, cơ quan nghiên cứu kinh tế (EIU) đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của nước ta xuống 6,0% vào năm 2011 và 6,7% vào năm 2012, thấp hơn so với các mức tương ứng là 6,4% vào năm 2011 và 7,0% vào năm 2012 được dự báo tại thời điểm tháng 5/2011. Ngược lại, dự báo lạm phát của cơ quan này cho năm 2011 cũng tăng từ 15,9% (dự báo tại thời điểm tháng 5/2011) lên 18,8% (dự báo tại thời điểm tháng 7/2011). Triển vọng ổn định kinh tế vĩ mô vẫn còn chưa rõ ràng, làm tăng thêm quan ngại về việc chính sách kinh tế vĩ mô phải thắt chặt trong thời gian dài hạn, khiến tăng trưởng kinh tế và thương mại của nước ta tiếp tục suy giảm.

Chính điều này đã làm cho hoạt động của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Hàng tồn kho của các doanh nghiệp (trong ngành thép, xi măng) đang rất lớn, số lượng doanh nghiệp phá sản đã lên tới hàng chục nghìn doanh nghiệp tính đến thời điểm đầu quý II/2012, lĩnh vực Bất động sản cũng đang trong tình trạng đóng băng… Có thể nói, trong năm 2012 tình trạng “sức khỏe” của các doanh nghiệp sẽ không có được tình trạng như mong muốn. Các doanh nghiệp phải cố “thủ” để có thể bước qua giai đoạn khó khăn này đồng thời cũng cần chuẩn bị cho mình những tiền đề cần thiết để khi nền kinh tế có sự phục hồi tốt trở lại sẽ chủ động hơn để khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty CP Sông Hồng Miền Trung cũng không nằm ngoài bối cảnh đó, trong giai đoạn này, mọi bước đi của công ty cần phải hết sức thận trọng và chắc chắn nhằm giúp công ty có thể đứng vững trước hoàn cảnh khó khăn của nền kinh tế.

Môi trường chính trị

Chính trị và luật pháp ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế cũng như doanh nghiệp. Những năm qua, sự ổn định về chính trị tại VN được xem là một trong nhiều yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư trong khi tình hình thế giới còn nhiều biến động.

Tuy nhiên an ninh chính trị thế giới có nhiều biến động lớn (bất ổn Trung Đông, Châu Phi) đã làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Công ty bởi tình hình an ninh thế giới tác động đến giá cả thị trường trên toàn thế giới, Công ty CP Sông Hồng Miền Trung cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó, bởi nguyên nhiên vật liệu sử dụng trong sản xuất của Công ty phần lớn là nhập ngoại như: Thiết bị máy móc thi công, vật liệu xây dựng, …

Không thể có một đất nước nào mà các doanh nghiệp phát triển mạnh trong điều kiện đất nước bị chiến tranh, một quốc gia thường xuyên có xung đột chính trị giữa các đảng phái hay nội chiến gây ra rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp (trường hợp Thái Lan). Những yếu tố này chứa đựng những mầm mống cho sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Do đó, sự ổn định của hệ thống chính trị là hết sức quan trọng.

Việt Nam được thế giới bình chọn là một trong các quốc gia an toàn trong tình hình diễn biến khủng bố phức tạp hiện nay.

Việc Việt Nam gia nhập ASEAN, WTO là cơ hội tốt và cũng là thách thức cho công ty, cụ thể công ty sẽ có nhiều sự lựa chọn về nhà cung ứng, nhà đầu tư, chính sách ưu đãi về thuế khi gia nhập các tổ chức đối với hoạt động xuất nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị và sản phẩm. Tuy nhiên chính sách nào cũng có những thuận lợi và khó khăn, bởi mở cửa sẽ đặt các doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh bình đẳng, do đó sự cạnh tranh khốc liệt hơn sẽ diễn ra. Vì vậy, giải pháp hữu hiệu để công ty tồn tại và phát triển là công ty không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong một môi trường kinh doanh luôn biến đổi.

Môi trường luật pháp

Luật doanh nghiệp, Luật Lao động, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đầu thầu ra đời và được sửa đổi bổ sung phù hợp với xu thế phát triển được xem là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của ta nói chung còn hạn chế. Khung pháp luật về kinh tế thị trường chưa tạo ra cơ chế hiệu quả cho việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng phù hợp với các cam kết quốc tế, chưa tạo ra cơ sở pháp lý đủ để đáp ứng các yêu cầu về tự do thương mại, đầu tư, dịch vụ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chưa xác định cơ chế thực thi công khai, minh bạch…

Công ty CP Sông Hồng Miền Trung cũng đón nhận những tác động tích cực của luật doanh nghiệp nói riêng cũng như các bộ luật khác, tuy nhiên việc thi hành luật của các cơ quan nhà nước cũng còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của công ty. Do yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, ưu tiên hàng đầu của Việt Nam hiện nay là phải thực thi luật pháp, vì vậy trong các năm đến hệ thống luật pháp Việt Nam sẽ phải hoàn thiện hơn. Có như vậy, mới tạo ra hành lang pháp lý để bảo vệ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng.

Môi trường văn hóa xã hội

Trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao, những đòi hỏi và yêu cầu về sản phẩm cũng khắt khe hơn, đặc biệt là về chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm. Điều này, đòi hỏi công ty phải không ngừng cải tiến kỹ thuật xây dựng công trình có chất lượng tốt để phục vụ nhu cầu khách hàng.

Văn hoá xã hội cũng là một yếu tố quan trọng tác động mạnh đến doanh nghiệp. Các giá trị văn hoá truyền thống có tính bền vững qua các thế hệ có tác động mạnh mẽ tới thái độ hành vi tiêu dùng của từng cá nhân, từng nhóm người, Đây là đặc tính ổn định, giúp cho doanh nghiệp luôn thấu hiểu được mảng thị trường truyền thống này để có chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Tuy vậy, sự xâm nhập của lối sống mới từ bên ngoài đã tạo ra những nhu cầu mới buộc các doanh nghiệp phải từng bước thích ứng theo các nhu cầu mới xuất hiện. Luận văn: Tổng quan về pháp triển của công ty Sông Hồng

Việt Nam là quốc gia có dân số cao (thứ 2 Đông Nam Á, thứ 6 Châu Á và thứ 13 Thế giới), tỷ lệ tăng dân số qua các năm cũng đáng chú ý. Do đó đã làm tăng áp lực nhà ở cho người dân rất lớn nên nhu cầu về xây dựng nhà ở cũng như cơ sở hạ tầng phục vụ cho an sinh xã hội sẽ gia tăng mạnh mẽ. Vì thế, công ty cần nhận thấy đây là cơ hội để đầu tư và phân bố nguồn lực hợp lý.

Môi trường tự nhiên

Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới, thời tiết có hai mùa tương đối rõ rệt, mùa nắng nóng và mùa mưa. Mặt khác, miền Trung Việt Nam còn là nơi có khí hậu khá khắc nghiệt và thường xuyên xảy ra thiên tai. Do đặc điểm của ngành xây dựng là hoạt động sản xuất diễn ra chủ yếu ngoài trời, chịu tác động lớn của điều kiện tự nhiên nên công ty luôn phải có phương án phù hợp cho hoạt động kinh doanh theo thời tiết.

Môi trường công nghệ, kỹ thuật

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ có thể cách mạng hoá, thậm chí triệt tiêu cả một ngành nếu không thể thích ứng được. Có thể thấy rất nhiều ví dụ về sự thất bại của các doanh nghiệp do không thích ứng với sự thay đổi của công nghệ.

Khoa học và công nghệ có ảnh hưởng lớn đến chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải theo dõi những thay đổi của khoa học, công nghệ để xây dựng một chiến lược đúng đắn về kỹ thuật và công nghệ trong từng thời kỳ để tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị trường và có sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp phải chú ý đầu tư nghiên cứu để phát triển các sản phẩm mới, ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất, nhờ đó doanh nghiệp có được những sản phẩm mới thay thế và sức cạnh tranh mới về giá bán.

Công ty CP Sông Hồng Miền Trung là một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp, một lĩnh vực đòi hỏi phải sử dụng nhiều máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại. Vì vậy, muốn đạt được kết quả tốt đẹp trong sản xuất kinh doanh, công ty phải thay đổi công nghệ cũ, lỗi thời bằng công nghệ mới hiện đại hơn và các nhà quản trị của công ty cũng cần phải làm tốt công tác dự báo sự biến đổi của công nghệ để có những bước điều chỉnh cho phù hợp.

Từ những phân tích về môi trường bên ngoài, chúng ta nhận diện được một số cơ hội và nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của Công ty CP Sông Hồng Miền Trung. Đồng thời qua tham khảo ý kiến các chuyên gia, chúng ta có thể xác định được mức độ quan trọng cũng như khả năng phản ứng của công ty đối với từng yếu tố môi trường; từ đó xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài như sau:

Kết quả phân tích ma trận EFE cho thấy Công ty cổ phần Sông Hồng Miền Trung có tổng số điểm quan trọng là 2,82 (so với mức trung bình là 2,5) cho thấy khả năng phản ứng của công ty trước mối đe dọa và các cơ hội từ bên ngoài khá tốt. Thêm vào đó, các yếu tố như sự biến động của tỷ giá, sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, các điều kiện tự nhiên biến đổi, sự thay đổi của công nghệ và thiết bị xây dựng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của Công ty CP Sông Hồng Miền Trung.

2.3.3.2. Phân tích môi trường vi mô

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của Công ty CP Sông Hồng Miền Trung bao gồm các Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Đặc biệt là Công ty CP Xây Lắp Thừa Thiên Huế, Công ty CP xây dựng CTGT Đà Nẵng, Công ty CP xây dựng 525, Công ty CP Lilama 7 … và nhiều Công ty khác. Những đơn vị này đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt và gay gắt trên thị trường xây lắp ở các tỉnh Miền Trung. Sau khi phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh chính, căn cứ vào kết quả điều tra, ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty được thiếp lập như sau:

Qua bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh, chúng ta có thể xếp hạng đối thủ cạnh tranh như sau: Công ty CP Xây dựng 525 đứng vị trí thứ nhất, kế đến là Công ty CP Lilama 7, Công ty CP Sông Hồng Miền Trung đứng thứ 3, hai vị trí còn lại thuộc về Công ty CP Xây dựng CTGT Đà Nẵng và Công ty CP Xây lắp Thừa Thiên Huế. Tổng số điểm quan trọng của công ty CP Xây dựng 525 là 3,123 cho thấy công ty này là một đối thủ cạnh tranh mạnh, nếu xét theo khía cạnh chiến lược thì Công ty CP Xây dựng 525 ứng phó hiệu quả với môi trường bên trong và bên ngoài, Đối thủ cạnh tranh thứ 2 của Công ty CP Sông Hồng Miền Trung là công ty CP Lilama 7 với tổng số điểm quan trọng là 3,110. Có thể nói ở thời điểm hiện tại, Công ty CP Lilama 7 có ưu thế hơn Công ty CP Sông Hồng Miền Trung và vẫn sẽ là đối thủ rất đáng lo ngại trong tương lai. Do vậy, việc xây dựng chiến lược của công ty CP Sông Hồng Miền Trung cần hướng đến việc hạn chế những điểm mạnh của Công ty CP Xây dựng 525 và công ty CP Lilama 7, đồng thời khắc phục những điểm yếu của mình và thực hiện chiến lược phòng thủ đối với Công ty CP Xây dựng CTGT Đà Nẵng và Công ty CP Xây lắp Thừa Thiên Huế.

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Lĩnh vực xây lắp là một trong những lĩnh vực rất năng động và ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia. Thị trường xây lắp ở miền Trung tuy không phát triển bằng các thị trường khác nhưng đây là một thị trường có tiềm năng rất lớn. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng luôn dẫn đầu so với những ngày khác nên các các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh (về tài chính, công nghệ, kỹ năng quản trị…) sẽ là đối thủ cạnh tranh tiềm năng và trong thời gian tới sẽ gia nhập vào ngành để thành đối thủ cạnh tranh hiện hữu. Ngoài ra, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, các chi nhánh của các tập đoàn xây dựng nước ngoài đã và sẽ tham gia trên thị trường xây dựng Việt Nam cũng sẽ là những đối thủ cạnh tranh tiềm năng rất đáng chú ý của công ty trong tương lai. Luận văn: Tổng quan về pháp triển của công ty Sông Hồng

Khách hàng

Khách hàng là cơ sở tồn tại của doanh nghiệp, không có khách hàng công ty sẽ không tồn tại được. Do đó, khách hàng luôn luôn là đối tượng cần phải nghiên cứu và phân tích kỹ.

Khách hàng của công ty CP Sông Hồng Miền Trung chủ yếu là khách hàng tổ chức (các Bộ; ban ngành; các cơ quan chủ quản, địa phương, các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng công trình). Đối với khách hàng tổ chức thì những yêu cầu cũng như hành vi mua của họ sẽ có đặc điểm riêng, khác với thị trường khách hàng cá nhân. Quyết định mua của khách hàng tổ chức sẽ phức tạp hơn bởi họ thường có một trung tâm mua với sự tham gia của nhiều đối tượng. Những đòi hỏi của khách hàng tổ chức cũng khắt khe hơn đối với chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau khi bán, nhất là đối với sản phẩm xây lắp. Vì vậy, đòi hỏi công ty phải đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu và phát triển để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao với chi phí và thời gian hợp lý nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng, xây dựng sự cảm nhận tốt đẹp về hình ảnh của công ty trong tâm trí khách hàng.

Nhà cung cấp nguyên vật liệu

Chi phí trực tiếp của các công trình thi công gồm chi phí vật liệu, máy móc và nhân công. Trong đó chi phí vật liệu và máy thi công chiếm tỷ lệ cao nhất. Do vậy, những nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh của công ty. Nhà cung cấp chủ yếu gồm: các nhà cung cấp tài chính và các nhà cung cấp nguyên vật liệu, cung cấp xe, máy, thiết bị thi công.

Để đáp ứng những yêu cầu cũng như quy định của pháp luật trong thi công các công trình, Công ty đã phải ký kết với các ngân hàng thương mại nhằm hỗ trợ cho công ty hoàn thành các công trình đúng thời hạn. Với uy tín của mình, công ty thường được các ngân hàng đánh giá tốt theo tiêu chuẩn 5C trong việc đánh giá khách hàng của ngân hàng. Đây là một đặc điểm thuận lợi mà công ty cần tận dụng trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu về vốn khi thi công các công trình.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua đã xuất hiện nhiều vấn đề về tài chính của một số dự án lớn, mà nguyên nhân là các nhà cung cấp không thể đáp ứng hoàn toàn yêu cầu về tài chính của công ty cho các dự án có vốn đầu tư lớn, kéo dài thời gian thi công. Chính điều này đã dẫn đến việc một số công trình bị đình trệ, không hoàn thành đúng tiến độ thi công, gây nhiều ảnh hưởng không thuận lợi cho công ty.

Cũng như các nhà cung cấp tài chính, việc thi công những công trình ở các vùng giao thông kém phát triển, vùng sâu, vùng xa thì việc tìm được một nhà cung ứng xi măng, sắt thép, cát đá có đủ năng lực cung ứng về số lượng, chất lượng và thời gian cung cấp cho các công trình lớn là điều rất khó khăn. Nên đã tác động tiêu cực đến giá cả đầu vào của các doanh nghiệp xây dựng, trong đó có công ty CP Sông Hồng Miền Trung. Đây cũng chính là một yếu tố rủi ro mà công ty đã gặp phải trong những năm qua.

Đối với xe, máy, thiết bị thi công của Công ty, hầu hết là của nước ngoài sản xuất. Nguồn cung dồi dào nhưng chất lượng thì khó kiểm định chính xác. Các nhà cung ứng lại hay liên kết với nhau để “găm giữ” hàng, tạo nên khan hiếm giả tạo và nâng giá bán cao hơn làm tăng chi phí khấu hao xe, máy, thiết bị phân bổ vào công trình.

2.3.3.3. Phân tích môi trường nội bộ Luận văn: Tổng quan về pháp triển của công ty Sông Hồng

Phân tích môi trường nội bộ, chúng ta sẽ đánh giá các nguồn lực bên trong của công ty bao gồm các nguồn lực như: nguồn nhân lực, nguồn tài chính, máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật, bộ máy quản lý. Từ đó, tìm ra các điểm mạnh và điểm yếu của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2020.

Phân tích nguồn nhân lực

Có quan điểm quản trị hiện đại cho rằng, khách hàng chưa phải là thượng đế mà nhân viên mới là thượng đế. Điều đó có nghĩa là, nhân viên phải được đặt lên hàng đầu để khách hàng thật sự là thượng đế. Qua đó, chúng ta thấy được nhân viên (nhân lực) có tầm quan trọng như thế nào đối với một tổ chức.

Đối với công ty CP Sông Hồng Miền Trung, nguồn nhân lực là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển và năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty luôn quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật. Đội ngũ công nhân, đại đa số được công ty quan tâm tạo điều kiện học tập, nâng cao trình độ tay nghề để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong cơ cấu lao động của công ty, tỷ lệ lao động có trình độ đại học ở công ty chiếm tỷ lệ khá cao. Nếu như năm 2009 chỉ có 11 lao động có trình độ đại học thì đến năm 2010, 2011 số lượng lao động có trình độ đại học đã lên đến 21 và 41 người. Đây là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, có khả năng nghiên cứu và áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, hiện đại và có năng lực tạo ra những bước phát triển mang tính đột phá cho công ty.

Đội ngũ công nhân của công ty hầu hết đã được đào tạo cơ bản, am hiểu quy trình xây dựng và được rèn luyện qua nhiều công trình phức tạp, đại đa số đều có động cơ làm việc tích cực.

Có thể nói nguồn nhân lực của công ty có lợi thế rất lớn đối với quá trình phát triển trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Công ty luôn được chủ đầu tư đánh giá cao về năng lực nhân sự khi tham gia thi công các công trình. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại một số bất cập nhất định ở công ty như một số nhân viên có trình độ được đào tạo bài bản lại thiếu nhiệt tình làm việc, động cơ làm việc không tích cực dẫn đến chất lượng và hiệu quả công việc chưa tương xứng, ảnh hưởng đến hiệu quả thi công của công ty.

Năng lực tài chính

Năng lực tài chính có tầm quan trọng quyết định đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và đặc biệt đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nói riêng. Năng lực tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến những quyết định về kỹ thuật, phương pháp tổ chức thi công, đầu tư công nghệ, tiến độ công trình và hình ảnh của công ty trong việc tham gia đầu thầu.

Tình hình tài chính của công ty được đánh giá là lành mạnh, thu nhập cán bộ công nhân viên ngày càng tăng. Nhưng nguồn vốn tự có Công ty còn hạn chế, do đó công ty rất cần các nguồn vốn khác, cụ thể là vốn vay ngân hàng. Cùng với sự đổi mới của Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng đã tạo cho công ty nhiều điều kiện để tiếp cận nguồn vốn, nhưng việc vay vốn ít khi đáp ứng được nhu cầu cao về vốn của công ty điều này làm cho công ty gặp những khó khăn không nhỏ.

Năng lực thiết bị kỹ thuật, công nghệ

Xuất phát từ những đặc điểm của sản phẩm là các công trình xây dựng cũng như khả năng về tài chính của doanh nghiệp, phương án thi công dự án, công trình xây dựng sẽ quy định năng lực về trang thiết bị công nghệ. Đó chính là nhân tố quan trọng cho việc thực hiện những giải pháp kỹ thuật để tham gia vào đấu thầu các công trình xây dựng. Luận văn: Tổng quan về pháp triển của công ty Sông Hồng

Nếu như các điều kiện về kỹ thuật của công trình không được thoả mãn, chủ đầu tư sẽ không đánh giá được tiêu chuẩn khác, dẫn đến sự thất bại trong đấu thầu. Do đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản luôn chú trọng tới việc mở rộng quy mô đầu tư thiết bị cả về số lượng và chất lượng, chủng loại để có thể thi công các gói thầu xây dựng trước đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu, nâng cao giá trị sản lượng và doanh thu xây lắp…

Việc đầu tư trang thiết bị thi công, các dây chuyền công nghệ trong những năm qua của công ty tương đối lớn, nhiều về số lượng và đa dạng về chủng loại máy móc thiết bị để đảm bảo phục vụ cho các đơn vị và công trường thi công. Công ty đã trang bị nhiều loại xe, máy, thiết bị phục vụ cho công tác thi công của công ty, Hầu hết các loại xe, máy, thiết bị của công ty đang trong tình trạng tốt, hiện đại; được duy tu và bảo dưỡng thường xuyên. Chính vì thế, qua các công trình tham gia xây dựng, năng lực thiết bị kỹ thuật và công nghệ của công ty luôn được chủ đầu tư đánh giá cao và đều đạt tiêu chuẩn quy định về năng lực đối với nhà thầu.

Bên cạnh đó cũng có nhiều xe, máy và thiết bị cũ đã sử dụng lâu năm. Chính vì thế, trong quá trình vận hành thi công thường gặp nhiều sự cố, phải mất thời gian sửa chữa, tiêu tốn nhiều vật tư làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng thi công và hiệu quả kinh tế chung của công ty.

Hoạt động Marketing

Hoạt động marketing có quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Marketing, theo nghĩa chung nhất là nỗ lực tìm kiếm nhu cầu và thoả mãn nhu cầu tốt hơn so với đối thủ.

Trên thực tế, công ty có một bộ phận chuyên trách về marketing. Tuy nhiên, công tác marketing tìm kiếm và phát triển thị trường vẫn còn những hạn chế và chưa được coi trọng tương xứng với vị trí quan trọng của nó. Trình độ nắm bắt thông tin thị trường của công ty vẫn còn có những hạn chế, chi phí cho các hoạt động marketing chưa cao; năng lực dự báo thị trường trong trung hạn và dài hạn của lực lượng cán bộ chủ chốt vẫn còn chưa tốt. Chính từ những lý do trên, công ty sẽ gặp khó khăn và bị động trong việc xây dựng chiến lược cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường.

Hoạt động xây dựng, quảng bá thương hiệu của công ty đã được Ban Giám đốc coi trọng. Tuy nhiên, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu cho công ty chưa mang tính chiến lược dài hạn, chưa có bộ phận chuyên trách. Thực tế này dẫn đến những bất lợi cho Tổng Công ty trong việc tạo dựng hình ảnh của mình trong tâm trí của khách hàng.

Để đánh giá tác động của các yếu tố môi trường nội bộ của công ty, tác giả hình thành Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của công ty được thể hiện qua bảng 2.7:

Tổng số điểm quan trọng khi đánh giá các yếu tố bên trong của công ty CP Sông Hồng Miền Trung là 2,94 cho thấy công ty ở mức trên trung bình về vị trí chiến lược nội bộ tổng quát. Do đó, bên cạnh việc phát huy những mặt mạnh, công ty CP Sông Hồng Miền Trung còn phải có hướng khắc phục những mặt yếu có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng hoạt động của công ty như: lực lượng công nhân có tay nghề, hoạt động quảng bá thương hiệu và thị phần của công ty.

2.4. XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG HỒNG MIỀN TRUNG Luận văn: Tổng quan về pháp triển của công ty Sông Hồng

Để đạt được các mục tiêu chiến lược, việc hoạch định chiến lược phải hướng đến phát huy được các điểm mạnh và hạn chế được các điểm yếu của đơn vị, đồng thời tận dụng được các cơ hội kinh doanh hay đẩy lùi được các nguy cơ đe dọa từ môi trường bên ngoài đến hoạt động kinh doanh. Do đó kỹ thuật phân tích ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng giữa các yếu tố chủ yếu bên trong và bên ngoài để hình thành các chiến lược có thể lựa chọn của Công ty. Đây là nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi sự phán đoán kết hợp tốt nhất, Ma trận SWOT của Công ty cổ phần Sông Hồng Miền Trung được trình bày ở bảng 2.8:

Kết hợp (SO):

  • Kết hợp S1S2S3S4S5S6O1O2O3O4O5, có thể hình thành chiến lược thâm nhập thị trường. Chiến lược này vận dụng các điểm mạnh của Công ty (Năng lực tài chính, máy móc thiết bị thi công, trình độ cán bộ quản lý, năng lực thi công công trình, chất lượng sản phẩm công trình, khả năng cạnh tranh về giá) và cơ hội (Chính trị Việt Nam ổn định, Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, Chính sách đảm bảo an sinh xã hội, khả năng cung cấp nguyên vật liệu dồi dào, Thuế nhập khẩu máy móc thiết bị có xu hướng giảm). Mục tiêu của chiến lược này là gia tăng thị phần của công ty ở thị trường khu vực miền Trung.
  • Kết hợp S1S2S3S4S5S6T4T5T7, có thể hình thành chiến lược phát triển thị trường, chiến lược này được thực hiện bằng cách đầu tư nghiên cứu thị trường, tập trung nguồn lực nhằm gia tăng thu nhập và xây dựng hình ảnh của công ty ở các thị trường lân cận miền Trung.

Kết hợp (WO): W1W2W3O1O2 O3 O7, hình thành chiến lược đầu tư hướng về thị trường, chiến lược này tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách đầu tư mạnh (đầu tư về nguồn nhân lực, marketing xây dựng thương hiệu…) vào khu vực miền Trung, đây là thị trường tiềm năng ít nhà đầu tư lớn, nhưng có tốc độ tăng trưởng khá, từ đó tăng doanh thu cho Công ty.

Kết hợp (ST):

  • Kết hợp S 1 S2 S3S4S5S6T4T5T7, hình thành chiến lược cạnh tranh bằng cách khác biệt hóa sản phẩm, chiến lược này nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty theo tiêu chuẩn VRIN1; đồng thời tạo ra rào cản để ngăn chặn các đối thủ tiềm năng gia nhập ngành.
  • Kết hợp S1S3S7T1T2 hình thành chiến lược hội nhập về phía sau, chiến lược này tận dụng năng lực về tài chính, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, và mối quan hệ với nhà cung cấp để gia tăng quyền kiểm soát đối với nhà cung cấp (chủ yếu là nguyên vật liệu) nhằm tạo nguồn nguyên vật liệu đầu vào ổn định (về số
  • (1) Valuable: có giá trị, (2) Rare: hiếm, (3) Inimitable: khó thay thế, và (4) Nonsubstitutable khó bị bắt chước (Eisenhardt & Martin 2000) lượng, chất lượng, giá cả…), giúp công ty né tránh các rủi ro khi các yếu tố đầu vào biến đổi.
  • Kết hợp (WT): W1W2W3T5T6, hình thành chiến lược marketing hướng nội và marketing hướng ngoại:

Đối với chiến lược marketing đối nội: chiến lược này liên quan đến tập trung truyền tải thông điệp (mục tiêu và sứ mệnh của công ty) tới các nhân viên đang làm việc nhằm giúp họ có những định hướng và động lực làm việc tốt hơn, đồng thời thông qua kênh thông tin từ các nhân viên mà công ty có thể tuyển dụng được các nhân viên đáp ứng được yêu cầu đề ra của công ty.

Đối với chiến lược marketing hướng ngoại: chiến lược này tập trung xây dựng thương hiệu nhằm gia tăng thị phần cho công ty.

2.5. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC TỐI ƯU BẰNG PHƯƠNG PHÁP THIẾT LẬP MA TRẬN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CÓ THỂ ĐỊNH LƯỢNG (QSPM)

Vì nguồn lực của Công ty có hạn, nên công ty phải lựa chọn một chiến lược hấp dẫn nhất trong số các nhóm chiến lược khả thi để thực hiện, luận văn sử dụng phương pháp thiết lập ma trận hoạch định chiến lược có thể định hướng theo độ hấp dẫn của các phương án: Mô hình ma trận QSPM, phương pháp lập ma trận như sau:

  • Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong, các thông tin này được lấy trực tiếp từ Ma trận EFE và Ma trận IFE.
  • Phân loại các yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài, (đã được xác định ở phần phân tích môi trường
  • Phân loại mức độ hấp dẫn tới Tổng Công ty

Xác định số điểm hấp dẫn (AS)

Tổng số điểm hấp dẫn (TAS): là kết quả của việc nhân số điểm phân loại với số điểm hấp dẫn (AS) trong mỗi hàng.

Chiến lược được lựa chọn là chiến lược có Tổng số điểm hấp dẫn cao nhất (tổng các TAS).

Thông qua phân tích ma trận SWOT ta nhận thấy nhóm WO và WT chỉ có một chiến lược nên không cần thiết lập ma trận QSPM cho nhóm này, còn lại hai nhóm SO và ST phải lập ma trận QSPM để chọn lựa chiến lược. Luận văn: Tổng quan về pháp triển của công ty Sông Hồng

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Luận văn: Giải pháp thực hiện chiến lược của công ty Sông Hồng

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x