Luận văn: Tổng quan về phân tích tài chính Công ty TNHH La Vie

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về phân tích tài chính Công ty TNHH La Vie hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Quản trị tài chính và phân tích các chỉ số tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn La Vie dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Khái quát về Công ty TNHH La Vie

2.1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH La Vie Luận văn: Tổng quan về phân tích tài chính Công ty TNHH La Vie

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH La Vie. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài: La Vie Limited Liability Company. Tên doanh nghiệp viết tắt: CÔNG TY LA VIE

Địa chỉ trụ sở chính: Quốc lộ 1A, khu phố Tương Khánh, phướng Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Vốn pháp định: 30.000.000.000 ( Ba mươi tỷ đồng). Vốn điều lệ: 20.000.000.000 ( Hai mươi tỷ đồng). Chi nhánh: Tại TP Hồ Chi Minh: số 360A, bến Vân Đồn, phường 1, quận 4, Tp Hồ Chí Minh. Tại Hưng Yên: Thôn Ngọc Quỳnh, xã Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Tại Hà Nội: Tòa nhà Cland’, số 156 ngõ Xã Đàn 2, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội. Vốn đầu tư toàn công ty: 30.284.800 USD ( ba mươi triệu hai trăm tám tư ngàn tám trăm đô la Mỹ). Trong đó vốn góp để thực hiện dự án: 2.663.400 USD ( hai triệu sáu trăm sáu ba ngàn bốn trăm đô la Mỹ) thời gian hoạt động 50 năm kể từ ngày 30/9/1992.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:   

===>>>  Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

La Vie ra đời từ sự kết hợp giữa nguồn nguyên liệu của Việt Nam và công nghệ của Nestlé Water. Nước khoáng thiên nhiên La Vie được lấy lên từ nguồn nước khoáng sâu trong lòng đất, đã được chắt lọc qua nhiều tầng địa chất, giàu khoáng chất, hấp thu muối, các yếu tố vi lượng như Calcium, Magie, kalium, Sodium, Bicarbonate…Nước khoáng thiên nhiên La Vie đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh hiện nay. La Vie đã không ngừng đầu tư các công nghệ, trang thiết bị sản xuất tiên tiến nhất. Năm 2012, Công ty đã đầu tư 12 triệu USD cho việc mở rộng nhà máy tại Long An với hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại nhất châu Á hiện nay.Hiện nay La Vie là một thành viên trong các nhãn hàng của Nestle Waters, tập đoàn nước uống đóng chai hàng đầu thế giới.

Chính vì vậy mà sản phẩm của La Vie cũng được sản xuất theo tiêu chuẩn của Việt Âu.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty

Ban Giám đốc:

Tổng Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu công ty do hội đồng thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật. Giám đốc là đại diện pháp nhân công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, Giám đốc có quyền điều hành cao nhất.

Phó Tổng Giám đốc: Là thành viên Ban giám đốc chịu trách nhiệm điều hành từng mảng công việc theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc Công ty, thay mặt Công ty xử lý các công việc thuộc thẩm quyền đối với khách hàng và các đối tác. Chịu trách nhiệm trước Công ty và Pháp luật trong các quyết định của mình. Luận văn: Tổng quan về phân tích tài chính Công ty TNHH La Vie

Các giám đốc phòng ban:

Giám đốc Phòng tài chính – kế toán: có 07 cán bộ công nhân viên, đảm nhận công việc lập kế hoạch tài chính của Công ty, thực hiện công tác kế toán thống kê, đồng thời kiểm tra kiểm soát kinh tế tài chính ở Công ty. Phòng này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Kế toán trưởng và do Phó Giám đốc tài chính quản lý.

Giám đốc nhà máy: chịu trách nhiệm vận hành, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của nhà máy với sự chỉ đạo của giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh Giám đốc kinh doanh: tham mưu giúp việc cho Ban Giám Đốc công ty về định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh, thông tin giá cả, kỹ thuật, chất lượng và chủng loại hàng hóa nhập khẩu theo kế hoạch bán hàng và nhu cầu thị trường, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Phó Giám đốc kinh doanh. Phòng kinh doanh bao gồm kinh doanh dự án, kinh doanh phân phối hệ thống Dealer, siêu thị iTWorld kinh doanh bán lẻ, kinh doanh thương mại điện tử, thiết kế tích hợp hệ thống.

Giám đốc hệ thống: Chịu sự chỉ đạo của Giám đốc thực hiện chức năng phân phối các hệ thống của công ty. Đồng thời, quản lý nghiên cứu thị trường giúp mở rộng hệ thống bán hàng cho công ty

Giám đốc chuỗi cung ứng: Thực hiện các công việc cung ứng sản phẩm ra thị trường dướu sự chỉ đạo của giám đốc, cung cấp cho các tỉnh và thành phố của công ty.

Giám đốc phòng nhân sự: có nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức về nhân sự, tham mưu cho Giám đốc trong việc đào tạo tuyển dụng nhân viên, sắp xếp nhân sự công ty. Quản lý chế độ lao động, tiền lương,…

2.1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty

Mặt hàng kinh doanh: Nước uống đóng chai nước khoáng thiên nhiên La Vie Sản phẩm chính: Nhập khẩu, xuất khẩu, thăm dò, khai thác, sản xuất và kinh doanh nước khóang thiên nhiên, các loại đồ uống khác và sản phẩm thực phẩm.

2.2. Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Lavie

2.2.1. Phương pháp phân tích tình hình tài chính Luận văn: Tổng quan về phân tích tài chính Công ty TNHH La Vie

Trong quá trình thực hiện phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Lavie sử dụng phương pháp so sánh là chủ yếu. Công ty TNHH Lavie chưa có sự kết hợp giữa các phương pháp phân tích khác nhau do đó chưa phát huy hết tác dụng của từng phương pháp phân tích trong việc đánh giá thực trạng tài chính của Công ty mình. Công ty chỉ tiến hành tính toán các chỉ tiêu tài chính và tiến hành so sánh với các năm trước hoặc so sánh với số liệu của ngành.

2.2.2  Phân tích thực trạng tình hình tài chính của Công ty trong 03 năm 2014,2015,2016

2.2.2.1 Phân tích thực trạng tài sản và nguồn vốn của công ty 3 năm 2014-2016 Phân tích thực trạng tài sản và cơ cấu tài sản của công ty

Về cơ cấu tài sản, so sánh số tài sản cuối năm so với đầu năm cả về số tuyệt đối và tương đối, sau đó xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy mức độ hợp lý của cơ cấu tài sản của Công ty.

Để phân tích cơ cấu tài sản dựa vào Bảng cân đối kế toán, lập bảng phân tích cơ cấu tài sản 2.1.

Qua bảng phân tích 2.1

Ta thấy tổng tài sản đầu năm 2014 của Công ty là 292.957 Triệu đồng, đến năm 2015 là 332.089 Triệu đồng, tăng 39.132 Triệu đồng, tương ứng tăng 13,36% so với năm 2014. Bước sang năm 2016 đạt mức 390.708 triệu đồng tăng 58.619 triệu đồng tương ứng tăng 17,65% so với năm 2015. Điều này cho thấy quy mô tài sản của công ty có xu hướng tăng lên. Cùng với sự biến động của tổng tài sản thì từng loại tài sản cũng có sự thay đổi, đi sâu vào phân tích từng loại tài sản ta thấy: Luận văn: Tổng quan về phân tích tài chính Công ty TNHH La Vie

Trong cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng > 60% trong tổng tài sản và có xu hướng tăng. Về quy mô Tài sản ngắn hạn tăng từ 184.578 triệu đồng ở năm 2014 lên 212.033 triệu đồng ở năm 2015 tương ứng với tỷ lệ tăng 14,87% và đạt 258.299 triệu đồng vào năm 2016. Nguyên nhân tăng do trong giai đoạn 3 năm qua công ty hoạt động kinh doanh tốt, doanh thu tăng lên đã giúp công ty có lượng vốn ổn định bên cạnh đó công ty đã có hướng siết chặt các khoản nợ ngắn hạn đã giúp tăng lượng tài sản ngắn hạn. Quy mô kinh doanh tăng chiều rộng là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến doanh thu có sự thay đổi đó là do sự biến động của các chỉ tiêu sau:

Tiền và các khoản tương đương tiền: Tỷ trọng có xu hướng giảm trong 3 năm và chiếm khá nhỏ trong tổng tai sản. Năm 2014 chiếm 2,03%, năm 2015 chiếm 1,42% và năm 2016 chiếm 1,84%. Về quy mô giảm từ 5.946 triệu đồng ở năm 2014 xuống còn 4.721 triệu đồng ở năm 2015 với tỷ lệ giảm 20,6%, tuy nhiên khoản này lại tăng lên mức 7.206 triệu đồng vào năm 2016, đạt tỷ trọng 1,84% trong tổng tài sản. Sở dĩ có sự biến động này là do năm 2015 công ty bỏ tiền ra thanh toán các khoản nợ cho nhà cung cấp, đồng thời công ty cũng mở rộng thêm lĩnh vực đầu tư vào các lĩnh vực tài chính khác như nên làm cho số tiền mặt tại quỹ giảm đi và số tiền tại quỹ được nhanh chóng bổ sung vào năm 2016 khi công ty thu về lợi nhuận từ hoạt động đầu tư và đòi được các khoản nợ cũ từ khách hàng

Các khoản phải thu đầu năm 2014 là 90.381 Triệu đồng chiếm 30,85% đến năm 2015 giảm còn 58.688 Triệu đồng chiếm 17,68% giảm 31.693 Triệu đồng tương ứng với 35,07% điều này thể hiện chính sách tín dụng thắt chặt đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới các khoản phải thu ngắn hạn của công ty nên đòi hỏi công ty phải nới lỏng chính sách tín dụng với khách hàng, Tuy nhiên đến năm 2016 công ty đã thay đổi chính sách nới lỏng tín dụng làn các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên 98.721 triệu đồng tăng 40.033 triệu đồng tương ứng 68,21% so với năm 2015. Chính sự thay đổi này đã giúp công ty tăng thêm các khoản phải thu ngắn hạn một mặt doanh nghiệp tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế, mở rộng thị trường, một mặt thể hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn ngày càng nhiều, vốn bị ứ đọng nên hiệu quả sử dụng vốn thấp, việc thu hồi nợ của doanh nghiệp còn chậm.

Hàng tồn kho, đầu năm 2014 là 80.657 Triệu đồng chiếm 27,53% trong tổng tài sản thì cuối năm 2015 là 139.416 Triệu đồng chiếm 41,98% tăng 58.759 Triệu đồng tương ứng 72,85% so với năm 2014 trong đó chủ yếu là do sự biến động của nguyên vật liệu, hàng hóa mua đang đi trên đường và thành phẩm. Kết quả này là do công ty phát triển mạnh theo hướng chú trọng xuất khẩu hàng FOB, do đó nguyên vật liệu dự trữ rất lớn, hơn nữa giá trị hợp đồng xuất khẩu trong năm từ vài trăm triệu đến hàng triệu USD, thủ tục thanh toán mất khá nhiều thời gian, nguyên vật liệu, thành phẩm chờ xuất kho cho các đơn hàng lớn khiến hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản.

Tài sản dài hạn đầu năm 2014 là 108.379 Triệu đồng chiếm 36,99% trong tổng tài sản, đến năm 2015 là 120.056 Triệu đồng chiếm 36,15% tăng 11.677 Triệu đồng tương ứng với 10,77% là do doanh nghiệp đã chú trọng đầu từ mua sắm, xây dựng thêm tài sản cố định như máy móc thiết bị. Sang năm 2016 là 132.409 Triệu đồng chiếm 33,89% tăng 12.353 Triệu đồng, là do trong năm mua thêm phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng và tài sản cố định khác. Đồng thời công ty tích cực hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng những công trình xây dựng cơ bản góp phần làm tăng nguyên giá tài sản cố định trong kỳ, tăng năng lực và quy mô sản xuất của doanh nghiệp, cụ thể chi phí xây dựng cơ bản dở dang đầu kỳ.

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn qua 3 năm có sự tăng dần. Năm 2014 đạt 23.751 triệu đồng vào năm 2015 với tăng lên 35.713 triệu đồng, tăng 11.962 triệu đồng tương ứng 50,36% so với năm 2014. Bước qua 2016 đạt mức 42.499 triệu đồng tăng 6.786 triệu đồng tương ứng 19,01% so với năm 2015. Điều này chứng tỏ công ty đã khéo léo trong kế hoạch sử dụng chính sách đầu tư hợp lý, không chỉ mở rộng hoạt động đầu tư ngắn hạn, công ty còn lấn sang cả đầu tư dài hạn, có thể thấy đây là sự thay đổi tốt trong kế hoạch nâng cao lợi nhuận của công ty. Việc thu từ các khoản góp vốn liên doanh liên kết với các công ty cùng ngành nghề, cùng vào đó sự ổn định của nền kinh tế công ty cũng đẩy mạnh vào đầu tư cổ phiếu nhằm sinh lợi tăng lợi nhuận cho công ty.

Tóm lại, cơ cấu tài sản của công ty là hợp lý, do đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp nên tỷ lệ hàng tồn kho và phải thu chiếm tỷ trọng tương đối nhiều, tuy nhiên cần có biện pháp để khắc phục tránh bị ứ đọng vốn ở hai khâu này. Đồng thời công ty chú trọng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất bằng việc mua sắm, xây dựng tài sản cố định cho công ty, đây là chiều hướng tốt đem lại hiệu quả cao trong tương lai.

2.2.2.2 Phân tích thực trạng nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2014-2016 Luận văn: Tổng quan về phân tích tài chính Công ty TNHH La Vie

Thực trạng nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của công ty được phản ánh tại bảng 2.2. Qua bảng số liệu tính toán nêu tại bảng 2.2. cho thấy

Tương ứng với sự biến động của tài sản thì nguồn vốn của doanh nghiệp cũng có sự thay đổi cụ thể: Trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nợ phải trả chiếm ~60% có xu hướng lên từ 58,76% trong năm 2014 lên 62,48% năm 2016. Trong cơ cấu nợ phải trả chủ yếu là nợ ngắn hạn.

Nợ ngắn hạn: Chiếm tỷ trọng khá cao trong khoản nợ phải trả. Ba năm đều chiếm tỷ trọng trên 50% cho thấy công ty đang đối mặt rất nhiều khó khăn với các khoản nợ này. Chiếm 60,03% là tỷ trọng nợ ngắn hạn năm 2015, con số cao nhất trong ba năm, mặc dù đã giảm đi 14,44% vào năm 2016 nhưng tỷ trọng nợ này vẫn đang ở mức cao. Tài sản ngắn hạn tăng thì cũng có thể đó là nguyên nhân dẫn đến nợ ngắn hạn tăng.

Nợ dài hạn: Chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều trong các khoản nợ phải trả, đều ở dưới mức 10%. Nợ này biến động không đều trong ba năm qua, có lúc xuống dưới 0,53% ở năm 2015 nhưng lại tăng vọt lên 4,09% ở năm 2016 tương ứng với tỷ lệ tăng 814,41% – một tỷ lệ tăng rất lớn cũng đủ để tạo thêm áp lực tài chính cho công ty.

Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của công ty trong ba năm qua tương đối tốt. Năm 2016 đạt 140.494 triệu đồng chiếm 35,96%. Vốn tăng thì điều tất yếu là nguồn kinh phí và quỹ khác cũng sẽ tăng lên. Cụ thể, năm 2014 nguồn kinh phí và khác quỹ chỉ 1,26% nhưng đến năm 2016 đã chiếm 1,56% đạt 6.086 triệu đồng. Với tỷ lệ tăng thêm là 73,19%, giúp nguồn vốn này được bổ sung một lượng tiền vào ngân quỹ. Luận văn: Tổng quan về phân tích tài chính Công ty TNHH La Vie

Như vậy ta thấy trong năm doanh nghiệp tăng trưởng là nhờ sự tài trợ của nợ phải trả, cơ cấu vốn chủ sở hữu và nợ của công ty có xu hướng giảm, mức độ tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp có xu hướng giảm, sự phụ thuộc của công ty về tài chính có xu hướng tăng lên.

Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán nhưng chủ yếu thông qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Sau đó so sánh cuối kỳ với đầu năm để biết tình hình tăng giảm của các chỉ tiêu và đánh giá, xem xét tình trạng thanh toán của công ty có tốt không.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hiện thời là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thành tiền để đảm bảo trả được các khoản nợ ngắn hạn tới hạn trả. Năm 2015 so với năm 2014, hệ số giảm 4,50%. Năm 2016, hệ số tăng 6,6% so với năm 2015. Mặc dù có biến động nhưng ở cả ba năm hệ số này vẫn lớn hơn 1, chứng tỏ TSNH của công ty luôn sẵn sàng khả năng để chuyển đổi thành tiền, đáp ứng nhu cầu trả nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhanh là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển đổi TSNH thành tiền sau khi trừ đi yếu tố hàng tồn kho để trả các khoản nợ ngắn hạn tới hạn trả. Hệ số này trong ba năm đều ở mức thấp dưới 0,75, chứng tỏ toàn bộ giá trị TSNH sau khi trừ đi giá trị hàng tồn kho trong công ty không đủ khả năng trả được các khoản nợ ngắn hạn, nếu kéo dài sẽ xuất hiện dấu hiệu rủi ro về tài chính. Năm 2014, hệ số đạt 0,62 lần, năm 2015 giảm xuống 0,36 lần (giảm 41%). Trong năm 2015, hệ số này giảm do hàng tồn kho tăng một lượng lớn, tăng 58.759 triệu đồng và nợ ngắn hạn tăng thêm 33.959 triệu đồng. Đến năm 2016, hàng tồn kho giảm 188 triệu đồng dẫn đến hệ số khả năng thanh toán nhanh tăng lên mức 0,52 lần (tăng 44,44%). Công ty cần xác định mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý để cải thiện hệ số khả năng thanh toán nhanh, tăng khả năng trả nợ cho công ty.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tức thời là chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng các khoản tiền và tương đương tiền để trả nợ ngắn hạn trong công ty. Hệ số này năm 2014 là 0,035 lần, năm 2015 là 0,023 lần (mức độ giảm 0,012 lần với tỷ lệ 34,28%). Do trong năm 2015, tiền và các khoản tiền tương đương giảm 20,6% trong khi nợ ngắn hạn tăng 20,53% dẫn đến khả năng trả nợ của công ty giảm xuống cực thấp. Năm 2015, khoản mục tiền và tương đương tiền có tăng 52,64% dẫn đến hệ số này có tăng nhưng tăng không đáng kể, chỉ đạt 0,031 lần trong năm.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty rất thấp vì lượng tiền trong công ty quá nhỏ nên không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, công ty có nguy cơ mất khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn.

Phân tích kết quả kinh doanh

Trong Công ty TNHH Lavie hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là hoạt động chính, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ hoạt động của công ty. Lợi nhuận của công ty chủ yếu do hoạt động này đem lại. Vì vậy khi phân tích kết quả kinh doanh của công ty hầu như chỉ tập trung vào phân tích hoạt động này.

2.2.2.3 Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2014-2016

Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm 2014 – 2016 của công ty được phản ánh tại bảng 2.4

Lợi nhuận sau thuế: Thu nhập doanh nghiệp của công ty có sự biến động theo chiều hướng tích cực, năm 2014 lợi nhuận sau thuế là 12.187,5 triệu đồng và tăng thêm 19,91% vào năm 2015 và tăng 23.180 triệu đồng là con số của lợi nhuận sau thuế mà công ty đạt được trong năm 2016 (tương ứng tăng 58,60%). Xét ảnh hưởng của các nhân tố: Luận văn: Tổng quan về phân tích tài chính Công ty TNHH La Vie

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: của công ty trong ba năm đều tăng, năm 2015 đạt 511.379 triệu đồng tăng 16,11% so với năm 2014. Năm 2016 chỉ tiêu này tiếp tục tăng thêm 98.042 triệu đồng nâng con số lên 609.421 triệu đồng. Con số này cho thấy hoạt động bán hàng của công ty hiện nay rất tốt, tuy nhiên các khoản giảm trừ doanh thu vì thế cũng tăng lên đạt 719 triệu đồng ở năm 2016.

Giá vốn hàng bán: Trong kinh doanh khi doanh thu tăng sẽ kéo theo giá vốn hàng bán tăng. Năm 2014 là 392.426 triệu đồng đến năm 2015 tăng lên 447.354 triệu đồng tăng 54.938 triệu đồng tương ứng 145 so với năm 2014. Bước qua năm 2016 đạt mức 535.703 triệu đồng tăng 88.349 triệu đồng tương ứng 19,755 so với năm 2015. Nguyên nhân do trong giai đoạn này công ty nhập nguyên vật liệu trực tiếp cho kinh doanh nhằm phục vụ một số đơn hàng lớn được ký kết.

Doanh thu tài chính: Trong 3 năm biến động không đều. Năm 2015 giảm 265 triệu đồng tương ứng 41,54% so với năm 2014. Đến năm 2016 tăng nhẹ lên 600 triệu đồng tăng 227 triệu đồng tương ứng 60,86% so với năm 2015. Do việc liên kết liên doanh của công ty trong 3 năm không thực sự ổn định. Đồng thời giá cổ phiếu cũng biến động thất thường làm doanh thu cũng biến động theo.

Chi phí tài chính: năm 2015 so với năm 2014 tăng 6.812 triệu đồng tương ứng 72,86%; năm 2016 so với năm 2015 giảm 8.699 triệu đồng tương ứng 53,82%. Chi phí hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là trả lãi cho các hoạt động tài chính trong năm của công ty, bên cạnh đó là bù đắp thua lỗ từ đầu tư cổ phiếu mà công ty đã đầu tư.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý: Góp phần làm giảm lợi nhuận của công ty là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Hai chi phí này lần lượt đều tăng qua ba năm nhưng tỷ lệ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp khá cao so với tỷ trọng tăng của doanh thu (năm 2016 tăng thêm 31,73%).

Như vậy, trong ba năm 2014-2016, công ty có những chuyển biến tích cực, tạo nên sự ổn định bền vững của công ty, bên cạnh đó, bản thân công ty nên có những chính sách hợp lý hơn nữa để tránh tình trạng lãng phí như trên.

2.2.2.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh Luận văn: Tổng quan về phân tích tài chính Công ty TNHH La Vie

Thực trạng lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2014 – 2016

Tại Công ty TNHH Lavie việc phân tích hiệu quả kinh doanh chủ yếu qua việc tính toán các hệ số sinh lời của năm nay và so sánh với năm trước và phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về hiệu quả kinh doanh của ty.

Kết quả HĐKD của công ty trong 3 năm được phản ánh ở bảng 2.5 Qua số liệu ở bảng 2.5 cho thấy

Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA: phản ánh cứ 100 đồng tài sản đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng LNST. Năm 2014, công ty bỏ 100 đồng tài sản đầu tư thì thu được 4.16 đồng LNST, năm 2015 thu được 4,40 đồng LNST tăng 5,77%; năm 2016 thu được 5,93 đồng LNST tăng 24,77%. Số LNST mà công ty thu được ngày càng thấp chứng tỏ công ty sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả, dẫn đến tăng sức sinh lời của tài sản.

Tỷ suất sinh lời VCSH ROE: phản ánh 100 đồng VCSH bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng LNST TNDN. Năm 2015, cứ 100 đồng VCSH sẽ tạo ra 11,15 đồng LNST tăng 1,07 đồng so với năm 2014. Năm 2016 thu được 15,81 đồng LNST tăng 4,66 đồng so với năm 2015. Chỉ tiêu ROE có xu hướng tăng lên qua từng năm chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCSH ngày càng tốt lên, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của công ty.

Tỷ suất sinh lời của doanh thu ROS: năm 2014 là 2,76% tức là 100 đồng doanh thu thuần tạo ra 2,76 đồng LNST. Năm 2015 ROS là 2,85% nghĩa là công ty thu được 2,85 đồng LNST. Năm 2016, ROS đạt 3,80% tức là LNST công ty thu được trong năm nay là 3,80 đồng. Tỷ suất này của công ty trong ba năm tăng với quy mô KD hiện tại của công ty thì các tỷ suất này là nhỏ, cho thấy LN tạo ra được từ doanh thu thuần của công ty là không đáng kể do công ty chưa biết cách kiểm soát chi phí của mình, dẫn đến doanh thu sau khi bù đắp chi phí chỉ còn lại một khoản LN nhỏ.

Tỷ suất sinh lời VKD ROI: năm 2015 so với năm 2014 tăng 19,06%; năm 2016 giảm 11,23% so với năm 2015. Chỉ tiêu ROI trong ba năm qua đều giảm, hiệu quả sử dụng vốn ngày càng thấp.

Tóm lại, khả năng sinh lời của công ty trong ba năm qua có xu hướng giảm vẫn ở mức thấp. Các hoạt động trong kỳ tạo ra ít LN. Công ty cần có kế hoạch cụ thể, quản lý tốt các hoạt động mở rộng SXKD trong thời gian tới.

2.2.2.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tài sản của công ty qua 3 năm 2014-2016 Hiệu quả sử dụng vốn của công ty được phản ánh ở bảng 2.6

Qua số liệu nêu ở bảng 2.6 cho thấy

Số vòng quay VLĐ trong ba năm tương đối thấp. Cụ thể:

Năm 2014, một đồng VLĐ bình quân tham gia sẽ tạo ra 2,71 đồng doanh thu thuần. Năm 2015, một đồng VLĐ bình quân tham gia sẽ tạo ra 2,57 đồng doanh thu thuần. Năm 2016, một đồng VLĐ bình quân tham gia sẽ tạo ra 2,59 đồng doanh thu thuần.

Năm 2015 số vòng quay VLĐ giảm 0,14 vòng tương ứng giảm 5,16%. Nguyên nhân chủ yếu do năm 2015, tốc độ tăng của VLĐ bình quân cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần dẫn đến số vòng quay VLĐ có giảm nhẹ. Nhưng sang năm 2016, số vòng quay tăng 0,02 vòng, tăng 0,77% là do tốc độ tăng của doanh thu thuần cao hơn tốc độ tăng của VLĐ bình quân. Nguyên nhân có sự biến động trong giai đoạn vừa qua do doanh thu thuần tăng giảm không đều đồng thời VLĐ giảm nhưng tốc độ giảm của VLĐ không bằng tốc độ biến động so với doanh thu thuần. Điều này đã làm cho tốc độ quay vốn lưu động của công ty tuy đã chậm đi làm thực sự chưa hiệu quả.

Kỳ luân chuyển VLĐ cho biết số ngày bình quân cần thiết mà VLĐ quay được một vòng. Do số vòng quay của VLĐ ở năm 2015 giảm nên kỳ luân chuyển của VLĐ tăng từ 132,84 ngày trong năm 2014 lên 140,07 ngày trong năm 2015. Đến năm 2016, do số vòng quay VLĐ có tăng nhẹ nên kỳ luân chuyển cuả VLĐ giảm 1,08 ngày, giảm thời gian quay còn 138 ngày so với năm 2015. Ta có thể thấy, số vòng quay VLĐ càng cao thì thời quan quay VLĐ càng chậm, điều này ảnh hưởng đến mức doanh thu và LN của công ty.

Hệ số đảm nhiệm VLĐ thể hiện qua các năm như sau:

Năm 2014, 1 đồng doanh thu thuần công ty phải bỏ 0,36 đồng VLĐ. Năm 2015, công ty phải bỏ 0,38 đồng VLĐ. Năm 2016, phải bỏ 0,38 đồng VLĐ. Luận văn: Tổng quan về phân tích tài chính Công ty TNHH La Vie

Năm 2015, hệ số tăng 0,02 lần tương ứng 5,55%, trong khi tốc độ tăng của VLĐ bình quân nhanh hơn doanh thu thuần dẫn đến việc gia tăng hệ số đảm nhiệm VLĐ. Dù vậy, hệ số đảm nhiệm VLĐ của công ty vẫn ở mức thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ ngày càng cao.

Tỷ suất lợi nhuận vốn VLĐ:

Đánh giá 100 đồng VLĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua số liệu có thể thấy, hệ số này tăng giảm không đều, chứng tỏ việc VLĐ tạo ra lợi nhuận của công ty chưa thực sự tốt. Cụ thể năm 2014 cứ 100 đồng VLĐ tạo ra 7,80 đồng lợi nhuận. Đến năm 2015 giảm xuống 7,37 đồng lợi nhuận giảm 0,43 đồng tương ứng 5,51% so với năm 2014. Sang năm 2016, 100 đồng VLĐ tạo ra 9,85 đồng lợi nhuận tăng 2,48 đồng tương ứng 33,64% so với năm 2015. Khả năng sinh lời của công ty có tăng, song ở cả 3 năm vẫn ở mức chưa cao dù trong giai đoạn 2014 – 2015 công ty đã có có biện pháp khắc phục tăng mức lợi nhuận của công ty.

Kỳ thu tiền trung bình: Do vòng quay các khoản phải thu của công ty tăng đã kéo theo thời gian thu hồi nợ của công ty cũng ảnh hưởng có xu hướng giảm dần. Năm 2014 là 76,69 ngày thì đến năm 2015 giảm còn 52,47 ngày giảm 24,22 ngày so với năm 2014. Bước sang năm 2016 chính sách thu tiền khách chiếm dụng đã thực sự tốt đã làm thời gian thu tiền giảm chỉ mất 46,49 ngày có thể thu hồi vốn. Qua đó thấy được tính hiệu quả của việc thu hồi tiền từ khách hàng chiếm dụng của công ty từng bước được cải thiện.

Mức tiết kiệm VLĐ phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được là do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ này so với kỳ trước. Năm 2015 công ty lãng phí 10.270,1 triệu đồng, đến năm 2016 công ty đã dần hạn chế mức lãng phí, tiết kiệm tối đa vốn lưu động bỏ ra do vậy trong năm đã tiết kiệm 1.828,2 triệu đồng. Điều này chứng tỏ công ty việc quản lý và sử dụng VLĐ chưa thực sự tốt và làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sử dụng VLĐ.

Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh trong kỳ phân tích VLĐ đầu tư cho hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này của công ty đã sụt giảm qua các năm từ mức 5,53 vòng trong năm 2014 xuống 4,65 vòng trong năm 2015 và trong năm 2016, hàng tồn kho chỉ vận động được 4,37 vòng. Nguyên nhân chủ yếu là do VLĐ của công ty bị ứ đọng tại hàng tồn kho, hàng tồn kho bình quân của công ty đã tăng liên tục qua các năm từ mức 79.655 triệu đồng trong năm 2014 lên 139,322 triệu đồng trong năm 2016. Chỉ tiêu này thấp dần qua các năm cho thấy hàng tồn kho của công ty vận động chậm, đây là nhân tố gây ảnh hưởng xấu đến LN cho công ty.

Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh trong kỳ phân tích VLĐ đầu tư cho hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này của công ty đã sụt giảm qua các năm từ mức 5,52 vòng trong năm 2014 xuống 4,64 vòng trong năm 2015 và trong năm 2016, hàng tồn kho chỉ vận động được 4,37 vòng. Nguyên nhân chủ yếu là do VLĐ của công ty bị ứ đọng tại hàng tồn kho, hàng tồn kho bình quân của công ty đã tăng liên tục qua các năm từ mức 79.655 triệu đồng trong năm 2014 lên 139,322 triệu đồng trong năm 2016. Chỉ tiêu này thấp dần qua các năm cho thấy hàng tồn kho của công ty vận động chậm, đây là nhân tố gây ảnh hưởng xấu đến LN cho công ty.

Thời gian một vòng quay hàng tồn kho cho biết số ngày bình quân cần thiết mà hàng tồn kho chu chuyển được trong một kỳ phân tích. Do số vòng quay hàng tồn kho của công ty đang giảm dần dẫn đến kỳ luân chuyển của hàng tồn kho đã tăng từ mức 65,21 ngày ở năm 2014 lên 77,58 ngày ở năm 2015 (tăng 18,96%) và đạt 82,37 ngày trong năm 2016 (tăng 6,17%). Chỉ tiêu càng cao, hàng tồn kho vận động càng chậm, làm giảm doanh thu và LN cho công ty.

Vòng quay các khoản phải thu: của công ty có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2016. Cụ thể năm 2014 là 4,69 vòng, năm 2015 tăng lên là 6,86 vòng tăng 1,99 vòng so với năm 2014. Năm 2016 tiếp tục tăng lên mức 7,74 vòng tăng 0,88 vòng so với năm 2015. Nhìn chung vốn khách hàng chiếm dụng của công ty vẫn nhiều, tuy nhiên biện pháp thu hồi tiền của công ty đã từng bước tốt lên công ty đã có những biện pháp thu hồi vốn bị khách chiếm dụng.

Qua sự phân tích trên thể hiện hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty trong giai đoạn 2014 – 2104 không cao. Công ty nên quản lý chặt chẽ hơn TSNH trong DN, góp phần giảm chi phí SX, hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, làm gia tăng LN cho công ty.

2.2.2.6 Phân tích thực trạng năng lực tài chính của công ty trong 3 năm 2014-2016 Thực trạng năng lực tài chính của công ty được phản ánh ở bảng 2,7

Qua số liệu nêu ở bảng 2.7 thấy rằng

Hệ số nợ

Của công ty luôn ở mức cao, luôn giữ mức < 0,5 lần, điều này thể hiện mức độ phục thuộc tài chính của công ty ít, công ty sử dụng nhiều các khoản nợ phải trả để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Dẫn đến khả năng tự chủ giảm, rủi ro tài chính rất dễ xảy ra. Tuy nhiên hệ số này đang có xu hướng tăng năm 2016 tăng 0,1 lần so với năm 2015 điều này là tín hiệu tốt đối với công ty chứng tỏ khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty đang được tăng lên công ty ít phụ thuộc vào các khoản vay bên ngoài. Luận văn: Tổng quan về phân tích tài chính Công ty TNHH La Vie

Hệ số vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ nghịch với hệ số nợ. Hệ số nợ càng cao thì hệ số vốn chủ sở hữu càng nhỏ ở cả 3 năm. Hệ số vốn chủ sở hữu của công ty khá thấp, có xu hướng giảm dần trong năm 2015 và 2016. Năm 2016, trong một đồng tổng nguồn vốn có 0,46 đồng vốn chủ sở hữu giảm 0,1 lần so với năm 2015 điều này thể hiện khả năng độc lập tự chủ của công ty đang ở mức chưa thực sự ổn định.

Hệ số nợ ngắn hạn

Trong các khoản nợ phải trả, công ty sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn nợ dài hạn điều này được phản ảnh qua hệ số nợ ngắn hạn. Hệ số này ở cả 3 năm đều cao và có xu hướng tăng dần, năm 2016 hệ số nợ ngắn hạn là 0,53 lần tăng 0,1 lần so với năm 2015. Nợ phải trả có xu hướng biến động, đồng thời các khoản nợ ngắn hạn tang lên chứng tỏ công ty đang có xu hướng tăng vay nợ ngắn hạn điều này làm áp lực trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán lãi vay

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán tiền lãi vay của doanh nghiệp và mức độ rủi ro gặp phải khi vay nợ. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2014 là 10,61 lần, năm 2015 là 12,16 lần tăng 14,60% so với năm 2014. Năm 2016 tăng mạnh lên mức 15,52 lần tăng 27,63% so với năm 2015. Hệ số này thay đổi chứng tỏ lợi nhuận của công ty làm ra tăng liên tục để có thể chi trả lãi vay.

Tóm lại, trong 3 năm qua, công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Như Thủy có chính sách sử dụng nợ phải trả nhiều, trong đó việc sử dụng nợ ngăn hạn chiếm đa số. Năm 2016 các khoản nợ ngắn hạn cũng có xu hướng tăng lên, đây cũng là một trong những chính sách của công ty chấp nhận chịu áp lực trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn. Tuy nhiên do hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối tốt nên trong giai đoạn vừa qua công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán nợ. Trong thời gian tới công ty cần tăng cường tỷ trọng vốn chủ sở hữu để giảm áp lực trả lãi vay, tăng khả năng độc lập tự chủ tài chính.

2.3. Thực trạng công tác tổ chức phân tích tình hình tài chính của công ty

Để phân tích tình hình tài chính của công ty, công ty TNHH lavie đã thực hiện như sau:

2.3.1. Hệ thống tài liệu phục vụ cho việc phân tích tình hình tài chính Luận văn: Tổng quan về phân tích tài chính Công ty TNHH La Vie

Để phục vụ cho việc phân tích tình hình tài chính hiện nay, Công ty TNHH Lavie mới chỉ lấy số liệu ở 2 báo cáo đó là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chưa sử dụng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để phân tích. Trong khi đó, để phân tích tình hình tài chính lại cần sử dụng thông tin ở nhiều nguồn khác nhau bao gồm: thông tin bên trong, thông tin bên ngoài, thông tin liên quan đến môi trường kinh doanh, đến luật pháp… những tài liệu hạch toán của công ty không thể phản ánh đầy đủ sự vận động của tình hình tài chính, khả năng tài chính của công ty.

2.3.2. Quy trình phân tích tình hình tài chính

Công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Lavie được triển khai song còn mang nặng tính hình thức, do đó hiệu quả cung cấp thông tin chưa cao. Cụ thể:

Giai đoạn lập kế hoạch phân tích

Tại Công ty TNHH Lavie công tác này gần như bị bỏ qua, năm sau thực hiện theo năm trước. Thời gian phân tích thường được lập sau khi lập các báo cáo tài chính.

Giai đoạn thực hiện kế hoạch phân tích

Tại Công ty TNHH Lavie việc phân tích do kế toán tổng hợp kiêm nhiệm và thực hiện phân tích vào thời điểm cuối năm. Trên cơ sở các thông tin trên báo cáo tài chính và chủ yếu là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, kế toán tổng hợp sử dụng các phương pháp phân tích (chủ yếu là phương pháp so sánh) tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết và căn cứ vào đó đưa ra những đánh giá về tình hình tài chính hiện tại cũng như dự báo về tình hình tài chính của công ty trong tương lai.

Giai đoạn hoàn thành phân tích

Tại Công ty TNHH Lavie các báo báo phân tích còn sơ sài, đơn điệu chưa được thiết kế phù hợp, các chỉ tiêu rất ít chưa đầy đủ, chưa có sự phối hợp giữa các chỉ tiêu phân tích. Do vậy hiệu quả cung cấp thông tin chưa cao, chưa có cái nhìn sâu sát về thực trạng tình hình tài chính của Công ty và các thông tin thu được từ việc phân tích đánh giá chủ yếu sử dụng cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc để đánh giá hay tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm, do vậy việc phân tích còn mang nặng hình thức.

2.4. Đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Lavie, những tồn tại cần khắc phục

2.4.1. Một số kết quả đạt được Luận văn: Tổng quan về phân tích tài chính Công ty TNHH La Vie

Công ty TNHH Lavie đã và đang cung cấp nước sạch, nước đóng chai. Sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Công ty luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất và chất lượng dịch vụ tốt nhất. Với sự cố gắng của tất cả các ban ngành cũng như những chiến lược đúng đắn của nhà quản trị trong những năm vừa qua công ty đã đạt được những thành quả rất tốt. Trong quá trình hoạt động KD công ty luôn lấy chữ tín, nhiệt tình phục vụ làm phương châm hoạt động do vậy công ty luôn được các đối tác và bạn hàng tín nhiệm từ đó đã có những bước tiến rõ rệt trong hoạt động KD của mình.

Phương thức bán hàng của công ty đa dạng và phong phú, kèm theo là phương thức thanh toán nhanh chóng tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Ngoài ra, Công ty đã chú trọng nhiều hơn đến công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng nên lựa chọn được hình thức phân phối phù hợp với đặc điểm của sản phẩm và người tiêu dùng, giúp công ty mở rộng được thị trường tiêu thụ.

Về hoạt động KD, công ty đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao doanh thu, cắt giảm chi phí nhằm tạo ra được nhiều LN như đã thấy trong bảng bảo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tuy răng mức LN này chưa phải là lớn nhưng cũng đang có xu hướng tăng lên qua các năm.

2.4.2. Một sô tồn tại và nguyên nhân

Thứ nhất, về tài liệu phân tích, công ty chưa sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ để phân tích, mới chỉ lấy số liệu trên hai báo cáo kế toán đó là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. Hơn nữa, nguồn thông tin dùng để phân tích hạn chế, do đó những chỉ tiêu phân tích chỉ dựa vào tài liệu hạch toán không thể phản ánh đầy đủ sự vận động của tình hình tài chính, khả năng tài chính của công ty.

Thứ hai, mục tiêu phân tích tình hình tài chính của công ty, công ty đã có những chú ý đến việc phân tích tình hình tài chính của mình. Nhưng, việc phân tích mới chỉ dừng lại ở mục đích phục vụ các nhà quản lý. Việc phân tích tình hình tài chính đối với công ty chỉ là công cụ kiểm soát các hoạt động quản lý, cân đối tài chính, khả năng sinh lời và khả năng thanh toán. Nhưng trên thực tế, tình hình tài chính của công ty lại được rất nhiều đối tượng quan tâm. Mỗi đối tượng lại có mục tiêu khác nhau, mỗi đối tượng quan tâm đến những mặt khác nhau của tình hình tài chính trong công ty vì thế sẽ sử dụng những chỉ tiêu khác nhau. Mà các thông tin do phân tích tình hình tài chính trong công ty chưa cung cấp đầy đủ để các đối tượng quan tâm nhìn nhận, đánh giá, dự đoán để đưa ra các quyết định phù hợp.

Thứ ba, về phương pháp phân tích, Công ty TNHH Lavie trong quá trình phân tích chưa mạnh dạn áp dụng phương pháp mới vào quá trình phân tích như phương pháp Dupont để phân tích khả năng sinh lời của vốn đầu tư và dự báo nhu cầu về tài chính. Công ty TNHH Lavie hiện nay chỉ sử dụng phương pháp so sánh là chủ yếu, và việc áp dụng cũng chưa khoa học và chưa có tình hệ thống để đánh giá đúng thực trạng tài chính của công ty. Mặt khác, sự kết hợp giữa các phương pháp trong phân tích chưa đồng bộ và chưa toàn diện để phát huy hết tác dụng của từng phương pháp vào công tác phân tích.

Thứ tư, về nội dung phân tích, Công ty TNHH Lavie chưa thực hiện một số phân tích như phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình thanh toán…, chưa xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính một các khoa học đầy đủ. Luận văn: Tổng quan về phân tích tài chính Công ty TNHH La Vie

Thứ năm, về tổ chức phân tích chưa thực sự được quan tâm, chưa có một bộ phận chuyên nghiệp để thực hiện công việc này, chủ yếu do kế toán tổng hợp tính toán sau khi lập báo cáo tài chính. Thông tin sử dụng phân tích còn nghèo nàn, báo cáo phân tích chưa đầy đủ. Điều này đòi hỏi cần hoàn thiện phân tích tình hình tài chính trong Công ty TNHH Lavie.

Thứ sáu, Phân tích tài chính trong công ty hiện nay chủ yếu là phân tích tĩnh, trên thực tế hoạt động tài chính của công ty luôn biến động và sự biến động đó có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của công ty. Do đó, phân tích tình hình tài chính nói riêng và phân tích kinh tế nói chung luôn hướng tới dự đoán trong tương lai. Vì vậy, nếu dựa vào sự phân tích tĩnh thì không thể dự đoán tình hình tài chính của công ty trong tương lai như thế nào? Như vậy thì không thể đưa ra các quyết định phù hợp với mục tiêu của công ty.

Thứ bảy: phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Lavie chưa thấy đề cập đến phân tích chính sách tài chính. Thông qua việc phân tích thực trạng tình hình tài chính trong Công ty TNHH Lavie hiện nay cho thấy việc hoàn thiện phân tích tình hình tài chính trong Công ty này là một yêu cầu cấp bách hiện nay, đặc biệt khi công ty vừa lên sàn giao dịch chứng khoán.

Thứ tám: Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng VLĐ, đồng thời có sự gia tăng liên tục qua các năm, cho thấy VLĐ của công ty đang bị tồn đọng lại, công tác quản lý hàng tồn kho chưa theo sát tình hình thực tế. Hàng tồn kho tăng cao sẽ làm gia tăng các loại chi phí đi kèm (chi phí lưu kho, bảo dưỡng…), nếu kéo dài công ty có thể sẽ phải bán với mức giá thấp hơn dự kiến để thu hồi vốn, làm giảm mức doanh thu và LN của công ty.

Thứ chín: Các khoản phải thu của công ty liên tục phát sinh tăng, giảm đột ngột qua các năm cho thấy công tác quản lý nợ phải thu còn nhiều yếu kém. Việc không theo dõi thường xuyên các khoản nợ phải thu đã khiến công ty có nhiều khoản khách hàng nợ đọng, kéo dài, gia tăng rủi ro nợ khó đòi, đồng thời kéo theo các khoản chi phí trong công tác thu hồi nợ phát sinh.

Thứ mười: Trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, nợ phải trả chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Chủ yếu là nợ ngắn hạn do vậy tính ổn định của nguồn vốn thấp áp lực cho nhà quản trị doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ gốc và lãi vay. Công ty vẫn phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngoài, ảnh hưởng tới trực tiếp lợi nhuận của công ty.

Nguyên nhân

Doanh thu và lợi nhuận cao của công ty vẫn thấp phản ánh vốn lưu động sử dụng chưa hiệu quả. Dó đó vấn đề của doanh nghiệp là tìm ra cách để nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động không chính xác và một cơ cấu vốn không hợp lý cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.Trong nhiều năm qua, công ty sử dụng nhiều vốn vay, nhất là vay nợ ngắn hạn do đó chi phí lãi vay tăng cao làm giảm LN của DN, gây ảnh hưởng đến quá trình tích lũy và mở rộng khả năng KD của công ty.

Việc xác định nhu cầu VLĐ cũng như cơ cấu tổ chức sử dụng VLĐ của Công ty trong thời gian qua là chưa hợp lý khi việc quản lý công nợ phải thu và việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho chưa được Công ty thực hiện hiệu quả;

Công tác phân tích hoạt động kinh tế, phân tích hiệu quả sử dụng vốn chưa được quan tâm đúng mực nên kết quả phân tích còn hạn chế không có nhiều tác dụng trong sửa đổi tăng cường biện pháp quản lý vốn;

Trình độ quản lý của cán bộ và năng lực nhân viên còn hạn chế.

Tiểu kết chƯơng 2

Chương 2 tác giả khái quát về Công ty TNHH La Vie gồm lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu quản lý và dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1 tác giả đã vạn dụng để phân tích báo cáo tài chính của Công ty thông qua phân tích thực trạng nguôn vốn của công ty trong 3 năm 2014 2016, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2014 – 2016, phân tích hiệu quả kinh doanh, phân tích hiệu quả sử dụng vốn tài sản của công ty, phân tích thực trạng năng lực tài chính của công ty, thực trạng công tác tổ chức phân tích tình hình tài chính của công ty. Từ đó giúp hệ thống hóa và hoàn thiện các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý và nâng cao phân tích tài chính cũng như vận dụng những kiến thức đã được trang bị vào trong thực tế. Từ đó tác giả xin đưa ra một số giải pháp tại Công ty trong thời gian tới Luận văn: Tổng quan về phân tích tài chính Công ty TNHH La Vie

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Luận văn: Giải pháp nâng cao tài chính của công ty La Vie

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x