Luận văn: Tổng quan về NHTMCP Công Thương Việt Nam

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về NHTMCP Công Thương Việt Nam hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

2.1.1 Sơ lược quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (NHCT) được gọi là Ngân hàng chuyên doanh, thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng). Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công thương Việt Nam, theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam và được thành lập lại theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam, 23/09/2008: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam, theo Quyết định số 1354/QĐ-TTg. Và cũng trong năm 2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định số 196/QĐ-NHNN chấp thuận cho Ngân hàng Công thương Việt Nam được thay đổi tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh và tên viết tắt bằng tiếng Anh. Cụ thể, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh của Ngân hàng Công thương Việt Nam được thay đổi là: VIETNAM BANK FOR INDUSTRY AND TRADE; tên viết tắt bằng tiếng Anh được thay đổi là: NHCT thay cho tên giao dịch quốc tế là Incombank.

Qua 25 năm, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, nỗ lực vượt qua không ít khó khăn, thách thức, NHCT đã không ngừng vươn lên, mở rộng địa bàn hoạt động, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, phát triển đồng đều, từng bước đưa hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả cả về số lượng và chất lượng, khẳng định là NHTM hàng đầu, nắm giữ vai trò chủ đạo, chủ lực của thị trường tiền tệ Việt Nam. Sau khi thực hiện cổ phần hóa thành công, NHCT là NHTM Nhà nước đầu tiên có cổ đông chiến lược nước ngoài IFC, Bank of Tokyo Mitshubishi.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới chi nhánh Luận văn: Tổng quan về NHTMCP Công Thương Việt Nam

a. Cơ cấu tổ chức

NHCT được tổ chức và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2010.

Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức cổ phần hóa năm 2008, do đó đại hội đồng cổ đông là cơ quan cao nhất. Sau Đại hội đồng cổ đông là Hội đồng quản trị – cơ quan quản lý NHCT theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Ban điều hành gồm có: Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc. Tổng Giám đốc NHCT là đại diện theo pháp luật của NHCT, là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định. Tổng Giám đốc do Thống đốc NHNN bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của HĐQT. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ.

Ban Kiểm soát do HĐQT thành lập, là bộ phận giúp việc cho HĐQT thực hiện chức năng kiểm soát, kiểm toán nội bộ và hoạt động theo quy định hiện hành và Điều lệ NHCT.

Mô hình hoạt động:

Hình 1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của NHCT

Mạng lưới chi nhánh

Là một trong những NHTM hàng đầu tại Việt Nam, NHCT Việt Nam đã phát triển theo mô hình NHBL, với hàng chục sản phẩm dịch vụ ngân hàng được triển khai tại các chi nhánh đem lại tiện ích và giá trị gia tăng cho khách hàng. Mạng lưới hoạt động của NHCT Việt Nam được phân bố rộng khắp trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm: Luận văn: Tổng quan về NHTMCP Công Thương Việt Nam

  • 01 Hội sở chính
  • 01 Sở Giao dịch
  • 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm: Trung tâm thẻ; Trung tâm Công nghệ thông tin; Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực.
  • 02 văn phòng đại diện trong nước
  • 150 chi nhánh cấp 1 trong đó có 3 chi nhánh tại nước ngoài với 2 chi nhánh tại Đức và 1 chi nhánh tại Lào với 892 phòng giao dịch và điểm giao dịch, 56 quỹ tiết kiệm; 742 máy rút tiền tự động (ATM);
  • 06 Công ty con bao gồm: Công ty cho thuê tài chính; Công ty TNHH

Chứng khoán (VietbankSC); Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty TNHH một thành viên bảo hiểm; Công ty TNHH MTV quản lý quỹ NHTM CP CT Việt Nam; Công ty TNHH một thành viên vàng bạc đá quý NHCT.

NHCT Việt Nam hiện có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Ngoài ra, NHCT còn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng Indovina và Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á NHCTVN (IAI); góp vốn vào 07 công ty trong đó có Công ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam. Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên, Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, NHTM cổ phần Gia Định, NHTM cổ phần Sài Gòn Công Thương…

2.1.3 Qui mô hoạt động NHCT Luận văn: Tổng quan về NHTMCP Công Thương Việt Nam

Những năm gần đây, nền kinh tế tuy đã có những dấu hiệu phục hồi nhưng những khó khăn vẫn còn nhiều. Trong bối cảnh đó NHCT đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đề ra.

Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHCT trong thời gian qua:

Qui mô về tài sản:

 Qua bảng 2.1, ta thấy về số tuyệt đối tổng tài sản có xu hướng tăng lên qua các năm, nhưng về số tương đối có biến động không ổn định: năm 2011 giảm so với năm 2010, đến năm 2012 tỷ lệ giảm xuông còn 9.59% , nhưng đến năm 2013 bắt đầu tăng trở lại đạt 14.46% và năm 2014 lại giảm còn 11,36%. Đây là thành quả đáng khích lệ trong giai đoạn tình hình kinh tế đất nước rất khó khăn. Như vậy là trong vòng 5 năm (từ năm 2010- 2014) tổng tài sản của NHCT năm 2014 tăng 274.119 tỷ đồng tương đương 74,54% so với năm 2010.

Qui mô về vốn chủ sở hữu:

Bảng 2.2: Vốn chủ sở hữu của NHCT giai đoạn 2010-2014

IPO của NHCT có thể coi là sự kiện tiêu biểu của thị trường chứng khoán năm 2008. Năm 2009: Tiếp theo sự kiện IPO thành công, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã chính thức chuyển sang thành NHTM cổ phần

Công thương Việt Nam vào ngày 3/7/2009 với vốn chủ sở hữu trên 10 nghìn tỷ đồng và ngày 16/7/2009 cổ phiếu của NHCT đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2010, NHCT đã tăng vốn thành công đạt 18.170 tỷ đồng tăng hơn 3.000 tỷ đồng so với năm 2009; đồng thời ký kết thành công các văn kiện hợp tác và đầu tư, chính thức lựa chọn Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) là cổ đông chiến lược nước ngoài đầu tiên. Do đó, vốn chủ sở hữu năm 2011tăng gần 10 nghìn tỷ đồng so với năm 2010, năm 2012tăng hơn 15 nghìn tỷ đồng so với năm 2010, năm 2013 vốn chủ sở hữu của NHCT đã tăng mạnh 60,82% tương đương 20.450 tỷ đồng so với năm 2012. Tuy nhiên sang năm 2014 có tăng nhưng không nhiều so với năm 2013 và đạt 54.931 nghìn tỷ đồng. Xét về số tương đối thì nguồn vốn chủ sở hữu tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng không đều.

Nhận xét: Trong tình hình kinh tế có xu hướng chững lại và giảm dần nên kết quả kinh doanh của NHCT cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Năm 2011 lợi nhuận trước thuế của NHCT tăng trưởng mạnh với số tuyệt đối 3754 tỷ đồng tăng 80,44%. Năm 2013 lợi nhuận trước thuế có giảm từ 8.168 tỷ đồng xuống còn 7.751 tỷ đồng (giảm 417 tỷ đồng tương ứng 5,1%) và năm 2014 giảm 6,1% so với năm 2013 tương đương giảm 471 tỷ đồng, tuy nhiên vẫn đạt chỉ tiêu mà Đại hội cổ đông đã đề ra. Luận văn: Tổng quan về NHTMCP Công Thương Việt Nam

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Thực trạng dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng VietinBank

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x