Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương VN hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Vietcombank trở thành thương hiệu uy tín trong ngành ngân hàng tại Việt Nam và có sức ảnh hưởng không nhỏ đối với cộng đồng tài chính trong khu vực. Luận văn: Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương VN
Trải qua gần sáu mươi năm hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh để sẵn sàng hội nhập với hệ thống ngân hàng trong nước và khu vực quốc tế. Từ đó phát triển thương hiệu Vietcombank trở thành một ngân hàng hàng đầu Việt Nam
Hội đồng Chính phủ Việt Nam đã chính thức thành lập Ngân hàng Ngoại thương nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (hay còn gọi là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vào ngày 30/10/1962. Đánh dấu mốc quan trọng của hệ thống ngân hàng tài chính việc nam trong quá trình tăng cường quản lý tiền tệ và tín dụng, mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị và văn hóa với nước ngoài.
Được thành lập trong giai đoạn cả nước chống Mỹ ác liệt nhất, Vietcombank lúc bấy giờ là ngân hàng đối ngoại duy nhất của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành các giao dịch quốc tế, thanh toán vay nợ và viện trợ nhà nước chống giặc cũng như quản lý và điều hành ngoại hối của quốc gia
Thời điểm đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trở thành ngân hàng duy nhất nắm giữ 3 phương diện độc quyền: ngoại tệ, cung ứng tín dụng xuất nhập khẩu và các giao dịch thanh toán với nước ngoài. Trong suốt giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cũng như từ sau năm 1975-1988, Vietcombank tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ này.
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ sáu, các đường lối đổi mới đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam trong đó phải kể đến ngành ngân hàng. Đến năm 1990, Vietcombank đã chính thức chuyển đổi hình thức từ ngân hàng chuyên doanh trong kinh tế đối ngoại thành ngân hàng thương mại hoạt động đa chức năng nhằm phù hợp với nền kinh tế thị trường. Sau cuộc chuyển đổi này đã tạo r a ảnh hưởng không nhỏ đối ngành ngân hàng trong nước cũng như cộng đồng tài chính trong khu vực.
Năm 2007, Chính phủ đã lựa chọn Ngân hàng Vietcombank để thực thiện thí điểm cổ phần hóa trong việc phát hành cổ phiếu lên thị trường. Sự kiện này đã trở thành sự kiện IPO lớn nhất và đã góp phần không nhỏ vào ngân sách của nhà nước. Nguồn thu từ IPO lên tới con số kỷ lục chưa từng có vào thời điểm đó, gần 10.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Vietcombank chính thức chuyển sang giao dịch ngân hàng theo cơ chế ngân hàng thương mại cổ phần vào năm 2008. Vietcombank đã cực kỳ nhạy bén, linh hoạt đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời với cuộc khủng hoảng, nhờ đó ngân hàng tiếp tục hoạt động một cách hiệu quả và an toàn, đảm bảo phát triển bền vững. Luận văn: Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương VN
Năm 2013-2018 là thời gian mà ghi nhận những điểm đột phá của Vietcombank. Khởi đầu với việc đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng bằng bộ hệ thống nhận diện thương hiệu mới vào năm 2013. Năm năm tiếp theo là quãng thời gian người tiêu dùng chứng kiến Vietcombank hoạt động nhiều hơn, vất vả hơn, quyết liệt hơn và đi vào bài bản để có thể biến Ngân hàng TMCP Ngoại thương trở thành Ngân hàng số một hiện nay.
Tính đến năm 2016, tổng tài sản của Vietcombank đã vượt mốc một triệu tỷ đồng, đạt mục tiêu trước 2 năm so với kế hoạch 5 năm 2013-1018 mà Vietcombank đã đề ra. Bên cạnh đó, Vietcombank cũng trở thành ngân hàng đầu tiên trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt mốc lợi nhuận 10.000 tỷ đồng.
Nhân dịp kỷ niệm 55 thành lập của Vietcombank, năm 2018 tổng tài sản của Ngân hàng tiếp tục tăng trưởng và luôn duy trì ở mức một triệu tỷ đồng. Chất lượng tài sản của Vietcombank được đánh giá là tốt nhất trong hệ thống các ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu thấp nhất so với các tổ chức tín dụng quy mô lớn và nằm ở mức 0,97%. Điều này đã đưa Vietcombank trở thành NHTM đầu tiên tại Việt Nam đưa tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực quốc tế là dưới 1%.
Trong những năm vừa qua, Vietcombank liên tục giữ vững vị trí số một về lợi nhuận lớn nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam với lợi nhuận trước thuế cán mức 20.000 tỷ đồng, tăng trưởng 64,2% so với năm 2020. Ngoài ra vào năm 2018 Vietcombank được công nhận là tổ chức quản trị rủi ro chuẩn mực đầu tiên của Việt Nam theo Basel II được công nhận bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Với thành tích cố gắng không ngừng nghỉ, Vietcombank được trao huân chương lao động hạng nhất vì sự đóng góp của ngân hàng vào hệ thống tài chính quốc gia. Tính đến 31/12/2018, Vietcombank có một trụ sở chính tại Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội, một trung tâm xử lý tiền mặt của hệ thống ngân hàng cùng với hơn một trăm chi nhánh trên toàn quốc. Về hệ thống đơn vị, Vietcombank có 4 công ty con tại Việt Nam, 3 công ty con tại nước ngoài, 3 công ty liên doanh, một công ty liên kết, một ngân hàng con tại Lào, một văn phòng đại diện đặt tại Singapore, một văn phòng đại diện tại Mỹ và một văn phòng đại diện tại TP HCM. Bên cạnh đó, Vietcombank còn được hỗ trợ bởi mạng lưới ngân hàng rộng lớn trên 176 quốc gia và vùng lãnh thổ
Bên cạnh các thành tích về kinh doanh, Vietcombank cũng trở thành đơn vị nộp thuế thu nhập lớn nhất và được bình chọn là nơi có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam. Vietcombank cũng góp phần không nhỏ vào việc tái cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém và tích cực tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội vì cộng đồng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính – Ngân Hàng
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Luận văn: Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương VN
2.1.2.1. Mô hình cơ cấu và quản trị của Vietcombank
Hình 2.1: Mô hình quản trị và cơ cấu bộ máy quản lý
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cổ đông chính của Vietcombank với 77,11% vốn điều lệ. Tiếp theo đó là Ngân hàng Mizuho năm 15% vốn điều lệ và 7,89% còn lại do các nhà đầu tư khác (tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài) nắm giữ.
2.1.2.2. Mô hình tổ chức ngân hàng
Hình 2.2: Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý
Sau 60 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với hơn 17.000 nhân viên trên toàn hệ thống. Tính đến năm 2020, Vietcombank đã phát triển thành công hệ thống Autobank với hơn 2.000 máy rút tiền ATM và trên 43.000 điển POS (chấp nhận thanh toán qua thẻ) trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu trong giai đoạn 2017 – 2021 Luận văn: Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương VN
Báo cáo tài chính của Vietcombank trong 5 năm 2017-2021 đã cho thấy thành tựu vượt bậc của ngân hàng. Lợi nhuận trước thuế năm 2021 là 21.939 tỷ đồng, cao hơn 2,4 lần so với năm 2017, tăng 1,5 lần so với năm 2018 và tăng 1,18 lần so với năm 2020. Về chỉ tiêu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu cũng tăng khá nhanh. Tổng tài sản năm 2021 là 1.414.673 tỷ đồng tăng 1,06 lần so với năm 2020, cao hơn 1,15 lần so với năm 2019 và tăng 1,32 lần so với năm 2018. Về vốn chủ sở hữu năm 2021 khoảng 109,117 tỷ đồng tăng 1,15 so với năm 2020, tăng 1,35 lần so với năm 2019 và tăng 1,75 so với năm 2018. Về tình hình kinh doanh của Vietcombank có những bước phát triển và tăng trưởng tích cực. Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh so với các năm đều tăng, tính đến năm hết năm 2021 chỉ số tổng thu nhập là 56.724 tỷ đồng đã tăng 1,16 lần so với năm 2020 và 1,24 lần so với năm 2019. Về chỉ số hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) năm 2021 là 1,60% cao hơn 0,15% so với năm 2020. Về chỉ số hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) năm 2021 là 21,59% tăng 0,48% so với năm 2020. So sánh giưac Vietcombank và các ngân hang thương mại khác, tỷ lệ chi phí của VCb luôn giao động trong khoảng từ 30-40% và là ngân hàng dẫn đầu các ngân hàng thương mại về chi phí. Tỷ lệ trích lập dự phòng nợ xấu tính đến năm 2018 là 170% gần như cao nhất trong hệ thống ngân hàng trong nước. Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2021 là 0,63% đã giảm so với năm 2019 và 2018 nhưng lại tăng nhẹ so với năm 2020 nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu theo phân loại chuẩn mực quốc tế. Luận văn: Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương VN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng số VCB