Luận văn: Tổng quan về marketing tại tập đoàn Thăng Long

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về marketing tại tập đoàn Thăng Long hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Hoàn thiện hoạt động marketing-mix của Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long tại thị trường phía Nam đến năm 2020 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN THANG MÁY THIẾT BỊ THĂNG LONG

Tên công ty: Công ty TNHH Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long. Tên tiếng Anh: Thang Long Elevator Equipment Group Co., Ltd (TLE).

Trụ sở chính: Số 44 phố Hào Nam, Quận Đống Đa, Hà Nội. Luận văn: Tổng quan về marketing tại tập đoàn Thăng Long

Thành lập: tháng 5/2001.

2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 

2.1.1.1. Lịch sử hình thành

TLE là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp và lắp đặt thiết bị tòa nhà tại thị trường Việt Nam. Khởi đầu chinh phục khách hàng trong lĩnh vực cung cấp lắp đặt thang máy và thang cuốn Mitsubishi, bằng định hướng phát triển rõ ràng, TLE tiếp tục khẳng định mình trong các hoạt động kinh doanh điều hòa không khí trung tâm Mitsubishi Electric, nhôm kính, hệ thống quản lý tòa nhà thông minh iBMS và đồ gỗ nội thất.

Tổng số nhân sự hiện tại của TLE là hơn 1500 người với 4 công ty trong hệ thống của Tập đoàn là: Công ty TNHH Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long, Công ty TNHH Việt Phát Thăng Long, Công ty CP Sản xuất Xuất khẩu Nội thất Thành Thắng Thăng Long, Công ty CP Cơ điện Thăng Long.

2.1.1.2. Quá trình phát triển

2001: Thành lập Công ty TNHH Thang máy & Thiết bị Thăng Long.

2005: Công ty trở thành nhà phân phối chính thức về sản phẩm thang máy, thang cuốn và điều hòa không khí trung tâm của Hãng Mitsubishi Electric.

2006: Thành lập Văn phòng Đại diện tại TP.HCM.

2010: Thành lập Văn phòng Đại diện tại Đà Nẵng.

2011: Mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực đồ gỗ nội thất và nhôm kính. Chuyển đổi mô hình hoạt động thành Tập đoàn.

2012: Thành lập Chi nhánh phía Nam của Tập đoàn tại TP.HCM

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Marketing

2.1.2. Tầm nhìn và mục tiêu Luận văn: Tổng quan về marketing tại tập đoàn Thăng Long

2.1.2.1. Tầm nhìn

TLE hoạt động trên nguyên tắc coi trọng và giữ gìn chữ “TÍN”, không ngừng nâng cao công nghệ thích nghi với sự thay đổi, hoàn thiện chất lượng dịch vụ để trở thành nhà cung cấp thiết bị tòa nhà hàng đầu Việt Nam, mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.

2.1.2.2. Mục tiêu

Đa dạng hóa sản phẩm của Tập đoàn nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng ở mức cao nhất.

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh Luận văn: Tổng quan về marketing tại tập đoàn Thăng Long

Ngành nghề kinh doanh của công ty TLE gồm các lĩnh vực chính như sau:

  • Thang máy, thang cuốn và điều hòa trung tâm của Mitsubishi Electric;
  • Nhôm kính;
  • Đồ gỗ nội thất;
  • Hệ thống quản lý tòa nhà iBMS.

2.1.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

TLE bao gồm 11 phòng ban như sau:

2.1.5. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh thang máy

Xu thế phát triển tầm cao, nhất là với các đô thị hiện đại như Hà Nội, TP.HCM là điều tất yếu. Sự xuất hiện những tòa nhà cao tầng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các yếu tố xung quanh. Việc xây dựng các tòa nhà cao tầng không chỉ làm tăng hiệu quả sử dụng đất trong bối cảnh quỹ đất hạn hẹp, làm tăng hiệu quả kinh doanh của chủ đầu tư mà một số công trình còn mang ý nghĩa biểu tượng rất lớn, không chỉ thể hiện tên tuổi, vị thế của doanh nghiệp mà còn gắn liền với sự phát triển kinh tế của lĩnh vực và vùng miền. Vấn đề giao thông theo trục đứng trong tòa nhà là một bài toán khó được đặt ra ngay từ đầu khi tiến hành thiết kế công trình.

Khoảng 15 năm trước, thị trường thang máy Việt Nam đã bắt đầu hình thành và đến nay có hơn 100 công ty tham gia phân phối, sản xuất, lắp ráp (trong nước lẫn liên doanh). Có hai dòng sản phẩm thang máy chủ yếu tại thị trường Việt Nam: một là các sản phẩm nhập khẩu đồng bộ nguyên chiếc từ nước ngoài; hai là các sản phẩm sản xuất trong nước với các thiết bị chính như động cơ, một số thiết bị điều khiển nhập ngoại, cabin và các thiết bị còn lại tự sản xuất trong nước.

Đối với các sản phẩm nhập khẩu đồng bộ nguyên chiếc từ nước ngoài, chiếm phần nhiều là các nhãn hiệu nổi tiếng như Mitsubishi (Nhật Bản), ThyssenKrupp (Đức), Schindler (Thụy Sĩ), Kone (Phần Lan), Otis (Mỹ). Về chất lượng thang máy ngoại, nếu so sánh các sản phẩm xuất xứ chính Hãng, chính Quốc thì các Hãng này tương đương nhau vì đều là các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới. Tuy nhiên đa phần sản phẩm nhập khẩu về Việt Nam đều xuất xứ từ các nước thứ 3, ngoại trừ Hãng Mitsubishi có nhà máy 100% vốn của Nhật đặt tại Thái Lan; các Hãng còn lại đều đặt nhà máy liên doanh tại Trung Quốc với tỷ lệ nội địa hóa cao nên chất lượng sản phẩm giảm đi rất nhiều. Vì vậy, tại Việt Nam thang máy Mitsubishi được xếp trên một bậc so với các Hãng còn lại và luôn là sự lựa chọn đầu tiên trong tâm trí khách hàng khi ngay từ giai đoạn thiết kế, xây dựng công trình. Luận văn: Tổng quan về marketing tại tập đoàn Thăng Long

Đối với các sản phẩm sản xuất trong nước, các công ty như Tự Động, Thiên Nam, Thái Bình, Phát Thành, Hoàng Triều, Hisa là những đơn vị hàng đầu, có thâm niên trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp thang máy nội địa và chiếm được thị phần tương đối lớn tại thị trường Việt Nam.

Theo thống kê mới nhất của Bộ Xây dựng, hơn 70% loại thang máy nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay là các nhãn hiệu nổi tiếng, khoảng 30% là các thương hiệu nhỏ chủ yếu của Trung Quốc. Tuy nhiên, giá luôn cao gấp đôi so với sản phẩm Việt Nam, trung bình từ 50.000 USD/thang trở lên (sức chứa 10 người, 10 điểm dừng), có những bộ tới 100.000 USD, trong khi đó sản phẩm nội giá thành chỉ bằng một nửa.

Ngoài thiết kế phù hợp, để thâm nhập thị trường Việt Nam, các nhãn hiệu thang máy nước ngoài đều đi theo cách tìm kiếm đối tác trong nước để kết hợp thế mạnh công nghệ – tài chính của mình với sự am hiểu thị trường bản địa của doanh nghiệp trong nước. Nếu như Schindler, Otis, Kone thực hiện hình thức liên doanh, ThyssenKrupp dùng hình thức bán hàng qua các đại lý cấp 1, cấp 2 thì Mitsubishi lại chỉ định đại lý phân phối độc quyền. Theo họ, đó là cách để bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình không bị biến dạng, lấy được lòng tin của các nhà đầu tư.

Thang máy Mitsubishi là một trong những thương hiệu vào Việt Nam sớm nhất, đã khẳng định được tên tuổi trong lòng người tiêu dùng và đặc biệt chiếm ưu thế nhờ hoạt động mạnh của đối tác tại Việt Nam, chiếm 40% thị phần và liên tục dẫn đầu thị trường nhiều năm qua. Do thương hiệu thang máy Mitsubishi ở Việt Nam quá nổi tiếng nên có rất nhiều công ty thang máy của Việt Nam nhái theo sản phẩm này. Họ thường giới thiệu rằng đây là sản phẩm liên doanh Mitsubishi với thiết bị chính của Mitsubishi, các thiết bị còn lại tự sản xuất trong nước; thực ra Hãng Mitsubishi không có bất kỳ nhà máy liên doanh sản xuất thang máy, thang cuốn nào tại Việt Nam. Thậm chí có công ty còn nhái cả logo Mitsubishi, làm giả cả hồ sơ chứng từ nhập khẩu (Certificate of Origin, Certificate of Quality, Bill of Lading, Packing List) để đánh lừa các khách hàng tư nhân thiếu hiểu biết.

Trong một vài năm gần đây, nhãn hiệu thang máy nội địa không xa lạ đối với giới đầu tư dự án bất động sản cả nước, kể cả nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà sản xuất trong nước đang kỳ vọng có thể nâng cao sản lượng, tiến tới xuất khẩu để quảng bá thương hiệu, cạnh tranh với hàng nhập. Tuy vậy, thang máy nhãn hiệu ngoại nhập vẫn nhỉnh hơn.

Tỉ lệ thang máy được lắp ráp tại Việt Nam hiện nay khoảng 65%, nếu tỉ lệ sản xuất nội địa lên tới 50% thì chắc chắn chất lượng sản phẩm sẽ có vấn đề. Lý do thứ nhất là ngành công nghiệp phụ trợ vẫn trong thời kỳ “nửa nạc nửa mỡ. Thứ 2 là dây chuyền sản xuất còn nhỏ và đã “quá đát” (phải đầu tư trung bình từ 30-50 tỉ đồng mới được một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh). Thứ 3, phương pháp liên doanh để chờ sự chuyển giao công nghệ của công ty nước ngoài là rất khó, chỉ có thể kỳ vọng làm cho thị trường lớn dần lên, số lượng nhiều hơn thì mới mong có đầu tư mạnh.

Do lĩnh vực xây dựng tại các thị trường truyền thống đang giảm nên các công ty đẩy mạnh sang lĩnh vực bảo trì và nâng cấp thiết bị mới. Lượng tiêu thụ dự tính sẽ tăng lên trong vài năm tới, 1.000÷2.000 thang/năm, nhờ nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và nhất là nhà cao tầng được xem là điểm nhấn trong quy hoạch đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang và Cần Thơ.

2.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETNG-MIX CỦA TLE Luận văn: Tổng quan về marketing tại tập đoàn Thăng Long

2.2.1. Các yếu tố bên ngoài

2.2.1.1. Môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế

Ngành thang máy gắn liền với việc xây dựng cơ sở hạ tầng nên lượng thang máy tiêu thụ có quan hệ chặt chẽ với tình hình kinh tế, nhất là tốc độ phát triển GDP, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn viện trợ chính thức (ODA), tốc độ đầu tư, giải ngân trong xây dựng cơ bản.

Tốc độ tăng trưởng GDP và các yếu tố liên quan

Trong hơn hai mươi năm phát triển (1990-2012) kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể với tốc độ tăng trưởng liên tục ở mức cao, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1990-2008 là 7,56%/năm. Tuy nhiên, từ năm 2008, cùng với đà suy thoái kinh tế thế giới, đã làm cho nền kinh tế VN bộc lộ những khó khăn thể hiện qua lạm phát tăng cao, tốc độ tăng trưởng chậm lại.

Tuy nhiên GDP và khu vực xây dựng vẫn còn tăng trưởng dương, đầu tư xã hội còn lớn, kinh tế Việt Nam bao gồm lĩnh vực xây dựng sẽ sớm hồi phục.

Thu nhập bình quân đầu người Luận văn: Tổng quan về marketing tại tập đoàn Thăng Long

GDP bình quân đầu người tăng lên, nên tổng quy mô GDP của cả nước tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân cũng đã đạt quy mô khá và tăng liên tục qua các năm từ 2005 đến 2012.

Hình 2.2: GDP bình quân đầu người tính bằng USD qua các năm

Lạm phát, lãi suất và chính sách tài chính tiền tệ

Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam đã khống chế lạm phát thành công ở mức dưới một con số. Cụ thể là kinh tế vĩ mô đã có dấu hiệu đang hồi phục từ mức đáy, chủ yếu nhờ xuất khẩu mạnh mẽ. Lạm phát đã giảm từ mức hai con số xuống khoảng 7% (so với cùng kỳ) vào tháng 3/2013.

Năm 2012, chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị tiền đồng Việt Nam, tăng dần dự trữ ngoại hối.

Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Năm 2012, nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 16,3 tỷ USD, cao hơn con số sơ bộ trên 13 tỷ USD công bố trước đó.

Vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam năm 2012 ước đạt 10,46 tỷ USD, bằng 95,1% mức thực hiện của năm 2011. Năm 2012, mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng vốn giải ngân của khu vực FDI vẫn đạt mức gần tương đương với cùng kỳ năm 2011.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm nhất của nhà đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 13 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,9 tỷ USD, chiếm 12,1%.

Bảng 2.1: Thu hút FDI theo ngành trong năm 2012

Đã có 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đăng ký 28,6 tỷ USD, tiếp theo lần lượt là Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI, tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương.

Tình hình thu hút nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA)

Việt Nam chính thức nhận được viện trợ ODA của cộng đồng các nhà tài trợ từ năm 1993. Cho đến nay, Việt Nam đã có 20 năm tiếp nhận viện trợ, và đã thu hút được gần 80 tỷ USD vốn ODA. Theo ông Peter Reeh – Chuyên gia văn phòng Liên hợp quốc tại Hà Nội, con số này đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiếp nhận ODA lớn thứ 7 trên thế giới.

Bảng 2.2: Tình hình cam kết và giải ngân vốn ODA trong bốn năm gần đây

Đáng lưu ý là, dù nội tại nền kinh tế Việt Nam và tình hình kinh tế thế giới những năm gần đây đang gặp không ít khó khăn, nhưng các nhà tài trợ vẫn cam kết viện trợ cho Việt Nam những khoản vốn ODA tương đối lớn. Các công trình sử dụng vốn ODA hiện đang được triển khai, khả năng giải ngân hoàn toàn có thể đúng tiến độ nên sẽ cần một lượng lớn thang máy trong thời gian tới.

Cụ thể, năm 2006, tổng số vốn ODA giải ngân đạt 1,785 tỷ USD; năm 2007 là 2,176 tỷ USD; 2008 là 2,253 tỷ USD; năm 2009 là 4,105 tỷ USD; 2010 là 3,541 tỷ USD; 2011 là 3,65 tỷ USD; năm 2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết giải ngân ODA dự kiến đạt 3,9 tỷ USD.

Tính đến nay, Việt Nam đã giải ngân được hơn 37 tỷ USD vốn ODA. Con số này không nhỏ, nhưng so với con số cam kết thì lại chưa lớn, và chưa làm cho cộng đồng các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam hài lòng. Vì thế, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, từ đó tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA vẫn là mục tiêu của Việt Nam, đồng thời là mong muốn của các nhà tài trợ trong thời gian tới.

Tốc độ phát triển những ngành và lĩnh vực liên quan

Lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án lớn phía Nam: Việt Nam đang có tốc độ phát triển nhanh, đòi hỏi phải đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng. So với các nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc thì tiềm năng xây dựng cơ sở hạ tầng còn rất lớn. Trong tương lai gần, khu vực phía nam sẽ có nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn.

Trong những năm gần đây giá các loại mặt hàng ngành vật liệu xây dựng, cát, đá, thép liên tục tăng (tăng 20-30% năm 2012) làm chậm tốc độ xây dựng vì các dự án chờ chủ đầu tư phê duyệt giá mới. Bên cạnh việc tăng giá, các nguồn vật liệu có nguồn gốc từ tự nhiên như cát, đá dùng cho xây dựng đang dần cạn kiệt dẫn đến tình trạng vừa lên giá vừa thiếu hàng gây khó khăn cho ngành xây dựng. Với yêu cầu phải phát triển được 100 triệu m2 nhà ở, dự kiến giai đoạn 2009-2015 sẽ xây dựng 148.000 căn hộ, tương đương 9.580.000m2 sàn.

Thị trường văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại tại TP.HCM cũng còn phát triển. Đến 2013, TP.HCM cần thêm khoảng 910.000m2 văn phòng. Dự báo khi nào nguồn cung đạt đến 1,5 triệu m2 thì thị trường mới ổn định. Luận văn: Tổng quan về marketing tại tập đoàn Thăng Long

Tình hình kinh tế quốc tế

Trong năm qua, nền kinh tế thế giới đã bị xáo trộn ở cường độ chưa từng thấy kể từ Đại khủng hoảng năm 1929. Nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới chìm sâu vào suy thoái với mức tăng trưởng âm trong năm 2009. Cuộc khủng hoảng lần này đòi hỏi thế giới cần 5 đến 10 năm để giải quyết triệt để, nhất là Mỹ và Châu Âu.

Môi trường chính trị và pháp luật

Tình hình chính trị trong nước ổn định có tác dụng tích cực tới việc sản xuất kinh doanh trong nước. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có sự ổn định chính trị tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, trong đó có ngành xây dựng. Nhà nước Việt Nam cam kết tôn trọng quyền sở hữu của các doanh nghiệp nên các tập đoàn nước ngoài như Mitsubishi Electric Corporation có thể tin tưởng đầu tư lâu dài. Mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản hết sức tốt đẹp có lợi cho hợp tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Việt Nam là cũng một trong 11 nước có nhiều cải cách môi trường kinh doanh nhất khu vực Đông Nam Á giai đoạn 6/2007 – 6/2008. Môi trường đầu tư Việt Nam hấp dẫn do có sự ổn định cao về chính trị xã hội, Chính phủ thể hiện ý chí mạnh về cải cách môi trường kinh doanh.

Về chính sách thuế, theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư 193/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính, mặt hàng thang máy nâng hạ theo chiều đứng (bao gồm thang máy kiểu dân dụng, mã số 8428.10.29) được quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 10% bằng cam kết WTO năm 2013. Khung thuế suất do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định là 0-10%.

Riêng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các cam kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) năm 2013 ATIGA (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN) 5%, ACFTA (Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc) 5%, VJFTA (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Nhật Bản) 5,5% là các mức thuế suất Việt Nam đã ký kết thực hiện từ khi tham gia các Hiệp định ưu đãi song phương nên không thể điều chỉnh được. Việc giữ mức thuế nhập khẩu thang máy cao (10%) đã tạo rào cản đối với thang máy ngoại. Tuy vậy, lộ trình giảm thuế theo cam kết của WTO thì tương lai mức thuế này sẽ được giảm xuống.

Môi trường văn hóa, xã hội và dân số

Theo tổng cục thống kê, Việt Nam sẽ chào đón công dân thứ 90 triệu vào tháng 11/2013. Với con số trên, Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới về dân số. Tỉ lệ người dân Việt Nam là “thị dân” đã tăng mạnh, từ 23,5% (1999) lên 29,6% (2009). Khu vực phía nam chiếm tỷ trọng dân số lớn. TP.HCM đông dân nhất nước với 7,1 triệu người, tăng 3,5%/năm.

Đến năm 2020, dân số cả nước dự báo sẽ là 104 triệu người, trong đó dân đô thị là 46 triệu người, sẽ cần 460.000 ha đất xây dựng đô thị, chiếm khoảng 1,4% diện tích tự nhiên cả nước. Với một thị trường hơn 100 triệu dân, nhu cầu thang máy cho các công trình xây dựng là rất lớn.

Môi trường tự nhiên

Dân số tăng nhanh, nhu cầu hướng tới các sản phẩm có giá trị hưởng thụ cho cuộc ngày càng tăng. Hơn nữa dân số Việt Nam phân bố không đều (chủ yếu tập trung ở thành thị) đây là cơ hội rất tốt cho việc thiết lập các đại lý và xây dựng được nhiều công trình cao tầng. Đây là cơ hội tốt cho thị trường thang máy ngày càng phát triển rộng lớn.

Môi trường công nghệ

Hiện nay với thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, ngày càng nhiều máy móc, vật liệu mới được phát minh. Nhiều loại thang máy mới cao cấp có các tính năng đặc biệt đưa vào sản xuất.

Những năm gần đây xu hướng chuyển đổi từ loại máy kéo có hộp số, kích thước cồng kềnh, chiếm diện tích, tiêu hao nhiều năng lượng, sang loại máy kéo không hộp số, kích thước nhỏ gọn, chiếm ít diện tích, tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Hơn thế nữa, với loại máy kéo không hộp số sử dụng động cơ từ trường nam châm vĩnh cửu, Hãng Mitsubishi ngày càng chứng tỏ vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp thang máy.

2.2.1.2. Môi trường vi mô Luận văn: Tổng quan về marketing tại tập đoàn Thăng Long

Khoảng 15 năm trước, thị trường thang máy Việt Nam đã bắt đầu hình thành và xuất phát của ngành thang máy Việt Nam là Công ty Thang máy Tự Động. Đến nay có hơn 100 Công ty tham gia sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu thang máy. Chiếm phần nhiều các hiệu thang nước ngoài là Mitsubishi (Nhật Bản), Schindler (Thụy Sĩ), ThyssenKrupp (Đức), Otis (Mỹ), Kone (Phần Lan), Hyundai (Hàn Quốc), Hitachi (Nhật)… tuy nhiên hầu hết được sản xuất tại nước thứ ba, chủ yếu là từ Trung Quốc.

Các hiệu thang máy trong nước cũng dần chiếm được thị phần cao tại các cao ốc không quá cao tầng như Thiên Nam, Thái Bình, Á Châu, Tự Động, Phát Thành, Hoàng Triều… Theo thống kê mới nhất của Bộ Xây dựng, hơn 70% loại thang máy nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay là các nhãn hiệu nổi tiếng, khoảng 30% là các thương hiệu nhỏ chủ yếu của Trung Quốc. Giá thang máy nhập khẩu luôn cao hơn tối thiểu là gấp đôi so với giá thang máy sản xuất trong nước.

Trong những năm gần đây nhãn hiệu thang máy nội địa không xa lạ đối với giới đầu tư dự án bất động sản cả nước, kể cả nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà sản xuất trong nước đang kỳ vọng có thể nâng cao sản lượng, tiến tới xuất khẩu để quảng bá thương hiệu, cạnh tranh với hàng nhập.

a) Khách hàng

TLE hiện nay là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam, có uy tín cao trong lĩnh vực cung cấp thang máy, thang cuốn và thiết bị cơ điện cho các công trình. Điều này được thể hiện rõ qua thị phần mà công ty đang nắm giữ, qua những đánh giá của khách hàng về công ty.

Ngay từ khi mới thành lập cho đến nay, TLE luôn lấy Uy Tín làm cơ sở tiếp cận và xây dựng niềm tin với khách hàng. Với đội ngũ tư vấn kỹ thuật và thi công giàu kinh nghiệm, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và chính sách chất lượng được cam kết rõ ràng, TLE đã trở thành nhà thầu của các công trình lớn trải dài từ Bắc vào Nam.

b) Đối thủ cạnh tranh

Theo thống kê hiện tại có hơn 10 doanh nghiệp chính tham gia cuộc chơi dành thị phần thang máy nhập ngoại tại thị trường miền Nam. Trong đó Thăng Long_Mitsubishi chiếm thị phần cao hơn cả. Qua sơ đồ 2.6 ta có thể thấy Thăng Long và Schindler hiện chiếm hơn 50% thị phần thang máy tại Việt Nam. Trong đó dẫn đầu là Thăng Long với 41%, Schindler chiếm 15%, ThyssenKrupp chiếm 18%, các công ty khác lần lượt chia sẻ các thị phần còn lại.

Tuy nhiên, theo hình 2.7, tại thị trường phía Nam có một sự thay đổi nhỏ, Schindler hiện chiếm 26% thị phần thang máy, nhiều hơn Thăng Long (chỉ chiếm 21%); Thăng Long vẫn duy trì trong top đầu nhưng không còn ở vị trí dẫn đầu tại thị trường phía Nam và khoảng cách so với các đối thủ bị thu hẹp rất nhiều.

Hình 2.3: Thị phần thang máy nhập khẩu tại Việt Nam năm 2012

Bảng 2.3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh thị trường phía Nam

Để phân tích tác động của môi trường đến hoạt động kinh doanh của Thăng Long một cách đầy đủ hơn ta sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh đồng thời đo lường vị thế của Thăng Long. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Thăng Long so sánh với công ty Schindler, ThyssenKrupp, Kone, Otis, Shanghai Mitsubishi, Sanyo, Nippon, Hitachi. Việc phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh được xây dựng dựa trên cơ sở các yếu tố bên ngoài và cả yếu tố bên trong quyết định đến sự thành công của các đối thủ cạnh tranh. Luận văn: Tổng quan về marketing tại tập đoàn Thăng Long

Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng khả năng cạnh tranh của Thăng Long vượt trội so với các đối thủ hiện tại. Các yếu tố cạnh tranh chính của Thăng Long nằm ở thương hiệu mạnh, xuất xứ được ưa chuộng và chất lượng sản phẩm tốt đã giúp cho TLE đạt được tổng số điểm quan trọng cao nhất là 3,0 điểm.

Hiện nay, TLE vẫn đang cố gắng vượt qua những khó khăn của thời kỳ khủng hoảng kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi và có những bước điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Do vậy, hơn lúc nào hết Thăng Long cần phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa và khắc phục ngay những yếu kém nhất là vấn đề quản trị điều hành, công tác PR, nâng cao năng lực tài chính, thu hẹp khoảng cách về giá và có những chiến lược phù hợp để tạo bước phát triển nhảy vọt nhằm giữ vững ưu thế hiện có, gia tăng thị phần trong tương lai.

c) Đối thủ tiềm năng

Việc gia nhập thị trường thang máy của các doanh nghiệp mới trực tiếp làm giảm tính chất quy mô cạnh tranh do tăng năng lực sản xuất và khối lượng sản xuất trong ngành thang máy. Sự xuất hiện của các đối thủ mới có khả năng gây ra những cú sốc mạnh cho Thăng Long vì thông thường những người đi sau thường có nhiều căn cứ cho việc ra quyết định và những chiêu bài của họ thường có tính bất ngờ.

Hiện tại đối thủ tiềm năng của Thăng Long được chia trong 3 phân khúc:

  • Phân khúc 1: thang máy thương hiệu ít nổi tiếng thuộc các nước Đông Nam Á, Châu Âu, sản xuất và lắp ráp tại các nước thứ 3 (các nước Đông Nam Á, chủ yếu là Trung Quốc, …), điển hình là: Fuji, Techno.
  • Phân khúc 2: thang máy sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam, các thiết bị chính nhập khẩu. Tuy nhiên các công ty này lại khẳng định họ cũng bán thang máy thương hiệu chính Hãng Mitsubishi, xuất xứ Thái Lan, Hàn Quốc, có giấy tờ nhập khẩu đầy đủ. Thực chất đây là các công ty lừa đảo, làm ăn chụp giựt, chủ yếu lừa các khách hàng cá nhân ít hiểu biết về lĩnh vực thang máy. Các công ty nổi cộm là: Việt Nhật, Công ty thang máy Mitsu Thái Lan, Công ty thang máy Mitsubishi Korea, Công ty Cổ phần Thang máy Thăng Long (nhiều khách hàng lầm tưởng là Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long).
  • Phân khúc 3: thang máy sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam, các thiết bị chính nhập khẩu. Các công ty đối thủ là các công ty thang máy nội địa: Tự Động, Thiên Nam, Thái Bình, Hisa, Phát Thành, Hoàng Triều, …

d) Nhà cung cấp

Hiện tại, TLE đang nhập khẩu các sản phẩm thang máy, thang cuốn từ Hãng Mitsubishi Electric – Nhật Bản. Từ thực tế cho thấy hiện nay Thăng Long vẫn chưa thực sự chủ động trong các sản phẩm của mình và hầu hết đều được nhập khẩu từ công ty đối tác phía Nhật Bản. Mặc dù hai bên đã ký thỏa thuận về nhà phân phối chiến lược tuy nhiên về lâu dài các chính sách co thể thay đổi theo những chiều hướng khác.

Bên cạnh đó, thị trường Nhật Bản khá ổn định, tỷ giá ngoại tệ so với đồng Việt Nam không có nhiều biến động, chính vì thế đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Thăng Long.

e) Sản phẩm thay thế

Hiện tại vẫn chưa có sản phẩm thay thế vì thang máy và thang cuốn vẫn là sản phẩm tối cần thiết cho các tòa nhà cao tầng và cho các công trình trong tương lai.

2.2.2. Các yếu tố bên trong Luận văn: Tổng quan về marketing tại tập đoàn Thăng Long

2.2.2.1. Hoạt động quản lý, lãnh đạo

Lãnh đạo Công ty có tầm nhìn chiến lược khi chọn Hãng Mitsubishi làm đối tác và chọn thị trường phía Bắc làm thị trường chính trong việc cung cấp thang máy, thang cuốn hiệu Mitsubishi. Lãnh đạo Công ty còn có quan hệ tốt với các cấp chính quyền, cơ quan Nhà Nước và là hình mẫu trong mối quan hệ Việt – Nhật.

Mô hình quản lý được cơ cấu tổ chức rõ ràng. Hệ thống quản lý chất lượng được tiến hành nghiêm ngặt theo theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 nên nhìn chung là hiệu quả, chặt chẽ.

Do đây là công ty tư nhân nên cũng không tránh khỏi những bố trí nhân sự theo kiểu quan hệ gia đình. Tuy nhiên số lượng cũng hạn chế và đa phần các vị trí đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nên không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động chung của công ty.

2.2.2.2. Hoạt động tài chính Luận văn: Tổng quan về marketing tại tập đoàn Thăng Long

Nhu cầu luôn được cân đối nhằm đảm bảo tính thanh khoản. Quá trình thu hồi công nợ gặp rất nhiều khó khăn do tình hình kinh tế đi xuống khiến nợ xấu tăng lên.

Hiện tại TLE đang có kế hoạch đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất các sản phẩm khác như nhôm kính và đồ gỗ nội thất nên nhu cầu về vốn tăng cao.

2.2.2.3. Hoạt động sản xuất, phân phối

Thăng Long là nhà phân phối chính thức của Hãng Mitsubishi và điều này được thể hiện rất rõ trong thỏa thuận về nhà phối với Hãng Mitsubishi. Hãng Mitsubishi đánh giá rất cao vai trò của Thăng Long trong việc đưa sản phẩm thang máy, thang cuốn của Hãng Mitsubishi trở thành sự lựa chọn đầu tiên trong suy nghĩ của khách hàng Việt Nam khi bắt đầu xây dựng công trình.

TLE tiếp tục khẳng định mình trong các hoạt động kinh doanh điều hòa không khí, nhôm kính, hệ thống quản lý tòa nhà thông minh iBMS và đồ gỗ nội thất.

TLE nỗ lực không ngừng để đa dạng hóa sản phẩm cung cấp tới khách hàng, đặc biệt chú trọng tăng cường chất lượng dịch vụ thi công lắp đặt để tạo sự khác biệt với vị thế dẫn đầu. Số nhân sự của TLE là hơn 1300 người với 4 công ty trong hệ thống Tập đoàn là: Công ty TNHH Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long, Công ty TNHH Việt Phát Thăng Long, Công ty CP Sản xuất Xuất khẩu Nội thất Thành Thắng Thăng Long, Công ty CP Cơ điện Thăng Long.

Với chiến lược phát triển công ty theo hướng chuyên nghiệp hiện đại, minh bạch, tích lũy nhiều giá trị văn hóa, chất lượng cuộc sống người Việt, tất cả vì hội nhập, hợp tác cùng phát triển, TLE cam kết:

  • Khách hàng là thượng đế, nhân tài là số một.
  • Chất lượng là tất yếu, khác biệt là mục tiêu.
  • Chân thành trong giao tiếp, uy tín trong quan hệ.

Với đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm, công nhân kỹ thuật lành nghề và cá thiết bị thi công, lắp đặt hiện đại, công ty đã không ngừng mở rộng thị phần bằng chữ tín của mình trên thị trường, hòa nhập với xu thế phát triển của đất nước, cạnh tranh lành mạnh với các công ty chuyên doanh cùng lĩnh vực.

Suốt những năm qua, các sản phẩm của Thăng Long đã dần chiếm được tình cảm của người tiêu dùng khi đáp ứng được rất nhiều phân khúc thị trường, liên tục cải tiến các tính năng góp phần mang lại lợi ích tiêu dùng cho khách hàng của mình.

2.2.2.4. Hoạt động kinh doanh Luận văn: Tổng quan về marketing tại tập đoàn Thăng Long

TLE Nội, Đà Nẵng, TP.HCM với tốc độ tăng trưởng đều qua các năm.

Với xu thế phát triển của xây dựng nói riêng và của nền kinh tế nói chung, cùng với sự dẫn dắt của ban lãnh đạo, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển. Kinh doanh tăng trưởng đều qua các năm, chiếm thị phần khoảng 40% nhu cầu thang máy ngoại nhập tại thị trường Việt Nam với mức tăng trưởng trung bình mỗi năm đạt hơn 10%.

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2009-2012

2.2.2.5. Hoạt động marketing

Phòng Marketing thành lập được khoảng hơn 2 năm gần đây đã để lại nhiều dấu ấn về mặt hình ảnh cũng như các sự kiện của công ty. Thương hiệu và hình ảnh của công ty tại thị trường phía Nam đã dần được khẳng định tại nhưng vẫn chưa được như mong muốn.

2.2.2.6. Chính sách nguồn nhân lực

TLE là một trong những công ty có nguồn nhân lực cao và ổn định nhất trong các công ty thang máy (dựa trên các tiêu chí về học vấn, kinh nghiệm, thời gian phục vụ, số nhân viên nghỉ việc). Do không sử dụng nhà thầu phụ cung cấp công nhân, đội ngũ quản lý, nhân viên văn phòng, kinh doanh, thi công, bảo hành, bảo trì lên đến hơn 500 người từ Bắc vào Nam. Họ có trình độ cao, ý thức kỷ luật tốt, được đào tạo theo phong cách quản lý Nhật Bản.

Công ty có chính sách chăm lo cho nhân viên tương đối tốt. Hằng năm Công ty có các chương trình nghỉ mát trong/ngoài nước và các giải thi đấu thể thao nội bộ xen kẽ hàng năm cho cả gia đình công nhân viên nhằm tạo tâm lý thoải mái và cơ hội giao lưu giữa các thành viên. Luận văn: Tổng quan về marketing tại tập đoàn Thăng Long

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:  

===>>> Luận văn: Thực trạng HĐ marketing của tập đoàn Thăng Long

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x