Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về hội đồng quản trị đến sai sót trên BCTC hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng các đặc tính của hội đồng quản trị đến sự trình bày sai sót số liệu trên báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
2.1.1. Hội đồng quản trị Luận văn: Tổng quan về hội đồng quản trị đến sai sót trên BCTC
Căn cứ quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014:
2.1.1.1. Khái niệm Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Mỗi công ty có một Hội đồng quản trị với những đặc tính khác nhau, tùy thuộc vào quy mô công ty, ngành nghề kinh doanh, cổ đông,… Trong bài này, yếu tố Hội đồng quản trị được tác giả phân tích trên 6 đặc tính, bao gồm:
- Quy mô Hội đồng quản trị;
- Thành viên Hội đồng quản trị không điều hành;
- Thành viên Hội đồng quản trị có mối quan hệ thân tộc;
- Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành;
- Sự kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành; – Thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn kế toán, tài chính cao.
Quyền và nghĩa vụ Hội đồng quản trị
Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
Quyết định bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty; Luận văn: Tổng quan về hội đồng quản trị đến sai sót trên BCTC
Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 130 của Luật này;
Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;
Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc giá trị khác. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng và giao dịch quy định, tại điểm d khoản 2 Điều 135, khoản 1 và khoản 3 Điều 162 của Luật này;
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định, tiền lương và quyền lợi khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;
Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể, yêu cầu phá sản công ty;
Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
2.1.1.2. Nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị.
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên độc lập Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Số lượng, thời hạn cụ thể của nhiệm kỳ, số thành viên Hội đồng quản trị phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định.
Trường hợp tất cả thành viên Hội đồng quản trị cùng kết thúc nhiệm kỳ thì các thành viên đó tiếp tục là thành viên Hội đồng quản trị cho đến khi có thành viên mới được bầu thay thế và tiếp quản công việc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
Trường hợp công ty cổ phần được tổ chức quản lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 134 của Luật này thì các giấy tờ, giao dịch của công ty phải ghi rõ “thành viên độc lập” trước họ, tên của thành viên Hội đồng quản trị tương ứng.
Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, quyền, nghĩa vụ, cách thức tổ chức và phối hợp hoạt động của các thành viên độc lập Hội đồng quản trị.
2.1.1.3. Cơ cấu, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị Luận văn: Tổng quan về hội đồng quản trị đến sai sót trên BCTC
Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;
Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.
Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác.
Đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.
Thành viên độc lập Hội đồng quản trị theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 134 của Luật này có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán cóquy định khác:
Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó.
Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;
Không phải là người có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;
Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;
Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó.
Thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải thông báo với Hội đồng quản trị về việc không còn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này và đương nhiên không còn là thành viên độc lập Hội đồng quản trị kể từ ngày không đáp ứng đủ điều kiện. Hội đồng quản trị phải thông báo trường hợp thành viên độc lập Hội đồng quản trị không còn đáp ứng đủ điều kiện tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên độc lập Hội đồng quản trị đó trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của thành viên độc lập Hội đồng quản trị có liên quan.
2.1.1.4. Chủ tịch Hội đồng quản trị Luận văn: Tổng quan về hội đồng quản trị đến sai sót trên BCTC
Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán không có quy định khác.
Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
Tổ chức việc thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị;
Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;
Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị;
Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.Trường hợp không có người được ủy quyền thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số.
Khi xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản trị tuyển dụng thư ký công ty để hỗ trợHội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện các nghĩa vụ thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Thư ký công ty có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Hỗ trợ tổ chức triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; ghi chép các biên bản họp;
- Hỗ trợ thành viên Hội đồng quản trị trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao;
- Hỗ trợ Hội đồng quản trị trong áp dụng và thực hiện nguyên tắc quản trị công ty;
- Hỗ trợ công ty trong xây dựng quan hệ cổ đông và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông;
Hỗ trợ công ty trong việc tuân thủ đúng các nghĩa vụ cung cấp thông tin, công khai hóa thông tin và thủ tục hành chính;
Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể bị bãi miễn theo quyết định của Hội đồng quản trị.
2.1.2. Sai sót báo cáo tài chính Luận văn: Tổng quan về hội đồng quản trị đến sai sót trên BCTC
Theo Trung tâm chất lượng kiểm toán (CAQ), sai sót báo cáo tài chính là khi có sai sót so với chuẩn mực kế toán chung được chấp nhận trong báo cáo tài chính nộp cho ủy ban chứng khoán do lỗi cố ý hoặc vô ý. Sai sót được điều chỉnh thông qua việc báo cáo lại.
Theo Chuẩn mực kiểm toán 240 (VSA 240), sai sót trênbáo cáo tài chính có thể phát sinh từ gian lận hoặc nhầm lẫn. Để phân biệt giữa gian lận và nhầm lẫn, cần phải xem xét xem hành vi dẫn đến sai sót trong báo cáo tài chính là cố ý hay không cố ý.
Gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp.
Bỏ sót hoặc sai sót trọng yếu: Việc bỏ sót hoặc sai sót được coi là trọng yếu nếu chúng có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Mức độ trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của các bỏ sót hoặc sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Quy mô, tính chất của khoản mục là nhân tố quyết định đến tính trọng yếu.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) 320, các thuật ngữ liên quan đến tính trọng yếu được hiểu như sau:
- Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính;
- Mức trọng yếu: Là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính;
- Mức trọng yếu thực hiện: Là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do kiểm toán viên xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính. Trong một số trường hợp, “mức trọng yếu thực hiện” có thể hiểu là mức giá trị hoặc các mức giá trị do kiểm toán viên xác định thấp hơn mức hoặc các mức trọng yếu của một nhóm các giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh trên báo cáo tài chính.
- Những sai sót, bao gồm cả việc bỏ sót, được coi là trọng yếu nếu những sai sót này, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, được xem xét ở mức độ hợp lý, có thể gây ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính;
- Những xét đoán về mức trọng yếu được thực hiện trong từng trường hợp cụ thể và bị ảnh hưởng bởi quy mô hay bản chất của sai sót, hoặc được tổng hợp của cả hai yếu tố trên;
- Những xét đoán về các vấn đề trọng yếu đối với người sử dụng báo cáo tài chính phải dựa trên việc xem xét các nhu cầu chung về thông tin tài chính của nhóm người sử dụng, như các nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ,… Những ảnh hưởng có thể có của các sai sót đến một số ít người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính mà nhu cầu của họ có nhiều khác biệt so với phần lớn những người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính sẽ không được xét đến.
Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (1999) cảnh báo các kiểm toán viên rằng nhân tố định tính cần được xem xét cùng với nhân tố định lượng. Các nhân tố giúp kiểm toán viên xác định tính trọng yếu định tính có thể kể gồm: ban quản lý doanh nghiệp; tình trạng kiểm soát nội bộ, nhóm người sử dụng BCTC, và các chính sách kế toán (Krogstad; 1984). Các nhân tố giúp kiểm toán viên xác định tính trọng yếu định lượng thường có: thu nhập thuần, doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu,… Kiểm toán viên thường dựa vào mục đích người sử dụng báo cáo tài chính, đặc điểm kinh doanh, đặc điểm ngành, môi trường hoạt động,…
Trong bài, sai sót số liệu trên báo cáo tài chính được hiểu là chênh lệch số liệu giữa báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán. Sai sót bao gồm cả gian lận và nhầm lẫn (theo chuẩn mực Kiểm toán VN VSA 200).
2.2. CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG GIẢI THÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẾN SAI SÓT SỐ LIỆU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.2.1. Lý thuyết người đại diện (Agency theory) Luận văn: Tổng quan về hội đồng quản trị đến sai sót trên BCTC
Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, được phát triển bởi Alchian và Demsetz năm 1972, sau đó được Jensen và Meckling phát triển thêm vào năm 1976. Theo lý thuyết này, trong các công ty cổ phần, các cổ đông thông qua Hội đồng quản trị đã ủy thác việc điều hành cho người đại diện để thực hiện việc quản lý công ty mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty. Lý thuyết về đại diện cho rằng, cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Do vậy, trong nhiều trường hợp người đại diện – người quản lý công ty – sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông. Mối quan hệ đại diện còn thể hiện trong mối quan hệ giữa nhà quản lý cấp cao với nhà quản lý các cấp thấp hơn trong hệ thống phân quyền, giữa nhà quản lý với người trực tiếp sử dụng các nguồn lực của tổ chức. Do sự xung đột lợi ích này, Hội đồng quản trị sẽ giám sát hoạt động của ban giám đốc, trong đó giám sát việc lập và trình bày báo cáo tài chính là một nội dung quan trọng. Nói cách khác, hội đồng quản trị sẽ có tác động đến các sai sót trên báo cáo tài chính.
Lý thuyết này củng cố thêm vai trò quan trọng của Hội đồng quản trị từ việc giám sát hoạt động của Ban Giám đốc cũng như sự ảnh hưởng gián tiếp của Hội đồng quản trị đến sai sót số liệu trên báo cáo tài chính.
2.2.2. Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary Costs Theory)
Lý thuyết chi phí sở hữu (Verrecchia, 1983, 1990; Wagenhofer, 1990) đề cập các lợi ích và chi phí công bố thông tin. Theo đó, các nhà quản lý doanh nghiệp luôn cân nhắc đến chi phí công bố thông tin, họ cho rằng việc công bố những thông tin không nên công bố hoặc công bố quá chi tiết sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của công ty, do các đối tác bên ngoài, các nhóm lợi ích, đối thủ cạnh tranh có thể tận dụng thông tin này để gây hại cho công ty. Vì vậy, các nhà quản lý có xu hướng công bô thiếu thông tin hoặc công bố thông tin không đúng sự thật (Singhvi và Desai, 1971, Giner, 1995). Do vậy, cần có sự kiểm soát của người chủ sở hữu mà đại diện là Hội đồng quản trị.
Lý thuyết chi phí sở hữu một lần nữa khẳng định Ban Giám đốc có động cơ gây ra sự sai sót số liệu trên báo cáo tài chính. Do đó rất cần có một Hội đồng quản trị hiệu quả để giám sát hoạt động của Ban Giám đốc. Luận văn: Tổng quan về hội đồng quản trị đến sai sót trên BCTC
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thực trạng về hội đồng quản trị các Cty niêm yết VN