Luận văn: Thực trạng về hội đồng quản trị các Cty niêm yết VN

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng về hội đồng quản trị các Cty niêm yết VN hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng các đặc tính của hội đồng quản trị đến sự trình bày sai sót số liệu trên báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định lý thuyết khoa học đề ra. Quy trình định lượng kiểm định lý thuyết khoa học của bài nghiên cứu được xây dựng như sau:

Khe hổng => Câu hỏi nghiên cứu

Lý thuyết => Mô hình, giả thuyết

Xây dựng thang đo

Kiểm định thang đo

Kiểm định mô hình, giả thuyết

Bước 1: Xác định khe hổng nghiên cứu => Xây dựng câu hỏi nghiên cứu

Bước này, sau khi thực hiện tổng quan nghiên cứu, tác giả xác định vấn đề nghiên cứu đã đạt được, khe hổng nghiên cứu từ đó xác định vấn đề cần nghiên cứu, phần này tác giả thực hiện ở chương 1. Có được vấn đề nghiên cứu, tác giả xây dựng mục tiêu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu. Mục tiêu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu được trình bày tại phần mở đầu.

Bước 2: Tổng hợp lý thuyết => Xây dựng mô hình, giả thuyết nghiên cứu.

Dựa vào phần tổng quan các nghiên cứu trước, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của các đặc tính Hội đồng quản trị đến sự sai sót số liệu trên báo cáo tài chính và các giả thuyết nghiên cứu.

Bước 3: Xây dựng và kiểm định thang đo

Thang đo được xây dựng dựa vào các nghiên cứu trước về Hội đồng quản trị và sai sót số liệu trên báo cáo tài chính.

Bước 4: Kiểm định mô hình, giả thuyết

Tác giả kiểm định mô hình, giả thuyết bằng phân tích tương quan (correlation analysis), kiểm định Independent t-test và kiểm định Mann-Whitney, phân tích hồi quy Logistic.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Luận văn: Thực trạng về hội đồng quản trị các Cty niêm yết VN

3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu 

Thông qua tổng quan nghiên trên, tác giả tiến hành xây dựng giả cứu trong và ngoài nước đã trình bày tại phần thuyết cho nghiên cứu.

3.2.1.1. Sai sót trên báo cáo tài chính và quy mô Hội đồng quản trị

Một số ít nghiên cứu được trình bày tại phần tổng quan nghiên cứu trước cho rằng Hội đồng quản trị có quy mô quá nhỏ sẽ tác động không tốt cho việc kiểm soát. Ngược lại với kết luận trên, nhiều tác giả như Jensen (1993), Yermack (1996), Eisenberg et al. (1998), Vafeas (2000), Abbott et al. (2004) cho rằng Hội đồng quản trị có quy mô quá lớn sẽ gây ra việc khó khăn trong giao tiếp, giảm tính trách nhiệm gây ra việc kiểm soát không tốt. Một số nghiên cứu trong nước cũng cho kết quả tương tự như Đỗ Thị Như Quỳnh (2012), Hồ Mỹ Hòa (2013) Huỳnh Thị Ánh Tuyết (2013). Dựa vào các nghiên cứu này, tác giả phát triển giả thuyết H1 như sau:

Giả thuyết H1: Các doanh nghiệp có quy mô Hội đồng quản trị càng lớn càng có nhiều khả năng dẫn đến sai sót số liệu trên báo cáo tài chính.

3.2.1.2. Sai sót trên báo cáo tài chính và tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành

Các nghiên cứu về sai sót trên báo cáo tài chính và thành viên Hội đồng quản trị không điều hành cho kết quả nhiều chiều, trong đó hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho rằng có mối quan hệ nghịch giữa hai yếu tố này. Các nghiên cứu đưa ra mối quan hệ này có thể kể đến như: Beasley (1996), Klein (2002), Agrawal và Chadha (2005), Uzun et al. (2004), Gul và Leung (2004), Dahya và Mcconnell (2005), Peyer và Perry (2005), Smaili (2013) Cao Nguyễn Lệ Thư (2014). Dựa vào các nghiên cứu đó tác giả xây dựng giả thuyết H2 như sau:

Giả thuyết H2: Các doanh nghiệp có tỷ lệ phần trăm các thành viên Hội đồng quản trị không điều hành càng cao thì càng ít có khả năng dẫn đến sai sót số liệu trên báo cáo tài chính.

3.2.1.3. Sai sót trên báo cáo tài chính và số lượng thành viên có quan hệ thân tộc trong Hội đồng quản trị Luận văn: Thực trạng về hội đồng quản trị các Cty niêm yết VN

Dựa vào tổng quan nghiên cứu mối quan hệ này ở phần trên, tác giả nhận thấy có nhiều nghiên cứu cho rằng mối quan hệ thân tộc của các thành viên trong Hội đồng quản trị sẽ gây ra sự thiếu minh bạch của thông tin tài chính được công bố như: Ghazali và Weetman (2006), Haniffa và Cooke (2002), Matousi (2011). Từ đó, tác giả xây dựng giả thuyết H3 như sau:

Giả thuyết H3: Các doanh nghiệp càng có nhiều thành viên có quan hệ thân tộc trong Hội đồng quản trị càng có nhiều khả năng sai sót số liệu trên báo cáo tài chính.

3.2.1.4. Sai sót trên báo cáo tài chính và nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành

Các tác giả Del Guercio, Dann và Partch (2003), Matousi (2011), Nikos Vafeas (2003) cho rằng nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị càng lớn càng làm giảm tính độc lập của họ, do đó dễ dàng dẫn đến sự sai sót số liệu trên báo cáo tài chính. Dựa vào các nghiên cứu này, tác giả xây dựng giả thuyết H4 về mối quan hệ giữa nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành với khả năng sai sót số liệu trên báo cáo tài chính như sau:

Giả thuyết H4: Một nhiệm kỳ càng dài của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành càng làm tăng khả năng sai sót số liệu trên báo cáo tài chính.

3.2.1.5. Sai sót trên báo cáo tài chính và sự kiêm nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành

Dựa vào các nghiên cứu của Jensen (1993), Agrawal và Chadha (2005), Efendi (2007), Smaili (2013) Đỗ Thị Như Quỳnh (2012) Hồ Mỹ Hòa (2013)… tác giả chọn ảnh hưởng của sự kiêm nhiệm giữa giám đốc điều hành và thành viên Hội đồng quản trị lên sai sót báo cáo tài chính là ảnh hưởng thuận. Giả thuyết H5 được xây dựng như sau:

Giả thuyết H5: Sự kiêm nhiệm của Giám đốc điều hành và Chủ tịch Hội đồng quản trị làm tăng khả năng sai sót số liệu trên báo cáo tài chính.

3.2.1.6. Sai sót trên báo cáo tài chính và thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn Kế toán, Tài chính Luận văn: Thực trạng về hội đồng quản trị các Cty niêm yết VN

Tất cả các nghiên cứu trên nhận ra rằng ban giám đốc có kiến thức tài chính rất hữu ích trong việc quản lý giám sát như: Carcello et al. (2002), Chtourou et al. (2001), Xie et al. (2003). Việc có chuyên môn tài chính có lợi cho thành viên Hội đồng quản trị để hiểu báo cáo tài chính và các vấn đề báo cáo tài chính tốt hơn. Vì vậy, giả thuyết H6 được phát triển như sau:

Giả thuyết H6: Hội đồng quản trị càng có nhiều thành viên có chuyên môn tài chính thì khả năng sai sót số liệu trên báo cáo tài chính càng thấp.

Các yếu tố trong giả thuyết nghiên cứu sẽ trình bày ở phần sau.

3.2.2. Mô hình nghiên cứu

Dựa vào các giả thuyết đã có, tác giả tiến hành xây dựng mô hình được như sau:

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu của đề tài này khắc phục được khe hổng của các mô hình các đề tài trước-tác giả đã trình bày tại phần khe hổng nghiên cứu. Cụ thể, biến phụ thuộc là yếu tố sai sót số liệu trên báo cáo tài chính, đi thẳng vào thực trạng nghiêm trọng nhìn thấy rõ của chất lượng báo cáo tài chính. Biến độc lập là các đặc tính Hội đồng quản trị, chỉ tập trung riêng và sâu vào Hội đồng quản trị.

Bảng 2.1: Mô tả các biến và phương pháp tính

Cách thức đo lường

Số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị.

Số thành viên Hội đồng quản trị không điều hành trên tổng số thành viên.

Số thành viên Hội đồng quản trị có mối quan hệ thân tộc.

Trung bình nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng quản trị không điều hành.

Là biến nhị phân, nhận giá trị bằng 1 nếu có kiêm nhiệm và giá trị 0 nếu ngược lại.

Số lượng thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn tài chính.

Là biến nhị phân nhận giá trị 1 nếu báo cáo tài chính trước kiểm toán có sai sót số liệu trọng yếu được phát hiện bởi kiểm toán viên và giá trị 0 nếu ngược lại.

Tỷ lệ phần trăm thay đổi tổng tài sản năm trước năm thu thập dữ liệu.

Tỷ số nợ trên tổng tài sản.

Ln tổng tài sản.

Kỳ vọng

3.2.3. Các biến nghiên cứu

3.2.3.1. Biến phụ thuộc Luận văn: Thực trạng về hội đồng quản trị các Cty niêm yết VN

Sai sót số liệu trên báo cáo tài chính (Misstatement)

Biến phụ thuộc được xem xét ở đây là Sai sót số liệu trên báo cáo tài chính (Misstatement). Misstatement được xem là biến định tính. Giá trị sai sót được xác định riêng cho hai nhóm như sau:

  • Nhóm doanh nghiệp sai sót: là những doanh nghiệp có số liệu trên báo cáo tài chính sau kiểm toán chênh lệch với số liệu trên báo cáo tài chính trước kiểm toán tại một năm bất kỳ từ 2011 đến 2014 và chênh lệch bất kỳ khoản mục nào dưới đây:
  • Lợi nhuận trước thuế: tỷ lệ chênh lệch ≥ 7,5%;
  • Doanh thu: tỷ lệ chênh lệch ≥ 1,75%;
  • Vốn chủ sở hữu: tỷ lệ chênh lệch ≥ 3%;
  • Tổng tài sản: tỷ lệ chênh lệch ≥ 1,5%;
  • Nhóm doanh nghiệp đối ứng: là những doanh nghiệp cùng ngành với nhóm doanh nghiệp có sai sót, nhưng không phải là doanh nghiệp sai sót trọng yếu (tất cả 4 khoản mục được liệt kê phía trên đều không có chênh lệch hoặc chênh lệch với tỷ lệ nhỏ hơn đã nêu ở cả 4 năm 2011-2014). Nhóm này Misstatement có giá trị là 0.

Tác giả sử dụng bốn tiêu chí tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu và lợi nhuận trước thuế dựa vào các xác định mức trọng yếu trong chương trình kiểm toán mẫu. Các mức tỷ lệ áp dụng cho từng tiêu chí được lấy từ trung bình của mức cao nhất và thấp nhất trong gợi ý xác định mức trọng yếu trong chương trình kiểm toán mẫu. Áp dụng tỷ lệ này sẽ thu được số lượng doanh nghiệp ở 2 nhóm tương đối cân bằng.

3.2.3.2. Biến độc lập Luận văn: Thực trạng về hội đồng quản trị các Cty niêm yết VN

Trong bài này, các yếu tố trong giả thuyết nghiên cứu cũng là các biến độc lập.

Do đó, có 6 biến độc lập được xem xét, bao gồm:

Quy mô Hội đồng quản trị (Board size):

Dựa trên tất cả các nghiên cứu có liên quan đến quy mô Hội đồng quản trị được nêu đến trong bài, biến độc lập Board size được đo bằng số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị tại năm T (đối với nhóm doanh nghiệp đối ứng T=2011, đối với nhóm doanh nghiệp sai sót T là năm đầu tiên xảy ra sai sót trong giai đoạn 2011-2014).

Thành viên Hội đồng quản trị không điều hành (Outside):

Căn cứ thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ Tài chính Quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng và các nghiên cứu liên quan đến thành viên Hội đồng quản trị không điều hành, tác giả đo khái niệm Outside bằng số lượng thành viên Hội đồng quản trị không giữ các chức vụ Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng trên tổng số thành viên Hội đồng quản trị tại năm T.

Thành viên Hội đồng quản trị có mối quan hệ thân tộc (Family)

Dựa trên tất cả các nghiên cứu có liên quan đến nhân tố mối quan hệ thân tộc của thành viên Hội đồng quản trị đã trình bày trong bài, biến độc lập Family được đo bằng số lượng thành viên Hội đồng quản trị có mối quan hệ thân tộc (gia đình) tại năm T. Luật hôn nhân và gia đình số 22/2000/QH10 năm 2000 quy định Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau. Thông tin về mối quan hệ thân tộc của các thành viên Hội đồng quản trị được thu thập trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp. Luận văn: Thực trạng về hội đồng quản trị các Cty niêm yết VN

Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành (Out tenure)

Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành trong bài này được tính từ lúc thành viên Hội đồng quản trị không điều hành được bổ nhiệm đến năm T. Biến Outtenure được đo bằng trung bình nhiệm kỳ của tất cả các thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị.

Sự kiêm nhiệm giữa Giám đốc điều hành và Chủ tịch Hội đồng quản trị (Duality)

Dựa trên các nghiên cứu có liên quan đến Sự kiêm nhiệm giữa Giám đốc điều hành với Chủ tịch Hội đồng quản trị được nêu ở phần tổng quan, khái niệm Sự kiêm nhiệm giữa Giám đốc điều hành và Chủ tịch Hội đồng quản trị (Duality) nhận giá trị 1 nếu tại năm T, có sự kiệm nhiệm 2 vị trí này, và nhận giá trị 0 nếu không có sự kiêm nhiệm. Trường hợp trong doanh nghiệp có chức vụ Tổng giám đốc, Tổng giám đốc được thay cho Giám đốc điều hành khi xét khái niệm này.

Thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn kế toán, tài chính cao (Expertise)

Dựa theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, tác giả xác định nếu các thành viên Hội đồng quản trị có học vị liên quan đến tài chính như sau: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp được gọi là có chuyên môn tài chính. Ngoài ra, các thành viên Hội đồng quản trị có các bằng cấp liên quan đến tài chính, kế toán như CPA, ACCA, CIMA, CMA… cũng được tính là có chuyên môn tài chính, kế toán. Khái niệm Thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn tài chính (Expertise) đo bằng số lượng Thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn tài chính.

3.2.3.3. Biến kiểm soát

Sai sót số liệu trên báo cáo tài chính là một kết quả do nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố Hội đồng quản trị. Ở đề tài này, tác giả chỉ kiểm định ảnh hưởng của các đặc tính Hội đồng quản trị đến sai sót số liệu trên báo cáo tài chính, do đó cần kiểm soát những ảnh hưởng ngoại lai trong nghiên cứu bằng cách đưa vào mô hình các biến kiểm soát. Các biến kiểm soát giúp xác định mức độ khái quát hóa có thể rút ra từ kết quả nghiên cứu. Dựa vào Klai (2011), tác giả tiến hành đưa vào mô hình ba biến kiểm soát có thể ảnh hưởng đến sai sót số liệu trên báo cáo tài chính: Tốc độ phát triển, tỷ số nợ và quy mô doanh nghiệp. Ba

Tốc độ phát triển (Gowth)

Loebbecke et al (1989) và Bell et al (1991) đề cập rằng nếu các công ty có một sự tăng trưởng nhanh chóng, người quản lý sẽ làm sai lệch tình hình tài chính trong giai đoạn suy giảm để đánh lừa mọi người rằng sự tăng trưởng vẫn ổn định. Abbott (2002) đo tốc độ phát triển của doanh nghiệp bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của tổng tài sản năm trước năm sai sót. Dựa vào nghiên cứu của Abbott (2002), tác giả xây dựng thang đo cho khái niệm Tốc độ phát triển của doanh nghiệp (Gowth) bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của tổng tài sản đã kiểm toán năm T-1 với năm T-2.

Tỷ số nợ (Debts)

Công ty có tỷ số nợ cao có nhiều khả năng vi phạm hợp đồng giao ước nợ của họ. Hơn nữa, những khó khăn tài chính làm tăng rủi ro điều chỉnh báo cáo tài chính, và do đó xác suất sai sót báo cáo tài chính tăng (Chen et al 2006; và Johnson et al 2009). Nghiên cứu của Klai (2011) cho thấy tỷ số nợ trên tổng tài sản tác động tích cực đến chất lượng báo cáo tài chính, ông giải thích rằng để cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ đó, các chủ nợ yêu cầu doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính chất lượng. Dựa vào nghiên cứu của Klai (2011) tác giả đo lường khái niệm Tỷ số nợ (Debt) bằng tỷ số tổng nợ đã kiểm toán trên tổng tài sản đã kiểm toán năm T.

Quy mô doanh nghiệp (Size)

Theo Jensen và Meckling (1976), các công ty lớn có chi phí đại diện cao hơn. Hơn nữa, các công ty lớn rất phức tạp và được tiếp xúc với các vấn đề về truyền thông và điều phối (Daboub, Rasheed, Priem, và Gray 1995). Finney và Lesieur (1982) khẳng định rằng các cấu trúc kiểm soát khó thực hiện trong các công ty lớn. Ngoài ra, số lượng giao dịch lớn nếu kích thước công ty tăng lên. Kết quả là, xác suất của gian lận tăng. Ngược lại Klai (2011) cho rằng quy mô doanh nghiệp sẽ tỷ lệ nghịch với chất lượng báo cáo tài chính vì lý do quy mô doanh nghiệp sẽ làm tăng rủi ro hoạt động dẫn đến các hoạt động đánh lừa nhà đầu tư. Trong mô hình của mình, Klai đã đưa tỷ số nợ và quy mô doanh nghiệp làm biến kiểm soát. Klai đã đo quy mô doanh nghiệp bằng logarit tổng tài sản. Khái niệm Quy mô doanh nghiệp (Size) trong bài này được tác giả đo bằng logarit tổng tài sản sau kiểm toán năm T dựa theo Klai (2011).

3.3. CHỌN MẪU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU Luận văn: Thực trạng về hội đồng quản trị các Cty niêm yết VN

3.3.1. Xác định mẫu nghiên cứu

Tương tự như cách xác định mẫu trong nghiên cứu của Abbott (2002) khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sai sót báo cáo tài chính, mẫu của bài nghiên cứu này là các cặp công ty có và không có báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu được phát hiện bởi kiểm toán viên và được trình bày lại trên báo cáo tài chính sau kiểm toán. Để xác định mức sai sót trọng yếu, tác giả dựa trên mẫu A710-Xác định mức trọng yếu kế hoạch-thực tế trong Hệ thống chương trình kiểm toán mẫu (VACPA; 2013). Tuy nhiên, để đảm bảo tính tổng quát, tác giả không dựa vào một tiêu chí mà dựa vào cả bốn tiêu chí: lợi nhuận trước thuế, doanh thu, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản để xác định mức trọng yếu. Cụ thể, tỷ lệ sai sót được xem là trọng yếu: 7,5% LN trước thuế; 1,75% Doanh thu; 3% Vốn chủ sở hữu; 1,5% Tổng tài sản trở lên. Các tỷ lệ này được lấy từ trung bình mức cao nhất và thấp nhất trong hướng dẫn xác định mức trọng yếu (VACPA; 2013). Sử dụng các tỷ lệ này giúp tác giả có số lượng doanh nghiệp ở hai nhóm ngành tương đương nhau. Nếu các doanh nghiệp có báo cáo tài chính trước kiểm toán được kiểm toán viên xác định có sai sót trọng yếu dựa vào bất kỳ tiêu chí nào trong bốn tiêu chí này sẽ được xếp vào nhóm có sai sót trọng yếu. Các công ty nằm thuộc nhóm đối ứng tương đồng với nhóm sai sót về nhóm ngành. Như vậy ta có:

Nhóm doanh nghiệp sai sót (trọng yếu): là những doanh nghiệp có số liệu trên báo cáo tài chính sau kiểm toán chênh lệch với số liệu trên báo cáo tài chính trước kiểm toán tại một năm bất kỳ từ 2011 đến 2014 và chênh lệch bất kỳ khoản mục nào dưới đây:

  • Lợi nhuận trước thuế: tỷ lệ chênh lệch ≥ 7,5%;
  • Doanh thu: tỷ lệ chênh lệch ≥ 1,75%;
  • Vốn chủ sở hữu: tỷ lệ chênh lệch ≥ 3%;
  • Tổng tài sản: tỷ lệ chênh lệch ≥ 1,5%;
  • Nhóm doanh nghiệp đối ứng: là những doanh nghiệp cùng ngành với nhóm doanh nghiệp sai sót, nhưng không phải là doanh nghiệp sai sót (tất cả 4 khoản mục được liệt kê phía trên đều không có chênh lệch hoặc chênh lệch với tỷ lệ nhỏ hơn đã nêu ở cả 4 năm 2011-2014).

Tác giả sử dụng cấu trúc phân ngành 4 cấp theo chuẩn ICB-Industry Classification Benchmark, đã được Stockbiz dùng để sắp xếp các doanh nghiệp niêm yết trên các sàn chứng khoán nhằm tạo ra sự đồng bộ giữa các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Các dữ liệu về mẫu nghiên cứu được thu thập tại các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các doanh nghiệp được cung cấp bởi các website như: CafeF (http://cafef.vn/), Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (http://www.hsx.vn/), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (http://hnx.vn/) và các website của các doanh nghiệp.

3.3.2. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu Luận văn: Thực trạng về hội đồng quản trị các Cty niêm yết VN

Để chọn được mẫu nghiên cứu (gồm mẫu gian lận và mẫu đối ứng), tác giả thực hiện theo quy trình sau:

  • Bước 1: Đầu tiên tác giả xác định đám đông nghiên cứu, bao gồm tất cả các công ty có niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội trong bốn năm liên tiếp 2011-2014.
  • Bước 2: Thu thập dữ liệu về tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận trước thuế trước kiểm toán và sau kiểm toán của các công ty có niêm yết tại HOSE và HNX trong bốn năm 2011-2014.
  • Bước 3: Tính toán chênh lệch các tiêu chí trước và sau kiểm toán theo công
  • Bước 4: Xác định nhóm mẫu sai sót và nhóm mẫu đối ứng dựa trên nguyên tắc đã trình bày phần trên. Trước khi chọn mẫu đối ứng, tác giả tiến hành phân ngành theo phân ngành của Stockbiz.
  • Bước 5: Thu thập các dữ liệu liên quan của mẫu gian lận và mẫu đối ứng cần thiết bao gồm tổng nợ, quy mô Hội đồng quản trị, tốc độ phát triển,…
  • Bước 6: Loại bỏ các doanh nghiệp không đủ dữ liệu để thực hiện bước phân tích tiếp theo và chốt lại mẫu.

Kết quả chọn mẫu

Tính đến thời điểm 15/8/2015, trên hai sàn giao dịch này có 678 công ty niêm yết cổ phiếu. Sau đó loại 78 công ty niêm yết sau năm 2011 và 88 công ty thiếu dữ liệu, danh sách còn lại 512 công ty bao gồm 280 công ty có và 232 công ty không có sai sót trọng yếu. Tác giả tiến hành đối chiếu 2 nhóm công ty này với từng nhóm ngành và thu được mẫu gồm 216 công ty thuộc nhóm công bố báo cáo tài chính trước kiểm toán có sai sót trọng yếu và 216 công ty thuộc nhóm đối ứng (Xem bảng chọn mẫu theo nhóm ngành tại Phụ lục 1).

3.4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Trình tự nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sai sót số liệu trên báo cáo tài chính được thực hiện qua các bước sau đây:

  • Bước 1: Phân tích tương quan (correlation analysis). Phân tích tương quan giúp sớm nhận diện được các biến có quan hệ có ý nghĩa thống kê với Misstatement, cũng như nhận biết dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
  • Bước 2: Kiểm định Independent t-test và kiểm định Mann-Whitney.
  • Bước 3: Phân tích hồi quy Logistic.

Tác giả sử dụng mô hình hồi quy Binary logistic để phân tích những đặc tính Hội đồng quản trị ảnh hưởng đến sự sai sót số liệu trên báo cáo tài chính. Hồi quy Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có được. Khi biến phụ thuộc ở dạng nhị phân (hai biểu hiện 0 và 1) thì không thể phân tích với dạng hồi quy thông thường mà phải sử dụng hồi quy Binary Logistic. (Xem thêm về mô hình Binary logistic tại phụ lục 2).

Dựa vào những nội dung đã trình bày, tác giả xây dựng phương trình hồi quy

Trong đó:

  • Board size, Outside, Family, Out tenure, Duality, Expertise là các biến độc lập;
  • Growth, Debts, Size là các biến kiểm soát;
  • β0 là hằng số hồi quy;
  • β1, β2,… β9 là trọng số hồi quy;
  • P (Misstatement=1): xác suất xảy ra sai sót số liệu trọng yếu trên báo cáo tài chính;
  • P (Misstatement=0): xác suất không có sai sót số liệu trọng yếu trên báo cáo tài chính;
  • Ln: Log của cơ số e (e=2,714). Luận văn: Thực trạng về hội đồng quản trị các Cty niêm yết VN

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY   

===>>> Luận văn: Giải pháp giảm sai sót tài chính các Cty niêm yết VN

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x