Luận văn: Tổng quan về hoạt động marketing của Cty Gia Hồi

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về hoạt động marketing của Cty Gia Hồi hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho công ty TNHH Gia Hồi đến năm 2020 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1 Giới thiệu chung về thị trường dệt may Việt Nam

2.1.1 Phân tích thị trường trong thời gian qua

Trong thời gian qua, thị trường dệt may Việt Nam tăng trưởng nhanh, bình quân xấp xỉ 20%/năm trong giai đoạn 2000-2005, xấp xỉ 12%/năm trong giai đoạn 2005-2010 góp phần đưa dệt may trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng XK lớn nhất. Không những vậy, tính đến năm 2012 dệt may còn là ngành thu hút một lượng lao động lớn với hơn 2 triệu lao động và 3710 doanh nghiệp, góp phần tạo ra việc làm cho người dân. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may vẫn hoạt động gia công sản phẩm là chính (70% kim ngạch XK là dưới hình thức gia công) nên giá trị mang lại không cao, khách hàng không biết đến sản phẩm mang thương hiệu Việt.

Bên cạnh đó, ngành dệt may còn phụ thuộc nhiều vào lượng bông, sợi nhập khẩu nên còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu này. Theo số liệu của tổng cục thống kê, mặc dù năm 2012, kim ngạch XK đạt kỷ lục 17,2 tỷ USD, song kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu cho ngành may cũng tăng lên trên 10 tỷ USD, qua đó phản ảnh sự thiếu hiệu quả trong ngành may.

Tuy nhiên, đánh giá công bằng thì dệt may Việt Nam trong thời gian qua đã có bước phát triển mạnh, từ việc chỉ XK đạt trên dưới 100 triệu USD giai đoạn trước năm 2000 thì đến nay dệt may đã vươn lên trở thành ngành đứng đầu trong đóng góp cho hoạt động XK. Đồng thời, đẩy lùi được sự xâm nhập của hàng may mặc giá rẻ của Trung Quốc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Marketing

2.1.2 Đánh giá thị trường hiện tại Luận văn: Tổng quan về hoạt động marketing của Cty Gia Hồi

Năm 2012 kim ngạch XK ngành dệt may đạt 17,2 tỷ USD (chưa kể 65 triệu USD xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày) đạt tăng 8,5% so với năm 2011. Đây là lần thứ tư liên tiếp dệt may dẫn đầu các ngành hàng XK của nước ta. Các thị trường như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Trung Đông đều tăng so với 2011, chỉ có thị trường EU giảm từ 2,8 tỷ USD xuống 2,4 tỷ USD do khủng hoảng nợ công ở nơi này vẫn chưa giải quyết được.

Thị trường nội địa của ngành trong năm 2012 không đạt được mức tăng trưởng như những năm trước do sức tiêu dùng thấp, đạt mức 7,8%. Giá trị ước tính của thị trường nội địa đạt 240.000 tỷ đồng, tương đương 70% giá trị XK. Mặc dù tốc độ tăng trưởng nội địa giảm, nhưng năm 2012 cũng ghi dấu sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc mở rộng hệ thống phân phối nội địa. Trong đó, Vinatex là đầu tàu hưởng ứng tích cực chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Vinatex đã hợp tác với 40 Sở Công Thương trên toàn quốc để đưa hàng về nông thôn, nhằm phát triển sâu hơn thị trường nội địa. Năm qua, tập đoàn đã tích cực phát triển hệ thống phân phối, hiện đã có hơn 60 cửa hàng kinh doanh mang thương hiệu VinatexMart. Cùng hệ thống cửa hàng của các tổng công ty như: Việt Tiến, May 10, May Đức Giang, Hanosimex,….Nguyên nhân các doanh nghiệp chưa quan tâm mạnh thị trường nội địa là do thị trường tương đối dễ tính, chỉ ở các thành phố lớn mới có sự lựa chọn kỹ khi mua hàng. Trong khi đó, người dân ở nông thôn vẫn còn quan tâm đến việc “ăn chắc, mặc bền” nên không đòi hỏi nhiều về thiết kế sản phẩm đa dạng. Do đó các doanh nghiệp chưa đầu tư phát triển sản phẩm nội địa theo hướng nâng cao chất lượng, mẫu mã.

Về nguồn nguyên liệu xơ sợi, năm 2012 đánh dấu được sự chủ động của các doanh nghiệp. Lượng xơ sợi sản xuất trong nước ước tính đáp ứng được 70% nhu cầu trong nước, mức sản xuất tăng 3,8% so với năm 2011. Qua đó giúp các doanh nghiệp có thể tự chủ được về bài toán giá thành.

2.1.3 Triển vọng thị trường trong tương lai Luận văn: Tổng quan về hoạt động marketing của Cty Gia Hồi

Theo các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong năm 2013 sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới chưa hồi phục, nợ công ở một số nước châu Âu vẫn đang tiếp diễn. Bên cạnh đó là xu hướng giảm giá đơn hàng do giá nguyên vật liệu giảm, khiến cho tăng trưởng kim ngạch XK dệt may của Việt Nam sang các thị trường chính là Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể giảm so với 2012. Đặc biệt là ở thị trường EU vì các nước này chuyển dần đơn hàng sang Campuchia, Lào và Bangladesh nhằm tránh mức thuế nhập khẩu 10% để tiết kiệm chi phí, do những nước này còn được hưởng tiêu chuẩn tối huệ quốc (MFN) với mức thuế suất nhập khẩu là 0%. Mục tiêu của ngành là XK đạt 18,8-19,2 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2012. Cùng với đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nước sản xuất hàng dệt may trên thế giới. Và còn nhiều khó khăn khác như lạm phát cao hơn mức lạm phát bình quân của thế giới, chi phí nhân công tăng, thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nguồn vốn khả dụng vẫn tiếp tục khó khăn, các DN thiếu vốn để sản xuất và vốn để đầu tư mở rộng sản xuất,…

Tuy có những khó khăn nhưng cùng với đó các doanh nghiệp vẫn có một số thuận lợi nhất định. Theo kế hoạch năm 2013 thì ngành dệt may sẽ tăng cường áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật mới, tiên tiến; sử dụng nguyên phụ liệu trong nước để giảm ngoại tệ nhập khẩu; tăng cường chuỗi liên kết ngành, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa; tăng diện tích trồng bông trong nước lên 16.000 ha; tăng cường sử dụng vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị sản xuất trong nước để tiết kiệm chi phí; đồng thời xây dựng chính sách đãi ngộ và tiền lương phù hợp để thu hút lao động. Các dự án cung cấp sợi từng bước đi vào hoạt động, được chờ đợi nhiều nhất là Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp polyester Đình Vũ do Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí (Pvtex) làm chủ đầu tư, đã chào bán sản phẩm ra thị trường từ cuối năm 2011. Trong năm 2012, Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ cung ứng cho ngành dệt may khoảng 150.000-175.000 tấn xơ sợi, cung cấp thêm khoảng 40% nhu cầu về xơ sợi để phục vụ ngành dệt may trong nước. Khi đó, về nguồn cung xơ sợi, ngành dệt may sẽ chủ động được khoảng 70%. Phấn đấu đến năm 2015 sẽ đáp ứng 80% nhu cầu xơ sợi trong nước. Đồng thời, với việc hạn chế ảnh hưởng của việc tăng giá xăng, điện thì nhà nước cũng có biện pháp kìm chế lạm phát bằng cách giảm lãi suất huy động về 8%, theo đó, lãi suất cho vay cũng giảm về ngưỡng 11-12%, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đang cần nguồn vốn mở rộng sản xuất cũng như vượt qua giai đoạn khó khăn chung. Luận văn: Tổng quan về hoạt động marketing của Cty Gia Hồi

Bên cạnh đó, thị trường nội địa ngày càng phát triển, khách hàng ngày càng mong muốn có những sản phẩm mang thương hiệu Việt có thiết kế đẹp, độc đáo. Với cơ cấu dân số trẻ và đa số đang ở độ tuổi lao động nên hứa hẹn thị trường nội địa sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp muốn khai thác. Theo đánh giá của bộ thương mại và tổng công ty dệt may Việt Nam thì các doanh nghiệp nội địa có thể đáp ứng 80% nhu cầu trong nước với giá trị ước tính là khoảng 10 tỷ USD.

Trong chiến lược qui hoạch của ngành giai đoạn 2011-2020 thì các doanh nghiệp sẽ dần chuyển dịch đầu tư về khu vực nông thôn để tận dụng nguồn nhân công tại chỗ nhằm tiết kiệm chi phí, giảm sức ép cạnh tranh ở các trung tâm lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương. Vì vậy, sau khi khảo sát các tỉnh trong cả nước, Vinatex đã chọn một số tỉnh khu vực phía Bắc gồm Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Các tỉnh Bắc Trung Bộ là Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị. Các tỉnh miền trung là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên. Các tỉnh miền tây là Tiền Giang, Đồng Tháp và miền đông là Tây Ninh. Do đó, các doanh nghiệp cần nhạy bén nắm bắt xu hướng để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Trong 10 năm tới, các mặt hàng chủ lực của ngành dệt may vẫn là nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp, vải dệt thoi, dệt kim, sản phẩm may mặc. Mục tiêu đạt mức tăng trưởng XK bình quân 9%/năm, đóng góp 20% tăng trưởng XK của cả nước. Theo dự báo, nền kinh tế thế giới sẽ dần phục hồi và phát triển mạnh trở lại, khi đó đến năm 2020 thị trưởng dệt may Việt Nam sẽ bị thống trị bởi các tập đoàn có tài chính và lịch sử phát triển lâu đời trong nước. Cùng với đó là sự xâm nhập của các công ty đa quốc gia về thời trang. Do đó, xu hướng hợp sáp nhập giữa các doanh nghiệp nhỏ lẻ sẽ diễn ra nhiều để giúp họ tồn tại.

2.2 Giới thiệu đôi nét về công ty Gia Hồi

Hình thức hoạt động: Công ty TNHH.

Tên giao dịch trong nước: Công ty TNHH Gia Hồi.

Trụ sở chính: 20/41 Hồ Đắc Di, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP HCM.

Mã số thuế: 0302312439

Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất các mặt hàng may mặc thời trang, gia công các sản phẩm thời trang, XK hàng thời trang, cho thuê nhà xưởng, kho chứa. Sản phẩm chính: đồ thun may sẵn.

Những nhãn hiệu chủ yếu: Gia Hồi, Calypso, Cielo, Gia Hồi Cách Điệu

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Luận văn: Tổng quan về hoạt động marketing của Cty Gia Hồi

Ban đầu, Gia Hồi chỉ là một cơ sở sản xuất nhỏ của gia đình với hoạt động chủ yếu là nhận may gia công sản phẩm cho doanh nghiệp lớn, hoặc trực tiếp nhận những đơn hàng nhỏ để thực hiện.

Sau một khoảng thời gian tích lũy được đủ kinh nghiệm và nguồn vốn thì vào tháng 5 năm 2001, công ty TNHH Gia Hồi chính thức được thành lập với vốn điều lệ 10 tỷ đồng được đóng góp từ bốn thành viên trong gia đình. Giấy phép thành lập công ty số 098277 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư TP.HCM cấp. Vào thời điểm này công ty chủ yếu may sản phẩm là chính với xấp xỉ 100 nhân viên.

Ngày 27 tháng 10 năm 2003, Công ty TNHH Gia Hồi nâng số vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng lên 21 tỷ đồng, số lượng nhân viên tăng lên gần 300 người, đồng thời đầu tư thêm hệ thống máy thêu, máy cắt vải công nghiệp.

Ngày 15 tháng 6 năm 2005, Công ty Gia Hồi tiếp tục đưa vốn điều lệ từ 21 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng và mở rộng đầu tư thêm hệ thống máy dệt kim, số lượng nhân viên tăng lên xấp xĩ đạt 350 người.

Ngày 2 tháng 3 năm 2006 Công ty Gia Hồi đã nâng tổng số vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng lên 42 tỷ đồng, song song với đó là hoàn thiện qui trình sản xuất khép kín bằng việc đầu tư thêm hệ thống máy nhuộm, máy in vải công nghiệp, kéo theo đó là lượng nhân viên tăng lên 500 người. Như vậy, đến năm 2006 công ty Gia Hồi đã có một hệ thống sản xuất hiện đại, khép kín từ khâu dệt, nhuộm, in, cắt, thêu và may.

2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

2.2.2.1 Chức năng

Công ty Gia Hồi là một doanh nghiệp tư nhân có chức năng sản xuất, kinh doanh các mặt hàng quần áo may mặc, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới XK ra thị trường thế giới. Theo đó, chức năng chủ yếu của công ty:

  • Sản xuất các mặt hàng quần áo may mặc theo những đơn hàng trên cơ sở mua nguyên vật liệu trong và ngoài nước.
  • Tổ chức nhận may gia công các sản phẩm may mặc từ các công ty trong và ngoài nước.
  • Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc với thương hiệu của Gia Hồi đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

2.2.2.2 Nhiệm vụ Luận văn: Tổng quan về hoạt động marketing của Cty Gia Hồi

  • Tập hợp những tiềm năng kinh tế và khả năng sản xuất XK của công ty để thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước và thực hiện mục tiêu lợi nhuận của công ty.
  • Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với tình hình nội bộ của công ty, đồng thời tuân thủ theo quy định của pháp luật.
  • Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
  • Xây dựng và tổ chức kế hoạch sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng và thời gian giao hàng đúng hợp đồng.
  • Tuân thủ các chính sách và chế độ quản lý của Nhà Nước, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà Nước.

2.2.3 Cơ cấu tổ chức

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

  • Giám đốc: chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động của công ty theo quy định tại điều lệ công ty và tổ chức hoạt động của công ty Gia Hồi. Là người đại diện pháp luật của công ty.
  • Phó giám đốc: là người thay mặt giám đốc đứng ra giải quyết mọi vấn đề tại công ty; chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động của công ty, bao gồm 3 phó giám đốc.
  • Phòng sản xuất: quản lý hoạt động sản xuất, bao gồm việc quản lý các phân xưởng dệt, nhuộm, in, cắt, thêu, may, đóng gói hoàn thành.
  • Phòng kế toán: tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tổ chức quản lý nhân sự nhằm hình thành và bổ sung một đội ngũ cán bộ nhân viên có đủ trình độ năng lực, tham mưu về công tác quản lý hành chính. Đồng thời giúp giám đốc quản lý về tài chính, đảm bảo công tác quản lý tài chính kế toán tại công ty; thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh để phục vụ đắc lực cho hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Phòng thiết kế: tìm hiểu xu hướng thời trang đang thịnh hành, đưa ra thiết kế cho những sản phẩm của công ty. Đồng thời hoàn thành những mẫu thiết kế đó thành những bộ mẫu để đánh giá chính xác trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt.
  • Phòng kỹ thuật: kiểm tra, sửa chữa các máy móc, thiết bị để hoạt động của công ty luôn diễn ra liên tục.

Phòng kinh doanh: tham mưu cho giám đốc về việc xây dựng chiến lược kinh doanh hàng tháng, quý, năm. Thực hiện công tác tiếp thị và ký kết hợp đồng với khách hàng, với các đối tác.

2.2.4 Đánh giá về nguồn vốn và lao động tại công ty Luận văn: Tổng quan về hoạt động marketing của Cty Gia Hồi

2.2.4.1 Nguồn vốn

Nguồn vốn của công ty liên tục tăng lên cho thấy: công ty ngày càng mở rộng qui mô sản xuất. Bên cạnh đó, tỷ trọng vốn vay dần dần được công ty giảm xuống đã phản ảnh khả năng tự chủ về vốn của công ty. Như vậy, nếu cần vốn cho hoạt động sản xuất, marketing,… thì công ty hoàn toàn đáp ứng được. Trong trường hợp vẫn không đủ thì công ty vẫn có thể vay thêm vì hiện tại lượng vốn vay của công ty vẫn chiếm tỷ trọng rất ít.

2.2.4.2 Lao động

Do là một công ty may nên lực lượng lao động chủ yếu tại công ty Gia Hồi là nữ, điều này vừa tạo thuận lợi là dễ quản lý, ít bị lỗi trong sản xuất do phụ nữ thường cẩn thận. Tuy nhiên, nhược điểm là lượng lao động không ổn định do thai sản, thay đổi nơi ở sau hôn nhân. Xét theo trình độ, đa số nhân viên của công ty đều là lao động phổ thông, trình độ thấp, vì vậy, năng suất không cao cũng như các sản phẩm không có sự đột phá về thiết kế. Bên cạnh đó, việc vận hành máy sản xuất của nhân viên còn kém, dễ xảy ra sai hỏng, không sử dụng hiệu quả máy móc được trang bị. Tuy nhiên, bù lại thì chi phí trả cho nhân viên lao động phổ thông thấp nên làm giảm giá thành của sản phẩm. Xét chi tiết trong nhóm nhân viên trình độ đại học, cao đẳng thì khối nhân viên văn phòng chiếm 77% tương ứng 24 người. Mặc khác, trong 24 nhân viên văn phòng trình độ đại học, cao đẳng thì lại không có một nhân viên nào tốt nghiệp đúng chuyên ngành marketing. Vì vậy, công ty đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động marketing của công ty Gia Hồi.

Để động viên toàn thể công nhân viên tích cực đóng góp cho sự phát triển của công ty nói chung và các giải pháp thúc đẩy hoạt động marketing nói riêng thì hàng năm công ty Gia Hồi đều đưa ra giải thưởng nhân viên ưu tú nhằm ghi nhận sự đóng góp của họ dựa trên những tiêu chí:

  • Thời gian làm việc.
  • Ý kiến cải tiến hiệu quả công việc.
  • Năng suất lao động.
  • Thái độ thân thiện với mọi người.
  • Thời gian nghỉ phép riêng không quá qui định. Luận văn: Tổng quan về hoạt động marketing của Cty Gia Hồi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:  

===>>> Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Gia Hồi

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x