Luận văn: Tổng quan về Fintech trên thị trường chứng khoán

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về Fintech trên thị trường chứng khoán hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) đối với thị trường chứng khoán và khuyến nghị chính sách cho thị trường Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1 Kinh nghiệm ứng dụng Fintech trên thị trường chứng khoán tại các quốc gia trên thế giới

Trong mục này, tác giả lựa chọn các quốc gia phát triển và các quốc gia có điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa tương đồng với Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm Cụ thể, các quốc gia được lựa chọn bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan. Hiện nay , mô hình giám sát tài chính của ở Việt Nam đc học hỏi , tương đồng với các quốc gia trên thế giới : Về tổ chức , khung pháp lý và chính sách . Luận văn: Tổng quan về Fintech trên thị trường chứng khoán

2.1.1 Về tổ chức thể chế và sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý 

“Nhật Bản và Hàn Quốc áp dụng mô hình quản lý tài chính hợp nhất với một cơ quan quản lý cao nhất chịu trách nhiệm ban hành chính sách về tài chính và giám sát các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.

Tại Hoa Kỳ, Ủy ban Chứng khoán (SEC) là cơ quan chịu trách nhiệm chính về việc quản lý TTCK, giám sát thực thi luật chứng khoán và bảo vệ nhà đầu tư. Ngoài ra, nhiều tổ chức khác như Cơ quan Quản lý tài chính (FINRA), Ủy ban Giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa (CFTC), Cục Bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB), Mạng lưới Thi hành luật pháp về tội phạm tài chính (FinCEN), hay Cục Bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB)… cũng có vai trò trong hoạt động ứng dụng Fintech trên TTCK.

Tại Thái Lan, Cơ quan Phát triển kinh tế số (DEPA) được thành lập tháng 1/2017 để chuẩn bị cho việc chuyển đổi số của nền kinh tế này. Liên quan đến Fintech còn có sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý khác nhau, trong đó ở vị trí trung tâm là Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT), Ủy ban Chứng khoán (SEC) và Văn phòng Ủy ban bảo hiểm (OIC). Cả BoT và SEC đều thành lập những bộ phận riêng chịu trách nhiệm xử lý những vấn đề về Fintech.

Tại Trung Quốc, công tác quản lý Fintech do các cơ quan khác nhau thực hiện. Cụ thể: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) phụ trách mảng thanh toán trực tuyến, Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm (CBIRC) quản lý mảng cho vay ngang hàng và bán bảo hiểm trên internet, Ủy ban Chứng khoán (CSRC) chịu trách nhiệm quản lý giám sát lĩnh vực huy động vốn cộng đồng dạng cổ phần và chào bán sản phẩm quỹ trên internet, Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) quản lý dịch vụ thông tin chuỗi khối (blockchain)”.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính Ngân Hàng

2.1.2 Về khung pháp lý và quản lý Luận văn: Tổng quan về Fintech trên thị trường chứng khoán

“Tại Hoa Kỳ, đối với huy động vốn cộng đồng dựa trên vốn cổ phần, cơ chế quản lý được thiết lập nhằm giảm bớt các quy định tuân thủ đối với nhà vận hành nền tảng và nhà phát hành. Đạo luật JOBS đã được ban hành để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo đó, JOBS tạo ra một loại hình trung gian mới dựa trên internet (tức là một cổng huy động vốn) để chào bán chứng khoán ra công chúng. Toàn bộ các cổng gọi vốn cộng đồng phải được đăng ký với Ủy ban Chứng khoán và Sở Giao dịch (SEC) và Cơ quan Quản lý ngành tài chính (FINRA). Yêu cầu tuân thủ đối với các tổ chức trung gian này được nới lỏng hơn so với quy định dành cho các tổ chức môi giới – tự doanh đăng ký hoạt động trên TTCK.

Bên cạnh đó, JOBS yêu cầu các công ty huy động vốn phải được thành lập tại Hoa Kỳ và số tiền tối đa mỗi công ty được phép huy động qua các nền tảng gọi vốn cộng đồng không vượt quá 1,07 triệu USD/năm. Họ được miễn chuẩn bị và nộp bản cáo bạch cho SEC song phải công bố cho nhà đầu tư những thông tin nhất định (về doanh nghiệp, hội đồng quản trị và đội ngũ quản lý, báo cáo tài chính). Ngoài ra, JOBS cho phép mọi công dân Hoa Kỳ đều có thể đầu tư qua hình thức gọi vốn cộng đồng nhưng phải tuân theo một mức trần đầu tư được tính dựa trên giá trị tài sản ròng và thu nhập hàng năm trong mỗi thời kỳ 12 tháng.

Liên quan đến quản lý đầu tư, quản lý tài sản, nhiều doanh nghiệp Fintech cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chịu sự điều chỉnh của luật và các quy định trong lĩnh vực chứng khoán, bao gồm huy động vốn cộng đồng, tư vấn đầu tư tự động, quản lý tài sản số và dịch vụ ngân hàng giám sát.

Tại Nhật Bản, ngoại trừ lĩnh vực giao dịch tiền mã hóa và dịch vụ trung gian thanh toán điện tử được ban hành quy định quản lý riêng, chưa có khung pháp lý chuyên biệt cho lĩnh vực Fintech. Về nguyên tắc, các quy định chung được áp dụng cho tất cả các dịch vụ tài chính được quản lý bất kể dịch vụ đó có được cung cấp thông qua các doanh nghiệp Fintech hay phối hợp với doanh nghiệp Fintech hay không. Luận văn: Tổng quan về Fintech trên thị trường chứng khoán

Tại Trung Quốc, từ năm 2007, Chính phủ cho phép các nền tảng cho vay ngang hàng P2P và các công ty tài chính trực tuyến khác hoạt động dù chưa thiết lập khung pháp lý và quy trình quản lý riêng. Đến năm 2015, sau những vụ đổ vỡ và tai tiếng, trong đó có mô hình lừa đảo Ponzi của E’zubao, Chính phủ mới bắt đầu thắt chặt khâu quản lý. Theo văn bản Quan điểm chỉ đạo về thúc đẩy phát triển lành mạnh tài chính internet (tháng 7/2015), CSRC sẽ là cơ quan quản lý chính đối với hoạt động gọi vốn cổ phần từ cộng đồng. Tháng 10/2016, CSRC ban hành các quy định về huy động vốn cộng đồng qua góp vốn cổ phần, trong đó xác định rõ những hành vi coi là bất hợp pháp.

Đối với việc ứng dụng công nghệ chuỗi khối, Trung Quốc nghiêm cấm hoạt động chào bán tiền lần đầu (ICO) từ tháng 9/2017. Tháng 1/2019, CAC ban hành quy định về quản lý dịch vụ thông tin chuỗi khối mới ban hành, có hiệu lực từ ngày 15/2/2019.

Tại Hàn Quốc, các doanh nghiệp Fintech thực hiện gọi vốn cộng đồng chịu sự điều chỉnh của Luật Dịch vụ đầu tư tài chính và thị trường vốn (FSCMA) sửa đổi năm 2016. Đối với hoạt động cho vay ngang hàng, các quy định cụ thể được Ủy ban dịch vụ tài chính Hàn Quốc (FSC) ban hành vào tháng 2/2017.

Đối với dịch vụ tư vấn đầu tư, quản lý tài sản tự động, năm 2016, FSC ban hành quy định cho phép mở rộng phạm vi của dịch vụ này sang tư vấn đầu tư và quản lý tài sản tài chính của khách hàng. Đầu năm 2019, FSC tiếp tục cải tổ quy định về kinh doanh đầu tư tài chính thúc đẩy sự phát triển của mảng dịch vụ tư vấn đầu tư tự động.

Đối với lĩnh vực ICO, tháng 9/2017, FSC đưa ra thông cáo báo chí cấm các đợt chào bán ICO vi phạm FSCMA. Sau đó, FSC tuyên bố mọi hình thức ICO, bao gồm cả loại hình chứng khoán, đều bị cấm. Hiện tại lệnh cấm này (và những quy định nghiêm ngặt khác liên quan đến tiền mã hóa) đang được xem xét lại”.

2.1.3 Về chính sách, sáng kiến thúc đẩy sự phát triển của Fintech Luận văn: Tổng quan về Fintech trên thị trường chứng khoán

“ Tại Hoa Kỳ, bên cạnh cơ chế cấp phép đặc biệt, một số cơ quan quản lý cấp tiểu bang và liên bang đã phát triển các khung pháp lý thử nghiệm hoặc các chương trình thử nghiệm đối với Fintech. Cụ thể, tháng 8/2018, Arizona trở thành bang đầu tiên tạo ra khung pháp lý thử nghiệm để tạo thuận lợi cho các sáng tạo trong lĩnh vực Fintech. Nhiều cơ quan quản lý ở Hoa Kỳ cũng tạo ra những văn phòng hoặc đưa ra sáng kiến với mục tiêu hợp tác với các doanh nghiệp Fintech và thành viên của ngành dịch vụ tài chính để thúc đẩy các sáng tạo trong lĩnh vực tài chính.

Tại Nhật Bản, với vai trò là cơ quan quản lý thị trường tài chính, FSA đã có nhiều sáng kiến thúc đẩy sự phát triển của Fintech trên thị trường tài chính như:

  • Năm 2015, thành lập bộ phận hỗ trợ Fintech;
  • Nhận định Fintech là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong ấn phẩm “Những ưu tiên và định hướng chiến lược” xuất bản tháng 9/2015
  • Tháng 6/2018, Chính phủ Nhật Bản giới thiệu khung pháp lý thử nghiệm như là một trong những cơ chế để thực hiện cải cách pháp lý nhằm thúc đẩy hiện thực hóa các công nghệ sáng tạo và mô hình kinh doanh mới;
  • Chính phủ Nhật Bản cũng có chương trình ưu đãi về thuế đối với các nhà đầu tư thiên thần ( những người có giá trị tài sản đầu tư lớn, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp hoặc một công ty khởi nghiệp với mục đích thường là đổi lấy quyền sở hữu trong công ty), đó là: Giảm thuế thu nhập (tổng thu nhập được khấu trừ số tiền đầu tư vào công ty mục tiêu chưa tạo ra lợi nhuận trong vòng 3 năm kể từ khi công ty đó được thành lập) hoặc giảm lãi vốn phát sinh khi chuyển nhượng cổ phần trong công ty mục tiêu (lãi vốn được khấu trừ số tiều đầu tư vào công ty mục tiêu có thời gian hoạt động chưa đến 10 năm).

Tại Trung Quốc, những doanh nghiệp được Chính phủ xếp vào diện “công ty công nghệ cao” có thể được hưởng những chính sách ưu đãi như giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn thuế thu nhập đối với những giao dịch chuyển nhượng hoặc chuyển giao công nghệ nhất định, cho phép thực hiện khấu hao nhanh đối với một số loại tài sản cố định, nhận trợ cấp của Chính phủ (áp dụng cho công ty và nhân lực do công ty thuê). Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ chế khuyến khích bao gồm trợ cấp tài chính, hoàn thuế, giảm mức thuế suất, giảm chi phí vay và các chương trình đào tạo do Chính phủ khởi xướng.

Tại Hàn Quốc, Chính phủ rất quan tâm và khuyến khích phát triển các loại hình Fintech. FSC đã công bố 18 dự án trọng tâm nhằm triển khai các sáng kiến tài chính trong khuôn khổ kế hoạch hoạt động trong năm 2018 và một trong những ưu tiên hàng đầu của FSC là ủng hộ sự phát triển của các doanh nghiệp Fintech. Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc cũng xây dựng các cơ chế khuyến khích đặc biệt đối với doanh nghiệp Fintech hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung chủ yếu vào các ưu đãi về thuế. Bên cạnh đó, chương trình vườn ươm công nghệ dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (TIPS) của Chính phủ cũng đem lại một cơ hội tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp Fintech.

Tại Thái Lan, cuối năm 2016, BoT đã khởi động một khung pháp lý thử nghiệm cho Fintech thông qua việc ban hành văn bản “hướng dẫn thực hiện”, trong đó xác định rõ những tiêu chuẩn tham gia và các quy tắc mà đối tượng tham gia phải tuân theo. Khung thử nghiệm của BoT có sự tham gia của các tổ chức tài chính, doanh nghiệp Fintech và các công ty công nghệ khác.

Năm 2017, SEC cũng cho ra mắt một số khung pháp lý thử nghiệm, một trong số đó là khung thử nghiệm dành cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán và chứng khoán phái sinh. Các sản phẩm sáng tạo mới như tư vấn đầu tư tự động, giao dịch thuật toán và tư vấn đầu tư dựa trên thuật toán có thể hưởng lợi từ khung thử nghiệm này. Ủy ban Đầu tư (BOI) đưa ra các ưu đãi phi thuế với những doanh nghiệp nằm trong nhóm ngành mục tiêu được lựa chọn để thúc đẩy phát triển. Luận văn: Tổng quan về Fintech trên thị trường chứng khoán

Tại nhiều quốc gia, phát triển Fintech là một trong những cam kết được thực hiện của các nhà quản lý chính sách; việc thúc đẩy mở rộng hoạt động, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh cùng với những thay đổi mạnh mẽ các quy định và hoàn thiện chính sách cho Fintech phát triển là một trong những mục tiêu hàng đầu tại nhiều quốc gia (Bảng 1.2)”.

Bảng 1.2: Chính sách phát triển Fintech tại các quốc gia Quốc gia Một số chính sách phát triển Fintech

Nhật Bản Xây dựng các quy định mới API, đầu tư ngân hàng trong các dự án Fintech, gọi vốn và tiền kỹ thuật số, cũng như các yêu cầu tài chính để SingaporeVào tháng 5/2016 Văn phòng Quỹ Nghiên cứu Quốc gia về Fintech được ra mắt để phục vụ toàn diện cho tất cả các vấn đề liên quan đến Fintech, thúc đẩy Singapore trở thành trung tâm Fintech và Ủy ban tiền tệ Singapore đã cam kết 225 triệu đô la Singapore trong khoảng thời gian 5 năm để hỗ trợ đổi mới. Gia tăng hoạt động khởi nghiệp Fintech, tăng cường nghiên cứu và nâng cao học tập, phát triển các nhà đầu tư và kết nối với các thị trường khu vực. Ở cấp độ toàn cầu, tham gia hoạt động thỏa thuận và hợp tác với các nhà quản lý ở các quốc gia Úc, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Pháp.

Thái Lan Vào tháng 02/2017, quy định cho phép các công ty tham gia thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ tài chính trong thời gian tối đa một năm mà không phải tuân thủ các yêu cầu cấp phép áp dụng cho tư vấn đầu tư, quản lý quỹ tư nhân và môi giới chứng khoán, kinh doanh và tư vấn. Để đủ điều kiện, người nộp đơn phải chứng minh có kế hoạch cung cấp “dịch vụ tài chính sáng tạo”, có đủ vốn, hệ điều hành và nhân sự để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có liên quan, cũng như chiến lược rút lui rõ ràng khi hết hạn hoạt động. Nếu các sản phẩm, dịch vụ thử nghiệm được chứng minh là thành công, sẽ được xem xét cho phép các công ty này có giấy phép để thực hiện việc kinh doanh có liên quan.

Malaysia  Vào tháng 12/2015, ban hành hướng dẫn về nhận dạng thị trường, quản lý các quỹ gọi vốn. Đến tháng 10/2016 ban hành Khung về Quy tắc Fintech, thử nghiệm các giải pháp Fintech trong một thời gian nhất định. Mặt khác, tạo ra môi trường thân thiện với Fintech, Liên minh cộng đồng Fintech lập vào tháng 9/2015 đóng vai trò là trung tâm nâng cao nhận thức, nuôi dưỡng cho sự phát triển của Fintech. Nhóm thúc đẩy Công nghệ Tài chính được thành lập vào tháng 6/2016, chịu trách nhiệm xây dựng và tăng cường các chính sách quản lý để tạo thuận lợi cho việc áp dụng các đổi mới công nghệ tài chính. Hiệp hội Fintech Malaysia được thành lập vào tháng 11/2016 là tiếng nói của cộng đồng Fintech của Malaysia và liên kết với các ngành, các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Baker McKenzie (2017), International Comparative Fintech Overview và Clipford Chance (2017), The Fintech Market in Asia Pasific-An overview

“Bên cạnh các chính sách, các hoạt động hỗ trợ tại một số quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho Fintech như các chính sách thuế hỗ trợ Fintech và các công ty khởi nghiệp tại Trung Quốc bao gồm các chính sách “Doanh nghiệp công nghệ cao mới” được tính thuế ở mức 15% so với mức bình thường là 25% (EY, 2017). Tại Malaysia, miễn thuế cho các công ty công nghệ khởi nghiệp, tiếp cận các nguồn tài trợ, được huấn luyện và cố vấn, tạo điều kiện cho chi phí hoạt động thấp, xây dựng môi trường thân thiện và ổn định, tạo quyền tự do cho các công ty nước ngoài đầu tư (Banktechasia, 2017). Tại Thái Lan, vào tháng 2/2017, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 5 năm cho các doanh nghiệp mới thành lập khi đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định (Financial Institution HUB, 2017),..

Fintech đã mở rộng cho mọi sự đổi mới công nghệ trong lĩnh vực tài chính, bao gồm đổi mới về giáo dục và đào tạo tài chính tại các quốc gia. Trường đại học Oxford, cơ sở giáo dục của Anh quốc đã tích cực nghiên cứu và giảng dạy Fintech cho người học kể cả các công ty Fintech, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực Fintech tham gia (Business Insider, 2017). Đại học New York tại Hoa Kỳ đào tạo cao học với nội dung gồm các loại tiền tệ, Blockchains và các dịch vụ tài chính; hệ thống thông tin tài chính; tư vấn trực tuyến và hệ thống hóa hoạt động thương mại; quản lý rủi ro Fintech, tài chính cá nhân,… (New York University, 2017). Đại học Quản lý Singapore, ngoài đào tạo Chứng chỉ Fintech và Sáng tạo về tài chính, chương trình đào tạo Thạc sĩ Công nghệ thông tin trong kinh doanh cung cấp nguồn nhân lực làm công việc chuyên môn, lãnh đạo, quản lý và chuyên gia với các kỹ năng phân tích và kỹ thuật tài chính cần thiết để tham gia vào hoạt động Fintech (Singapore Management University, 2017). Đại học Trung Hoa Hồng Kông (The Chinese University of Hong Kong – CUHK) hình thành chương trình đào tạo mới của đại học bốn năm về Fintech từ năm học 2017-2018. Chương trình sẽ hợp tác chặt chẽ với Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông và Viện Nghiên cứu Công nghệ Ứng dụng Hồng Kông để tổ chức thực tập và trao đổi ở nước ngoài cho sinh viên, khuyến khích họ áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Chương trình này được công nhận của Viện Kỹ sư Hồng Kông, các tổ chức chuyên môn và các tổ chức tài chính liên quan khác. Người học có kỹ năng định lượng và kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, tham gia vào hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, quản lý tài sản, tài chính Internet, các cơ quan quản lý nhà nước, khởi nghiệp Fintech,…(Department of Systems Engineering and Engineering Management – CUHK, 2017)”. Luận văn: Tổng quan về Fintech trên thị trường chứng khoán

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Luận văn: Thực trạng thị trường Fintech áp dụng tại Việt Nam

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x