Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng VCB hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển
Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại thương Việt Nam Luận văn: Tổng quan về dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng VCB
Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Viet Nam
Tên giao dịch: Vietcombank
Tên viết tắt: VCB
Địa chỉ hội sở chính: 198 Trần Quang Khải, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập ngày 20/01/1955 theo Nghị định 443/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Năm 1961, Sở Quản lý Ngoại hối được đổi tên thành Cục ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo nghị định 171/CP ngày 26/10/1961 của Hội đồng Chính Phủ. Cơ quan này vừa là một cục, vụ thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng tham mưu, nghiên cứu chính sách quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngoại hối, đồng thời tiến hành các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của một ngân hàng thương mại đối ngoại.
Ngày 01/04/1963, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính – Ngân Hàng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Luận văn: Tổng quan về dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng VCB
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây
Trong năm 2012, vượt qua những khó khăn của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước, Vietcombank đã nỗ lực giữ vững vị trí là ngân hàng chủ đạo trong hệ thống, nghiêm túc thực hiện các chủ trương của Ngân Hàng Nhà Nước trong việc ổn định nền tài chính quốc gia, đảm bảo hài hoà lợi ích của cổ đông, nhà nước và ngân hàng. Lợi nhuận trước thuế là 5.764 tỷ đồng, gần bằng 88% kế hoạch được giao. Tổng tài sản đạt 414.475 tỷ đồng, tăng 13% so với cuối năm 2011, đạt gần 96% kế hoạch. Vốn chủ sở hữu đạt 41.553 tỷ đồng, tăng 45,1% so với năm 2011. Dư nợ tín dụng đạt 241.163 tỷ đồng, tăng 45,1% so với năm 2011. Dư nợ tín dụng đạt 241.163 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2011. Huy động vốn từ nền kinh tế đạt 303.942 tỷ đồng, tăng 25,8% so với cuối năm 2011, bằng 106,6%. Tỷ lệ nợ xấu là 2,4%, thấp hơn mức mục tiêu kế hoạch (2,8%) và tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 38,8 tỷ USD, chiếm gần 17% thị phần của cả nước.
Năm 2013, trong bối cảnh nền kinh tế và ngành ngân hàng còn nhiều khó khăn, Vietcombank đã hoàn thành vai trò là một trong những nhân hàng nòng cốt đi đầu trong hệ thống, nghiêm túc thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của ngành và ổn định kinh tế vĩ mô. Kết thúc năm 2013, Vietcombank đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh theo nghị quyết Hội đồng quản trị đề ra.
Tổng tài sản hợp nhất tính đến 31/12/2013 đạt 468.994 tỷ đồng, tăng 13,15% so với 31/12/2012, giữ vững thị phần và vượt kế hoạch đề ra từ đầu năm. Vốn chủ sở hữu năm 2013 đạt 42.386 tỷ đồng, tăng 2% so với năm trước. Huy động vốn từ nền kinh tế đạt 334.159 tỷ đồng, tăng 9,97% so với 31/12/2012 trong đó cơ cấu nguồn vốn huy động được thay đổi theo hướng tích cực: Tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn có xu hướng gia tăng do Vietcombank đã chủ động tiếp cận các nguồn tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán để tăng hiệu quả hoạt động.
Tính đến 31/12/2013, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 278.357 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2012, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung toàn ngành và cao hơn mức kế hoạch 9% đã đề ra từ đầu năm. Vietcombank cũng đã thực hiện nhiều giải pháp quản lý, xử lý và thu hồi nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 2,73% trên tổng dư nợ, thấp hơn mục tiêu do Đại hội đồng Cổ đông đề ra.
Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống mà Vietcombank luôn duy trì và khẳng định vị thế hàng đầu của mình. Vietcombank luôn là đối tác hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động thương mại quốc tế. Tính đến năm 2012, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank đạt 38,8 tỉ USD và chiếm 17% thị phần cả nước. Mặc dù gặp nhiều khó khăn từ bối cảnh kinh tế và sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ song kết quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ năm 2013 của Vietcombank đạt được là rất khả quan. Doanh số thanh toán XNK năm 2013 đạt 41,6 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2012, tiếp tục duy trì vị trí là ngân hàng có doanh số thanh toán XNK lớn nhất cả nước với 15,8% thị phần. Luận văn: Tổng quan về dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng VCB
Đối với công tác huy động vốn
Trong giai đoạn này, mặc dù thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất do áp lực lạm phát và việc cạnh tranh huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong nước nhưng Vietcombank vẫn nỗ lực đề ra các giải pháp linh hoạt và chủ động trong việc điều chỉnh lãi suất nên công tác huy động vốn vẫn hoàn thành tốt, tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân giai đoạn 2011-2013 đạt 17,8%.
Đối với hoạt động tín dụng
Kinh tế khó khăn dẫn tới hoạt động tín dụng cũng gặp phải những thách thức do tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp xấu đi, chính sách “siết chặt” tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, thị trường chứng khoán ảm đạm và thị trường bất động sản đóng băng… Trong tình hình đó, dư nợ tín dụng của Vietcombank vẫn duy trì sự tăng trưởng và hoàn thành các kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2011-2013 đạt 15,2%.
Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, Vietcombank luôn nỗ lực bám sát sự thay đổi thị trường, áp dụng linh hoạt nhiều biện pháp để giảm thiểu rủi ro tối đa và đóng góp tích cực vào nguồn thu chung của Ngân hàng. Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đóng góp gần 10% vào tổng thu hàng năm của Vietcombank.
Đối với hoạt động kinh doanh thẻ
Sau khi cổ phần hoá, Vietcombank luôn chú trọng việc đầu tư phát triển hoạt động thẻ và tiếp tục khẳng định được vị thế hàng đầu trên thị trường thẻ. Vietcombank vẫn tiếp tục đạt được vị thế là đại lý độc quyền thanh toán thẻ AMEX tại Việt Nam, liên tục củng cố thị phần cả trong phát hành cũng như doanh số thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ nội địa và quốc tế; không ngừng gia tăng các tiện ích cho chủ thẻ và phát triển các sản phẩm mới.
Trong năm 2013, mảng hoạt động kinh doanh thẻ tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu của Vietcombank trên thị trường. Tất cả các chỉ tiêu kinh doanh thẻ đều hoàn thành vượt mức kế hoạch tăng trưởng từ 14% đến 74% so với năm ngoái. Trong năm 2013, Vietcombank đã phát hành được 1.242.750 thẻ các loại. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế tăng 26,1% so với cuối năm 2012, đạt 110% kế hoạch năm và dẫn đầu thị trường với 44% thị phần tại thị trường thẻ. Doanh số thanh toán thẻ nội địa tăng 73,5% so với cùng kỳ, đạt 116% kế hoạch năm 2013. Số lượng đơn vị chấp nhận thẻ tăng 39,9% so với đầu năm
Đối với hoạt động bán lẻ
Cổ phần hoá đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để Vietcombank đẩy mạnh hoạt động bán lẻ và đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động bán lẻ tại Việt Nam. Tính đến thời điểm cuối năm 2012, số lượng khách hàng cá nhân của Vietcombank đã xấp xỉ 7 triệu khách hàng. Tính đến hết năm 2013, cơ sở khách hàng thể nhân của Vietcombank không ngừng gia tăng với số lượng trên 7,6 triệu khách hàng. Huy động vốn cá nhân tính đến cuối năm 2012 đạt kết quả rất khả quan với gần 162.080 tỉ đồng, tăng 33,3% so với năm trước. Huy động vốn từ doanh nghiệp trước đây chiếm trên 70%, nay chỉ chiếm 46% huy động vốn từ nền kinh tế. Huy động vốn cá nhân đạt 173.142 tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm 2012, chiếm 51,2% tổng huy động từ nền kinh tế. Tín dụng thể nhân đạt 37.259 tỷ đồng, tăng 13,6% so với năm 2012. Các dịch vụ ngân hàng điện tử đều tăng trưởng tốt và hoàn thành kế hoạch đề ra. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối tiếp tục là thế mạnh của Vietcombank với doanh số chuyển tiền trong năm 2011 đạt 1,43 tỉ USD, chiếm 15% thị phần trong cả nước. Đến năm 2012, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, doanh số chuyển tiền ngoại hối vẫn đạt ở mức 1,23 tỉ USD. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối tiếp tục là thế mạnh của Vietcombank với doanh số đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2012. Luận văn: Tổng quan về dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng VCB
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại VCB