Luận văn: Tổng quan về cổ đông của Cty niêm yết chứng khoán

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về cổ đông của Cty niêm yết chứng khoán hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

So với số lượng 35.459 [55] công ty cổ phần hiện nay đang hoạt động Việt Nam, số lượng 437 [57] công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội thì như “muối bỏ bể”. Số lượng các công ty phát hành chứng khoán ra công chúng cũng không lớn. Với số lượng thuộc quyền quản lý còn ít như vậy, nhiệm vụ của Ủy ban Chứng khoán là bảo vệ quyền lợi của các cổ đông chưa đem lại lợi ích gì cho đông đảo các nhà đầu tư khi góp vốn vào công ty cổ phần. Các cổ đông đành dựa vào các quy định của Luật Doanh nghiệp và các thiết chế công quyền khác như tòa án, cơ quan đăng ký kinh doanh và thiết chế hỗ trợ như kiểm toán, luật sư, hiệp hội để bảo vệ mình. Dưới đây là các phân tích và bình luận bước đầu về mức độ bảo vệ cổ đông trong Luật Doanh nghiệp cũng như khả năng bảo vệ cổ đông trong điều kiện thực tế của Việt Nam.

2.1. BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP (2005)

2.1.1. Các quyền của cổ đông Luận văn: Tổng quan về cổ đông của Cty niêm yết chứng khoán

Nếu Luật công ty một số nước quy định quyền cổ đông theo kiểu phân tán ở những điều khoản khác nhau thì Luật Doanh nghiệp Việt Nam dành hẳn một điều khoản quy định các quyền của cổ đông phổ thông, cụ thể:

Cổ đông phổ thông có quyền: (i) Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết; (ii) Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông; (iii) Được ưu tiêu mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty; (iv) Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật này; (v) Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; (vi) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; (Xem Điều 79, Luật Doanh nghiệp năm 2005).

Ngoài ra, một số các điều khoản khác Chương IV “Công ty cổ phần” của Luật Doanh nghiệp, quy định về quyền của cổ đông trong, như:

  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác; Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ. (Điều 77, khoản 1.d khoản 3, Điều 81 và khoản 5, Điều 84 Luật Doanh nghiệp);
  • Cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông trong một số trường hợp Luật định (Điều 90);
  • Cổ đông có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp: Trình tự và thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật và Điều lệ công ty; Trình tự, thủ tục ra quyết định vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty (Điều 107); Luận văn: Tổng quan về cổ đông của Cty niêm yết chứng khoán
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau: Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu có); Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát; Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết; Quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao (Điều 79).

Cổ đông ưu đãi không được hưởng đầy đủ các quyền trên. Trừ cổ đông ưu đãi biểu quyết, các loại cổ đông ưu đãi khác (theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại) đều không có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, không có quyền biểu quyết và cũng không có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát (Điều 82, Điều 83).

Các quyền cụ thể của cổ đông sẽ được phân tích ở phần này, trong tương quan so sánh với luật một số quốc gia và Bộ nguyên tắc về quản trị công ty của OECD.

Quyền chuyển nhượng cổ phần

Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần được xem xét ở hai khía cạnh: thứ nhất, có thể chuyển nhượng cho bất kỳ ai vào bất cứ lúc nào; thứ hai, không cần thủ tục phê chuẩn của công ty.

Luật Doanh nghiệp về cơ bản đã thừa nhận quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông tại Điều 77 trừ các trường hợp ngoại lệ là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập.

Về khía cạnh thứ nhất của quyền tự do chuyển nhượng cổ phần, ta xem xét hai ngoại lệ kể trên. Luật Doanh nghiệp cấm người sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển nhượng cho người khác. Đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập, thực chất luật hạn chế việc chuyển nhượng trong thời gian ba năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bởi vì sau thời hạn đó loại cổ phần này sẽ tự động chuyển thành cổ phần phổ thông (Điều 78, khoản 3, Điều 81).

Luật buộc các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán. Việc chuyển nhượng số cổ phần này bị hạn chế về mặt chủ thể và thủ tục: Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải cổ đông (tức người ngoài công ty) nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông (Điều 84). Thời hạn của hạn chế này là 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ.

Về tiêu chí thứ hai, Luật Doanh nghiệp, Điều 87, khoản 3 quy định “Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những tin về người mua tại khoản 2, Điều 86 của Luật này được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty”. Ta hiểu công ty chỉ có vai trò chứng nhận việc chuyển nhượng cổ phần và ghi vào Sổ đăng ký cổ đông, chứ không phải là phê chuẩn giao dịch chuyển nhượng. Rõ ràng, theo quy định này của Luật, hiệu lực pháp lý của việc chuyển nhượng phụ thuộc vào việc đăng ký các thông tin vào Sổ đăng ký cổ đông, chứ dường như chưa phát sinh từ thời điểm các bên hoàn thành việc chuyển giao quyền sở hữu cổ phần một cách hợp pháp. Về nguyên tắc, các thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông đóng vai trò như căn cứ chứng minh quyền sở hữu cổ phần chứ không phải là điều kiện cho việc chuyển nhượng. Điều luật này có lẽ đã vô tình “tiếp tay” cho các vụ việc vi phạm quyền cổ đông trên thực tế như: công ty cố tình trì hoãn việc đăng ký người nhận chuyển nhượng, hay hiện tượng chuyển nhượng “chui” vì công ty từ chối đăng ký. Điểm yếu của Luật chính là ghi nhận quyền chuyển nhượng của cổ đông nhưng chưa đặt ra nghĩa vụ của công ty phải đăng ký cổ đông mới một cách kịp thời. Khiếm khuyết này tạo ra rủi ro cho các bên trong giao dịch chuyển nhượng cổ phần, đặc biệt là bên nhận chuyển nhượng bởi quyền sở hữu cổ phần của người này không được công ty bảo đảm. Hậu quả sâu xa hơn là các nhà đầu tư khó có thể biết chính xác ai là người nắm cổ phần, điều này làm tăng chi phí nhận diện giao dịch mua bán cổ phần.

Mặt khác, do cách định nghĩa đơn giản của Luật Doanh nghiệp về cổ đông sáng lập “là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần” (Khoản 11, Điều 4), những người lao động mua cổ phần trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, vốn dĩ chỉ biết cần cù làm lụng bỗng chốc trở thành cổ đông sáng lập. Quyền lợi đâu chẳng thấy, nhưng hạn chế chuyển nhượng cổ phần thì lập tức được công ty, thậm chí tòa án áp dụng khi xảy ra tranh chấp.

Quyền tiếp cận thông tin

Quyền được nắm bắt những thông tin về công ty một cách đầy đủ (nhưng không có nghĩa là mọi thông tin) là cơ sở để cổ đông thực hiện các quyền cơ bản khác như quyền biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, quyền bầu và miễn nhiệm Hội đồng quản trị và cả quyền chuyển nhượng cổ phần. Luật Doanh nghiệp quy định cổ đông được nhận thông tin từ những loại tài liệu: Sổ đăng ký cổ đông;Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, không phải toàn bộ danh sách mà chỉ là phần liên quan đến cổ đông đó;Quyết định của Đại hội đồng cổ đông; Tóm tắt báo cáo tài chính hằng năm, không rõ gồm những thông tin gì (Điều 86, Điều 104, Điều 129).

So với các quốc gia trong khu vực, cổ đông Việt Nam chỉ được tiếp cận thông tin ở mức rất “khiêm tốn”. Không được xem sổ sách của công ty; có chăng là một bản báo cáo tài chính thường niên với nội dung không rõ ràng, khác nào “bịt mắt” cổ đông trước thực trạng tài chính của công ty. Khó có thể hình dung nổi cổ đông thực hiện quyền quyết định các vấn đề tài chính tại Đại hội cổ đông như thế nào, có lẽ không thể tránh khỏi tình trạng của cổ đông nhỏ “bảo sao nghe vậy”.

Một loại tài liệu quá đỗi thông thường là các quyết định của Đại hội đồng cổ đông cũng chỉ được thông báo cho cổ đông có quyền dự họp. Quả là phi lý khi luật không cho phép cổ đông ưu đãi cổ tức và ưu đãi hoàn lại cái quyền được biết Đại hội đồng cổ đông bàn và quyết định cái gì…Khi đến nội dung của quyết định cũng không được biết thì quyền khởi kiện yêu cầu hủy bỏ trong trường hợp vi phạm pháp luật cũng trở nên vô nghĩa. Luận văn: Tổng quan về cổ đông của Cty niêm yết chứng khoán

Thông tin là sức mạnh, tình trạng thông tin bất cân xứng của cổ đông Việt Nam so với các nhà quản lý khiến mọi quyền khác của cổ đông trở nên yếu ớt trước khả năng lạm quyền nghiêm trọng của Hội đồng quản trị và các chức danh quản lý khác. Nhận định này sẽ được minh chứng phần nào trong các phần sau.

Quyền dự họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần, bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2009, Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định những vấn đề trong các lĩnh vực nhất định.

Thứ nhất, Trong lĩnh vực tài chính, cổ đông có quyền biểu quyết các vấn đề như: Loại cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán của từng loại; Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại và các loại cổ phần ưu đãi khác; Chuyển cổ phần ưu đãi thành cổ phần phổ thông; Mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; Chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tài Điều lệ công ty (xem các Điều 78, Điều 91, Điều 96, Điều 104, Điều 120)

Thứ hai, Trong lĩnh vực điều hành, cổ đông có quyền biểu quyết các vấn đề như: Bầu, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, xử lý các vi phạm của những người gây thiệt hại cho công ty và cổ đông; Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; Thông qua định hướng phát triển công ty.

Cuối cùng, trong các lĩnh vực khác, cổ đông có quyền biểu quyết các vấn đề như: Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.

Đại hội đồng cổ đông thực hiện quyền hạn của mình thông qua các cuộc họp thường niên và bất thường hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (không triệu tập cuộc họp). Đây chính là thiết chế, nơi cổ đông thực hiện quyền lực của mình. Vì vậy, quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đông cổ đông là quyền vô cùng quan trọng của cổ đông.

Quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông

Theo Điều 96, Luật Doanh nghiệp thì chỉ cổ đông có quyền biểu quyết mới có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, bao gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết (nếu điều lệ công ty không quy định thêm các loại cổ phần ưu đãi có quyền biểu quyết khác). Cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại không có quyền tham dự cuộc họp.

Luật Doanh nghiệp cũng đã quy định tương đối rõ ràng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục triệu tập cuộc Đại hội đồng cổ đông. Ở mặt này, Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp năm 2005 thể hiện một bước tiến đáng kể so với Luật Công ty 1990 trong việc bảo vệ cổ đông.

Về triệu tập và mời họp, Luật quy định, Hội đồng quản trị có quyền triệu tập họp theo quyết định của mình hoặc theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 10% cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng. Ban Kiểm soát có thể thay thế Hội đồng quản trị triệu tập khi Hội đồng quản trị vi phạm nghĩa vụ của người quản lý hoặc vượt quá thẩm quyền được giao. Ban Kiểm soát không làm thì nhóm cổ đông nói trên có quyền triệu tập.

Người triệu tập phải thực hiện một loạt các công việc như: (i) lập danh sách cổ đồng có quyền dự họp, cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách đó; (ii) chuẩn bị tài liệu, xác định địa điểm và thời gian họp; (iii) lập chương trình và nội dung cuộc họp; (iv) gửi giấy mời họp (kèm theo tài liệu) đến từng cổ đông có quyền dự họp.

Danh sách cổ đông có quyền dự họp được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông, có những nội dung chủ yếu như: tên, địa chỉ cổ đông, số lượng cổ phần mỗi loại của từng cổ đông. Luật trao cho cổ đông quyền được cung cấp thông tin trong danh sách cổ đông, nhưng chỉ giới hạn trong phần liên quan đến cổ đông đó, và quyền yêu cầu sửa đổi thông tin sai lệch hoặc bổ sung những thông tin về mình trong danh sách cổ đông, quyền yêu cầu sửa đổi thông tin sai lệch hoặc bổ sung những thông tin về mình trong danh sách (Điều 98, khoản 3). Luật buộc các cổ đông nhỏ, riêng lẻ phải tập hợp lại thành một nhóm nắm 10% tổng số cổ phần phổ thông mới được quyền xem và nhận bản sao hoặc trích lục danh sách cổ đông có quyền dự họp. Thực tế là trong một công ty cổ phần có số cổ đông hàng nghìn người, một cổ đông sở hữu từ 5 – 7% đã là lớn chứ không phải 10%. Quy định này tỏ ra bất bình đẳng trong đối xử giữa các cổ đông được coi là thiểu số (nắm dưới 10% cổ phần) và các cổ đông lớn.

Cũng như cổ đông trong công ty cổ phần ở các nước, cổ đông Việt Nam cũng có quyền được thông báo về cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Luật Doanh nghiệp quy định nghĩa vụ của người triệu tập họp là “gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông có quyền dự họp chậm nhất bảy ngày làm việc trước ngày khai mạc”, cùng với chương trình họp và các tài liệu thảo luận (Điều 100). Luận văn: Tổng quan về cổ đông của Cty niêm yết chứng khoán

Thời hạn tối thiểu này có lẽ là chưa đủ để các cổ đông nghiên cứu tài liệu làm cơ sở cho một lá phiếu phù hợp tại Đại hội đồng cổ đông. Đối với nhóm cổ đông thiểu số có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp, thời hạn này càng trở nên ngặt nghèo, bởi các kiến nghị phải gửi đến công ty chậm nhất ba ngày làm việc trước ngày khai mạc cuộc họp (Điều 99, khoản 2). Ví dụ, đến đúng một tuần trước ngày khai mạc cuộc họp, công ty mới gửi giấy mời họp và tài liệu đến cổ đông, thì cổ đông thiểu số chỉ có xấp xỉ 4 ngày để nghiên cứu tài liệu để kiến nghị vấn đề quan tâm vào chương trình họp. Tuy quy định về thời hạn tối thiểu để gửi giấy triệu tập có vẻ chỉ mang tính kỹ thuật nhưng nó có khả năng làm giảm hiệu quả thực hiện quyền biểu quyết của cổ đông một cách đáng kể.

Về ủy quyền dự họp, Luật dự liệu khả năng cổ đông không thể đích thân đến dự họp Đại hội đồng cổ đông nên cho cổ đông ủy quyền cho người khác dự họp thay mình. Tuy nhiên, cơ chế này vẫn chưa giải quyết được vấn đề phát sinh trong những công ty cổ phần có số cổ đông lên đến hàng ngàn người về chuẩn bị cuộc họp (địa điểm hội họp, việc đi lại của cổ đông). Để đối phó, nhiều công ty sáng tạo ra giải pháp là quy định trong điều lệ rằng chỉ khi sở hữu một tỷ lệ cổ phần nhất định (chẳng hạn 1% lượng cổ phần – 1% có khi trị giá đến hàng trăm triệu đồng), cổ đông mới có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông. Như vậy, điều lệ công ty đã vi phạm một quyền cơ bản của cổ đông quyền dự họp. Phần nào nguyên nhân là do thiếu một cơ chế ủy quyền dự họp và biểu quyết hiệu quả.

Quyền biểu quyết

Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Luật Doanh nghiệp quy định tỷ lệ 65% số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp là đủ một quyết định thông thường (Ví dụ: bầu, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, mua lại cổ phần của cổ đông) được thông qua. Với các vấn đề đặc biệt quan trọng, tỷ lệ để thông qua là 75%. Với tỷ lệ số phiếu được thông qua 75% là bước tiến của Luật Doanh nghiệp năm 2005 (Luật Doanh nghiệp 1999 là 65%) đã bằng các nước trong khu vực (Thái Lan, tỷ lệ này là 75%, Ấn Độ 75%, Philippines 66,6%).

Điểm yếu của Luật Doanh nghiệp nằm ở chỗ khác. Luật quy định trường hợp cổ đông quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản, thì chỉ cần 51% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông chấp thuận. Như vậy, Luật đã “đánh đồng” hai loại quyết định thông thường và bất thường, hơn nữa lại không quy định trong trường hợp nào Hội đồng quản trị có quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Hệ quả là Hội đồng quản trị có một “kẽ hở” tương đối lớn để lạm dụng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản nhằm thông qua các vấn đề đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng lớn đến lợi ích của cổ đông trong bối cảnh thông tin được cung cấp “nhỏ giọt”. Nó có khả năng trở thành công cụ cho cổ đông đa số lấn lướt cổ đông thiểu số.

Quyền bầu, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông (Điều 108, khoản 1). Mặc dù Luật Doanh nghiệp không ghi nhận một cách rõ ràng quan hệ ủy quyền giữa cổ đông và Hội đồng quản trị, thực chất Hội đồng quản trị chính là người đại diện cho cổ đông để thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh. Quyền bầu ra

Hội đồng quản trị là một quyền quan trọng của cổ đông, quyền bầu luôn đi cùng với quyền bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị khi người này vi phạm nghĩa vụ của mình.

Luật Doanh nghiệp trao cho cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng có quyền để cử người vào Hội đồng quản trị (Điều 79, khoản 2). Tuy vậy, không rõ ngoài nhóm cổ đông này ra, còn chủ thể nào có quyền để cử người vào Hội đồng quản trị nữa không. Quy trình đề cử thành viên Hội đồng quản trị vốn được các Bộ quy tắc quản trị rất chú trọng cũng chưa được quy định trong luật. các nước, Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Ủy ban tuyển chọn của Hội đồng quản trị là chủ thể đưa ra đề nghị về danh sách bầu Hội đồng quản trị. Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty cổ phần không niêm yết quy định hai loại chủ thể có quyền đề cử là cổ đông sáng lập và nhóm cổ đông nắm giữ ít nhất 10% số cổ phần có quyền biểu quyết. Cổ đông thiểu số có quyền dồn phiếu để đề cử người vào Hội đồng quản trị, số người được đề cử tương ứng với tỷ lệ cổ phần: nắm 10% – dưới 30%: đề cử 1 người, 30% – dưới 50%: đề cử 2 người, 50 – dưới 70%: 3 người và trên 70%: 4 người [22].

Luật Doanh nghiệp dành cho các công ty cổ phần quyền tự quy định về nhiệm kỳ, tiêu chuẩn, số lượng cụ thể của thành viên Hội đồng quản trị.

Việc bầu cử thành viên Hội đồng quản trị được tiến hành tại cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông. Theo nguyên tắc thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông, một người sẽ trúng cử chức thành viên Hội đồng quản trị khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số cổ phần biểu quyết của cổ đông dự họp bỏ phiếu ủng hộ. Luật Doanh nghiệp mới chỉ thừa nhận hình thức bầu trực tiếp (straight voting) chứ chưa ghi nhận hình thức bầu gộp (cumulative voting), hình thức cho phép cổ đông ít phiếu có nhiều cơ hội để bầu được một người đại diện cho mình. Nguyên tắc bầu từng phần thành viên Hội đồng quản trị cũng chưa được đề cập.

Luật Doanh nghiệp quy định duy nhất hai trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị là: (i) thành viên Hội đồng quản trị bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (ii) từ chức, và dành cho điều lệ công ty quy định những trường hợp khác (Điều 115, khoản 1). Thực tế ít có điều lệ nào thực hiện quyền tự lập quy này cả, hệ quả là thành viên Hội đồng quản trị chỉ bị thay thế khi hết nhiệm kỳ, mặc cho hoạt động hay dở thế nào. Không có một sức ép cần thiết lên hoạt động của Hội đồng quản trị, cổ đông lại thiếu một công cụ để bảo vệ quyền lợi của mình. Hậu quả sẽ càng nghiêm trọng hơn trong công ty cổ phần có thành viên Hội đồng quản trị không đồng thời là cổ đông bởi họ càng có xu hướng thu lợi nhiều hơn là vì lợi ích của cổ đông. Có thể không cần thoáng như luật Mỹ (Luật Mẫu công ty của Mỹ cho phép cổ đông có quyền bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị hoặc cả Hội đồng quản trị không cần lý do trừ trường hợp điều lệ công ty quy định khác), song Luật Doanh nghiệp cũng nên quy định khả năng Đại hội đồng cổ đông bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp họ vi phạm nghĩa vụ của người quản lý đã được quy định tại Điều 119.

Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần

Điều 90 Luật Doanh nghiệp năm 2005, được cho là một trong những điều khoản tiêu biểu nhằm bảo vệ cổ đông thiểu số. Theo điều này, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình theo giá thị trường hoặc giá theo nguyên tắc định giá do cổ đông thỏa thuận với công ty. Quyền này phát sinh khi cổ đông phản đối quyết định về (i) việc tổ chức lại công ty, hoặc việc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại điều lệ công ty và thời hạn yêu cầu là mười ngày làm việc, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề nêu trên. Luận văn: Tổng quan về cổ đông của Cty niêm yết chứng khoán

Có quan điểm cho rằng, quy định trên tạo ra nguy cơ là công ty phải dùng mọi khoản tiền hiện có để mua lại cổ phần, có thể dẫn đến phá sản nếu cổ đông đồng loạt phản đối công ty theo kiểu này [3]. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam còn sơ khai nên việc bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán chưa phổ biến, và việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty chưa niêm yết còn chưa được bảo đảm về mặt thủ tục (như đã phân tích ở phần trên); việc yêu cầu công ty mua lại cổ phần là một giải pháp an toàn cho các cổ đông khi muốn rút khỏi công ty. Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp đã có nút chặn khả năng mất ổn định về tài chính do việc mua lại. Đó là quy định về điều kiện mua lại (Điều 91, Điều 92).

  • Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức;
  • Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong mỗi mười hai tháng. Trong trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;
  • Công ty chỉ được thanh toán cổ phần đã mua lại cho cổ đông nếu ngay sau thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác.

Tuy vậy, “nút chặn” này có lẽ không đủ để ngăn chặn khả năng thành viên Hội đồng quản trị là cổ đông lớn rút vốn khỏi công ty một cách hợp pháp bằng cách quyết định mua lại cổ phần theo từng đợt, mỗi đợt không quá 10% số cổ phần đã phát hành [30].

Quyền khởi kiện

Cổ đông trong công ty cổ phần Việt Nam chỉ có quyền khởi kiện Tòa án hoặc Trọng tài yêu cầu hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp: (i) trình tự và thủ tục triệu tập cuộc họp không theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty (ii) trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung quyết định vi phạm quy định pháp luật hoặc Điều lệ công ty (Điều 107).

Theo Điều 41, khoản 1, điểm g của Luật Doanh nghiệp, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền khởi kiện giám đốc khi vị này vi phạm nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại cho thành viên đó. Quả là phi lý khi cổ đông trong công ty cổ phần không có quyền tương tự như vậy và quyền khởi kiện Hội đồng quản trị. Ngoài ra, quyền kiện phái sinh của cổ đông cũng chưa được ghi nhận trong Luật.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Luật Học

2.1.2. Công khai hóa các giao dịch tư lợi và các lợi ích liên quan

Sau sự sụp đổ của hàng loạt các công ty Enron, Worldcom, Lehman Brothers, Barclays, Bank of America… ít nhiều có liên quan đến giao dịch tư lợi, người ta càng thấy rõ vai trò của việc giám sát các giao dịch đó.

Luật Doanh nghiệp liệt kê các giao dịch bị coi là tư lợi. Đó là giao dịch giữa công ty với thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, thành viên Ban Kiểm soát, cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ. Luật yêu cầu các hợp đồng này phải có sự phê chuẩn của Đại hội đồng cổ đông (đối với hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty) (Điều 120). Cổ đông, cổ đông có người liên quan là bên ký kết hợp đồng, thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản có người có liên quan là bên ký kết hợp đồng không có quyền biểu quyết trong trường hợp này. Tuy nhiên, định nghĩa “người có liên quan” tại Điều 4, khoản 17 chưa bao quát hết các trường hợp làm cho những người chưa được quy định trong luật dễ dàng thực hiện, che giấu các giao dịch tư lợi gây thiệt hại cho cổ đông thiểu số.

Luật Doanh nghiệp năm 2005, không có quy định về công khai hóa các lợi ích liên quan như luật của các nước.

2.1.3. Công khai thông tin về công ty cổ phần Luận văn: Tổng quan về cổ đông của Cty niêm yết chứng khoán

Minh bạch hóa thông tin là một phương tiện hiệu quả để bảo vệ cổ đông. Thông tin đầy đủ và kịp thời về công ty là yếu tố rất quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư chính xác.

Ngay trong giai đoạn thành lập, công ty cổ phần đã được yêu cầu cung cấp thông tin cơ bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh, bao gồm: (i) điều lệ công ty, (ii) danh sách các cổ đông sáng lập. Trong quá trình hoạt động, công ty phải công bố các thông tin sau:

  • Báo cáo tài chính hàng năm, gửi đến cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
  • Báo cáo tóm tắt tài chính hằng năm, thông báo đến mọi cổ đông.

Mọi cá nhân, tổ chức có quyền được cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh, được xem hoặc sao chép báo cáo tài chính hằng năm của công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh và phải trả phí (Điều 27, Điều 129). Công ty không có nghĩa vụ công bố báo cáo tài chính cho công chúng.

Trong khi đó, công ty niêm yết phải công bố kết quả hoạt động và tài chính công ty bao gồm: (i) báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, (ii) báo cáo quý và báo cáo nửa năm gồm bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Ngoài ra công ty niêm yết còn phải công bố thông tin bất thường trong vòng 24 giờ kể từ khi phát sinh sự kiện (Chương IV, Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán).

Có sự chênh lệch lớn về nghĩa vụ công khai thông tin của công ty không niêm yết với công ty niêm yết. Nhiều nhà kinh doanh thừa nhận minh bạch là cần thiết, nhưng yêu cầu sự bình đẳng giữa công ty niêm yết và công ty chưa niêm yết trong trách nhiệm công khai thông tin [53].

2.1.4. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Giám đốc

Luật Doanh nghiệp quy định nghĩa vụ của Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong “nghĩa vụ người quản lý” (Điều 119) như sau:

  • Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
  • Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông của công ty;
  • Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông của công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
  • Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối; thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty.

Có thể thấy Luật không đưa ra được nghĩa vụ mang tính khái quát như “fiduciary duty”. Thực tế có thể có những hành vi của Hội đồng quản trị hoặc giám đốc xâm phạm lợi ích của công ty và cổ đông nhưng lại không bị coi là phạm nghĩa vụ của người quản lý.

2.1.5. Kiểm soát nội bộ Luận văn: Tổng quan về cổ đông của Cty niêm yết chứng khoán

Kiểm soát nội bộ là cách thức để cổ đông gián tiếp giám sát hoạt động quản lý được thực hiện bởi Ban Kiểm soát.

Ban kiểm soát là cơ quan bắt buộc phải có trong công ty cổ phần có trên 11 cổ đông, trực thuộc Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát thực hiện chức năng kiểm soát thường xuyên mọi hoạt động của công ty như: (i) Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; (ii) kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính; (iii) thẩm định báo cáo tài chính hằng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể khi thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu 10% cổ phần trong thời gian 6 tháng liên tục; (iii) báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của việc lập chứng từ và sổ kế toán, báo cáo tài chính. Để thực hiện nhiệm vụ, Ban Kiểm toán có quyền được Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người quản lý khác phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Ban kiểm soát.

Luật Doanh nghiệp về cơ bản đã quy định khá đầy đủ về quyền hạn của Ban kiểm soát. Tuy nhiên, với quy định hiện tại là chỉ cần một thành viên có chuyên môn về kế toán, không thể không băn khoăn về khả năng hoàn thành nhiệm vụ đánh giá “tính hợp pháp, hợp lý của sổ sách kế toán” hay kiểm tra các vấn đề cụ thể theo yêu cầu của cổ đông.

Liên quan đến điều kiện hoạt động, yêu cầu hoạt động của Ban kiểm soát “không được ảnh hưởng cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn điều hành” dễ trở thành cái cớ để cơ quan quản lý từ chối hoạt động của Ban kiểm soát. Hơn nữa, quy định Ban kiểm soát tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông có thể làm lung lay vị thế độc lập của Ban kiểm soát (19, tr. 160,161). Luận văn: Tổng quan về cổ đông của Cty niêm yết chứng khoán

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Thực trạng về bảo vệ cổ đông tại Cty cổ phần

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x